Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - Qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


ĐẶNG ANH TUẤN


GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI - QUA THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 60 38 01 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỐC SỬU

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy, tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Đặng Anh Tuấn


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các biểu đồ

MỤC LỤC


Trang


MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI 8

1.1. KHIẾU NẠI, KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH, KHIẾU NẠI

TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI 8

1.1.1. Khiếu nại 8

1.1.2. Khiếu nại hành chính 9

1.1.3. Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 11

1.2. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI 16

1.2.1. Quan niệm về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 16

1.2.2. Các nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 17

1.2.3. Các giai đoạn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 20

1.2.4. Ý nghĩa của công tác giải quyết khiếu nại về đất đai 22

1.2.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động giải quyết khiếu nại

trong lĩnh vực đất đai 24

1.2.6. Các yếu tố tác động đến hiệu quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh

vực đất đai 27

1.3. ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI 30

1.3.1. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại 30

1.3.2. Các trường hợp không thụ lý giải quyết khiếu nại 34

1.3.3. Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại trong lĩnh

vực đất đai 35

1.3.4. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai 36

Kết luận chương 1 42

Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG

THỜI GIAN QUA 44

2.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN 44

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 44

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 45

2.1.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 47

2.2. TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

THÁI NGUYÊN 51

2.2.1. Tình hình, đặc điểm khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh 51

2.2.2. Kết quả thực hiện công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực

đất đai 57

2.2.3. Đánh giá chung về công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên 62

Kết luận chương 2 68

Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 69

3.1. QUAN ĐIỂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

THÁI NGUYÊN 69

3.1.1. Bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong lĩnh

vực đất đai 69

3.1.2. Tăng cường pháp chế, đồng thời xử lý hài hòa lợi ích của các

bên trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai 72

3.1.3. Bảo đảm trật tự xã hội, phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh Thái Nguyên 74

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

THÁI NGUYÊN 76

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại 76

3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức làm công

tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 85

3.2.3. Tổ chức tốt công tác tiếp công dân 87

3.2.4. Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội

vào công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 89

3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết

khiếu nại trong lĩnh vực đất đai 93

3.2.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về

đất đai, khiếu nại 95

3.2.7. Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác giải

quyết khiếu nại về đất đai 98

3.2.8. Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tiếp công dân,

giải quyết khiếu nại 98

Kết luận chương 3 99

KẾT LUẬN LUẬN VĂN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ



STT

Số ký hiệu bảng

Tên bảng

Trang

1.

Biểu đồ 2.1:

Tình hình tiếp công dân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009-2013


51

2.

Biểu đồ 2.2:

Tình hình tiếp nhận đơn, vụ việc khiếu nại thuộc

thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2009 - 2013


52

3.

Biểu đồ 2.3:

Tình hình khiếu nại đất đai trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009-2013


52

4.

Biểu đồ 2.4:

Tỷ lệ vụ việc khiếu nại đất đai trong tổng số vụ việc khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền, giai đoạn 2009-2013


53

5.

Biểu đồ 2.5:

Tình hình khiếu nại về đất đai thuộc thẩm

quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ


54

6.

Biểu đồ 2.6:

Tỷ lệ vụ việc khiếu nại về đất đai theo các khu vực


56

7.

Biểu đồ 2.7:

Nội dung khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh


57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - Qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt; là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, là nguồn sống của nhân dân. Với vị trí, vai trò quan trọng như vậy, trong những năm qua, đất đai đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội của nước ta phát triển mạnh mẽ, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân. Với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, đặc biệt là Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003, mới đây nhất là Luật Đất đai năm 2013, hệ thống quy phạm pháp luật về đất đai đã từng bước được hoàn thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về đất đai trong các thời kỳ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trong quản lý, sử dụng đất đai.

Quản lý nhà nước về đất đai là một hoạt động khó khăn, phức tạp, nhất là đối với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta - một đất nước còn non trẻ nhưng đã phải tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đầy gian khổ, hy sinh; sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, những tàn dư của thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp vẫn là một trở ngại không nhỏ đối với công tác quản lý đất đai. Chính vì vậy, trong thực tiễn quản lý đất đai chắc chắn khó tránh khỏi những bất đồng về quan điểm, quyền, lợi ích giữa một bên là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và một bên là người sử dụng đất. Mặt khác, cũng chính vì vị trí, vai trò là “tài nguyên đặc biệt của quốc gia” nên đất đai ngày càng có giá trị về kinh tế, đặc biệt là ở những đô thị lớn hay những nơi đã, đang và chuẩn bị triển khai dự án xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế, xã hội... Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngày càng có nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu nại liên quan đến đất đai. Theo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2023