Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs) - 5

tới các bên tranh chấp trong vòng 2 tuần kể từ khi Ban hội thẩm có kết luận ở giai đoạn rà soát giữa kỳ, sau khi được dịch sang các ngôn ngữ chính thức của WTO (ba ngôn ngữ chính thức của WTO là tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha), và được lưu chuyển tới các thành viên, trở thành tài liệu chính thức của vụ việc. Trong trường hợp nhiều bên khiếu nại với một Panel duy nhất, thì phải gửi các báo cáo riêng biệt cho các bên khi có yêu cầu [56, Điều 9.2].

DSM rất chú trọng tới thời gian, thời hạn giải quyết vụ việc, với mục tiêu kịp thời giải quyết các tranh chấp. Theo quy định, Ban hội thẩm phải ban hành báo cáo trong khoảng thời gian 06 tháng kể từ khi được thành lập, trong trường hợp khẩn cấp (những trường hợp liên quan đến hàng dễ hỏng) Ban hội thẩm phải cố gắng đưa ra bản báo cáo trong vòng 03 tháng kể từ khi được thành lập [56, Điều 12.7]. Trong trường hợp, Ban hội thẩm không thể đưa ra bản báo cáo trong vòng 06 tháng (hoặc 03 tháng trong trường hợp khẩn cấp), thì phải thông báo tới DSB bằng văn bản, nêu rõ lý do trì hoãn cùng với khoảng thời gian dự kiến đưa ra báo cáo. Thời gian thành lập ban hội thẩm cho tới khi báo cáo cuối cùng được chuyển tới các thành viên không được vượt quá 09 tháng [56, Điều 12.9]. Ban hội thẩm cũng có thể đình chỉ việc giải quyết vụ việc theo yêu cầu của các bên tại bất kỳ thời điểm nào, trong khoảng thời gian không quá 12 tháng. Việc đình chỉ vụ việc thường để cho các bên cùng nhau thỏa thuận đưa ra giải pháp chung thống nhất. Nếu công việc của Panel bị tạm ngừng hơn 12 tháng thì thẩm quyền của Ban hội thẩm sẽ hết thời hiệu, vụ tranh chấp sẽ chấm dứt. Và các bên muốn theo đuổi lại vụ kiện phải thực hiện theo thủ tục của một vụ kiện mới [56, Điều 12.12].

Thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm

Mặc dù báo cáo của Ban hội thẩm đưa ra nội dung tranh chấp, kết quả, kết luận đối với các bên, tuy nhiên nó chỉ có hiệu lực ràng buộc sau khi được DSB thông qua. Đây là lý do tại sao DSU miêu tả chức năng của Ban hội thẩm là giúp DSB làm tròn trách nhiệm theo DSU và các hiệp định có liên quan. Do đó, Panel cần phải phải đánh giá một cách khách quan về các vấn đề được nêu ra, gồm việc đánh giá các tình tiết của vụ việc, việc áp dụng phù hợp các biện pháp theo quy định

của các hiệp định có liên quan và đưa ra nhận xét, kết luận khác có thể giúp DSB đưa ra khuyến nghị hoặc phán quyết phù hợp với quy định của WTO [56, Điều 11].

DSU quy định DSB phải thông qua báo cáo không sớm hơn 20 ngày (thời gian 20 ngày để các thành viên xem xét báo cáo của Panel) và không quá 60 ngày kể từ khi báo cáo được chuyển đến các thành viên. Trừ khi một bên tranh chấp chính thức thông báo tới DSB về việc kháng cáo hoặc DSB dựa trên nguyên tắc đồng thuận phủ quyết (không thông qua báo cáo) [56, Điều 16.4].

Nếu không có kháng cáo, quy trình giải quyết tranh chấp ngay lập tức sẽ chuyển sang giai đoạn thực hiện sau khi DSB thông qua báo cáo của Ban hội thẩm. Còn nếu có kháng cáo thì vụ kiện sẽ được xem xét lại ở cấp Phúc thẩm.

Quy định về xem xét của cấp Phúc thẩm

DSU không có nhiều quy định đối với quá trình xem xét lại của cấp phúc thẩm, ngoại trừ Điều 16.4 của DSU có tham chiếu tới việc thông báo quyết định của bên đưa ra kháng cáo và Điều 17 liên quan đến tới cơ cấu, chức năng và thủ tục của Cơ quan phúc thẩm. Tuy nhiên, một số quy định chung trong DSU được áp dụng đối với cả giai đoạn xem xét của Panel và phúc thẩm, ví dụ Điều 1, 3, 18 và 19 của DSU. Ngoài ra, Cơ quan phúc thẩm đã thông qua Thủ tục làm việc riêng đối với xem xét phúc thẩm trên cơ sở ủy quyền và thủ tục quy định trong Điều 17.9 DSU.

Những thủ tục này bao gồm các quy định chi tiết đối với kháng cáo và quy định từ trách nhiệm, nghĩa vụ các thành viên của Cơ quan phúc thẩm cho đến thời hạn nộp các tài liệu đệ trình. Lưu ý rằng thủ tục làm việc này khác với thủ tục làm việc của Ban hội thẩm [56, Phụ lục 03]. Cơ quan Phúc thẩm đã xây dựng quy trình thủ tục của mình lần đầu tiên vào năm 1996 trong tài liệu WT/AB/WP/1 của WTO (sau đây gọi là Thủ tục làm việc của Cơ quan phúc thẩm). Thủ tục làm việc quy định chi tiết cho việc kháng cáo, bao gồm nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên Cơ quan Phúc thẩm, thời hạn làm việc cụ thể.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Tuy DSU không quy định cụ thể hạn chót cho việc kháng cáo, nhưng Điều

16.4 DSU ngụ ý rằng nó phải được thực hiện trước khi DSB thông qua báo cáo (sớm nhất là 20 ngày hoặc chậm nhất là 60 ngày), nghĩa là tùy thuộc vào từng

Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs) - 5

trường hợp cụ thể kháng cáo có thể được đưa ra bất cứ thời điểm nào có thể sớm hơn 20 ngày hoặc cũng có thể là 60 ngày, với điều kiện báo cáo chưa được DSB thông qua. Vì vậy, bên thắng kiện có thể dựa vào đó rút ngắn thời gian kháng cáo bằng cách đưa nội dung thông qua báo cáo vào chương trình nghị sự của DSB (nếu cuộc họp đó diễn ra sau 20 ngày kể từ khi báo cáo được chuyển tới các thành viên). Thông báo kháng cáo là một tuyên bố ngắn gọn nêu lên việc kháng cáo bao gồm, các cáo buộc về sai sót đối với những vấn đề pháp lý và giải thích pháp luật của Ban hội thẩm. Thông báo kháng cáo cũng sẽ trở thành một tài liệu chính thức mang ký hiệu WT/DS#/#. Thủ tục làm việc cho phép bên kháng cáo rút lại kháng cáo bất kỳ lúc nào. Bên kháng cáo sau khi rút đơn vẫn có thể nộp lại đơn, tuy nhiên cần phải bảo đảm về mặt thời gian.

Điều 16.4 của DSU quy định chỉ có các bên tranh chấp (nguyên đơn và bị đơn), không phải là các bên thứ ba mới có quyền kháng cáo. Có thể có hai hay nhiều kháng cáo đối với cùng vấn đề tương tự: một từ bên thua và một từ bên thắng không nhất trí với phần lý lẽ lập luận của Ban hội thẩm. Thủ tục làm việc của Cơ quan phúc thẩm cũng đề cập đến hai lựa chọn về cách thức nhiều kháng cáo có thể được nộp: một là, bên kháng cáo nộp thông báo kháng cáo cùng với việc giải trình của mình, đồng thời bên khác cũng đưa kháng cáo với lập luận riêng của mình về vấn đề đó. Hình thức kháng cáo này được gọi là “kháng cáo khác” hoặc “kháng cáo chéo”; hai là, có hai hay nhiều bên sử dụng quyền kháng cáo. Nếu cả hai bên tham gia tranh chấp phản đối báo cáo của Ban hội thẩm thì mỗi bên trong cùng thời gian vừa là bên kháng cáo lại vừa là bên bị kháng cáo nhưng thường là đối với các phần khác nhau trong báo cáo. Bên thứ ba có thể tham gia với tư cách như những quan sát viên thụ động tại buổi tranh luận/phiên xét xử, với sự đồng ý của các bên.

Phạm vi, đối tượng của kháng cáo

Kháng cáo chỉ hạn chế trong phạm vi các vấn đề pháp lý, chỉ các vấn đề pháp lý được nêu trong báo cáo và việc giải thích pháp luật của Panel [56, Điều 17.6]. Một kháng cáo không thể đưa ra các vấn đề về tình tiết thực tế của báo cáo, ví dụ: việc yêu cầu kiểm tra bằng chứng thực tế mới hoặc bằng cách xem xét lại bằng chứng hiện có (đây là nhiệm vụ của Ban hội thẩm).

Thủ tục xét xử phúc thẩm

Chậm nhất 10 ngày sau khi nộp thông báo kháng cáo, bên kháng cáo phải nộp các tài liệu bằng văn bản, trong đó đưa ra chi tiết các lý lẽ pháp lý giải thích tại sao Ban hội thẩm có sai sót và kết luận, phán quyết nào mà bên kháng cáo muốn Cơ quan phúc thẩm cần phải đưa ra xem xét. Thời gian 10 ngày là có vẻ ngắn đối với các bên để chuẩn bị các tài liệu kháng cáo, tuy nhiên các bên có thể chuẩn bị các tài liệu này ngay từ giai đoạn rà soát giữa kỳ, khi báo cáo tạm thời được gửi tới các bên. Trong vòng 25 ngày kể từ ngày có thông báo kháng cáo, bên bị kháng cáo phải nộp tài liệu giải trình để phản hồi lại những lý lẽ do bên kháng cáo đưa ra, phải nêu rõ chi tiết liệu có hay không và theo căn cứ pháp lý để bác kháng cáo, đồng thời phải đưa ra lý lẽ về phạm vi đồng ý và không đồng ý với quyết định của Ban hội thẩm, trong thời gian này bên thứ ba cũng phải nộp các văn bản đệ trình nêu rõ quan điểm của mình.

Trong khoảng 30 - 45 ngày kể từ ngày có thông báo kháng cáo, Hội đồng xét xử của Cơ quan phúc thẩm được phân công xem xét sẽ tổ chức phiên điều trần nhưng được giữ bí mật [56, Điều 17.10]. Tại phiên điều trần này, các bên tham gia kháng cáo (bao gồm cả bên thứ ba) sẽ trình bày một cách ngắn gọn ý kiến của mình. Sau đó Hội đồng xét xử sẽ đặt ra những câu hỏi tới các bên (tương tự như các phiên điều trần chính thức của Panel). Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa 2 phiên họp của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm. Cụ thể là:

- Cơ quan phúc thẩm chỉ tiến hành một phiên điều trần để xem xét kháng cáo;

- Các bên chỉ được phát biểu một cách ngắn gọn đệ trình của mình;

- Phiên điều trần này chỉ diễn ra trong thời gian không quá một ngày;

- Các bên tham gia không được đặt các câu hỏi trực tiếp tại phiên họp.

Nghị án và chuẩn bị báo cáo của Cơ quan phúc thẩm

Sau phiên điều trần, Hội đồng xét xử sẽ trao đổi quan điểm về các vấn đề đưa ra trong kháng cáo với 4 thành viên khác của Cơ quan phúc thẩm (không tham gia Hội đồng xét xử này). Việc trao đổi quan điểm như vậy nhằm bảo đảm hiệu quả của

nguyên tắc làm việc tập thể và bảo đảm nhất quán, gắn kết các án lệ của Cơ quan phúc thẩm. Nếu không bảo đảm được nguyên tắc này có thể sẽ có các án lệ không nhất quán hoặc khác nhau và sẽ làm mất đi tính an toàn và dự đoán trước được của hệ thống thương mại đa phương [56, Điều 3.2]. Các thành viên của Cơ quan phúc thẩm và Hội đồng xét xử phải cố gắng đưa ra quyết định trên cơ sở đồng thuận. Nếu điều này không thể, việc biểu quyết theo đa số sẽ được tiến hành. Tất cả quá trình nghị án của Cơ quan phúc thẩm đều được giữ bí mật [56, Điều 7.10], đồng thời không có giai đoạn xem xét tạm thời (không có báo cáo giữa kỳ trong quá trình phúc thẩm). Sau khi báo cáo được thông qua lần cuối và được ký bởi các thành viên thì báo cáo sẽ được dịch ra các ngôn ngữ chính thức khác của WTO.

Kết luận và kiến nghị của Cơ quan phúc thẩm

Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm gồm phần mô tả, phần nhận định và quyết định. Cụ thể như sau:

- Phần mô tả bao gồm: thông tin chung về các tình tiết thực tế, các vấn đề về thủ tục của tranh chấp và tóm tắt các lý lẽ của các bên và bên thứ ba;

- Phần nhận định và quyết định: Cơ quan phúc thẩm giải quyết chi tiết từng vấn đề được kháng cáo, nêu chi tiết các kết luận và lý do, lập luận cho từng kết luận đó và tuyên rõ là có giữ nguyên hay không các nhận định và kết luận bị kháng cáo hoặc sửa đổi hoặc bác bỏ. Phần này cũng bao gồm những kết luận bổ sung thích hợp, ví dụ có hay không việc bên bị khiếu kiện có vi phạm một quy định khác của WTO so với quy định vi phạm được Ban hội thẩm đưa ra.

Khi kết luận là các biện pháp không phù hợp với hiệp định thì Cơ quan phúc thẩm đề nghị thành viên liên quan đưa các biện pháp đó sao cho phù hợp với các nghĩa vụ của hiệp định liên quan. Trên thực tế, cơ quan phúc thẩm thường tư vấn các bên nên đạt được một thỏa thuận để giải quyết tranh chấp phù hợp với các Hiệp định. Cuối cùng, báo cáo của Cơ quan phúc thẩm được chuyển tới các thành viên WTO và trở thành tài liệu công khai mang mã số WT/DS#/AB/R.

Liên quan đến các nội dung về báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, DSU quy định rằng Cơ quan Phúc thẩm phải giải thích và giải quyết từng vấn đề pháp lý liên

quan tới những nội dung trong báo cáo của Panel đã bị kháng cáo. Có hai cách tiếp cận phổ biến trong thủ tục của nhiều Hội đồng phúc thẩm khi Hội đồng chỉ có thẩm quyền hạn chế đối với các vấn đề pháp luật: Một là, phải quyết định những vấn đề còn lại cần giải quyết ở cấp phúc thẩm. Hai là, gửi lại hồ sơ vụ kiện này cho cơ quan/người xem xét tình tiết (Ban hội thẩm). Thẩm quyền gửi vụ kiện trở lại cấp thấp hơn được gọi là thẩm quyền hủy quyết định và gửi trả lại hồ sơ, tuy nhiên điều này lại không tồn tại trong hệ thống WTO. Do đó, việc quyết định các vấn đề còn lại trở nên bắt buộc và cần thiết trong WTO. Trong nhiều trường hợp, Cơ quan phúc thẩm đã thực hiện việc “phân tích pháp lý” nhằm giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra khi việc điều tra và thu thập tình tiết trong báo cáo của Panel phải đầy đủ hoặc các tình tiết không bị tranh chấp trong báo cáo cho phép Cơ quan phúc thẩm đưa ra và quyết định về những vấn đề còn lại, nếu không đáp ứng được các điều kiện này, Cơ quan phúc thẩm không thể hoàn thành việc phân tích pháp lý bởi vì không được phép đưa ra quyết định về tình tiết mới.

Thời hạn hoàn thành việc xét xử phúc thẩm

Thủ tục xem xét phúc thẩm phải được hoàn tất trong vòng 60 ngày, và trong mọi trường hợp không được quá 90 ngày kể từ ngày ra thông báo kháng cáo. Khi thời gian xem xét phúc thẩm nhiều 60 ngày, Cơ quan Phúc thẩm phải thông báo cho DSB, nêu những lý do cho sự chậm trễ và đưa ra một khoảng thời gian dự kiến thông qua báo cáo [56, Điều 17.5]. Trong một vài trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt, và với sự đồng ý của những bên tham gia, Cơ quan Phúc thẩm ban hành báo cáo chậm nhất trong vòng 90 ngày. Trên thực tế, hầu hết việc lưu hành báo cáo thường được diễn ra sau 90 ngày, bởi vì việc hoàn thiện quy trình trong vòng 60 ngày là không khả thi trong thực tế, khi mà các đệ trình cuối cùng được nộp vào ngày thứ 25, buổi xét xử (điều trần) sẽ diễn ra vào ngày 30-40, và khoảng thời gian còn lại là quá ít vừa để cơ quan phúc thẩm đưa ra báo cáo của mình và vừa hoàn thành công việc dịch báo cáo sang các thứ tiếng khác để gửi tới các thành viên.

Thông qua báo cáo của Cơ quan phúc thẩm

DSB phải thông qua báo cáo của Cơ quan phúc thẩm và các bên phải chấp

nhận vô điều kiện, trừ khi DSB thống nhất quyết định không thông qua báo cáo này (trên nguyên tắc đồng thuận nghịch) trong vòng 30 ngày sau khi báo cáo được gửi cho các thành viên. Giống như việc thông qua báo cáo của Ban hội thẩm, nếu trong thời gian này không có chương trình nghị sự của DSB diễn ra thì DSB phải tổ chức một cuộc họp để thông qua báo cáo [56, Điều 17.14].

Mặc dù Điều 17.14 của DSU không đề cập tới báo cáo của ban hội thẩm, tuy nhiên cần phải hiểu rằng báo cáo của ban hội thẩm và của cơ quan phúc thẩm sẽ cùng được thông qua sau khi cơ quan phúc thẩm phê chuẩn đồng ý; sửa đổi hoặc bác bỏ những nội dung trong Báo cáo của Ban hội thẩm.

Việc thực thi phán quyết của “bên thua kiện”

Điều 3.7 của DSU quy định rằng trong trường hợp không có một thỏa thuận về giải pháp mà hai bên đạt được để giải quyết tranh chấp thì mục tiêu đầu tiên của cơ chế giải quyết tranh chấp là nhằm bảo đảm thu hồi các biện pháp đã vi phạm, không phù hợp với hiệp định WTO. Điều 21.1 DSU cũng cho biết thêm rằng các bên cần phải tuân thủ đầy đủ và kịp thời các khuyến nghị hoặc phán quyết của DSB, đây là một nhân tố cần thiết để bảo đảm tính hiệu quả của DSM. Do vậy, nhiệm vụ đầu tiên của bên “thua kiện” là thông báo cho DSB tại cuộc họp trong vòng 30 ngày sau khi các báo cáo được thông qua về dự định thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB [56, Điều 21.3]. Trên thực tế việc tuân thủ ngay lập tức các khuyến nghị và phán quyết của DSB đối với các thành viên là điều không thực tế, nếu có vi phạm về các biện pháp trong pháp luật thành viên đó thì nhất thiết phải có thời gian để thay đổi. Các quốc gia liên quan thường tuyên bố rằng họ không thể ngay lập tức thực hiện được các khuyến nghị đó.

Để xác định thời hạn hợp lý, được tính từ ngày thông qua các báo cáo, Điều

21.3 của DSU chỉ rõ ba cách thức khác nhau. Đó là:

- Do thành viên liên quan đề xuất và được DSB phê chuẩn đồng thuận;

- Được các bên tranh chấp cùng nhất trí trong vòng 45 ngày sau khi thông qua các báo cáo; và

- Được xác định bởi trọng tài.

Trong trường hợp, DSB không chấp thuận các đề xuất của các bên, hoặc các

bên không thể thống nhất được thời gian hợp lý thì các bên có thể xác định thời gian thông qua quyết định của trọng tài [56, Điều 21.3]. Một trong các bên sẽ gửi yêu cầu trọng tài xác định thời gian thực hiện tới Tổng Giám đốc WTO. Nếu các bên không thống nhất được trọng tài viên (một cá nhân hoặc một nhóm người), thì Tổng Giám đốc chỉ định các trọng tài viên trong vòng 10 ngày, sau khi đã tham vấn các bên. Trong thời gian 90 ngày kể từ khi báo cáo được thông qua trọng tài viên phải xác định khoảng thời gian hợp lý để thực hiện và khoảng thời gian đó không được vượt quá 15 tháng. Hoặc nếu Ban hội thẩm hoặc cơ quan phúc thẩm xét thấy cần phải kéo dài thời gian thực hiện thì thời gian đó phải được cộng vào khoảng thời gian mà trọng tài đưa ra với điều kiện không được vượt quá 18 tháng [56, Điều 21.4]. DSB là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi các báo cáo [56, Điều 2].

Trong trường hợp các bên không thực hiện phán quyết

Nếu bên thua kiện không điều chỉnh biện pháp của mình phù hợp với các nghĩa vụ WTO trong thời hạn hợp lý, bên thắng kiện có quyền sử dụng các biện pháp tạm thời, có thể là yêu cầu bồi thường hoặc đình chỉ các nghĩa vụ. Các biện pháp tạm thời này không được ưu tiên hơn việc thực hiện đầy đủ các khuyến nghị và phán quyết của DSB.

Bồi thường: Nếu các thành viên không thực hiện việc tuân thủ các khuyến nghị, kết luận của cơ quan xét xử để đưa các biện pháp đã vi phạm cho phù hợp với các Hiệp định trong WTO trong khoảng thời gian hợp lý, thì bên thua kiện phải đàm phán với bên thắng kiện nhằm đưa ra một thỏa thuận bồi thường có thể chấp nhận được giữa hai bên [56, Điều 22.2]. Việc bồi thường này không có nghĩa là bên thua kiện phải thanh toán một khoản tiền, mà đúng hơn bên thua kiện sẽ phải đưa ra một lợi ích tương ứng với lợi ích đã bị triệt tiêu hoặc phương hại do các biện pháp mà họ áp dụng. Các bên tranh chấp phải thống nhất về bồi thường và phải phù hợp với các hiệp định trong WTO [56, Điều 22.1], quy định này dường như làm cho bên thua kiện phải cân nhắc và khó có thể đưa ra trong giai đoạn này, bởi vì “các biện pháp phù hợp với các Hiệp định” đó cũng nhất quán với nguyên tắc Tối huệ quốc. Do đó các thành viên khác (ngoài bên thắng kiện) cũng có thể sẽ được hưởng lợi từ việc

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí