Nhận Xét Chung Về Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh

Công tác quản lý nhà nước về du lịch Ninh Bình trong những năm qua đã có những cố gắng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho DLST phát triển và góp phần đáng kể vào sự khởi sắc của du lịch Ninh Bình.

Những kết quả đạt được:

- Đã xây dựng bản Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến 2010 và đang tiến hành điều chỉnh lại để đảm bảo phù hợp cho phát triển đến 2020.

- Ngành Du lịch đã tham mưu cho Tỉnh Uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh ra các quyết định, chỉ thị nghị quyết phù hợp với các yêu cầu phát triển của ngành Du lịch nói chung và DLST nói riêng.

- Đã phối hợp với các ban ngành liên quan như: sở Nông nghiệp & phát triển Nông thôn, sở Khoa học, sở Tài nguyên Môi trường, sở kế hoạch đầu tư nghiên cứu các chiến lược cho quy hoạch, đầu tư và phát triển du lịch theo hướng bền vững.

- Thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình là một bước tiến mới. Đây là một ban chuyên trách cao nhất của tỉnh bao gồm nhiều cơ quan liên quan để định hướng, điều hành chung về các chiến lược phát triển du lịch của tỉnh.

- Công tác chỉ đạo điều hành hoạt động du lịch được thống nhất từ tỉnh đến huyện và các địa phương có điểm du lịch.

- Tài nguyên cho du lịch đã được quản lý chặt chẽ hơn, khoa học hơn đảm bảo cho sự phát triển bền vững du lịch.

- Quản lý đầu tư, xây dựng các điểm du lịch được tiến hành khoa học, thận trọng hơn để hạn chế việc phá vỡ cảnh quan môi trường.

Những hoạt động tích cực trên tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển và đóng góp đáng kể vào sự khởi sắc của nền kinh tế Ninh Bình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Những hạn chế, tồn tại trong quản lý nhà nước về du lịch:

- Vấn đề quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các cơ sở dịch vụ du lịch ở các khu du lịch trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Việc tư nhân xây dựng tràn lan các nhà hàng, nhà nghỉ, các cửa hàng bán hàng lưu niệm gây nên sự lộn xộn, và phá vỡ cảnh quan, môi trường chung của các khu du lịch nhất là các khu như: Tam Cốc - Bích Động, Vân Long…

Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp - 9

- Ở các khu du lịch người dân địa phương khai thác đá, nhất là nhũ đá trong các hang động để kinh doanh đá cảnh, chặt cây làm củi và lấy cây cảnh vẫn còn xảy ra thường xuyên.

- An ninh trật tự ở các khu du lịch vẫn chưa được đảm bảo, còn tồn tại hiện tượng trộm cắp của du khách, đeo bám theo du khách để bán hương, bán hàng lưu niệm gây nên sự khó chịu cho du khách.

- Chưa xây dựng được cơ chế, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm DLST ở Ninh Bình.

- Chưa có đơn vị chuyên trách về phát triển DLST và có chiến lược phát triển nó một cách bền vững.

- Chưa có chiến lược đào tạo lực lượng lao động phục vụ cho DLST nhất là đội ngũ làm lữ hành và hướng dẫn viên.

- Chưa xây dựng được chiến lược tuyên truyền, xúc tiến quảng bá DLST ở Ninh

Bình.

Như vậy, để DLST của Ninh Bình phát triển trong thời gian tới thì việc tiến hành cải

cách công tác quản lý Nhà nước về du lịch cần phải đặc biệt quan tâm để DLST của Ninh Bình phát triển theo đúng tiềm năng vốn có của nó.

* Hoạt động quảng bá, xúc tiến phát triển thị trường:

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển thị trường DLST trong thời gian qua được Sở Du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch tích cực tiến hành. Thông tin giới thiệu về tiềm năng và các điểm du lịch tự nhiên của Ninh Bình được tiến hành dưới nhiều hình thức quảng bá khác nhau. Đây là hoạt động tích cực nhằm phát triển DLST. Hầu như du khách đến Ninh Bình thăm quan khi được hỏi ý kiến đều trả lời đã từng biết hoặc nghe nói về các điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình như: Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư, rừng quốc gia Cúc Phương… và một số điểm du lịch khác. Như vậy, công tác quảng bá, xúc tiến DLST đã được quan tâm và đã đem lại kết quả nhất định, đây là sự cố gắng lớn của các đơn vị kinh doanh DLST ở Ninh Bình.

Trong thời gian qua, với sự cố gắng chung của toàn ngành, du lịch Ninh Bình đã xây dựng được các CD ROOM giới thiệu về tài nguyên và DLST ở Ninh Bình như: “Về thăm

Gia Viễn - Hoa Lư - non nước Tràng An”; “Một vùng non nước Ninh Bình”; “Xây dựng thành phố Hoa Lư du lịch”; phối hợp với Ban tuyên truyền đối ngoại VTV4 - Đài truyền hình Việt Nam xây dựng bộ phim “Du lịch Ninh Bình thức dậy tiềm năng”. Hợp tác với Nhà xuất bản Thế giới xây dựng sa bàn du lịch điện tử sử dụng công nghệ 3D với nhiều lớp giao diện, kết hợp với loại hình quảng cáo CD ROOM truyền thống; các tấm panô quảng cáo lớn trên đường quốc lộ 1A đoạn qua Ninh Bình, các tờ rơi, tập gấp và các bài hát về Ninh Bình do các nhạc sỹ nổi tiếng sáng tác… Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng nhiều bộ phim: “Non nước Tràng An - Ninh Bình”, “Non nước Ninh Bình”, “Làng đá Ninh Vân”, “Về thăm Gia Viễn, Ninh Bình” một số phim về du lịch Ninh Bình đã nhiều lần được giới thiệu trên truyền hình Ninh Bình, truyền hình Việt Nam và kênh VTV4 đài Truyền hình Việt Nam; xuất bản và lưu hành cuốn sách “Non nước Ninh Bình” bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Xây dựng 10 bài thuyết minh ở các điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp làm tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá và thuận tiện cho việc hướng dẫn du khách.

Sở du lịch Ninh Bình đã thành lập “Trung tâm xúc tiến phát triển du lịch”. Với sự ra đời của trung tâm này DLST Ninh Bình đã có một cơ quan chuyên trách về quảng bá và xúc tiến phát triển thị trường. Bước đầu những hình ảnh, sản phẩm của du lịch Ninh Bình đã đến với du khách trong và ngoài nước. Song song với hoạt động này là nghiên cứu, xây dựng phương án ổn định mô hình tổ chức bộ máy xúc tiến đầu tư phát triển du lịch đến năm 2010. Trang Web về DLST Ninh Bình đã được thiết lập từ năm 2001 (www.ninhbinhtuorism.com.vn),. Cuốn tạp chí Thông tin du lịch NB phát hành 6 tháng một lần, đưa các thông tin hoạt động, về sản phẩm du lịch Ninh Bình. Các trang Web của các ngành khác như của UBND tỉnh, sở Thương mại… cũng giới thiệu về DLST Ninh Bình như một lời mời, một lợi thế hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ngoài ra còn nhiều sách, báo, ấn phẩm, cẩm nang được tổng cục Du lịch, ngành du lịch NB và các tác giả phát hành. Một số đơn vị kinh doanh du lịch đã xây dựng chương trình DLST và phát hành tập gấp (Brochuc), tờ rơi cho khách du lịch như: chương trình thăm quan vườn quốc gia Cúc Phương; tắm ngâm nước khoáng Cúc Phương ở Kỳ Phú - Nho Quan; chương trình thăm quan Tam Cốc - Bích Động- Tràng An… chương trình thăm quan khu bảo

tồn sinh thái đất ngập nước Vân Long; chương trình thăm quan nhà thờ đá Phát Diệm và vùng ven biển Cồn Thoi…

Tuy nhiên, như thế vẫn còn là khá “ít ỏi“ và giản đơn, như nhận xét trong đề án “Chương trình phát triển du lịch NB 2001 -2005” của sở Du lịch Ninh Bình đưa ra: Công tác tuyên truyền quảng bá làm nhiều nhưng không cơ bản, còn chắp vá do đó chưa thu hút được nhiều du khách trong nước và quốc tế. Việc giáo dục cho cộng đồng về du lịch nhất là nhân dân ở những điểm và khu du lịch còn rất hạn chế, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt, cục bộ mà chưa nghĩ đến lợi ích lâu dài, toàn cục [41].

Từ cuối năm 2002 đến nay, ngành du lịch Ninh Bình đã từng bước đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về DLST đồng thời kêu gọi các đơn vị trong và ngoài nước đầu tư vào các khu du lịch tự nhiên. Bước đầu đã thu được kết quả khả quan.


Bình

2.2.3. Nhận xét chung về phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh


Qua nghiên cứu về thực trạng tình hình DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thấy rằng

DLST Ninh Bình đang chứng tỏ sức hút đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Ninh Bình có các điều kiện và tiềm năng khá thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng. Điều này được thể hiện ở giá trị của các tài nguyên thiên nhiên còn tương đối hoang sơ, hệ sinh thái phong phú, tính đa dạng sinh học cao, môi trường chưa bị ô nhiễm, lao động địa phương dồi dào, cần cù và chịu khó. Giao thông đi lại dễ dàng, thông tin nhanh chóng. Giá trị các tài nguyên nhân văn làm cho sản phẩm DLST trở nên đa dạng và phong phú hơn bởi sự kết hợp của DLST và du lịch văn hoá. Qua nghiên cứu thực trạng DLST ở Ninh Bình tác giả đưa ra một số nhận xét sau đây:

Thứ nhất, tại Ninh Bình chưa có sản phẩm DLST hoàn chỉnh theo đúng khái niệm DLST và thành phần cấu thành sản phẩm của nó. Người ta gọi nó là sản phẩm DLST vì trong mỗi loại dịch vụ, hàng hoá du lịch ở đây có đôi chút dáng dấp và một vài khía cạnh của DLST.

Thứ hai, DLST mới chỉ dừng lại bởi các tên gọi theo nhận thức cảm tính của nhà kinh doanh và trên các văn bản, quy hoạch báo cáo của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở Ninh Bình.

Thứ ba, Quy hoạch và đầu tư vào du lịch ở Ninh Bình hiện nay là chưa thích hợp khi mà đại bộ phận khách du lịch đến các điểm du lịch của Ninh Bình ít hoặc không tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ lưu trú. Trong khi đó phần lớn các dự án đầu tư đều hướng vào xây dựng khách sạn, nhà nghỉ và nhà hàng phục vụ ăn uống. Mặt khác sự đầu tư này tại các khu DLST, điển hình là ngay tại khu du lịch Vân Long chủ đầu tư đã cho xây hẳn một một khu nhà hàng mang đậm kiến trúc Huế. Hoặc chủ đầu tư ở khu quần thể hang động Tràng An chưa phù hợp với tôn chỉ, mục tiêu của thể loại du lịch này, chưa đáp ứng được tính nhạy cảm cao của môi trường cả về các hoạt động khai thác và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ. Quy hoạch và các dự án đầu tư ở Ninh Bình đều nói đến DLST nhưng người ta chưa thực sự hiểu biết về DLST và các yếu tố cấu thành sản phẩm DLST. Theo tôi các dự án đang triển khai hiện nay thực sự là các dự án theo du lịch đại trà truyền thống, du lịch hướng vào thiên nhiên chứ không phải là DLST theo đúng bản chất của DLST và yêu cầu đối với sản phẩm của loại hình du lịch này.

Thứ tư, với các giá trị tiềm năng của tài nguyên du lịch thì nổi lên có vườn quốc gia Cúc Phương và khu bảo tồn Vân Long là có thể đầu tư quy hoạch để trở thành những khu DLST điển hình của Ninh Bình cùng với các loại hình dịch vụ và hàng hoá tương ứng với loại hình du lịch này;

Thứ năm, không có sự phân biệt sản phẩm DLST với các loại sản phẩm khác. Ngay cả khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đang được ngành du lịch coi là khu DLST nhưng thực chất sản phẩm ở đây là sản phẩm du lịch tổng hợp phục vụ cho khách du lịch đại chúng.

* Những kết quả đạt được:

Trong những năm qua ngành du lịch Ninh Bình trong đó có DLST đóng góp đáng kể vào GDP của tỉnh trên cơ sở đó góp phần không nhỏ vào làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề và tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Sự phát triển của DLST Ninh Bình thời gian qua đã đem lại hiệu quả:

- Cùng với những sự phát triển khởi sắc của DLST trong thời gian qua thì cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng được cải thiện: Hệ thống giao thông đến các khu du lịch được chú trọng đầu tư cải tạo nâng cấp làm cho giao thông ngoài việc phục vụ cho du lịch thì còn phục vụ cho các nhu cầu dân sinh khác làm cho đời sống của nhân dân ở các địa phương có nhiều thay đổi,

giao thông đi lại thuận tiện từ đó làm tăng cường giao lưu trao đổi, hàng hoá sản xuất tại địa phương tiêu thụ dễ dàng hơn

- Từ khi DLST được chú trọng đầu tư, tại các địa phương có nguồn tài nguyên đã giải quyết được một số lượng lớn người dân có việc làm trong ngành du lịch, dịch vụ và có thu nhập ổn định.

- Tài nguyên được nuôi dưỡng, môi trường được đảm bảo, diện tích rừng được bảo quản và trồng mới, hiện tượng săn bắn chim thú đã giảm, người dân không còn đánh bắt cá theo kiểu huỷ diệt (Kích điện).

- Đời sống của cư dân địa phương ở những điểm có DLST phát triển được nâng lên rõ rệt các thôn làng có du lịch phát triển đường sá giao thông được năng cấp, cải tạo, làm mới cùng với hệ thống cấp thoát nước được tăng cường.

- Ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái được nâng lên người dân không còn xả rác bừa bãi, các làng nghề thường xuyên tổ chức các buổi vệ sinh chung.

* Những tồn tại:

- Chưa có cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực DLST do đó chưa xây dựng được chiến lược cho loại hình này phát triển một cách bền vững trong tương lai.

- Chưa đa dạng hóa loại hình dịch vụ cũng như nội dung của hoạt động DLST của Ninh

Bình.

- Nhận thức của những người quản lý và hoạch định chính sách phát triển du lịch về du

lịch sinh thái chưa thật sự sâu sắc và rõ ràng, người ta cứ nghĩ đưa được du khách đến với các khu vực thiên nhiên hoang sơ hoặc tương đối hoang sơ đã là DLST. Và cũng chưa hiểu thật rõ về hiệu quả kinh tế xã hội của loại hình này.

- Công tác quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng ở các điểm du lịch sinh thái của tỉnh chưa thật sự chặt chẽ dẫn đến một số nơi vẫn còn để xảy ra tình trạng đầu tư xây dựng tự phát làm phá vỡ cảnh quan môi trường làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái.


2.3. PHÂN TÍCH DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH THEO MÔ HÌNH SWOT

* Điểm mạnh:

- Cảnh quan thiên nhiên tự nhiên đặc trưng, hệ sinh thái tương đối đa dạng, phong phú, cảnh quan thiên nhiên bao gồm núi đá vôi, đất ngập nước Vân Long, vườn quốc gia

Cúc Phương nổi tiếng với hệ động thực vật phong phú đa dạng. Ở đây có cây chò 1000 năm tuổi, nhiều hang động nổi tiếng như: Tam Cốc - Bích Động, Địch Lộng, Động Tiên, động Hoa Sơn.

- Bên cạnh cảnh quan thiên nhiên, mảnh đất này đã từng là kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ năm 968 đến 1010. Vì vậy, vùng đất này có nhiều di tích lịch sử văn hoá như đền Vua Đinh, đền Vua Lê, đền Thái Vi, chùa Bích Động, nhà thờ Đá Phát Diệm, và nhiều lễ hội đặc sắc.Tất cả những thắng cảnh và di tích lịch sử này đã trở thành điểm du lịch rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Ninh Bình chỉ cách Hà Nội trên dưới 100 km là điều hết sức thuận lợi cho khách quốc tế từ Hà Nội đến Ninh Bình.

- Kết cấu dân cư trẻ gần 50% dân số ở trong độ tuổi lao động là nguồn lao động dồi dào, dân cư địa phương thân thiện, hiếu khách.

- Hệ thống chính trị ổn định, trật tự an toàn đảm bảo.

* Điểm yếu:

- Các chủ thể tham gia chưa có được nhận thức đúng đắn về DLST. Chưa có sản phẩm DLST đích thực. Năng lực và trình độ quản lý của du lịch Ninh Bình chưa bắt kịp với xu thế phát triển của ngành du lịch.

- Chưa có sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ trong việc phát triển DLST.

- Thiếu các chương trình DLST hấp dẫn. Tài nguyên du lịch sinh thái và văn hoá lễ hội tại Ninh Bình phong phú và đa dạng nhưng chưa xây dựng thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, còn nhiều tài nguyên du lịch chưa đưa vào khai thác như hồ Đông Chương, hồ Yên Đồng

- Động Mã Tiên, hay khu hang động Tràng An.

- Chưa có các dịch vụ lưu trú đúng nghĩa của DLST. Hiện tại toàn tỉnh hơn 70 cơ sở lưu trú được xếp vào loại hình khách sạn nhà nghỉ với 959 phòng, trong đó có 30 nhà nghỉ, khách sạn được thẩm định bao gồm 5 khách sạn 2 sao, 1 khách sạn 1 sao và 15 khách sạn, nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn tối thiểu với 456 phòng.

- Thiếu sự quản lý tổng hợp và phối hợp chặt chẽ tuân theo các nguyên tắc và yêu cầu phát triển DLST.

- Lực lượng lao động trong ngành du lịch thiếu kiến thức, thiếu tính chuyên nghiệp, văn hoá ứng xử và trình độ ngoại ngữ thấp do chưa được đào tạo chính quy. Thiếu hướng dẫn viên DLST.

- Hàng lưu niệm còn đơn điệu, chưa tạo được ấn tượng đối với du khách, thiếu sản phẩm đặc trưng của quê hương Ninh Bình.

- Các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về DLST chưa được quan tâm chú trọng, người dân thậm chí cả các tổ chức kinh doanh du lịch chưa thực sự hiểu sâu về DLST.

- Du khách đến với Ninh Bình một số được coi là khách du lịch sinh thái nhưng trên thực tế họ chưa phải là khách du lịch sinh thái đích thực.

* Thời cơ:

- Du lịch Việt Nam phát triển nhanh và làm điểm đến an toàn, thân thiện, khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều. Ninh Bình ở gần Hà Nội nên rất thuận lợi trong việc thu hút khách. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá, đời sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng.

- Kế hoạch phát triển dài hạn của VNAT (Tổng cục du lịch Việt Nam) đến năm 2010 là ưu tiên phát triển DLST kết hợp với văn hoá lễ hội.

- Du lịch Ninh Bình được Chính Phủ, VNAT và chính quyền địa phương ưu tiên phát triển để sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

* Thách thức:

- Một mặt muốn thu hút thật nhiều khách, vốn đầu tư vào Ninh Bình để đạt được lợi nhuận cao, cải thiện cơ cấu kinh tế của tỉnh bằng những con số cụ thể của ngành du lịch. Mặt khác trong các văn bản, nghị quyết phát triển du lịch của tỉnh thì chỗ nào cũng nói đến phát triển sản phẩm DLST, trong khi DLST ưu tiên hướng vào bảo vệ môi trường và văn hoá lễ hội.

- An ninh trật tự, vệ sinh môi trường ở một số khu du lịch còn nhiều vấn đề không phù hợp và còn trái với yêu cầu phát triển DLST.

- Có nhiều đối thủ cạnh tranh là các khu du lịch, các điểm du lịch tại các vườn quốc gia nổi tiếng, các khu bảo tồn thiên nhiên của Quốc gia.

- Hoạt động nhà hàng, khách sạn mua sắm, vui chơi giải trí chất lượng còn thấp nên chưa giữ được khách ở lại Ninh Bình dài ngày cho nên doanh thu du lịch chưa cao.

- Việc đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật mới chỉ bắt đầu. Việc tiếp cận đến nhiều điểm du lịch đang còn gặp nhiều khó khăn. Việc khai thác tài nguyên du lịch vẫn

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí