MAI NGỌC LIÊN
GIÁO TRÌNH
Giáo Dục Học
Ebook.moet.gov.vn, 2008
Chịu trách nhiệm xuất bản :
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NGÔ TRẦN ÁI
Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập NGUYỄN QUÝ THAO
Biên tập nội dung :
MAI NGỌC LIÊN
Thiết kế sách và biên tập mĩ thuật :
BÙI XUÂN DƯƠNG
Trình bày bìa :
HOÀNG PHƯƠNG LIÊN
Sửa bản in :
Phòng sửa bản in - NXBGD TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Chế bản tại :
Phòng sắp chữ điện tử – NXB Giáo dục tại TP. HỒ CHÍ MINH
Mục lục
Trang
Lời nói đầu 5
Tiểu Môđun 1 : Những vấn đề chung của giáo dục học tiểu học 7
Chủ đề 1. Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt 9
Chủ đề 2. Giáo dục học là một khoa học 21
Chủ đề 3. Giáo dục và sự phát triển nhân cách 38
Chủ đề 4. Mục đích giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân 48
Chủ đề 5. Giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học 67
Chủ đề 6. Người giáo viên tiểu học 84
Tiểu Môđun 2 : Lí luận dạy học ở tiểu học 100
Chủ đề 1. Quá trình dạy học ở tiểu học 102
Chủ đề 2. Nguyên tắc dạy học ở tiểu học 109
Chủ đề 3. Nội dung dạy học ở tiểu học 114
Chủ đề 4. Phương pháp dạy học ở tiểu học 123
Chủ đề 5. Hình thức tổ chức dạy học ở trường tiểu học 161
Tiểu Môđun 3 : Lí luận giáo dục tiểu học 197
Chủ đề 1. Quá trình giáo dục ở tiểu học 199
Chủ đề 2. Hệ thống nguyên tắc giáo dục tiểu học 216
Chủ đề 3. Nội dung giáo dục ở tiểu học 236
Chủ đề 4. Phương pháp giáo dục ở tiểu học 258
Chủ đề 5. Xây dựng tập thể học sinh tiểu học 275
Chủ đề 6. Phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường 291
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lí
CH : Câu hỏi
DT TH : Dạy thêm học thêm
ĐHSP : Đại học sư phạm
GD : Giáo dục
GDTC : Giáo dục thể chất
GDLĐ : Giáo dục lao động
HS : Học sinh
KT XH : Kinh tế xã hội
KH CN : Khoa học công nghệ
LĐ : Lao động
M : Mục đích
MT : Mục tiêu
ND : Nội dung
NT : Nguyên tắc
NTGD : Nguyên tắc giáo dục
PHHS : Phụ huynh học sinh
PP : Phương pháp
PT : Phương tiện
PPGD : Phương pháp giáo dục
QTGD : Quá trình giáo dục
QTDH : Quá trình dạy học
SV : Sinh viên
TNTP : Thiếu niên tiền phong
TTHS : Tập thể học sinh
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TTSP : Tập thể sư phạm
SGK : Sách giáo khoa
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
XHH : Xã hội hoá
LỜI NÓI ĐẦU
Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học, Dự án phát triển giáo viên tiểu học đã tổ chức biên soạn các môđun đào tạo theo chương trình Cao đẳng sư phạm và chương trình liên thông từ Trung học sư phạm lên Cao đẳng sư phạm; biên soạn các môđun bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu học theo chương trình, sách giáo khoa tiểu học mới.
Điểm mới của các tài liệu viết theo môđun là thiết kế các hoạt động, nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả học tập của người học; chú trọng sử dụng tích hợp nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau (tài liệu in, băng hình/ băng tiếng v.v.) giúp cho người học dễ học, dễ hiểu và gây được hứng thú học tập.
Môđun Giáo dục học tiểu học bao gồm 3 tiểu môđun :
Tiểu môđun 1. Những vấn đề chung của giáo dục học tiểu học. Tiểu môđun 2. Lí luận dạy học tiểu học.
Tiểu môđun 3. Lí luận giáo dục tiểu học.
Ba tiểu môđun được trình bày thống nhất với nhau ; giúp cho người học có thể tự học để thu nhận những thông tin và rèn luyện những kĩ năng cần thiết làm cơ sở cho việc nghiên cứu phương pháp dạy học các môn học và rèn luyện hệ thống các kĩ năng dạy học và giáo dục ở trường tiểu học của Việt Nam hiện nay
Lần đầu tiên, tài liệu được biên soạn theo chương trình và phương pháp mới, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban điều phối Dự án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, sinh viên các trường Sư phạm, giáo viên tiểu học trong cả nước.
Trân trọng cảm ơn.
Dự án Phát triển GVTH
Tiểu môđun 1 Những vấn đề chung của
giáo dục học tiểu học
I. Mục tiêu chung của tiểu môđun
1. Kiến thức
- Trình bày khái niệm giáo dục, tính chất và chức năng cơ bản của giáo dục.
- Mô tả đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học và các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.
- Nêu các mối quan hệ và sự khác biệt giữa các khái niệm cơ bản của Giáo dục học (giáo dục hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, dạy học, giáo dưỡng, tự giáo dục, tự học).
- Giải thích các khái niệm nhân cách, phát triển nhân cách và các yếu tố phát triển nhân cách. Phê phán các quan điểm phản khoa học về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách.
- Phân tích mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục.
- Tóm tắt những đặc thù của giáo dục bậc tiểu học, vấn đề phổ cập giáo dục tiểu học.
- Nêu tác dụng của các hoạt động giáo dục (dạy học, sinh hoạt đoàn thể, hoạt động xã hội, lao động) ở trường tiểu học.
- Giải thích nhiệm vụ, quyền hạn và các yêu cầu về nhân cách của người giáo viên tiểu học.
- Trình bày được chiến lược phát triển giáo dục tiểu học và mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế xã hội, khoa học công nghệ và giáo dục tiểu học.
2. Kĩ năng
- Nhận diện và giải thích các hiện tượng giáo dục trong xã hội.
- Lấy ví dụ minh hoạ cho mối quan hệ giữa giáo dục và sự phát triển xã hội.
- Sử dụng những kiến thức đã học giải thích cơ sở khoa học cho những quyết định phát triển giáo dục chung và phát triển giáo dục tiểu học Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3. Thái độ
- Nhận ra vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục trong điều kiện cụ thể.
- Có thái độ tích cực, độc lập, sáng tạo thực hiện các nhiệm vụ học tập cá nhân và nhóm.
- Có tinh thần hợp tác trong hoạt động học tập, nghiên cứu và vận dụng kiến thức giáo dục học vào cuộc sống và nghề nghiệp tương lai.
- Sinh viên tìm thấy hứng thú trong học tập, rèn luyện.
- Cố gắng khắc phục khó khăn và tìm cách thích nghi với những yêu cầu sư phạm trong học tập và rèn luyện.
II. Giới thiệu tiểu môđun
Tên chủ đề | Số tiết | Số trang | |
1 | Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt | 5 (4/ 1) | 9 |
2 | Giáo dục học là một khoa học | 5 (4/ 1) | 21 |
3 | Giáo dục và sự phát triển nhân cách | 5 (3/ 2) | 38 |
4 | Mục đích giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân | 5 (4/ 1) | 48 |
5 | Giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học | 5 (3/ 2) | 67 |
6 | NgĐời giáo viên tiểu học | 5 (3/ 2) | 84 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo dục học - Mai Ngọc Liên - 2
- Sự Ra Đời Của Giáo Dục Học Như Là Một Khoa Học Độc Lập
- Hệ Thống Các Phạm Trù Cơ Bản Của Giáo Dục Học
Xem toàn bộ 315 trang tài liệu này.
III. Tài liệu, thiết bị và điều kiện dạy học tiểu môđun 1
1. Tài liệu
1 Đặng Vũ Hoạt và Nguyễn Hữu Hợp, Giáo dục học tiểu học I, NXBGD, 1998. 2 Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Hữu Dũng, Giáo dục học, NXBGD, 1998.
3 Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học tập I, NXBGD, 1997.
4 Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê, Giáo dục học đại cương, NXBGD, 1999. 5 Phạm Viết Vượng, Giáo dục học, NXBĐHQGHN, 2001.
6 Hà Thị Đức, Giáo dục học đại cương, Đại học Huế, 2002.
7 Iu. C. Babanxki, Giáo dục học (Lê Khánh Trường dịch), ĐHSP TP. HCM, 1986.
2. Thiết bị
- Máy chiếu (overhead) hoặc computer + projector ; giấy khổ lớn, băng keo, bút lông.
- Tranh ảnh, phiếu tư liệu tham khảo, phiếu bài tập.
3. Điều kiện
- Sinh viên chủ động, tự giác và hợp tác để thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân và nhóm.
- Có sự phối hợp của các cơ sở thực tế để sinh viên được tiếp xúc sớm và thường xuyên với giáo dục tiểu học.
Chủ đề 1
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu “giáo dục” là một hiện tượng xã hội
đặc biệt (1 tiết).