Vì Sao Phải Đặt Vấn Đề Vận Dụng Linh Hoạt Các Phương Pháp Dạy Học

2 4 Về Phương pháp trò chơi Phương pháp trò chơi là thành quả tốt đẹp của xu 1

2.4. Về Phương pháp trò chơi

Phương pháp trò chơi là thành quả tốt đẹp của xu hướng dạy học hiện đại trong trào lưu phát triển giáo dục thế giới.

Trò chơi được sử dụng trên lớp học, ngay trong bài học, phải đảm bảo cùng lúc các yêu cầu sau :

– Về nội dung : Trò chơi phải thể hiện được nội dung kiến thức cơ bản, kĩ năng cơ bản của bài học quy định trong chương trình. Nói một cách khác, nội dung trò chơi chính là nội dung bài học về kiến thức hoặc kĩ năng được phân bổ cho tiết học đó. Có thể nói : Bài học, bài tập của tiết học đã được trò chơi hoá.

– Về tính chất :

+ Trò chơi phải đảm bảo được tính chất hứng thú, hấp dẫn với người chơi cũng như người chứng kiến. Đã chơi là phải vui. Không vui không phải là trò chơi.

+ Trò chơi phải thực hiện được trong một không gian chật hẹp của lớp học, trong một thời gian có giới hạn của tiết học.

+ Trò chơi phải tổ chức được cho số người chơi đông, lôi cuốn được nhiều người cùng tham gia.

– Về cách tổ chức : Trò chơi học tập cần được tiến hành theo 2 bước :

+ Bước 1 : Tổ chức chơi cho vui.

+ Bước 2 : Rút ra bài học.

Bước 2 cần được thực hiện một cách nhanh nhẹn về thời gian, khéo léo, nhẹ nhàng về cách thức.

– Về thời điểm tổ chức trò chơi : Có thể tổ chức trò chơi ở bất cứ khâu nào trong quá trình dạy học. Có thể tổ chức chơi mà kiểm tra bài cũ. Có thể tổ chức chơi mà hình thành kiến thức mới. Cũng có thể củng cố bài học trông qua trò chơi v.v.

Nhiệm vụ của hoạt động 4

Nhiệm vụ 1 : Làm việc theo nhóm

Việc làm 1 : Thảo luận về khả năng vận dụng các phương pháp trong nhóm PPDH thực hành vào các lớp ở nhà trường tiểu học.

Việc làm 2 : Cử người trình bày trước lớp.

Nhiệm vụ 2 : Làm việc theo nhóm

Việc làm 1 : Đọc và tìm hiểu về cách tổ chức tiết dạy được ghi lại dưới đây.

Toán lớp 3. Bài : Phép nhân 4 x 0 cho đến 4 x 10.

Chuẩn bị : – Viết lên bảng các phép nhân từ 4 x 0 cho đến 4 x 10.

– Que tính. Một số tấm bìa ghi các phép tính 4 x 0 đến 4 x 10.

– HS có giấy và bút chì

Quy trình :

Bước 1 : GV giới thiệu bài học phép nhân 4.

Bước 2 : Hướng dẫn hoạt động

Chơi trò chơi "Người vô địch". GV viết số 2 lên bảng. HS sẽ cộng thêm các số 4 vào số 2 đó. GV nói "bắt đầu" : HS viết số 2 vào giấy của mình và các số cộng thêm 4 cho đến khi GV hô "dừng lại".

GV yêu cầu tất cả HS đứng lên. GV viết kết quả lên bảng 6, 10, 14, 18, 20 v.v. HS nào có kết quả không đúng hoặc bỏ sót kết quả thì ngồi xuống. Những HS cuối cùng còn đứng là những người vô địch.

GV tổ chức hai hay ba trò chơi với phép cộng, bắt đầu bằng nhiều số khác nhau.

GV tổ chức trò chơi với phép trừ. GV viết số 30 lên bảng. GV yêu cầu HS trừ đi 4 : HS tiếp tục trừ đi 4 cho đến khi hết hoặc khi GV nói "dừng lại".

Bước 3 : GV chỉ vào phép nhân từ 4 x 0 ở trên bảng. Giải thích cho thấy kết quả phép nhân sau lớn hơn kết quả phép nhân trước là 4.

GV cho HS trao đổi về phép nhân 4 đó.

Bước 4 : GV chỉ cho HS đọc tổ hợp 5 phép nhân đầu tiên từ 4x0 đến 4x5 .

Nhắc lại 3 lần.

Bước 5. GV thực hiện 4 x 1 bằng que tính. Chọn HS để thực hiện các phép tính 4 x 2, 4

x 3, 4 x 4, 4 x 5. Các em có thể thấy được phép nhân qua vật liệu cụ thể.

Một lần nữa tất cả HS nói lại từ 4x0 đến 4x5.

Bước 6 : GV chỉ cho HS đọc phần còn lại của phép nhân 4. Nhắc lại 3 lần.

Bước 7 : GV thực hiện phép tính 4 x 10 bằng que tính. Chọn HS thực hiện 4 x 6, 4 x 7, 4

x 8, 4 x 9 bằng que tính. Tất cả HS nhắc lại từ 4 x 6 đến 4 x 10.

Bước 8 : HS cùng nhau nhắc lại từ 4 x 0 đến 4 x 10. GV yêu cầu HS làm không theo thứ tự : 4 x 0, 4 x 10, 4 x 6... GV khen những câu trả lời đúng.

Bước 9 : Đánh giá.

GV xoá bảng. GV giơ tấm bìa có ghi số. HS viết câu trả lời vào giấy. GV đưa ra một số tấm bìa có ghi số. HS ghi lại câu trả lời.

GV khen ngợi những HS làm tốt.

Bước 10 : Yêu cầu HS chú ý. GV nói bài học đã kết thúc. HS chuẩn bị sang bài tiếp theo.

(Tài liệu dùng cho khoá bồi dưỡng GV cơ sở do UNICEF tổ chức tại Lào, 1992).

Việc làm 2 : Xây dựng đề cương bài nhận xét và cử người trình bày trước lớp.

Đánh giá hoạt động 4

ở tiểu học, phương pháp nào trong nhóm PPDH thực hành có khả năng vận dụng nhiều ?

Hoạt động 5 :Tìm hiểu việc vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh tiểu học (1,5 tiết)


Thông tin cho hoạt động 5

1. Vì sao phải đặt vấn đề vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học

?

Mỗi phương pháp dạy học (PPDH) đều có những ưu điểm và nhược điểm. Có PPDH thích hợp cho môn học tự nhiên như PP biểu diễn và thí nghiệm, như PP thực hành, thí nghiệm; lại có PPDH thích hợp cho các môn khoa học xã hội như PP thuyết trình. Có PPDH sử dụng rất thành công ở khâu hình thành kiến thức như PP quan sát, như PP sử dụng tài liệu học tập và sách giáo khoa; nhưng lại có PPDH chỉ phát huy được vai trò ở khâu luyện tập như PP luyện tập v.v. Có PPDH dùng rất hiệu quả ở hình thức học tập cá nhân như PP sử dụng tài liệu học tập, nhưng lại có PPDH chỉ dùng được ở hình thức học tập trên lớp và có người học đông như PP trò chơi, PP thuyết trình, PP vấn đáp v.v.

Không có PPDH nào là vạn năng.

Người dạy học phải lựa chọn PPDH nào, sử dụng các PPDH như thế nào để đạt mục tiêu đặt ra với chất lượng cao nhất. Khi sử dụng, người dạy học có kinh nghiệm bao giờ cũng có sự phối hợp PPDH khác nhau. PP thuyết trình có khả năng trình bày khối lượng lớn kiến thức cho số lượng lớn người học chỉ trong một thời gian ngắn nhưng lại thường đẩy người học rơi vào trạng thái thụ động nghe, ghi, cố nhớ để răm rắp thực hiện. Nếu được kết hợp với PP minh hoạ sẽ làm cho người học phát triển óc quan sát, kích thích tư duy người học, tạo hứng thú cho người học lại còn làm cho người học hiểu kĩ, nhớ lâu, vận dụng tốt điều đã học, xoá bỏ được tình trạng thụ động nghe, ghi nhớ của người học. Nếu kết hợp hợp lí với PP vấn đáp hay luyện tập thực hành thì sẽ tạo điều kiện buộc người học không thể thụ động nghe, ghi mà phải hoạt động, do đó phát triển khả năng trí tuệ của người học nhiều hơn nữa.

Mỗi PPDH được vận dụng không phải dưới hình thức cứng nhắc. Bởi hoạt động dạy học nào cũng bao gồm hai hoạt động : hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Hai hoạt động này phải kết hợp nhuần nhuyễn với nhau mới tạo nên hiệu quả. Chủ thể của hai hoạt động này là những con người, những chủ thể có ý thức. Do đó mà PPDH nào khi được sử dụng cũng phải cải tiến ít nhiều cho phù hợp với phong cách và trình độ của người sử dụng. Đó là chưa nói đến vai trò không kém phần quan trọng là nội dung bài dạy, phương tiện dạy học, hoàn cảnh tổ chức học tập. Nội dung này quyết định không ít đến việc chọn sử dụng phương pháp nào để truyền đạt cho thích hợp.

Như vậy việc tổ chức dạy học muốn có kết quả, ngoài yếu tố người thầy với PPDH

được chọn lựa thích hợp, còn tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện :

1.1. Người học

Người học có ý thức đầy đủ về việc học tập hay không ? Có tích cực tham gia vào công việc tiếp nhận kiến thức, luyện tập để hình thành kĩ năng hay không ? Trình độ của người học cả về kiến thức và kĩ năng có đáp ứng đầy đủ cho việc lĩnh hội kiến thức mới, hình thành kĩ năng mới hay không ? Số lượng HS trong một lớp có đảm bảo được tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ?

1.2. Điều kiện học tập

Môi trường học tập, không gian học tập có thích hợp cho các công việc học tập ? Việc học tập ngày nay không phải chỉ là thầy nói trò nghe và ghi, mà còn là thầy tổ chức việc làm cho HS. Cho nên môi trường lớp học với bàn ghế trang bị phải đúng quy cách mới đáp ứng được điều kiện làm việc cho HS. Các phương tiện phục vụ cho việc học tập có đáp ứng đầy đủ cho việc học tập ? Việc học tập ngày nay không thể chỉ có cuốn sách giáo khoa và thầy giáo hướng dẫn cho HS, mà đòi hỏi phải có phương tiện kĩ thuật phục vụ cho việc dạy và học. GV nêu vấn đề học tập không phải lúc nào cũng dùng lời nói mà cần có phim ảnh, đèn chiếu, hay nghèo nàn đi nữa thì cũng phải có tranh ảnh, mô hình. Phương tiện hay thiết bị dạy học đã được xếp vào 1 trong 4 yếu tố của hệ thống giáo dục trong nhà trường, đảm bảo cho việc học tập đạt kết quả.

Mỗi PPDH khi vận dụng còn phải luôn được cải tiến cho phù hợp với yêu cầu mới của cuộc sống. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (2000 2020), sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên đường tiến vào thế kỉ XXI bằng cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi đổi mới ngành giáo dục, trong đó có sự đòi hỏi đổi mới PPDH. Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12 1996), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (12 1998), được cụ thể hoá trong các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là Chỉ thị số 15 (4 1999).

Định nghĩa

Phương tiện

Đặc điểm



Kiểu dạy học


Hệ thống các


– Nội dung bài học được chia nhỏ

Dạy học

trong đó GV xây

câu hỏi hay các

thành từng phần phù hợp với từng

angôrit (thuật

dựng được một

bài tập thể hiện

công đoạn, từng bước đi của quá trình

toán)

phương án tối ưu

một phương án

chiếm lĩnh tri thức.


các bước đi theo

tối ưu cho việc

– Phương pháp có tính hiệu nghiệm


một trình tự hợp

lĩnh hội bài

cao.


lí cho từng bài

học.



học để giúp HS




tuần tự thực hiện




các bước đi ấy là




đảm bảo nắm




vững vấn đề học




tập.





Kiểu dạy học mà


– SGK và các


– Mục đích học được xác định và có

Dạy học

nội dung dạy học

tài liệu học tập

một angôrit để đạt mục đích đó.

chương trình

được sắp xếp

chương trình

– Tài liệu học tập được chia thành các

hoá

theo một chương

hoá.

phần nhỏ gọi là các bước.


trình trên cơ sở

– Máy dạy học

– Có thông báo về kết quả học tập


của nguyên tắc

chương trình

từng phần sau khi HS thực hiện phần


điều khiển hoạt

hoá.

đó và có thể sửa chữa kịp thời các sai


động nhận thức,


lầm nếu mắc phải.


có tính toán đến


– GV có thể kiểm tra công việc học


đầy đủ khả năng


tập của từng HS và ngay lập tức có thể


tiếp thu của HS.


giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm.




– Có SGK và máy dạy học chương




trình hoá để HS học tập.




– Dạy học chương trình hoá được sử




dụng rất có hiệu quả để dạy các môn




Kĩ thuật, Tin học và Ngoại ngữ.



Kiểu dạy học



Trên cơ sở tạo dựng các tình huống

Dạy học nêu

trong đó GV tạo

Tạo được tình

nhận thức, GV dẫn dắt HS tìm cách

vấn đề

ra các mâu thuẫn

huống (TH)

giải đáp :


đưa HS vào một

mâu thuẫn :

– GV thuyết trình nêu vấn đề, đưa


tình huống nhận

– TH bất ngờ.

mâu thuẫn tới điểm đỉnh và giải quyết


thức và giúp HS

– TH không

vấn đề. (thuyết trình nêu vấn đề).


tự lực, sáng tạo,

phù hợp.

– HS thảo luận và cùng GV giải quyết


tìm tòi cách giải

– TH đột biến.

vấn đề.


quyết vấn đề,

– TH xung đột.

– HS làm thử nghiệm và khẳng định


qua đó nắm kiến

– TH lựa chọn.

vấn đề.


thức..

– TH giả

– HS tự lực tìm ra vấn đề bằng cách



thuyết.

vận dụng tri thức hoặc thực tiễn cuộc




sống.



Phương pháp



– GV không chỉ giản đơn truyền đạt tri

Phương pháp

giáo dục, dạy

thức mà còn hướng dẫn hành động cho

tích cực

học theo hướng

HS. Chương trình dạy học phải giúp


phát huy tính

cho từng HS biết hành động và tích


tích cực, chủ

cực hành động cùng cộng đồng.


động sáng tạo

– GV chú trọng rèn luyện phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 315 trang tài liệu này.

Tên PPDH

2. Hướng thực hiện các phương pháp dạy học

2.1. Cần nhận rõ mặt tích cực và mặt hạn chế của các phương pháp truyền thống

Để tận dụng mặt tích cực của các phương pháp đó. Các nhà lí luận đều thấy phương pháp dùng lời thúc đẩy hoạt động nhận thức cho người học không bằng phương pháp trực quan. Phương pháp trực quan lại không bằng phương pháp thực hành trong việc thúc đẩy hoạt động nhận thức của người học. Trong nhóm phương pháp dùng lời (lời của thầy, lời của trò, lời của sách) thì lời của thầy đặc biệt quan trọng và là nguồn tri thức chủ yếu. Có sử dụng thêm các phương tiện trực quan thì đó cũng chỉ đóng vai trò minh hoạ lời của thầy. Trong nhóm các phương pháp trực quan thì phương tiện trực quan lại là nguồn tri thức dẫn đến kiến thức mới. Trong các phương pháp này, HS sử dụng các giác quan để tri giác các tài liệu trực quan. Lời của thầy đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức hoạt động tri giác của HS. Trong nhóm phương pháp thực hành, HS được trực tiếp thao tác trên đối tượng (giải phẫu vật mẫu, làm thí nghiệm v.v.), HS trực tiếp dùng tư duy để khám phá tri thức mới.

2.2. Học hỏi, vận dụng một số phương pháp mới

Việc học hỏi, vận dụng này đòi hỏi phải có cân nhắc, tính toán sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta. Vấn đề đặt ra là một mặt phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đã hình thành, mặt khác đi tìm các phương pháp dạy học mới. Sau đây là một số phương pháp mới :


Nhìn vào các PPDH mới, ta thấy khuynh hướng phát triển của PPDH là theo hướng từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực. GV không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà đã trở thành người thiết kế, người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động cho HS. HS từ chỗ là người thụ động tiếp nhận kiến thức từng bước trở thành người chủ động, tích cực tìm kiếm, khám phá kiến thức thông qua các hoạt động học tập. Hoạt động học tập của HS cũng từ chỗ cá thể đã dần dần chuyển thành hoạt động hợp tác dưới nhiều hình thức nhóm, tổ, lớp. Giờ học trở thành giờ hoạt động học tập mà chủ yếu là hoạt động của HS. Điều đó tưởng như làm cho GV nhàn nhã nhưng thật ra nó đòi hỏi GV phải có một trình độ chuyên môn sâu rộng, một trình độ nghề nghiệp cao mới có thể gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, làm trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng của HS trên lớp.

Nhiệm vụ của hoạt động 5


Nhiệm vụ 1 : Làm việc theo nhóm.

Việc làm 1 : Thảo luận : Vì sao phải đặt yêu cầu vận dụng linh hoạt PPDH ?

Việc làm 2 : Cử người trình bày trước lớp.

Nhiệm vụ 2 : Làm việc theo nhóm.

Việc làm 1 : Xem đoạn băng ghi hình : Phương pháp trò chơi dùng dạy phần Tìm hiểu bài Tập đọc.

Việc làm 2 : Trao đổi về cách sử dụng PP trò chơi trong dạy Tập đọc.

– Đã sử dụng các PPDH nào ?

– Sử dụng thành công ở chỗ nào ? Chỗ nào chưa thành công ?

Đánh giá hoạt động 5

Hãy chọn PPDH thích hợp để dạy bài : “Luyện từ và câu”, lớp 3, tuần 1, bài tập 2.


Hoạt động 6 : Tìm hiểu phương tiện kĩ thuật dạy học (1 tiết)

Thông tin cho hoạt động 6

1- Đặt vấn đề

Ngày nay, trong tất cả các loại trường, thiết bị dạy học trực quan truyền thống cũng như thiết bị kĩ thuật dạy học đã được sử dụng rộng rãi và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nhà trường. Người ta đã coi thiết bị dạy học, trong đó nhấn mạnh nhiều đến thiết bị kĩ thuật dạy học, là một trong 4 yếu tố tạo nên hiệu quả của hoạt động dạy học trong nhà trường.

2- Phân loại các phương tiện dạy học

Căn cứ vào sự xuất hiện của các phương tiện dạy học, người ta chia ra làm 2 loại :

– Các phương tiện dạy học truyền thống.

– Các phương tiện kĩ thuật dạy học.

2.1- Các phương tiện dạy học truyền thống

Có thể chia làm 3 nhóm phương tiện dạy học truyền thống :

– Nhóm 1 : tranh, ảnh.

– Nhóm 2 : biểu, bảng, bản đồ.

– Nhóm 3 : mô hình, mẫu vật, bộ chữ, bộ số, bộ hình hình học.

2.2- Các phương tiện kĩ thuật dạy học

Các phương tiện kĩ thuật dạy học chỉ các phương tiện kĩ thuật thông tin đại chúng chủ yếu là nghe nhìn được dùng trong nhà trường để trình bày các tài liệu giáo khoa.

Phương tiện kĩ thuật dạy học gồm :

– Các giá mang thông tin học tập.

– Các máy móc chuyển tải thông tin từ các giá đến HS. Các giá mang thông tin gồm :

– Các tài liệu nghe.

– Các tài liệu nhìn.

– Các tài liệu nghe nhìn.

3 ý nghĩa và tác dụng của các phương tiện dạy học đối với quá trình dạy 2

3. ý nghĩa và tác dụng của các phương tiện dạy học đối với quá trình dạy học

Phương tiện dạy học nói chung hay phương tiện kĩ thuật dạy học nói riêng là những công cụ lao động của GV và HS trong quá trình dạy và học. Nó tạo ra nhiều khả năng để GV truyền thụ nội dung bài học một cách sâu sắc, sinh động. Chính vì vậy mà việc đổi mới phương tiện dạy học gắn liền với việc đổi mới PPDH và ngược lại. Phương tiện dạy học gợi ra cho người dạy những hình thức dạy học, với những thủ pháp hết sức phong phú, đa dạng.

Phương tiện dạy học lại còn hình thành ở HS những PP học tập tích cực, chủ động, hứng thú. Học tập với lời trình bày của thầy không giống khi được nhìn thấy cụ thể những gì thầy nói. Những hình ảnh, những mô hình, vật thực kết hợp với lời thuyết minh của thầy sẽ làm cho việc tiếp nhận trở nên hứng thú, sâu sắc.

Các giác quan giúp con người tiếp nhận thế giới chung quanh có các mức độ không

đồng đều. Trong những gì con người tiếp nhận được ở thế giới xung quanh thì :

Tai nghe được

12%

Mắt nhìn được

83%

Mũi ngửi được

1%

Tay sờ được

3%

Xem tất cả 315 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí