Sơ Đồ Bộ Máy Thanh Tra, Giám Sát Ttck Việt Nam Trước 3/2008


nhiên, hiện tại, chức năng giám sát còn thuộc các Ban chức năng của UBCK, Ban Giám sát (Thành lập tháng 3/2008) và Thanh tra UBCK.

Ơ

Chánh thanh tra

Phòng giám sát công ty phát hành và công bố thông tin


Phòng kiểm tra kế toán.


Phòng giám sát công ty chứng khoán


Phòng giám sát công ty quản lý đầu tư.


Phòng tổng hợp nhân sự


Phòng giám sát thị trường.


Phòng xem xét giải quyết khiếu nại.


Phòng cưỡng chế.

Các phó chánh thanh tra


(Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà nước – www.ssc.gov.vn)


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy thanh tra, giám sát TTCK Việt Nam trước 3/2008

Thứ ba, các tổ chức tự quản. Ở Việt Nam, tổ chức tự quản có chức năng giám sát giao dịch chứng khoán trên TTCK là SGDCK, còn HHKDCK không có chức năng này. Theo Quy chế 127, xét trên giác độ chủ thể giám sát, SGDCK là tổ chức tự quản có vai trò giám sát các giao dịch chứng khoán trong phạm vi các hoạt động của SGDCK. Đồng thời, SGDCK cũng là đối tượng giám sát của UBCKNN trong hoạt động giám sát giao dịch chứng khoán.

Như vậy, trước khi có Quy chế 127, tức là trước thời điểm 31/12/2008, mô hình giám sát giao dịch chứng khoán trên TTCK Việt Nam chưa được xác lập chính


thức. Hiện nay, Quy chế giám sát giao dịch chứng khoán đang trong giai đoạn triển khai thực hiện bước đầu, nhiều vấn đề của Quy chế còn cần được cụ thể hóa như xác lập rõ hơn mô hình, cơ chế giám sát và các điều kiện để thực hiện mô hình, cơ chế giám sát này.

2.2.3. Thực trạng giám sát giao dịch chứng khoán trên SGDCK TPHCM của UBCKNN

Nghiên cứu khái quát về giám sát giao dịch trên TTCKVN, có thể thấy rằng trong một thời gian dài, hoạt động giám sát chưa được chú trọng đúng mức. Từ khi bắt đầu hoạt động tháng 7/2000 cho đến trước tháng 3/2008, TTCKVN chưa có cơ quan chuyên trách giám sát thị trường, chức năng giám sát chủ yếu nằm ở Thanh tra và các ban chức năng, việc giám sát giao dịch vừa thuộc thẩm quyền của UBCKNN, vừa thuộc thẩm quyền của SGDCK, TTGDCK.

Theo Quyết định số 259/QĐ-UBCK ngày 27/9/2004 của Chủ tịch UBCKNN về việc ban hành Quy trình phân định trách nhiệm giữa Trung tâm Giao dịch Chứng khoán với các đơn vị chức năng của ủy ban Chứng khoán Nhà nước, một số nội dung liên quan đến quyền hạn trong hoạt động giám sát giao dịch chứng khoán trên TTGDCK TPHCM của UBCKNN như sau:

- UBCKNN (Thanh tra) có trách nhiệm:

+ Điều tra, kết luận các dấu hiệu giao dịch có vi phạm trên thị trường;

+ Áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo hoạt động giao dịch trên thị trường theo đúng chế độ quy dịnh, bảo vệ các nhà đầu tư.

- UBCKNN (Ban Quản lý Kinh doanh) có trách nhiệm:

+ Giám sát thực thi đối với các CTCK và người có chứng chỉ hành nghề tuân thủ các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các điều kiện được cấp giấy phép;

+ Tổng hợp báo cáo giám sát các CTCK, người có chứng chỉ hành nghề theo

định kỳ;

+ Đề xuất các biện pháp nhằm yêu cầu chấn chỉnh các CTCK thực hiện theo chế độ quy định.


- UBCKNN (Ban Quản lý Phát hành) có trách nhiệm:

+ Phối hợp giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết của các tổ chức niêm yết trên thị trường tập trung;

+ Phối hợp giám sát việc thực hiện công bố thông tin, chế độ báo cáo của tổ chức niêm yết;

+ Giám sát việc thực hiện quy định về quản trị công ty, điều lệ mẫu;

+ Tổng hợp báo cáo giám sát các tổ chức niêm yết định kỳ;

+ Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường thực thi các văn bản pháp luật đối với tổ chức niêm yết.

Trong khoảng thời gian này, do cơ chế không rõ ràng và do sự thiếu hụt về các điều kiện đảm bảo nên hoạt động giám sát giao dịch chứng khoán được thực hiện manh mún, thiếu tính hệ thống, giám sát giao dịch chứng khoán chỉ được tiến hành theo đơn thư khiếu nại, vì vậy, không đạt được mục tiêu phát triển TTCK một cách lành mạnh, minh bạch và hiệu quả.

Từ tháng 3/2008, Ban Giám sát thuộc UBCKNN được thành lập, thực hiện chức năng giám sát thị trường chứng khoán. Đồng thời, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM được thành lập tháng 5/2007 trên cơ sở TTGDCK TPHCM cũng tạo tiền đề để giám sát giao dịch chứng khoán một cách hiệu quả hơn. Sau thời gian khá dài chuẩn bị, Quy chế giám sát giao dịch chứng khoán trên TTCKVN được Bộ Tài chính ban hành ngày 31/12/2008 (tại Quyết định số 127/QĐ-BTC). Quy chế này là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng hệ thống giám sát, tổ chức hoạt động giám sát một cách hệ thống hơn. Như đã đề cập ở các phần trên, do mới được ban hành nên việc thực hiện mới dừng ở giai đoạn triển khai và cần thêm thời gian để đánh giá tác động của Quy chế này đến hoạt động giám sát giao dịch trên TTCKVN.

Theo Quy chế giám sát giao dịch chứng khoán, tổ chức bộ máy giám sát trên TTCK ở Việt Nam được chia làm 2 cấp, bao gồm Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước SGDCK, TTGDCK. Theo đó, nội dung giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bao gồm:

- Giám sát SGDCK, TTGDCK trong việc thực hiện giám sát giao dịch chứng khoán.


- Giám sát việc ban hành, thực hiện quy định, quy trình đặt lệnh, chuyển lệnh giao dịch chứng khoán cho khách hàng của CTCK, việc thực hiện chế độ kiểm soát nội bộ, thực hiện đạo đức nghề nghiệp của các CTCK liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán.

- Giám sát công bố thông tin liên quan đến giao dịch chứng khoán của các tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty đại chúng, CTCK, nhà đầu tư.

- Giám sát việc cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán của các đối tượng giám sát.

Với những nội dung trên, UBCKNN giám sát giao dịch chứng khoán qua các phương thức sau:

- Giám sát giao dịch chứng khoán thông qua hệ thống máy tính giám sát giao dịch kết nối với Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán nhằm phát hiện giao dịch bất thường.

- Giám sát giao dịch chứng khoán dựa trên thông tin từ các nguồn:

+ Báo cáo giám sát giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán;

+ Báo cáo của các CTCK;

+ Báo cáo của các công ty đại chúng;

+ Báo cáo, phản ánh của các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán;

+ Các nguồn tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, tin đồn;

+ Các nguồn thông tin khác.

- Kiểm tra định kỳ theo kế hoạch giám sát giao dịch chứng khoán hàng năm; kiểm tra bất thường đối với các đối tượng giám sát thông qua việc phát hiện các giao dịch bất thường, theo báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và của các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch và cung cấp các dịch vụ giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

Đồng thời với sự hoàn thiện hơn về cơ cấu tổ chức và cơ chế giám sát, trong giai đoạn từ đầu năm 2007 đến nay, UBCKNN đã đẩy mạnh hơn các hoạt động


giám sát, thanh tra, xử phạt, nhằm tăng cường hơn tính công khai, minh bạch và công bằng của TTCKVN [44].

Với những bước phát triển như đã phân tích ở trên, hiệu quả của hoạt động giám sát giao dịch trên TTCKVN thời gian qua ngày càng được nâng cao hơn. Điều này thể hiện rõ qua số liệu các trường hợp vi phạm được phát hiện, điều tra và xử lý. Trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu hoạt động đến hết năm 2006, rất ít vi phạm bị xử lý, nếu có, đều bắt nguồn từ khiếu nại, tố cáo của công chúng. Từ năm 2007, số vi phạm bị xử lý tăng vọt lên 82 trường hợp, năm 2008 là 124 trường hợp.

Bảng 2.4: Các trường hợp vi phạm trên TTCKVN đã bị xử phạt từ năm 2007 đến hết quý I/2009


Hành vi vi phạm

2007

2008

Quý I/2009

Số vi phạm bị

xử lý


Tỷ lệ

Số vi phạm bị

xử lý


Tỷ lệ

Số vi phạm bị

xử lý


Tỷ lệ

1. Vi phạm các quy định về công ty đại chúng, chào bán chứng khoán ra công chúng chế độ báo cáo và công bố thông tin của công ty đại chúng, công

ty niêm yết


52


63,41%


94


75,8%


15


60%

2. Giao dịch giả tạo; thao túng thị trường; thực hiện giao dịch chứng khoán mà không báo cáo của các cổ

đông nội bộ công ty niêm yết


21


25,61%


19


15,3%


9


36%

3. Vi phạm các quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán của các CTCK, chế độ báo và công bố thông tin của

CTCK


9


10,98%


11


8,9%


1


16%

Tổng số

82

100%

124

100%

25

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 267 trang tài liệu này.

Giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 13


(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Thanh tra UBCKNN)


Số liệu các vi phạm trong năm 2007, 2008 và quý I/2009 được thể hiện trên biểu đồ 2.13.

140


120


100


80


60


40

Vi phạm 1

Vi phạm 2

Vi phạm 3 Tổng số

20


0

2007

2008

Quý I/2009


(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Thanh tra UBCKNN)


Biểu đồ 2.13: Số vi phạm đã bị xử phạt từ năm 2007 đến hết quý I/2009

Tuy nhiên, phương thức giám sát giao dịch chứng khoán của UBCKNN quy

định tại Quy chế 127 đang gặp phải những vấn đề khó khăn rất lớn.

Một là, phương thức giám sát giao dịch chứng khoán thông qua hệ thống máy tính giám sát giao dịch kết nối với Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán nhằm phát hiện giao dịch bất thường, trong thời điểm hiện tại là không khả thi do những vấn đề về hạ tầng công nghệ thông tin và yêu cầu về bảo mật dữ liệu của các SGDCK.

Hai là, phương thức giám sát giao dịch chứng khoán dựa trên thông tin từ các nguồn báo cáo và thu thập qua các phương tiện thông tin đại chúng, tin đồn, hiện tại, mới chỉ thực hiện được thông qua báo cáo từ SGDCK, CTCK, CTNY và bước đầu theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đến tháng 4/2009, Ban Giám sát của UBCKNN có 19 cán bộ, trong đó có 3 lãnh đạo và 16 nhân viên, hưởng lương theo ngạch bậc công chức nhà nước [48]. Với lực lượng nhân sự hiện tại, việc tổng hợp thông tin từ các nguồn trên đã chiếm hết thời gian làm việc, trong khi đó, yêu cầu về kiểm định thông tin báo cáo, thu thập và xử lý tin đồn đang là một thách thức lớn.


Ba là, phương thức giám sát thông qua kiểm tra cũng gặp nhiều khó khăn. Với nguồn nhân lực như đã đề cập ở trên, với cơ chế tài chính của ngân sách nhà nước cho con người và các khoản chi thường xuyên khác, phương thức giám sát này thực sự bất cập so với đối tượng giám sát là 2 SGDCK, trên 340 CTNY, trên 100 CTCK, 42 công ty quản lý quỹ, 30 QĐT chứng khoán và nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán khác.

Trên cơ sở phân tích thực trạng giám sát giao dịch chứng khoán trên SGDCK TPHCM của UBCKNN, trong phần tiếp theo, luận án sẽ tiếp tục phân tích thực trạng giám sát giao dịch chứng khoán trên SGDCK TPHCM của chủ thể giám sát khác trong mô hình giám sát, đó là các tổ chức tự quản.

2.2.4. Thực trạng giám sát giao dịch chứng khoán trên SGDCK TPHCM của các tổ chức tự quản

2.2.4.1. Nội dung và phương thức giám sát

Tại Việt Nam, tổ chức tự quản thực hiện chức năng giám sát giao dịch chứng khoán là SGDCK, TTGDCK, còn HHKDCK chưa có chức năng này. Như đã đề cập ở các phần trên, SGDCK TPHCM, tiền thân là TTGDCK TPHCM là tổ chức tự quản có chức năng giám sát giao dịch chứng khoán trên SGDCK TPHCM.

Ở giai đoạn trước khi TTGDCK TPHCM, với mô hình là đơn vị sự nghiệp thuộc UBCKNN, chuyển thành SGDCK TPHCM, với mô hình là công ty TNHH Nhà nước một thành viên, hoạt động giám sát của TTGDCK TPHCM được thực hiện không hiệu quả, không được phân quyền rõ ràng, vì vậy, không đủ cơ chế để giám sát giao dịch chứng khoán. Trong Quy trình phân định trách nhiệm giữa Trung tâm Giao dịch Chứng khoán với các đơn vị chức năng của UBCKNN, ban hành kèm theo Quyết định số 259/2004/QĐ-UBCK của Chủ tịch Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước, TTGDCK TPHCM thực hiện giám sát theo những nội dung sau:

- Đối với hoạt động giám sát giao dịch hàng ngày:

+ Tổ chức thực hiện giám sát các hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán để kịp thời phát hiện “giao dịch nghi vấn” có dấu hiệu vi phạm giao dịch nội gián, thao túng thị trường hoặc vi phạm công bố thông tin;


+ Tổ chức thu thập các chứng cứ có liên quan báo cáo UBCKNN;

+ Xây dựng các mẫu giao dịch và tham số cảnh báo phù hợp với hoạt động giao dịch trong từng giai đoạn phát triển của thị trường.

- Đối với hoạt động giám sát CTCK thành viên:

+ Giám sát việc chấp hành quy chế thành viên và những người đại diện giao dịch chứng khoán tại TTGDCK theo chế độ quy định đối với thành viên TTGDCK.

+ Báo cáo UBCKNN các dấu hiệu vi phạm của các thành viên, các đại diện giao dịch tại TTGDCK.

+ Yêu cầu thành viên và các đại diện giao dịch chứng khoán tại TTGDCK tuân thủ theo Quy chế thành viên TTGDCK hoặc phối hợp với UBCKNN trong việc cưỡng chế thành viên và đại diện giao dịch thực thi theo đúng chế độ quy định.

- Đối với hoạt động giám sát các tổ chức niêm yết:

+ Trực tiếp giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết tại TTGDCK theo chế độ

quy định: giám sát việc thay đổi niêm yết, hủy bỏ niêm yết và niêm yết lại;

+ Trực tiếp giám sát việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin đối với các tổ chức niêm yết;

+ Giám sát giao dịch của các cổ đông nội bộ, giao dịch cổ phiếu quỹ; thâu tóm tổ chức niêm yết; giao dịch chào mua công khai.

Với các nội dung trên, hoạt động giám sát giao dịch trên TTGDCK TPHCM trong giai đoạn này được tiến hành thông qua ba phương thức chủ yếu sau [22]:

- Thứ nhất là, phương pháp phân tích giúp phát hiện các chứng khoán có giao dịch bất thường, phát hiện dấu hiệu vi phạm các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán làm căn cứ để kiểm tra;

- Thứ hai là, phương pháp so sánh, đối chiếu giúp tìm ra mối liên hệ, liên kết giữa các sự kiện và tìm bằng chứng để trên cơ sở đó đề nghị thanh tra UBCKNN tiến hành kiểm tra, điều tra đối với các hành vi bị cấm và hạn chế đã được phát hiện;

- Thứ ba là, phương pháp thống kê nhằm tìm ra những xu hướng biến động chung cho từng loại chứng khoán, từng ngành hoặc của cả thị trường, bổ trợ cho công tác phân tích chứng khoán.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2023