Nguyên Tắc Phát Huy Tính Chủ Động, Tính Tích Cực Và Sáng Tạo Của Học Sinh : Chủ Thể Tích Cực, Chủ Động Và Sáng Tạo.

1.1. Thể hiện trong nội dung dạy học để trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức về tự nhiên và xã hội được sắp xếp theo một lôgic chặt chẽ qua các môn học.

1.2. Thể hiện trong phương pháp dạy học mang tính khoa học, nghệ thuật và nghề nghiệp dựa vào mục đích, nội dung và quy luật phát triển tâm sinh lí lứa tuổi, tác động tích cực đến nhận thức và việc hình thành phát triển nhân cách của học sinh.

2. Nguyên tắc tính giáo dục

2.1. Thuộc tính bản chất của quá trình dạy học.

2.2. Giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh.

3. Nguyên tắc tính tương quan

– Nắm vững kiến thức qua quan sát thực tiễn khách quan, sinh động.

– Hình thành kĩ năng trực quan, làm cho học sinh trở thành những người nắm vững lí thuyết và thực tiễn cuộc sống.

4. Nguyên tắc tính vừa sức

– Tập thể học sinh được sử dụng như một phương tiện để tổ chức quá trình học tập tích cực nhất cho từng cá nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 315 trang tài liệu này.

– Chú ý đến xu hướng.

– Chú ý đến hứng thú và năng lực học sinh.

5. Nguyên tắc tính hệ thống và năng lực học sinh

– Hệ thống hoá nội dung dạy học với hệ thống các biện pháp sư phạm.

– Phát triển nội dung dạy học dựa vào khả năng tiếp thu của học sinh.

6. Nguyên tắc phát huy tính chủ động, tính tích cực và sáng tạo của học sinh : Chủ thể tích cực, chủ động và sáng tạo.

7. Nguyên tắc chủ đạo của giáo viên : Giáo viên là chủ thể của tổ chức, điều khiển quá trình dạy học.

8. Nguyên tắc thống nhất giữa dạy học lí thuyết và kĩ năng :

Để học sinh vận dụng được lí thuyết vào cuộc sống.

9. Nguyên tắc thống nhất giữa lối dạy tập thể và cá biệt hoá hoạt động học tập của từng học sinh.

Nhiệm vụ của hoạt động 2

Nhiệm vụ 1 : Giáo sinh nghiên cứu tài liệu và thảo luận nhóm về hệ thống nguyên tắc dạy học ở tiểu học.

Nhiệm vụ 2 : Giáo sinh nêu ra các câu hỏi để giáo viên trả lời, giải thích và giải đáp các thắc mắc của giáo sinh về hệ thống nguyên tắc dạy học ở tiểu học.

Nhiệm vụ 3 : Giáo sinh phát biểu trong 5 phút về từng nguyên tắc về mặt lí luận và minh hoạ bằng thực tiễn dạy học ở tiểu học.

Nhiệm vụ 4 : Thuyết trình nhóm trong 10 phút về một số nguyên tắc do các nhóm chọn, thảo luận và thống nhất ý kiến.

Đánh giá hoạt động 2

Bài tập 1 : Bạn hãy trả lời câu hỏi sau đây (dùng giấy kẻ, mẫu A4).

Cho đến nay, có nhiều cách trình bày khác nhau về số lượng và cách sắp xếp thứ tự các nguyên tắc dạy học nhưng về mặt bản chất vẫn thống nhất. Điều đó :

Đúng F Sai F

Bài tập 2 : Bạn điền vào những chỗ trống sau đây cho hợp lí :

Nhiệm vụ quan trọng của quá trình dạy học là (a) một hệ thống kiến thức bao gồm các khái niệm, phạm trù, quy luật về tự nhiên và xã hội. Như vậy, nguyên tắc dạy học là (b) được tổ chức theo một chương trình cụ thể với các môn học và được thể hiện trong phương pháp dạy học.

Bài tập 3 : Dạy học để giúp học sinh nắm vững kiến thức qua quan sát thực tiễn khách quan. Đó là nội dung của nguyên tắc nào?

Bài tập 4 : Phát biểu về nguyên tắc thống nhất biện chứng giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học.

Thông tin phản hồi cho các hoạt động

Hoạt động 1

Bạn đọc các thông tin sau và đối chiếu với những nội dung bạn đã thực hiện trong các bài tập.

Bài tập 1 : Trình bày khái niệm nguyên tắc dạy học :

Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tính tiền đề của lí luận dạy học, là kim chỉ nam cho việc dạy học; xác định mục đích, nội dung, hình thức tổ chức, hoạt động, phương pháp, phương tiện của giáo viên và học sinh.

Bài tập 2 : Phương án đúng :

a) Chọn “Đúng”. b) Chọn “Sai”. c) Chọn “Đúng”.

Bài tập 3 : Các nội dung phù hợp :

a) Thực tiễn.

b) Quá trình dạy học.

Bài tập 4 : Chọn và ghép từ đúng :

a) Qua thực tiễn giáo dục.

b) Của các nhà triết học, các nhà tư tưởng, các nhà giáo dục.

c) Của nhiều nhà khoa học.

Hoạt động 2

Bạn đọc các thông tin sau và đối chiếu với những nội dung bạn đã thực hiện trong các bài tập.

Bài tập 1 : Trả lời đúng : Chọn “Đúng”.

Bài tập 2 : Các nội dung phù hợp.

a) Cung cấp cho học sinh

b) Một hệ thống

Bài tập 3 : Trả lời đúng : Nguyên tắc tính trực quan.

Bài tập 4 : Trình bày khái niệm nguyên tắc dạy học :

Tính khoa học trong dạy học được thể hiện trong nội dung và phương pháp dạy học. Tính giáo dục là một thuộc tính bản chất của quá trình dạy học nhằm giáo dục nhân cách

toàn diện cho học sinh. Tính khoa học và tính giáo dục thâm nhập vào nhau và cùng

được thực hiện song song trong quá trình dạy học.

Chủ đề 3

NỘI DUNG DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC

Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm nội dung dạy học ở tiểu học (0,5 tiết)


Thông tin cho hoạt động 1

Nội dung dạy học (NDDH) là một yếu tố rất quan trọng của quá trình dạy học. Nội dung dạy học cùng với phương pháp dạy học có vai trò quyết định, hướng hoạt động của giáo viên và học sinh đạt được mục tiêu của giáo dục.

Kho tàng tri thức của loài người từ bao đời để lại vô cùng phong phú, đa dạng mà người học không thể nào nắm hết được. Cần phải lựa chọn những gì cơ bản nhất, quan trọng nhất để truyền lại cho thế hệ sau. Đó chính là nội dung dạy học. Nội dung dạy học được xây dựng phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh ở từng độ tuổi, từng cấp học.

Dạy học ở tiểu học là sự kết hợp hài hoà giữa việc trang bị khiến thức về khoa học tự nhiên, kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết ban đầu về nghệ thuật với rèn luyện kĩ năng và hành vi cho học sinh.



Yêu cầu về nội dung dạy học ở tiểu học

“Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật”.


(Theo Điều 24 - Luật Giáo dục, 1998)


Sơ đồ nội dung dạy học ở tiểu học


Tư liệu 1 Nội dung – Cái chứa bên trong hình thức là bản chất sự vật Đại 1

Tư liệu


1. Nội dung

– Cái chứa bên trong hình thức, là bản chất sự vật (Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, 1999).

– Mặt bên trong của sự vật, cái được hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện (Từ điển tiếng Việt, 2003, Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng).

2. Nội dung dạy học

Là một bộ phận được chọn lọc trong nền văn hoá của dân tộc và nhân loại. Đó là hệ thống những tri thức, những cách thức hoạt động, những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và những tiêu chuẩn về thái độ đối với thế giới, con người phù hợp về mặt sư phạm nhằm hình thành và phát triển nhân cách người học.

3. Tri thức

Những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội (nói khái quát) (Từ điển tiếng Việt, UBKHXHVN, Viện Ngôn ngữ học, NXBKHXH, Hà Nội, 1988).

Tri thức có 3 chức năng :

– Tri thức là cơ sở của những quan niệm về hiện thực.

– Tri thức có chức năng định hướng hoạt động (Hoạt động thực hành hay hoạt động trí tuệ).

– Tri thức có chức năng đánh giá.

Tri thức là thành phần đầu tiên, đồng thời là thành phần cơ bản của nội dung dạy học.

Trong nhà trường phổ thông, tri thức bao gồm nhiều dạng khác nhau, thể hiện trong các môn học.


Nhiệm vụ của hoạt động 1

– Trình bày, giải thích các nhiệm vụ dạy học ở trường tiểu học (3 nhiệm vụ : giáo dưỡng, phát triển trí tuệ, giáo dục).

– Tìm hiểu khái niệm nội dung dạy học. Nêu các bộ môn, các kĩ năng đã được học và rèn luyện ở tiểu học và khái quát hoá thành hệ thống kiến thức các kĩ năng theo chương trình các môn học ở tiểu học.

– Liên hệ thực tế ở tiểu học. Minh hoạ các hoạt động ở trường tiểu học trong việc thực hiện nội dung dạy học đã nêu.

Đánh giá hoạt động 1

1. Nêu yêu cầu về nội dung dạy học ở tiểu học.

2. Trình bày trước nhóm các thành phần của nội dung dạy học ở tiểu học. Cho ví dụ minh hoạ.


Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung dạy học ở tiểu học (1,5 tiết)

Thông tin cho hoạt động 2

Tìm hiểu cơ sở xây dựng nội dung dạy học ở tiểu học. Kế hoạch dạy học. Chương trình môn học, sách giáo khoa ở tiểu học.

Nhiệm vụ của hoạt động 2

Nhiệm vụ 1 : Dựa vào hoạt động giao tiếp. GV đưa ra câu hỏi dẫn dắt sinh viên tìm hiểu cơ sở xây dựng nội dung dạy học ở tiểu học.

Việc làm 1 : Làm việc cá nhân : Đọc tài liệu (Luật Giáo dục).

Trình bày mục tiêu của giáo dục tiểu học.


Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học THCS.


(Điều 23 - Luật Giáo dục, 1998)


Việc làm 2 : Nội dung dạy học được xây dựng trên cơ sở nào ?

– Trong chương trình của bất cứ môn học nào cũng được xây dựng phù hợp với mục tiêu của giáo dục. Vì thế, nội dung dạy học ở tiểu học trước hết phải được xây dựng trên cơ sở mục tiêu của giáo dục tiểu học.

– Nội dung dạy học còn được xây dựng trên các nguyên tắc dạy học ở tiểu học.

– Ngoài ra, nội dung dạy học còn dựa trên cơ sở tâm sinh lí của học sinh tiểu học. Các nội dung kiến thức được chuyển tải đến học sinh tiểu học phải phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, phải sinh động, nhẹ nhàng.

Nhiệm vụ 2 : Tìm hiểu kế hoạch dạy học ở tiểu học.

Nội dung dạy học được thể hiện một cách cụ thể ở chương trình môn học và sách giáo khoa tiểu học, được thực hiện theo một kế hoạch khoa học, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.

Sinh viên trao đổi, liên hệ kế hoạch dạy học ở tiểu học.

Việc làm 1 : Học theo nhóm : Trao đổi về việc phân phối thời gian học ở tiểu

học.

Tham khảo thời khoá biểu ở một số trường tiểu học cho sinh viên tham khảo.

Việc làm 2 : Tìm hiểu Bảng kế hoạch dạy học tối thiểu ở bậc tiểu học :

Chương trình tiểu học  Bộ GD ĐT 2002 Kế hoạch trên là kế hoạch dạy học 2


(Chương trình tiểu học Bộ GD & ĐT, 2002).

Kế hoạch trên là kế hoạch dạy học tối thiểu, các trường đều phải thực hiện. Ngoài những môn học trên, HS còn được học tiếng nước ngoài và tin học (nếu trường có đủ điều kiện và được sự thoả thuận của gia đình).

Kế hoạch dạy học là văn bản có tính pháp lí do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành được thực hiện thống nhất trong toàn quốc.

Số lượng môn học và các hoạt động tập thể được sắp xếp theo từng lớp với bảng phân phối thời gian cụ thể.

Bậc tiểu học có 5 năm học (từ lớp 1 đến lớp 5), mỗi năm học có 35 tuần lễ, mỗi tuần lễ có 5 ngày học. Dạy học các môn bắt buộc trong mỗi ngày học kéo dài không quá 4 giờ (tức 240 phút) và chia thành các tiết học. Mỗi tiết học kéo dài từ 30 35 phút. Giữa 2 tiết học, học sinh nghỉ 10 phút. Mỗi buổi học có 25 phút nghỉ, vui chơi và tập thể dục. Các trường tiểu học học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày tuỳ theo từng trường và từng địa phương.

Việc làm 3 : Tìm hiểu yêu cầu kiến thức và kĩ năng một số môn học ở tiểu

học.

Đọc tư liệu : Chương trình tiểu học, Bộ Giáo dục & Đào tạo, năm 2002 để tìm hiểu yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của một số bộ môn ở tiểu học.

Nhiệm vụ 3 : Tìm hiểu chương trình môn học ở tiểu học.

Việc làm 1 : Quan sát bảng kế hoạch dạy học ở trên, cho biết các lớp 1, 2, 3 và các lớp 4, 5 gồm có mấy môn học ? Định nghĩa chương trình môn học. Nhận xét kết luận.


Chương trình môn học là văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó xác định mục tiêu, yêu cầu về kiến thức và kĩ năng từng môn học và thời gian thực hiện từng đơn vị kiến thức của bộ môn.


Việc làm 2 : Phân tích vị trí, tầm quan trọng và quan hệ của các môn học ở

tiểu học (Ví dụ : Tiếng Việt Lịch sử Địa lí). Làm việc theo nhóm.

Việc làm 3 : Tìm hiểu cấu trúc chương trình ở tiểu học. Chương trình ở tiểu học được cấu trúc theo 2 giai đoạn học tập :

1) Giai đoạn các lớp 1, 2, 3 gồm có 6 môn học : Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Nghệ thuật, Thể dục.

2) Giai đoạn các lớp 4, 5 gồm có 9 môn học : Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Kĩ thuật, âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục.

Sinh viên tìm hiểu chương trình một số môn ở tiểu học. (Ví dụ : Chương trình Toán tiểu học quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện khả năng diễn đạt, ứng xử, giải quyết các tình huống có vấn đề, phát triển các năng lực tư duy, xây dựng phương pháp học tập toán theo hướng tập trung vào học sinh, giúp các em biết cách tự học toán có hiệu quả).

Chương trình được xây dựng theo từng môn học. Chương trình từng môn học bao gồm các thành tố sau :

– Mục tiêu học tập môn học.

– Số lượng, phạm vi, mức độ nội dung học tập môn học.

– Các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức học tập môn học.

– Cách thức đánh giá kết quả học tập môn học.

Nhiệm vụ 4 : Tìm hiểu sách giáo khoa (SGK) ở tiểu học.

Việc làm 1 :

– Sinh viên đọc tư liệu : SGK Tiếng Việt, Toán, Khoa học v.v. các lớp ở tiểu học. Đọc giáo trình Giáo dục học của Phạm Viết Vượng (trang 88-90).

– Làm việc theo nhóm : Thảo luận, ghi chép ý kiến của nhóm định nghĩa SGK.

Việc làm 2 :

Trình bày định nghĩa SGK.

Sách giáo khoa là văn bản thể hiện nội dung chi tiết có hệ thống của chương trình môn học do Nhà nước xuất bản, đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục trong nội dung, đạt trình độ kĩ thuật và mĩ thuật cao trong trình bày hình thức văn bản; tài liệu chính để giáo viên, học sinh dạy và học.

Xem tất cả 315 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí