Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường - 11

- Đơn côi:

Ngoài các khó khăn chung về kinh tế, về sự đối xử trong gia đình mà các em thuộc các gia đình nghèo thường gặp phải, các TEBLDTD nhấn mạnh hơn các khó khăn trong công việc các em đang làm, công việc không ổn định (14,5% so với 2,3% của TEBT), khó khăn do đơn côi (10,9% so với 5%) vì gần 70% các TEBLDTD có gia đình khuyết cha hay khuyết mẹ ruột hoặc các em phải sống với người khác. Sự kiện bị lạm dụng tình dục đã gây cho các em mặc cảm và đây cũng là một khó khăn lớn của các em (9,1% so với 3,3%). Các TEBT cũng có mặc cảm nhưng mặc cảm của các em do hoàn cảnh gia đình nghèo, không có phương tiện để đi học, không có điều kiện để học thêm, gia đình chật chội không có không gian dành cho việc học tập của các em...

Những khó khăn của các em cũng gắn liền những mơ ước của các em để giải quyết những khó khăn trên.

Với các TEBLDTD đó là mơ ước có công việc ổn định, có chỗ để ở, mong ước gia đình được đoàn tụ (nhiều em có cha mẹ ly dị, cha ở tù...), mong ước không ai biết sự kiện các em đã bị lạm dụng.

Với các TEBT, đó là ước mơ được đi học, có các phương tiện để tiếp tục việc học... (xem xem bảng 15).

Bảng 15: Những mong ước nhất hiện nay của các em.

TEBLDTD

TEBT

- Có công việc làm, ổn định:

24,1

17,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường - 11

 

16,7

7,1

- Gia đình được hạnh phúc, đoàn tụ:

14,8

8,9

- Được đi học:

13

23,2

- Được trợ giúp tiền, vốn:

9,3

12,5

- Không ai biết được chuyện bị lạm dụng đã xảy ra:

9,3

- Có nghề nghiệp:

7,3

12,5

- Có phương tiện đi học, học thêm:

1,9

14,3

- Được đi chơi, du lịch:

1,9

3,6

- Có nhà ở:

5. Các biện pháp can thiệp

Trong những năm gần đây, tệ nạn lạm dụng tình dục trẻ em có chiều hướng gia tăng. Chính quyền, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và nước ngoài đã có những biện pháp trên nhiều mặt để ngăn chặn tệ nạn này.

5.1. Các biện pháp ngăn ngừa

Gây ý thức: Các số liệu cho thấy, tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ mại dâm trẻ em là 2,1% so với tổng số gái mãi dâm vào năm 1989 đã tăng lên 11,42% vào năm 1995. Trước sự kiện này, năm 1995 Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã tổ chức vào năm 1995 tại thành phố Hồ Chí Minh một cuộc hội thảo lớn với sự tham gia của nhiều cơ quan với chủ đề: "Phòng chống lạm dụng tình dục và mại dâm trẻ em". Cuộc hội thảo này có sự tham gia của các chuyên gia thuộc nhiều tổ chức và có tác dụng lớn trong việc đánh động dư luận quần chúng. Việt Nam đã cử nhiều đoàn tham dự các cuộc hội thảo trong khu vực cũng như quốc tế về vấn đề trẻ em bị lạm dụng tình dục, như hội thảo ở Phnôm Pênh, Campuchia năm 1995 hay đại hội chống bóc lột tình dục trẻ em tại Stockholm, Thụy Điển năm 1996.

Báo chí thành phố càng ngày càng đưa nhiều thông tin, lên án các vụ hiếp dâm trẻ em, loạn luân, các vụ mua bán trẻ em và cảnh giác dư luận quần chúng trước những tệ nạn này.

Trong các nhà mở dành cho trẻ em đường phố, đều có tổ chức các buổi học tập, hướng dẫn của các giáo dục viên đường phố nhằm tránh việc các em bị lạm dụng khi lao động trên đường phố.

UBBVCSTE các cấp cũng tổ chức các buổi tọa đàm cùng cha mẹ trong các buổi họp dân phố nhằm hướng dẫn các bậc cha mẹ phòng tránh những lạm dụng tình dục có thể xảy ra cho con em mình.

5.2. Các biện pháp bảo vệ

Về pháp luật, việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua luật hình sự có sửa đổi và bổ sung vào tháng 5-1997 vừa qua là một tiến bộ rất lớn của Nhà nước Việt Nam trong việc ngăn ngừa tệ nạn này. Qua đó đã gia tăng những hình phạt đối với những tác phẩm có liên quan đến lạm dụng tình dục và mại dâm trẻ em. Tùy mức độ của tác phẩm, có mức án lên đến chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra luật còn phân ra các độ tuổi chi tiết từ dưới 18 tuổi và với các nạn nhân càng nhỏ tuổi thì mức án cho thủ phạm càng cao. Luật cũng chi tiết hóa các trường hợp loạn luân và cũng đưa vào điều khoản mới về "tội dâm ô đối với trẻ em".

Các cơ quan như UBBVCSTE, hội Phụ nữ, Hội LHTN các cấp đều có các hoạt động nhằm hướng dẫn giúp lập các hồ sơ các vụ LDTDTE nhằm truy tố trước pháp luật, theo dõi, kiến nghị giải quyết các vụ án, giúp đỡ gia đình các TEBLDTD.

5.3. Các biện pháp phục hồi và hội nhập

Hiện nay trong thành phố có một số mái ấm dành cho các TEBLDTD, như mái ấm Tân Thuận Tây. Cầu Muối (trẻ nam), Thanh Xuân, Nhà Nữ Bình Thạnh, mái ấm Bà Chiểu, mái ấm phường 13 quận 4... Trong các mái ấm này các em được chăm sóc về mặt y tế, được học chữ, học nghề và cả giáo dục giới tính. Sau một thời gian nhiều em đã trở về với gia đình, với cộng đồng.

Trong một số vụ án có liên quan LDTDTE, chính quyền và các đoàn thể đã giúp một số gia đình thay đổi chỗ ở để tránh những mặc cảm không tốt cho các em và gia đình. Một số hoạt động trong cộng đồng nhằm huy động sự trợ giúp của cộng đồng đối với các gia đình nạn nhân, nhất là sự hỗ trợ tinh thần.

Một số trường hợp các TEBLDTD được tư vấn và chữa trị về mặt tâm lý. Nhưng những số trường hợp này không nhiều.

Kết luận

Mặc dù chỉ là một cuộc nghiên cứu nhỏ, báo cáo này cũng gợi mở cho chúng ta nhiều vấn đề:

Cuộc nghiên cứu này - do tính chất sơ bộ - đã giới hạn trong việc tìm hiểu các em gái bị lạm dụng tình dục trong khoảng tuổi 12 - 18 tuổi. Do đó để hiểu rõ hơn vấn đề đang được nghiên cứu, cần phải bao gồm trong đối tượng nghiên cứu cả những trẻ em dưới 12 tuổi và cả những trẻ em trai bị lạm dụng tình dục. Nhưng để tiến hành nghiên cứu những đối tượng này cần chuẩn bị những công cụ nghiên cứu phù hợp, ví như những thang điểm tâm lý thích hợp cho trẻ em dưới 12 tuổi... Cuộc nghiên cứu này thiên về việc tìm hiểu việc bị lạm dụng tình dục trong gia đình, do đó còn cần bổ sung thêm bằng những cuộc nghiên cứu các TEBLDTD đang ở trong các mái ấm, nhà mở.

Các thang điểm tâm lý như trên đã cho thấy các TEBLDTD bị tổn thương rất lớn về mặt tâm lý so với các TEBT. Các em có thái độ co cụm lại hơn, mức độ trầm cảm cao hơn, khả năng tập trung kém hơn nhưng mặt khác các em lại có thái độ hung hăng muốn đập phá tất cả để trút bớt những căng thẳng, những đau khổ của mình.

Sự tổn thương về mặt tinh thần và thể chất do các hành vi lạm dụng tình dục là rất lớn. Theo ý kiến của một chuyên viên đang theo dõi trường hợp các em bị lạm dụng tình dục, có khoảng 30% bị lạm dụng tình dục (trong các trường hợp bị hiếp dâm, loạn luân) sau này hành nghề mãi dâm, bởi lẽ các em quan niệm "không còn gì phải mất". Đây là một tỷ lệ rất cao làm cho chúng ta phải suy nghĩ.

Các em chịu nhiều căng thẳng như vậy, nhưng rất ít em được tư vấn và chữa trị về mặt tâm lý, bởi lẽ biện pháp can thiệp này xem ra còn xa lạ và mới mẻ với xã hội Việt Nam.

Về các biện pháp can thiệp, trong các chương trình giáo dục chính thức của nhà trường, trong việc dạy dỗ của cha mẹ trong gia đình - bởi lẽ tình dục vẫn còn bị xem là một lĩnh vực "cấm kỵ" - nên gia đình và nhà trường chưa có những biện pháp thích hợp để truyền dạy cho các em những kiến thức nhằm phòng ngừa việc bị lạm dụng tình dục.

Trên bình diện vĩ mô, nhà nước Việt Nam là quốc gia thứ nhất ở châu á và là quốc gia thứ nhì trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em và hiện nay trong luật hình sự đã được sửa đổi (5/1997) có những điều khoản trừng trị rất nặng nề những ai có hành vi lạm dụng tình dục đối với trẻ em. Đây là những điểm rất đáng khen ngợi, nhất là đối với một đất nước nghèo khi còn có những vấn đề khác đáng phải quan tâm hơn.

Tuy nhiên trong những quốc gia đã từng chịu ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam khinh nữ, trong những quốc gia mà trước đây - do ảnh hưởng của nền sản xuất nông nghiệp - con cái được xem như là những vật sở hữu của cha mẹ thì việc lạm dụng tình dục đối với trẻ em - nhất là lạm dụng tình dục trong gia đình - chỉ có thể ngăn ngừa một cách triệt để, hữu hiệu khi mọi người thay đổi quan niệm về trẻ em, khi mọi người ý thức và thực hiện những quyền của trẻ em, khi mà trẻ em cũng được thừa nhận là những nhân phẩm có quyền được phát triển một cách đầy đủ trên mọi phương diện như bất cứ con người nào khác trong xã hội.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí