Tình Hình Tội Phạm Trong Lứa Tuổi Thanh Thiếu Niên

truyền thống dân tộc - di sản văn hóa vô giá cần được phát huy và giáo dục

cho mọi người Việt Nam hiện nay

1. Trước hết, nói đến "truyền thống của dân tộc" là muốn đề cập tới những giá trị tinh thần tốt đẹp tạo dựng nên bộ mặt tâm lý dân tộc, có tác dụng tới quá trình phát triển con người và xã hội Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện nay và mai sau.

Mỗi dân tộc trên thế giới không chỉ khác nhau về lãnh thổ, về thể chết nhà nước, trình độ sản xuất, khoa học kỹ thuật... mà khác nhau chủ yếu còn là những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Truyền thống dân tộc, trước hết là di sản văn hóa tinh thần song có những truyền thống tinh thần được thể hiện qua di sản văn hóa vật thể. Ví dụ "truyền thống hiếu thảo" của các thế hệ con cháu được thể hiện qua bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang nghiêm nhất trong mỗi gia đình và qua hệ thống đình, chùa nằm dải trên khắp mọi miền của Tổ quốc để ghi nhớ công đức các bậc tiền nhân của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Truyền thống của dân tộc phản ánh nhiều mặt của cuộc sống xã hội như: đạo đức, văn hóa, truyền thống lao động xây dựng đất nước, phản ánh cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, truyền thống trong giáo dục, truyền thống làng xã, truyền thống gia đình dòng họ Việt Nam, mỗi vùng, mỗi cộng đồng cũng có những truyền thống riêng biệt về nhiều mặt.

Cùng với sự phát triển của dân tộc, những truyền thống tốt đẹp đã được các thế hệ người Việt Nam giữ gìn phát huy và trở thành giá trị vô giá thể hiện bản sắc riêng của dân tộc. Truyền thống là vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc và là sức mạnh của thế hệ hôm nay thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội công bằng văn minh.

Truyền thống có khả năng điều chỉnh nhận thức tình cảm, thái độ, ý chí và hành vi của con người trong cuộc sống hàng ngày. Truyền thống giúp mỗi người giải quyết hàng loạt các mâu thuẫn song song tồn tại trong cuộc sống thường nhật như: quyền lợi và nghĩa vụ, cá nhân và xã hội, nhu cầu vật chất và tinh thần, giữa ước muốn và năng lực,

giữa thiện và ác, giữa cao thượng và thấp hèn... Đối với mỗi con người trong đời sống, không phải ở đâu và bất kỳ lúc nào cũng có cơ quan pháp luật giám sát và không phải bất kỳ điều gì cũng được ghi trong văn bản luật. Nhờ có ý thức con người tự giác thực hiện những điều do lương tâm mách bảo cần và nên làm phù hợp với đạo lý làm người, phù hợp với truyền thống của dân tộc.

- Truyền thống có một số đặc trưng cơ bản sau:

+ Đó là những giá trị tinh thần, tư tưởng, tâm lý, đạo đức... tốt đẹp, có tác dụng củng cố, phát triển quan hệ xã hội, tạo ra sức mạnh cho con người vượt qua khó khăn trong cuộc sống để phát triển xã hội và hoàn thiện nhân cách. Có những phong tục tập quán, những thói quen không phù hợp với sự phát triển xã hội thì không thể coi đó là những truyền thống chẳng hạn quan niệm muốn có nhiều con, trọng con trai hơn con gái. Những quy định khắt khe của lễ giáo phong kiến ngày xưa "Tam tòng tứ đức"... khi nói đến truyền thống, thường nói đến những giá trị văn hóa tinh thần, đạo đức tốt đẹp, có ý nghĩa tích cực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

+ Đặc trưng thứ 2 của truyền thống là được hình thành một cách tự nhiên, trải qua một thời gian nhất định của cuộc sống, giao lưu xã hội, hoạt động thực tế. Ví dụ "truyền thống yêu nước" của dân tộc nảy sinh trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giữ gìn giang sơn của Tổ quốc, bảo vệ quyền độc lập của dân tộc. "Truyền thống cần cù' được hình thành và phát triển trong cuộc lao động xây dựng đất nước, chống lại sự đe dọa của tự nhiên để duy trì nòi giống, xây dựng quê hương đất nước.

Những truyền thống "tôn sư trọng đạo" được khởi đầu từ trọng nhân nghĩa, lấy "tiên học lễ, hậu học văn", "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" làm nguyên tắc sống và quan hệ với thầy giáo, với cộng đồng.

Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường - 8

Nhiều khi truyền thống hình thành một cách tự phát, không theo ý muốn chủ quan của cá nhân nhưng mọi người, nhất là các nhà quản lý, các nhà sư phạm cần ý thức nâng niu, giữ gìn truyền thống tốt đẹp đã hình thành qua năm tháng của lịch sử và xây dựng truyền thống mới.

+ Đặc trưng thứ 3 của truyền thống là được nhiều người thừa nhận là những giá trị tốt đẹp, cần giữ gìn, phát triển, được mọi người thực hiện như một nhu cầu tất yếu,

không cần có sự giám sát của cơ quan pháp luật, những hành vi của mọi người được điều chỉnh bằng dư luận của cộng đồng xã hội và lương tâm của mỗi người. Đó là cơ chế bên trong điều chỉnh hành vi của con người (còn pháp luật là cơ chế bên ngoài). Sức mạnh của truyền thống chính là cái sức mạnh của khả năng tự điều chỉnh của mỗi cá nhân sao cho phù hợp với đòi hỏi của cộng đồng xã hội.

Khi đã được mọi người thừa nhận, chấp nhận thi truyền thống sẽ điều chỉnh hành vi của con người bằng lương tâm, trách nhiệm, khả năng tự ý thức. Con người lúc đó tuân thủ những quy ước, những chuẩn mực đạo đức một cách tự nguyện, không cần đến sự giám sát của những người điều hành pháp luật, lúc ấy chỉ còn sự điều chỉnh của dư luận xã hội.

Ví dụ, hiếu thảo là một chuẩn mực đạo đức, là một truyền thống đạo lý của những người làm con, làm cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên... với những người hiểu truyền thống đó, đạo làm con không ai dám cãi lại bố mẹ, làm bố mẹ, ông bà không vui. Họ tự giác làm những điều tốt đẹp thể hiện sự hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà như: chăm sóc, nghe lời, chịu khó tu thân.

- Giáo dục truyền thống có 2 yêu cầu cơ bản sau:

+ Xác định hệ thống giá trị truyền thống tốt đẹp cần duy trì, phát triển, xây dựng truyền thống mới phù hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội. Ví dụ "Sống và và làm việc theo pháp luật" phải dần dần trở thành một truyền thống của con người Việt Nam hiện đại. Cũng có những truyền thống cũ phải có nội dung mới, chẳng hạn "hiếu học" không chỉ là chăm chỉ cần cù, vượt khó trong học tập, rèn luyện nhân cách. Ngày nay "hiếu học" còn đòi hỏi học thường xuyên, học suốt đời, học sáng tạo, có năng suất, hiệu quả để phát triển vai trò chủ thể trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Hiếu học cần phải hiểu đó là xác định trách nhiệm xã hội của cá nhân, phát huy, giải phóng tiềm năng của bản thân có ý chí tự cường dân tộc, không cam sống khổ, sống nhục trong đói nghèo, dốt nát...

Lịch sử đã cho thấy lúc nào đó, ai đớ lãng quên quá khứ thì cả dân tộc và mỗi người mất đi một động lực để phát triển có người quên truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "lá lành đùm lá rách", "nhường cơm sẻ áo", "trọng nhân nghĩa"... làm cho một bộ

phận thế hệ sau quay lưng lại với lịch sử, với thế hệ đi trước họ trở thành ích kỷ cá nhân, trong điều kiện kinh tế thị trường họ coi giá trị vật chất hơn tinh thần, vì đồng tiền, lợi nhuận sẵn sàng bán rẻ lương tâm, danh dự, tình nghĩa...

Hơn bao giờ hết, hiện nay việc giáo dục truyền thống cần được coi trọng và được thực hiện một cách hệ thống ở gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

+ Yêu cầu thứ 2 của giáo dục truyền thống còn là ở chỗ sử dụng truyền thống như là một phương pháp giáo dục.

Điều đó có nghĩa là thông qua các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, kết hợp các lực lượng, các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo ra dư luận xã hội lành mạnh ủng hộ cá nhân, hành vi tốt, lên án mạnh mẽ những cá nhân, những hành vi phi đạo đức, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

ý nghĩa tác dụng của giáo dục truyền thống phụ thuộc vào cả 2 yếu tố: Xác định nội dung truyền thống nói chung cho mọi người hiểu những giá trị truyền thống cần duy trì phát huy tạo ra động lực bên trong của hành động hàng ngày để mọi người tự điều chỉnh nhận thức, tình cảm hành vi trong giao tiếp, hoạt động. Đồng thời giáo dục truyền thống còn phải chú ý tới việc xây dựng dư luận cộng đồng, bằng dư luận, qua dư luận có thể điều chỉnh hành vi của những người thiếu khả năng tự điều chỉnh.

Việc xây dựng dư luận, tạo ra dư luận lành mạnh phụ thuộc vào nhận thức chính trị, đạo đức, lòng nhân ái ý thức công dân, lương tâm trách nhiệm, hành vi của mỗi người trong việc duy trì truyền thống đạo lý của dân tộc. Có những truyền thống trong giao tiếp thể hiện lòng nhân ái, phản ánh trình độ văn hóa như "một điều nhịn chín điều lành", "kính trên nhường dưới", "thương người như thể thương thân", người Hà Nội có truyền thống "thanh lịch"... những biểu hiện ấy không chỉ thể hiện đạo lý của dân tộc Việt Nam, mà nó còn là truyền thống văn hóa của lịch sử Việt Nam.

Việc xây dựng, duy trì dư luận trước hết phụ thuộc vào sự quan tâm tổ chức quản lý giáo dục, quản lý xã hội các cấp và các bậc ông bà, cha mẹ và các thế hệ lớn tuổi.

Trong các loại truyền thống cần duy trì, phát huy thì truyền thống nhân nghĩa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc tới thái độ, hành vi của con người

trong cuộc sống và duy trì các truyền thống khác. Ví dụ sự nhường nhịn "kính lão đắc thọ", "hiếu thảo" với ông bà, cha mẹ giúp cho thế hệ trẻ tự điều chỉnh trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và quyền hạn, trách nhiệm và quyền lợi của cá nhân và đối với người khác cũng như nghĩa vụ xã hội. Loại truyền thống nhân nghĩa được thể hiện hàng ngày trong mọi quan hệ xã hội, ở mọi môi trường sống vì vậy loại truyền thống nhân nghĩa có ảnh hưởng đến hành vi của mọi người, nó góp phần hình thành xúc cảm, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ của quan hệ xã hội. Xúc cảm, tình cảm đạo đức thẩm mỹ là nhân tố quan trọng nhất giúp con người điều chỉnh hành vi, tránh được tính ích kỷ cá nhân, có khả năng hiểu và phát huy được các truyền thống cao đẹp khác.

Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ là một quá trình phụ thuộc vào trình độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và vốn hiểu biết của mọi người, giáo dục truyền thống gắn liền với các quá trình giáo dục trong gia đình, nhà trường, xã hội, đặc biệt gắn liền với việc xác định những giá trị đạo đức, văn hóa, pháp luật và các phong trào chính trị xã hội của Đảng và Nhà nước.

Ngày nay Đảng ta đã xác định con người là mục tiêu động lực của sự phát triển xã hội, với chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu, để phát triển giáo dục thì cần duy trì phát huy giáo dục truyền thống tốt đẹp mọi mặt của dân tộc. Tuy nhiên, trong vô vàn các truyền thống của dân tộc thì những truyền thống về đạo đức, nhân văn thể hiện rõ tính cách, tạo ra sức mạnh của con người Việt Nam như:

- Yêu nước

- Nhân nghĩa

- Tôn sư trọng đạo

- Hiếu thảo

- Thủy chung

- Tự trọng

- Lạc quan, giàu hoài bão

- Cần cù, vượt khó

- Sáng tạo

- Dũng cảm

- Tự cường

- V.v...

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một số tính cách người Việt Nam đang phát triển đang hình thành... Hy vọng và chắc chắn nhiều phẩm chất, tính cách mới sẽ trở thành truyền thống như: tôn trọng luật pháp, tính khẩn trương, tính kỷ luật... Hơn bao giờ hết, trong trường học,... gia đình, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng cần coi trọng việc giáo dục truyền thống.

PGS.PTS Hà Nhật Thăng

Phẩm chất nhân cách người thầygiáo có ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục lối cư xử văn hóa cho thế hệ trẻ

Thời nào cũng vậy, dân tộc nào cũng thế, đội ngũ thầy giáo là đại diện cho nền văn hóa, sự tiến bộ, là đại diện cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách của các thời kỳ lịch sử của mỗi dân tộc. Đội ngũ thầy giáo là người có hiểu biết, biết tiếp thu tri thức, kinh nghiệm của lịch sử loài người, nắm được các quy luật phát triển tự nhiên và quy luật xã hội, có sứ mệnh truyền thụ tri thức cho thế hệ trẻ và có khả năng đưa ra những dự báo tương lai của sự thay đổi, phát triển của các hiện tượng, sự kiện tự nhiên và xã hội và mối quan hệ giữa chúng.

Tầng lớp thầy giáo qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc có một số phẩm chất, nhân cách tiêu biểu, phản ánh truyền thống đạo lý của dân tộc, có ảnh hưởng trực tiếp đến lối cư xử văn hóa của thế hệ trẻ như:

1. Có lòng nhân ái, vị tha, có tình cảm dân tộc sâu sắc và tự trọng cao.

2. Trung thực, thẳng thắn, lao động hết mình (suốt đời) vì sự tiến bộ xã hội, vì sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ cho mai sau.

3. ít có tham vọng, thủ đoạn chính trị, ít đòi hỏi đãi ngộ về vật chất (nếu có, thường coi đó là phương tiện, điều kiện để hoạt động).

4. Sống lạc quan, giàu hoài bão ước mơ, nghị lực.

5. Thông minh, sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, trong cuộc sống.

6. Lao động trí óc là dạng lao động đặc trưng của người thầy giáo, mong muốn hoàn thiện nhân cách, tự học để hiểu biết rộng.

7. Không nắm giữa các phương tiện, tư liệu sản xuất xã hội. Do đó những đặc điểm nhân cách xã hội trên đây, tầng lớp thầy giáo trong xã hội được dư luận xã hội tôn trọng, được quần chúng tin yêu, hy vọng. Có thể nói, vị trí xã hội của tầng lớp thầy giáo do chính phẩm chất năng lực của họ tự khẳng định. Sự gắn bó của tầng lớp thầy giáo với

dân tộc, với nhân dân là đặc điểm của nước người trí thức yêu nước. Tất nhiên, loại trừ một bộ phận nhỏ vì giữ những vị trí xã hội khác nhau, đại diện cho một giai cấp nào đó đang thống trị xã hội, lúc ấy bộ mặt nhân cách của họ là sự giao thoa nhân cách của người trí thức và giai cấp đang chi phối vị trí xã hội của họ.

Thầy giáo là một bộ phận của trí thức, theo định nghĩa thông thường không phải là một giai cấp trong xã hội vì không có tư liệu sản xuất trong tay, nhưng đóng góp của họ đối với sự phát triển của xã hội, cải tạo tự nhiên đối với loài người vô cùng lớn lao, cần chú ý mức độ đóng góp của đội ngũ thầy giáo lại tùy thuộc ở khả năng sử dụng của tầng lớp (giai cấp) thống trị Nhà nước đến mức nào.

Lịch sử của nhân loại đã chứng minh rằng một Nhà nước hưng thịnh, một dân tộc phát triển, bao giờ người thầy giáo cũng được những người quản lý xã hội tạo điều kiện tốt nhất cho họ làm việc, phát huy tài năng cống hiến cho dân tộc và xã hội. Chỉ cần nhìn vào sự đánh giá và sử dụng đội ngũ thầy giáo của một Nhà nước sẽ thấy ngay dân tộc ấy đang ở thời kỳ hưng thịnh hay báo hiệu sự suy thoái.

Mặt khác, sự thống nhất giữa tự khẳng của đội ngũ thầy giáo với dư luận xã hội và sự đánh giá, sử dụng họ của Nhà nước lại nói lên tính ưu việt của Nhà nước. Một trong những biểu hiện của sự trung thành đối với dân, với nước của người quản lý xã hội là sự hiểu biết, trân trọng và tạo điều kiện để người thầy giáo cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước, ươm các thế hệ mầm non cho dân tộc để có "hậu sinh khả úy".

Không còn băn khoăn gì nữa, Nhà nước ta, Đảng ta đang có những chính sách hữu hiệu phát huy tiềm năng của con người, của quần chúng trong đó có đội ngũ thầy cô giáo nói riêng, trí thức nói chung trong công cuộc đổi mới hiện nay. Vấn đề đặt ra một cách cấp thiết hiện nay là thầy giáo đáp ứng những đòi hỏi của xã hội, của Nhà nước đến đâu? Mỗi người phải tự trả lời, đội ngũ thầy cô giáo có trách nhiệm tổ chức hoạt động thống nhất để phát huy tối đa tiềm năng sẵn có, đáp ứng có hiệu quả vào công cuộc xây dựng đất nước; công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng xã hội công bằng văn minh.

Xã hội đang đổi mới, dân tộc đang chuyển mình từ cái cũ (cơ chế bao cấp) sang cái mới (cơ chế kinh tế thị trường nhiều thành phần), vì vậy cái cũ chưa mất hẳn, cái mới,

cái tốt đang thai nghén hình thành. Cái tốt đang chiếm ưu thế, là trồi xanh lộc biếc đang phát triển nhưng gặp không ít cản trở, thầy cô giáo phải là người tự xác định cho mình trách nhiệm xây dựng cái mới, nâng niu cái tốt, gột rửa, ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực vào tâm hồn thế hệ trẻ.

Trong thời kỳ mới những giá trị mới cũng đang hình thành. Cái mới chưa định hình, nhiều khái niệm cần hiểu theo nội dung mới, phù hợp với giá trị của thời đại. Thang giá trị của người thầy giáo không thoát khỏi giá trị của tầng lớp trí thức của nhân loại và dân tộc như trên đã trình bày, tất nhiên nội dung, mức độ có khác trước.

- Về năng lực hoàn thiện nhân cách, trí tuệ và năng lực nghề nghiệp ở thầy cô giáo các trường sư phạm đòi hỏi cao hơn các thầy cô giáo ở phổ thông chính là ở chỗ phải có hoài bão và năng lực nghiên cứu khoa học sư phạm và tự làm giàu vốn hiểu biết xã hội.

Một trong những phẩm chất cần thiết đặc trưng đối với thầy cô giáo trong thời mở cửa, hòa nhập vào nền văn minh tin học là có ước muốn vươn lên, biết tự kiềm chế, tự học không ngừng để có hiểu biết rộng, sâu sắc cả về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức để cống hiến cho xã hội và có thu nhập cao.

Có thể thấy rõ rằng người thầy giáo thời kỳ bao cấp dễ dàng hài lòng với trình độ của bản thân đã được đào tạo ở nhà trường sư phạm, ngày nay nhiều người trình độ hạn chế, trở nên khiêm tốn hơn, dành thời gian học tập tin học, ngoại ngữ, học thêm các chuyên đề, tự giác tham gia các hội thảo khoa học, học thêm các hệ đào tạo trên đại học, đó là sự nhạy cảm của thầy cô giáo, thể hiện lòng tự trọng, không muốn tụt hậu so với thời đại.

- Năng lực hoạt động thực tế của đội ngũ thầy cô giáo ngày nay đòi hỏi cũng khác trước. Xưa kia thầy cô giáo thường là những người chuyên tâm dạy học và quan niệm truyền thống cho rằng thầy giáo phải là người có vốn hiểu biết rộng lớn, nên họ là những người chịu khó đọc, tích lũy trí thức lý luận. Ngày nay, nhu cầu đó chẳng những không giảm, mà còn phát triển, song người thầy giáo trong thời kỳ đổi mới không thể chỉ biết lý thuyết, mà còn phải có khả năng tham gia cùng với đội ngũ cán bộ quản lý xã hội giải quyết những mâu thuẫn của công cuộc đổi mới đặt ra, vì vậy họ tự xác định phải rèn

luyện năng lực hoạt động thực tế (nghiên cứu nhu cầu của thực tế, tìm phương pháp tiếp cận thực tiễn góp phần giải quyết có hiệu quả những đòi hỏi của giáo dục, của cuộc sống, của nền sản xuất xã hội, cải cách quản lý xã hội, sản xuất, hoạt động xã hội). Thầy cô giáo ngày nay cần tự xác định giáo dục thực của hoạt động là ở chỗ tháo gỡ những mâu thuẫn, thúc đẩy thực tiễn giáo dục, xã hội phát triển.

Xã hội coi trọng tính hiệu quả của hoạt động thực tế của mỗi con người trong đó có thầy giáo. Giá trị của mỗi người không phải là cái nhãn cương vị lãnh đạo, học hàm, học vị, trình độ học vấn, mà ở giá trị thực, ở năng suất, hiệu quả hoạt động đã đem lại lợi ích gì cho xã hội và bản thân.

Ngày nay, giá trị xã hội đối với giáo viên là giá trị đóng góp cho xã hội bằng cống hiến có hiệu quả, khả năng vận dụng tri thức vào giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn đổi mới đang đặt ra cho sự nghiệp giáo dục nói riêng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung.

Thang giá trị đối với thầy giáo là ở tri thức chuyên môn, năng lực hoạt động giáo dục thực tế, được xã hội thừa nhận ở hiệu quả. Sự tự hoàn thiện về tri thức, năng lực hoạt động để có trình độ ngang tầm với yêu cầu xã hội đòi hỏi.

Muốn thực sự tự khẳng định, người thầy giáo cần năng động, linh hoạt, sáng tạo, tinh thông nghề nghiệp, có phương pháp làm việc kế hoạch, độc lập, có ý chí vượt khó, cần cù tạo bao (dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn của đời thường, đòi hỏi sự công bằng chính đáng).

Xưa nay, người thầy giáo cũng như trí thức không có ý chí làm giàu (nói đúng hơn coi thường vật chất). Ngày nay, trong trí thức nói chung, thầy giáo nói riêng vì lý tưởng làm cho dân giàu nước mạnh và họ cũng đòi hỏi sự đãi ngộ công bằng, đúng với cống hiến (chất xám) của họ đã bỏ ra. Có thể nói đây là nét mới trong giá trị đạo đức xuất hiện ở trí thức nói chung, thầy giáo nói riêng trong cơ chế thị trường.

Nhiều thầy giáo giỏi cũng như các nhà khoa học giỏi, bác sĩ giỏi, kỹ sư giỏi... không chấp nhận sống nghèo, sống khổ, họ làm việc cho xã hội và cũng để cho bản thân, gia đình sống đầy đủ hạnh phúc. Nhưng họ không chấp nhận ăn gian làm ẩu, lừa lọc, tham nhũng, tham ô.

Đặc điểm cơ bản của thầy giáo ngày nay là rất kiên định trong công cuộc đổi mới, có nhận thức đúng và vững vàng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, xây dựng đất nước giàu mạnh, dân tộc ấm no hạnh phúc. Có thể nói Độc lập tự do, dân giàu nước mạnh là lý tưởng, là hoài bão ước mơ, là ý chí của người thầy giáo chân chính. Trước những hiện tượng tiêu cực tạm thời, vì nắm vững quy luật, hiểu biết bản chất các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thầy giáo không nôn nóng và có phương pháp giải quyết những mâu thuẫn của cá nhân với xã hội.

Cần phải thấy, thầy giáo ngày nay đều trưởng thành dưới sự giáo dục của Đảng, họ nhận thức sâu sắc trách nhiệm trước Đảng dân tộc. Quyền lợi của họ gắn liền với lý tưởng của Đảng, quyền lợi của dân tộc. Tính thống nhất ấy giúp cho người thầy giáo ngày nay có hoài bão, kiên định và trung thực trong cuộc sống, trong đấu tranh xây dựng đất nước.

Một đặc trưng giá trị của người thầy giáo là sống mẫu mực về mọi mặt (trong gia đình, giao tiếp ngoài xã hội, sống lạc quan yêu đời...). Có thể nói thầy giáo ngày nay là những người sống có văn hóa với ý nghĩa rộng nhất của khái niệm văn hóa, có kỷ luật, biết tôn trọng luật pháp, những quy định của xã hội, tôn trọng dư luận và tự trọng cao, biết kết hợp việc phát huy truyền thống đạo đức của dân tộc với giá trị đạo đức của thời đại.

Để xác định đúng thang giá trị đạo đức của người thầy giáo trong giai đoạn hiện nay là vấn đề khó, cần thiết có sự khảo sát, đánh giá một cách nghiêm túc khoa học.

PGS.PTS. Hà Nhật Thăng

Tổng quan tình hình tội phạm

và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên

Trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mặc dù có sự kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội của các cơ quan chức năng và toàn xã hội song tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp, ngày càng có nguy cơ xâm nhập thế hệ trẻ.

I. Tình hình tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên

Từ năm 1997 đến nay, tình hình tội phạm trong lứa tuổi thanh niên diễn ra khá nghiêm trọng, có chiều hướng gia tăng cả về số vụ, số loại tội phạm và cả về tính chất, mức độ phạm tội. Theo số liệu của Tổng cục cảnh sát nhân dân, số người dưới 30 tuổi phạm pháp bị bắt giữ năm 1997: 11.169 người, năm 1998: 10.041 người, năm 1999:

11.838 người, năm 2000: 8463 người, năm 2001: 9136 người và 6 tháng đầu năm 2002 là 8860 người. So với tổng số người phạm tội trong toàn quốc, tỷ lệ thanh niên khoảng trên 50% và chiều hướng tăng ở các thành phố lớn, các khu đô thị tập trung. Đặc điểm chung tội phạm trong lứa tuổi thanh niên là:

1. Cơ cấu tội phạm

Do thanh niên thực hiện đa số ở lĩnh vực hình sự (năm 1997: 65,75%, năm 1998: 64,84%; năm 1999: 67,51%;năm 2000: 67,36%; năm 2001: 64,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên phạm các tội kinh tế cũng không phải nhỏ (năm 1997: 42,06%; năm 1998: 54,68%; năm 1999: 52,27%; năm 2000: 49,08% năm 2001: 55,24%).

2. Các tội danh hình sự thanh thiếu niên thường vi phạm

Trộm cắp tài sản công dân, cướp tài sản công dân, cướp giật tài sản công dân, cố ý gây thương tích, lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, gây rối trật tự công cộng hiếp dâm, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, tổ chức mại dâm và môi giới mại dâm, vi phạm an toàn giao thông.

Có một số tội danh hầu như chỉ có thanh niên vi phạm là tội cướp giật và tội đua xe máy trái phép (khoảng 97%).

Theo số liệu của Tòa án nhân dân tối cao, phân tích tội phạm do thanh thiếu niên thực hiện bị xét xử trong 2 năm 1997,1998 là:

- Các tội xâm phạm sở hữu công dân có số lượng bị cáo xét xử nhiều nhất và có xu hướng gia tăng năm 1997 có 13.274 người (50,15%),năm 1998 có 16.754 người (55,65%).

- Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính: năm 1997 có 5933 người (22,41%), năm 1998 có 5474 người (18,18%).

- Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người: năm 1997 có 4299 người (16,24%), năm 1998có 4104 người (13,63%). Tuy nhiên, ở một số tội danh nghiêm trọng, tỷ lệ bị cáo là thanh niên cao hơn, như tội giết người năm 1997 là 37,2%; năm 1998 là 32,9%; tội hiếp dâm trẻ em năm 1997 là 59,16; năm 1998 là 32,6%.

3. Tính chất tội phạm do thanh niên thực hiện rất nghiêm trọng và nguy hiểm đối với xã hội, thể hiện tính côn đồ trắng trợn ở tội cướp giật tài sản công dân và tội giết người cướp của, tính dã man và hung hãn ở tội hiếp dâm trẻ em, tính liều lĩnh mạo hiểm trong tội đua xe máy trái phép v.v...

Gần đây xuất hiện nhiều vụ sử dụng súng, lựu đạn làm chết và bị thương nhiều người, trong đó tội cướp có sử dụng vũ khí năm 2001 xảy ra 43 vụ, tăng 72% so với năm 2000.

4. Tội phạm về ma túy diễn biến rất phức tạp, nhiều thanh niên vừa là nạn nhân (con nghiện), vừa là tội phạm tổ chức sử dụng, buôn bán vận chuyển ma túy trái phép. Năm 2001: 49,48% tội phạm ma túy là thanh niên (Tổng cục cảnh sát nhân dân). Thủ đoạn của tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt (lợi dụng trẻ em), tính chất chống đối ngày càng quyết liệt như dùng súng, lựu đạn chống trả lực lượng vây bắt ở Lai Châu.

5. Tình trạng tội phạm tập thể, có tổ chức tụ tập thành băng nhóm để trộm cắp, cướp giật, đâm thuê, chém mướn, đua xe trái phép, tổ chức sử dụng ma túy khá phát triển ở các thành phố lớn. Đáng lưu ý đã xảy ra một số vụ phạm tội có tính chất băng, nhóm

hoạt động theo kiểu xã hội đen để thanh toán lẫn nhau ở thành phố Hồ Chí Minh. Nguy cơ trẻ em bị lôi kéo vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức để trộm cắp, cướp giật ngày càng tăng.

6. Tội phạm người thanh niên tăng đáng kể và diễn biến phức tạp. Trung bình trong toàn quốc năm 2000 tỷ lệ người chưa thành niên phạm pháp trong tổng số người bị bắt giữ là 16,3%, trong đó dưới 16 tuổi là 3,8%, từ 16-18 là 12,4%.

Theo điều tra của Tổng cục cảnh sát nhân dân, từ đầu năm 2000 đến 6/2002 có 9411 bị cáo người chưa thành niên bị đưa ra xét xử, trong đó 207 phạm tội giết người (2,2%), 422 phạm tội hiếp dâm (4,48%), 1044 phạm tội cướp (11,09%), 2332 phạm tội trộm cắp (24,78%), 675 phạm tội cố ý gây thương tích (7,17%), 427 phạm tội mua bán trái phép chất ma túy (4,53%). Đó là chưa kể tới số trẻ vị thành niên phạm tội chưa tới mức truy tố bị xử lý hành chính. Trong 2nưam(2000 - đầu 2002) có 16.155 em bị xử lý hành chính, trong đó 2559 em phải vào trường giáo dưỡng, 282 em cai nghiện và chữa bệnh tại cộng đồng.

7. Tuy các tội về kinh tế có tỷ lệ thanh thiếu niên vi phạm không cao song trong đó cũng có một số tội có tỷ lệ thanh niên vi phạm khá cao như tội làm và buôn bán hàng giả, tội buôn lậu, tội chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội... trên 50%.

II. Thực trạng một số tệ nạn xã hội trong thanh niên

1. Tệ nạn ma túy

Mặc dù có nhiều số liệu thống kê của các cơ quan chức năng về số người nghiện trong toàn quốc nói chung và trong lứa tuổi thanh niên nói riêng, song theo ý kiến của nhiều nhà quản lý và các nhà nghiên cứu thì số người nghiện có hồ sơ quản lý chỉ là phân nổi của tảng băng chìm. Theo Cục phòng chống tệ nạn xã hội đến 6/2002 tổng số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý là 102.633 người, song trong thực tế số người nghiện còn cao hơn nhiều. Người nghiện ma túy ở nước ta hiện nay chủ yếu ở lứa tuổi trẻ (chiếm trên 70%), khác với vài chục năm trước đây đối tượng nghiện chủ yếu lớn tuổi.

Một số đặc điểm tệ nạn ma túy trong thanh niên hiện nay là:

1.1. Xu hướng trẻ hóa người nghiện

Số người nghiện ma túy ở nước ta tăng nhanh những năm gần đây chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên (tức cả thanh niên và người chưa thanh niên). Năm 1994 tỷ lệ thanh thiếu niên nghiện ma túy mới có 39,7% thì nay đã hơn 70%. Đặc biệt ở địa bàn trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh số người nghiện dưới 30 tuổi chiếm 82,4%, trong đó dưới 16 tuổi chiếm 7%.

1.2. Về địa bàn tệ nạn ma túy đã lây lan nhanh chóng trên 61 tỉnh, thành trong cả nước, từ các thành phố, khu đô thị đến các làng quê hẻo lánh, thậm chí đã xâm nhập vào công trường, xí nghiệp, đặc biệt đã xâm nhập học đường. Khó có thể xác định địa bàn nào trong sạch, an toàn không có hiểm họa ma túy đe dọa có nguy cơ xâm nhập, lây lan. Đặc biệt Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm lớn buôn bán và tổ chức sử dụng ma túy (chiếm 51,06% tổng số vụ và 56,4% tổng số đối tượng phạm tội về ma túy bị phát hiện thời gian qua).

1.3. Thành phần nghiện ma túy cũng đa dạng hơn trước rất nhiều, không chỉ tập trung ở nhóm thanh thiếu niên không nghề nghiệp như trước đây mà đã lây lan ra nhiều thành phần trong xã hội, trong đó có học sinh, sinh viên và công nhân lao động. Năm 1998 toàn quốc đã phát hiện được gần 3000 học sinh, sinh viên ở 56 tỉnh thành nghiện ma túy. Theo báo cáo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam 6/2002, số người nghiện là công nhân lao động là 13.500 người (chiếm tỷ lệ 13,15% tổng số người nghiện có hồ sơ quản lý, số người nghiện ma túy là nữ cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt ở đối tượng gái mại dâm hiện nay khoảng 43,1% (nguồn: Báo an ninh Thủ đô 30/8/2002).

1.4. Loại ma túy sử dụng thay đổi từ các loại truyền thống như thuốc phiện (phía Bắc), bồ đà và tấn dược có chất ma túy thông thường (phía Nam) sang các loại ma túy nặng, độc hại và nguy hiểm như Hêrôin, amphetamon estasy v.v... Nếu như tỷ lệ dùng Hêrôin năm 1994 là 1,4% thì năm 2001 đã tăng lên 70-80% ở các thành phố và đô thị.

1.5. Tình trạng tội phạm trong đối tượng nghiện càng ngày càng gia tăng. Đa số đối tượng nghiện có tiền án tiền sự, liên quan tới tội phạm hình sự. Do sự bức bách để có tiền mua ma túy; đối tượng nghiện trộm cắp, cướp giật và không ít người đã không từ một thủ đoạn nào để phạm tội, thậm chí giết cả người thân ruột thịt.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí