Nét Đặc Thù Chung Của Các Ppdh Trong Nhóm Ppdh Trực Quan

Có ý kiến cho rằng GV đã tiến hành đàm thoại mang tính chất thông báo. ý kiến đó đúng hay sai.

Bài tập 2 : Nên gọi những học sinh nào trả lời các câu hỏi trong giờ dạy học sử dụng phương pháp đàm thoại ?

Hoạt động 3 : Tìm hiểu nhóm phương pháp dạy học trực quan (1,5 tiết)


Thông tin cho hoạt động 3

1. Định nghĩa

Nhóm phương pháp dạy học trực quan là nhóm các phương pháp huy động các giác quan của học sinh tham gia vào quá trình nhận thức, làm cho việc tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng và sự ghi nhớ trở nên bền vững và chính xác.

Bao gồm : Phương pháp minh hoạ.

Phương pháp biểu diễn thí nghiệm. Phương pháp quan sát.

2. Đặc điểm

Tên PP

Định nghĩa

Phương tiện

ý nghĩa - Tác dụng





– Phương pháp minh hoạ với các phương


Giáo viên sử

Phương

tiện trực quan tạo ra sự hứng thú học tập,

Minh

dụng các

tiện trực

bài học trở nên sinh động. HS được phát

hoạ

phương tiện

quan, chủ

triển óc quan sát, năng lực tìm kiếm, tư duy


trực quan, các

yếu là

được kích thích.


số liệu, tài liệu

phương

– Phương tiện minh hoạ còn có số liệu,


khoa học hay

tiện nghe

điển hình thực tiễn, sự kiện xã hội v.v.


thực tế để

và nhìn.

– Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp nội


minh hoạ làm


dung, mục đích từng bài sẽ làm tăng sức


rõ nội dung bài


hấp dẫn, tính thuyết phục đối với học sinh,


học.


giờ học sẽ trở nên sôi động, kiến thức thu




nhận được sẽ bền vững.




– Nếu lạm dụng, PP minh hoạ sẽ dẫn đến




hạn chế khả năng tư duy trừu tượng của




HS.



Giáo viên tiến


Phương


– Là một dạng của phương pháp minh hoạ.


hành các thí

tiện, thiết

– Hình thành ý thức tìm tòi, óc quan sát,

Biểu

nghiệm trên

bị và

lòng yêu thích khoa học.

diễn -

lớp để học sinh

nguyên vật

– Đòi hỏi phải có đủ phương tiện, phương

thí

theo dõi diễn

liệu.

tiện phải chính xác, đảm bảo tiêu chuẩn kĩ

nghiệm

biến của các


thuật. Phải có đủ nguyên vật liệu. Phải


hiện tượng


chuẩn bị chu đáo, làm thí nghiệm trước.


khoa học.


– Phải định hướng cho HS khi xem thí




nghiệm.





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 315 trang tài liệu này.

Giáo viên tổ

Các sự

– Thường được sử dụng trong các môn học


chức cho học

vật, hiện

Sinh vật, Lịch sử, Địa lí và các bộ môn

Quan

sinh độc lập

tượng liên

khoa học xã hội và nhân văn.

sát

quan sát các sự

quan đến

– Giúp học sinh đào sâu, mở rộng kiến


vật, hiện tượng

đề tài

thức, thu thập tài liệu.


của tự nhiên

nghiên

– Phải hướng dẫn HS để nâng cao kĩ năng


hay xã hội để

cứu.

quan sát, cách ghi chép, cách xử lí các tài


chứng minh


liệu quan sát được, biết cách rút ra kết luận


hay khẳng định


cần thiết theo yêu cầu nội dung học tập.


một luận điểm




khoa học nào




đó.




3. Vai trò của phương tiện trực quan trong dạy học

Trước đây trong hàng thế kỉ, để truyền đạt kiến thức, giáo viên hầu như chỉ có thể sử dụng lời nói sinh động của mình, sách giáo khoa và những đồ dùng trực quan khá nghèo nàn. Ngày nay những phương tiện kĩ thuật hiện đại đã mở ra khả năng truyền đạt thông báo một cách vô cùng sinh động, hấp dẫn, chính xác. Các phương tiện như máy ghi âm, rađiô, và vô tuyến truyền hình đem đến tận lớp học hình ảnh, lời nói, hoạt động khoa học của các nhà bác học và nhà văn nổi tiếng, những nghệ sĩ và hoạ sĩ, những công trình sư và các nhà sáng chế. Thay cho những bảng vẽ thông thường trong lớp chỉ tạo nên những hình ảnh tĩnh của vật thể về hiện tượng nghiên cứu, thì phim và vô tuyến truyền hình đã mở rộng đáng kể giới hạn tiếp thu cảm tính những tranh vẽ, hiện tượng. Ngồi trong lớp, HS có thể quan sát hạt nẩy mầm phát triển thành cây; quan sát quá trình hoa tạo thành quả; quan sát quá trình trứng phát triển thành cá; tìm hiểu đời sống của động vật trên núi cao và dưới biển sâu, trong rừng nhiệt đới và trên băng tuyết miền Bắc cực. Phim và vô tuyến truyền hình cho phép trình bày những hiện tượng khác nhau diễn ra trên vũ trụ và trong cơ thể vi mô, đưa HS lùi về dĩ vãng xa xôi và tiến đến tương lai dự đoán v.v.

Tất cả những cái đó cho phép trong một thời gian ngắn cung cấp cho HS một khối lượng lớn thông báo khoa học dưới dạng cô đọng và đầy hứng thú.

3.1. Vai trò của phim giáo khoa trong dạy học

Sử dụng phim giáo khoa trong dạy học có ý nghĩa to lớn. Phim giúp cụ thể hoá kiến thức, mở rộng những biểu tượng, đào sâu sự hiểu biết về những điều mà HS không thể quan sát trực tiếp trong đời sống. Phim giáo khoa đặc biệt có giá trị ở chỗ nó phản ánh được trạng thái động của sự vật, hiện tượng, giúp HS nhận thức được sự phát triển của một hiện tượng nào đó. Nó giới thiệu một cách cụ thể sự biến đổi muôn hình muôn vẻ của hiện tượng đó.

Việc tổ chức cho HS xem phim cần được chuẩn bị chu đáo và có kế hoạch cụ thể cho từng bước hoạt động tiếp thu của HS. Cụ thể là :

– GV cần lập trước đề cương sử dụng toàn bộ cuốn phim hay từng đoạn của cuốn phim.

– GV cần cân nhắc xem chiếu phim vào lúc nào trong bài học, chiếu hết bao nhiêu thời gian.

– Trước, trong và sau khi chiếu phim sẽ làm việc gì; trong cuốn phim cần lưu ý HS những điểm nào và như thế nào; GV cần định trước các câu hỏi, dự kiến trước câu trả lời, hình thức hỏi miệng hay ghi câu hỏi lên bảng v.v.

Những việc cần làm cụ thể trong việc tổ chức cho HS tiểu học xem phim là :

a) Trước khi xem phim, HS cần được xác định rõ mục đích của việc xem phim. Cụ thể là :

+ Biết rõ tên của bộ phim, nội dung của bộ phim.

+ Cần chú ý điều gì khi xem.

+ Cần nhận xét điều gì ở phim.

HS nhỏ tuổi thường hay bị lôi cuốn vào các chi tiết nhiều khi nhỏ nhặt, không chủ yếu, gây cản trở việc tập trung vào điều chính yếu.Việc xác định rõ mục đích trước khi xem phim này có tác dụng tổ chức quá trình tiếp thu cuốn phim của HS đạt hiệu quả gấp bội, nâng cao được tính tích cực tư duy của HS.

b) Trong quá trình chiếu phim, GV cần có hướng dẫn :

+ Đưa ra những nhận xét ngắn gọn, đúng lúc để bình luận về những chỗ mà HS tự mình không thể nhận ra được. Tất cả những điều gì trong phim cần giải thích tỉ mỉ thì phải giảng giải trước khi chiếu phim để khỏi cản trở sự tiếp thu liên tục của HS.

+ Khi cần thiết, có thể cho dừng phim ở một cảnh tiêu biểu đã được tính toán trước để GV chỉ dẫn thêm giúp HS quan sát được tường tận hơn.

c) Sau khi xem phim :

+ Cần tổ chức đàm thoại về cuốn phim.

+ Đôi khi nên kết hợp chiếu phim với tham quan : Các em sẽ có dịp so sánh những điều xem trong phim với những điều đã thấy trong cuộc tham quan. Cũng có thể chiếu phim để kết thúc việc nghiên cứu một đề tài.

3.2. ý nghĩa của việc quan sát trực quan vật thật

Để phát triển óc quan sát và tư duy của HS, thật cần thiết phải có trực quan vật thật. Việc làm này cung cấp cho HS những tri thức cụ thể, xác thực về các sự vật, trên cơ sở đó so sánh các vật, nhận thức chúng sâu sắc hơn.

Trực quan vật thật có nhiều ưu thế. Khi nhìn trực quan vật thật, hình ảnh của sự vật sẽ gây ấn tượng sâu sắc, trẻ em dễ dàng nhận ra sự vật ấy trong những lần tri giác mới. Mục đích chủ yếu của dạy học trực quan là rèn luyện óc quan sát, tính lôgic và kĩ năng diễn đạt chân thực bằng lời những điều mình quan sát được và những kết luận lôgic rút ra từ những quan sát đó.

Hoạt động quan sát trực quan vật thật của HS chỉ có thể đạt mục đích đặt ra khi có vai trò dẫn dắt của GV. Lời hướng dẫn, trao đổi đàm thoại của GV với HS trong quá trình quan sát vật thật sẽ giúp HS nhận ra khía cạnh cần chú ý trong những vật tưởng như quá quen thuộc mà các em thường thấy hằng ngày, giúp các em quan sát đúng hướng, đúng trọng tâm, đúng yêu cầu đặt ra của bài học.

3.3. ý nghĩa của việc quan sát trực quan tạo hình

Trực quan tạo hình là những mẫu vật, mô hình, tranh ảnh v.v. về đối tượng cần quan sát. Có thể kể thêm vào đây những biểu bảng tổng kết thống kê về đời sống sinh hoạt của đối tượng cần quan sát, về sự so sánh giữa đối tượng cần quan sát với những đối tượng gần cận.

Trực quan tạo hình có ưu điểm lớn là giúp HS có thể nghiên cứu kĩ lưỡng đối tượng cần quan sát trong trạng thái tĩnh mà bình thường đối tượng luôn hoạt động rất khó cho việc quan sát. Không thể bắt một con chim ngừng nhảy nhót để HS quan sát mà không làm ảnh hưởng tới sinh hoạt bình thường của nó. Chỉ có hình vẽ, phim ảnh v.v. mới làm được điều đó.

Trực quan tạo hình còn giúp HS quan sát dễ dàng hơn đối tượng nhờ đã phóng to một bộ phận, một chi tiết của đối tượng có kích thước nhỏ cần quan sát, cũng như nó đã thu nhỏ vừa tầm mắt của người quan sát những đối tượng có kích thước quá lớn mà bình thường không thể xem kĩ được. Làm sao có thể trực tiếp quan sát bằng mắt thường để nhận ra một cách rõ ràng cách sắp xếp chân của một con rết, một con ruồi, cũng như cấu trúc của hoàng thành cổ kính ? Trong những trường hợp đó, trực quan tạo hình phát huy được vai trò khó có thể thay thế của nó.

Trực quan tạo hình còn giúp HS quan sát được cấu tạo bên trong của những đối tượng cần quan sát cũng như giúp HS nhận rõ chu trình hoạt động của những đối tượng chuyển động. Trực quan vật thật chỉ có thể cho người quan sát nhận xét dấu hiệu bề ngoài của con người, con vật, hay cây cối. Chỉ có mô hình, tranh vẽ, phim ảnh mới giúp người quan sát nhận rõ được từng bộ phận của hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ thần kinh v.v. bên trong cũng như cơ chế hoạt động của các cơ quan này trong đời sống của con người, động vật, thực vật.

Nếu như trực quan vật thật chỉ cho người quan sát nhận biết về một thời điểm cụ thể của vật quan sát thì trực quan tạo hình giúp người ta có thể quan sát đối tượng trong những thời điểm điển hình khác nhau của đối tượng, cũng như tạo điều kiện cho người quan sát đối chiếu, so sánh các thời điểm đó với những vật thể cần quan sát.

3.4. Ba giai đoạn của hoạt động quan sát

Giai đoạn 1 : Chuẩn bị quan sát. Mục đích :

– Tạo cho HS biểu tượng về đối tượng nghiên cứu.

– Nâng cao tính tích cực của hoạt động trí tuệ, đảm bảo cho học tập kết quả.

Cách thực hiện :

– GV tạo điều kiện cho cả lớp có thể tiếp xúc trực tiếp với đối tượng quan sát.

– GV dùng lời nói hướng dẫn các em những chi tiết cần chú ý ở đối tượng quan sát.

– GV dùng lời nói gợi cho các em liên hệ với kinh nghiệm sẵn có.

Giai đoạn 2 : Tiến hành quan sát. Mục đích :

– Tìm ra những dấu hiệu đặc trưng, bản chất của đối tượng quan sát.

– Tìm ra mối liên hệ chủ yếu giữa dấu hiệu đặc trưng, bản chất của đối tượng quan sát với đời sống.

Cách thực hiện :

– GV tiến hành giải thích hay kể chuyện về đề tài rút ra từ đời sống.

– HS trực tiếp quan sát đối tượng.

Giai đoạn 3 : Trình bày kết quả quan sát. Mục đích :

– HS biết trình bày bằng lời hoặc vừa bằng lời vừa bằng chữ viết kết quả quan sát.

– HS trình bày được một cách rõ ràng, mạch lạc bằng từ ngữ chính xác.

Cách thực hiện :

– GV cho một vài HS trình bày miệng trước lớp.

– GV sau đó cho cả lớp trình bày viết trong tập vở.

3.5. Nét đặc thù chung của các PPDH trong nhóm PPDH trực quan

– Huy động tối đa các giác quan của HS tham gia vào quá trình nhận thức. Hoạt

động chủ yếu của các PPDH này là quan sát.

– HS được tự mình làm việc với đối tượng quan sát dưới sự hướng dẫn của GV để

phát hiện ra tri thức cần hiểu biết.

– Kiến thức thu nhận được bằng con đường tự quan sát sẽ chính xác, bền vững.

3.6. Nét riêng của từng PP

– Không nằm ở phía HS, dùng PP nào thì HS cũng vẫn hoạt động quan sát để tìm ra hiểu biết về đối tượng. Nét riêng nằm ở phía GV : GV sẽ cho HS quan sát cái gì.

– Không nằm ở phía cách tổ chức giờ học mà nằm ở phía phương tiện dạy học. Mỗi PPDH trong nhóm có đối tượng quan sát khác nhau. PP quan sát có đối tượng là các vật thật, các hiện tượng tự nhiên, xã hội. PP minh hoạ có đối tượng là các vật tạo hình mang dáng dấp của vật thật chứ bản thân không phải là vật thật.

PP biểu diễn thí nghiệm lại có đối tượng là các hiện tượng thiên nhiên được con người tạo ra nhằm thể hiện sự hoạt động của các vật thể trong tự nhiên. Có thể coi việc làm thí nghiệm, biểu diễn thí nghiệm là một vật tạo hình đặc biệt.

Có thể tóm tắt sự khác nhau của các PPDH trong nhóm trực quan :

Nhiệm vụ của hoạt động 3 Nhiệm vụ 1 Làm việc theo nhóm Việc làm 1 Thảo 1

Nhiệm vụ của hoạt động 3

Nhiệm vụ 1 : Làm việc theo nhóm.

Việc làm 1 : Thảo luận các câu hỏi dưới đây.

a) Trình bày về vai trò của phương tiện trực quan trong dạy học.

b) Quan sát trực quan vật thật có ý nghĩa như thế nào ?

c) Quan sát trực quan tạo hình có ý nghĩa như thế nào ?

Việc làm 2 : Chọn một đề tài nhóm vừa trao đổi và cử người trình bày trước lớp.

Nhiệm vụ 2 : Làm việc theo nhóm.

Việc 1 : Nêu nét riêng, khác biệt của các phương pháp dạy học trong nhóm PPDH trực quan.

Việc 2 : Cử người trình bày ý kiến của nhóm trước lớp.

Đánh giá hoạt động 3

Nêu nét khác biệt về con đường HS lĩnh hội tri thức của các PPDH trong nhóm PPDH dùng lời và nhóm PPDH trực quan.


Hoạt động 4 : Tìm hiểu nhóm phương pháp dạy học tiểu học (1,5 tiết)


Thông tin cho hoạt động 4

1. Định nghĩa

Nhóm phương pháp dạy học thực hành là nhóm các phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để tìm tòi kiến thức mới hay vận dụng những điều đã học vào thực tiễn, vừa để củng cố tri thức vừa tạo nên một hệ thống các kĩ năng, kĩ xảo thực hành.

Bao gồm : Phương pháp luyện tập.

Phương pháp thực hành thí nghiệm.

Phương pháp tổ chức thực hiện các bài tập sáng tạo. Phương pháp trò chơi.

2. Đặc điểm

Tên PP

Định nghĩa

Phương tiện

ý nghĩa - tác dụng

Luyện


Giáo viên tổ chức


Hệ thống các bài


– Giúp học sinh hiểu kĩ, hiểu sâu

tập

cho học sinh vận

tập và phương

những điều đã học, biết vận dụng


dụng lí thuyết đã

án tối ưu giải

chúng để thực hiện có kết quả


học để làm các

quyết các bài

công việc, hình thành kĩ năng, kĩ


bài tập, giải quyết

tập, các tình

xảo, tìm tòi các phương án tối ưu


các tình huống

huống trong

giải quyết các loại bài tập.


trong thực tế cuộc

thực tế.



sống.




Thực


Giáo viên tổ chức


Phương tiện,


– Tạo lập cho học sinh thói quen

hành

cho học sinh trực

thiết bị và

sử dụng phương pháp nghiên cứu

thí

tiếp tiến hành các

nguyên vật liệu,

khoa học để giải quyết các công

nghiệm

thí nghiệm trên

địa điểm.

việc thực tế. Kiểm tra lại lí thuyết,


lớp trong phòng


khẳng định những điều đã học.


thí nghiệm hoặc


– Hình thành ý thức tìm tòi, óc


thực nghiệm


quan sát, lòng yêu thích khoa học.


ngoài vườn


– Thường được sử dụng ở các môn


trường.


khoa học tự nhiên.


Tổ


– Giáo viên tổ


Các chủ đề, thể


– Thường được sử dụng trong các

chức

chức cho học sinh

loại phù hợp

môn văn học, nghệ thuật và các

thực

vận dụng tổng

trình độ học

môn khoa học tự nhiên.

hiện

hợp kiến thức,

sinh.

– Giúp học sinh nẩy nở nhu cầu

các bài

kinh nghiệm đã


tìm tòi cái mới, luyện tập phát

tập

có để thực hiện


triển năng lực sáng tạo.

sáng

các bài tập sáng



tạo

tạo.




Trò


Hình thức dạy


Các loại trò chơi


– HS vừa chơi vừa học có kết quả.

chơi

học nhẹ nhàng,

học tập có nội

– Giúp HS vận dụng các kiến thức


hấp dẫn, lôi cuốn

dung bài học và

vào thực tiễn một cách hứng thú,


học sinh vào học

phù hợp đặc

đầy sáng tạo.


tập tích cực.

điểm lứa tuổi.




2.1. Về Phương pháp luyện tập

Khi vận dụng phương pháp luyện tập, cần chuẩn bị hệ thống các bài tập thật chu đáo, đảm bảo được các tiêu chuẩn sau :

– Bài tập phải đa dạng, có thể vận dụng kiến thức đã học theo nhiều cách, nhiều hình thức : xuôi, ngược, gộp, tách v.v.

– Bài tập có nhiều mức độ khác nhau và được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó.

– Bài tập có nhiều cách giải quyết.

Khi tổ chức luyện tập trên lớp, cần theo đúng quy trình :

Làm mẫu một phần bài tập hoặc một ví dụ. Có thể GV làm mẫu cho HS nắm

được cách giải, hướng giải. Cũng có thể GV hướng dẫn cho HS giải mẫu.


– HS tự lực giải tiếp phần còn lại Các bài tập cùng dạng thì chỉ giải 2

– HS tự lực giải tiếp phần còn lại.

Các bài tập cùng dạng thì chỉ giải mẫu một bài, còn HS tự giải các bài khác. Những bài tập làm ở nhàthì có thể :

Giải miệng trên lớp, về nhà HS tự viết thành bài giải.

– Hoặc hướng dẫn cho tìm ra hướng giải ngay trên lớp, còn về nhà HS tự giải lấy.

2.2. Về Phương pháp thực hành thí nghiệm

Phương pháp thực hành thí nghiệm có mục đích giúp HS trực tiếp tiến hành các phương pháp khoa học để kiểm tra lại lí thuyết, khẳng định điều đã học.

Phương pháp này được sử dụng ở các môn khoa học tự nhiên như Vật lí, Hoá học, Sinh

vật học v.v. Đối với cấp tiểu học, phương pháp này ít sử dụng. Thường chỉ thực hiện

được ở môn Tìm hiểu Tự nhiên Xã hội.

2.3. Về Phương pháp tổ chức thực hiện các bài tập sáng tạo

Các bài tập sáng tạo đòi hỏi HS vận dụng kiến thức tổng hợp, kinh nghiệm sống, vốn sống để giải quyết một tình huống mới (phù hợp với trình độ HS). Phương pháp này làm nảy nở ở HS nhu cầu tìm tòi cái mới, kích thích năng lực sáng tạo. ở các lớp tiểu học, dạng bài tập này chủ yếu áp dụng trong sáng tác văn học, cảm thụ văn học nghệ thuật.

Cụ thể là ở phân môn Tập làm văn.

Xem tất cả 315 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí