Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 1


BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

********


BIẾN ĐỔI VĂN HÓA

LÀNG DỆT PHƯƠNG LA (HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH)


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC


HÀ NỘI, 2016

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

********


BÙI THỊ DUNG


BIẾN ĐỔI VĂN HÓA

LÀNG DỆT PHƯƠNG LA (HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH)


Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62310640


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Xuân Đính


HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong Luận án này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định.


Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2016


Tác giả luận án


Bùi Thị Dung


MỤC LỤC


Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

3

DANH MỤC CÁC HỘP

4

MỞ ĐẦU

5

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀ LÀNG DỆT PHƯƠNG LA

19

1.1. Những vấn đề lý luận chung

19

1.2. Tổng quan về làng dệt Phương La

31

Tiểu kết

51

Chương 2: NGHỀ DỆT VÀ VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA LÀNG PHƯƠNG LA HIỆN NAY

53

2.1. Nghề dệt của làng Phương La hiện nay

53

2.2. Văn hóa vật chất của làng dệt Phương La hiện nay

70

Tiểu kết

78

Chương 3: VĂN HÓA XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA LÀNG DỆT PHƯƠNG LA HIỆN NAY

80

3.1. Văn hóa xã hội của làng dệt Phương La hiện nay

80

3.2. Văn hóa tinh thần của làng dệt Phương La hiện nay

100

Tiểu kết

118

Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI VĂN HÓA LÀNG DỆT PHƯƠNG LA

120

4.1. Những tác động của sự biến đổi văn hóa làng dệt Phương La đến kinh tế - xã hội và văn hóa của làng

120

4.2. Dự báo xu hướng văn hóa làng dệt Phương La trong thời gian tới

126

4.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng dệt Phương La

130

Tiểu kết

143

KẾT LUẬN

144

TÀI LIỆU THAM KHẢO

147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

157

PHỤ LỤC

158

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CNH - HĐH:

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

HTX:

Hợp tác xã

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TTCN:

Tiểu thủ công nghiệp

UBND:

Ủy ban nhân dân

VHTT:

Văn hóa thông tin

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

NCS:

Nghiên cứu sinh

ĐSVHCS:

Đời sống văn hóa cơ sở


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Trang


1

Bảng 1.1: Các loại đất đai của làng Phương La năm 2012

31

2

Bảng 1.2: Số hộ, số khẩu của làng Phương La năm 2012

32

3

Bảng 1.3: Các lễ tiết chính trong năm của làng Phương La xưa

50

4

Bảng 2.1: Các giai đoạn biến đổi của nghề dệt làng Phương La

54

5

Mô hình 2.2: Mô hình sản xuất theo hộ gia đình

59

6

Mô hình 2.3: Mô hình sản xuất theo công ty, xí nghiệp

61

7

Bảng 2.4: Nhóm đối tượng được gia đình truyền nghề

69

8

Bảng 2.5: Đánh giá về một số khía cạnh của làng nghề hiện nay

so với trước năm 1996

70

9

Bảng 2.6: Đánh giá về mức độ sạch đẹp của cảnh quan làng

nghề hiện nay so với trước 1996

71

10

Bảng 2.7: Đánh giá về hạ tầng làng nghề hiện nay so với trước

năm 1996

72

11

Bảng 2.8: Sơ đồ các cửa hàng dịch vụ trên một đoạn trục

đường chính gần chợ Mẹo

73

12

Bảng 3.1: Đánh giá việc duy trì hoạt động dòng họ

94

13

Bảng 3.2: Số người đến dệt thuê ở Phương La, theo các năm

99

14

Bảng 3.3: Đánh giá mức độ coi trọng vấn đề tâm linh của người

dân hiện nay so với trước năm 1996

103

15

Bảng 3.4: Việc thực hành các tiết chính trong tang ma của

người Phương La

114

16

Bảng 3.5: Đánh giá việc tham gia lễ hội của người Phương La

hiện nay so với trước năm 1996

116

17

Bảng 4.1: Những tác động của sự biến đổi

văn hóa làng Phương La

121

18

Bảng 4.2: Đánh giá về tình trạng ô nhiễm môi trường ở Phương La

123


DANH MỤC CÁC HỘP


Trang


1

Hộp 2.1: Ý kiến về nguyên liệu đầu vào của công ty, doanh

nghiệp

55

2

Hộp 2.2: Ý kiến về nguyên liệu đầu vào của các hộ sản xuất nhỏ

56

3

Hộp 3.1: Sự hình thành chủ doanh nghiệp ở Phương La

80

4

Hộp 3.2: Đóng góp của các doanh nghiệp xây dựng các công trình

phúc lợi

88

5

Hộp 3.3: Quan hệ giữa chủ - thợ

91

6

Hộp 3.4: Nhận thức về vị trí, trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp

98

7

Hộp 3.5: Biểu hiện tính cần cù, kiên nhẫn của người Phương La

104

8

Hộp 3.6: Vấn đề ăn uống trong đám tang

113

9

Hộp 3.7: Việc tham gia lễ hội Đình Đông của người Phương La

117


MỞ ĐẦU


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Vùng châu thổ Bắc Bộ từ xưa đã hình thành nhiều loại hình làng, tùy thuộc vào cách phân chia dựa vào các tiêu chí về điều kiện tự nhiên, kinh tế, lịch sử lập làng

v.v. Nếu phân theo cơ sở kinh tế (hay nghề nghiệp), bên cạnh số đông các làng nông nghiệp, còn có làng nghề, làng buôn bán v.v. Trên khuôn mẫu chung của làng nông nghiệp, mỗi loại hình làng lại có sắc thái riêng do đặc thù nghề nghiệp quy định. Đối với làng nghề, nét khác biệt rõ nhất thể hiện ở việc người thợ thủ công tuy chưa hoàn toàn tách khỏi sản xuất nông nghiệp, song đã có những tố chất “làm nền” cho việc hình thành người công nhân công nghiệp, các chủ doanh nghiệp sau này.

Làng nghề tạo ra giá trị kinh tế lớn và ổn định hơn so với các loại hình làng khác, bảo đảm công ăn việc làm cho dân làng, thu hút nhiều lao động dư thừa từ các làng quê khác. Đây là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, hình thành các thị tứ, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa nông thôn. Thu nhập của người làng nghề cao nên có điều kiện để xây dựng, tu bổ các công trình thờ cúng (đình, chùa, đền, miếu...) và tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội. Sản phẩm của làng nghề làm ra mang tâm hồn, cốt cách, sự khéo léo của đôi bàn tay người thợ, nên mỗi sản phẩm là một tác phẩm riêng, độc đáo. Người làng nghề có bí quyết, công thức nghề riêng, vì vậy, việc giữ bí quyết nghề hết sức nghiêm ngặt. Quan hệ xã hội của người làng nghề cũng mở rộng hơn do người thợ đi khắp nơi làm ăn và cũng có nhiều người từ nơi khác đến làm thuê, trao đổi nguyên vật liệu và sản phẩm; tạo ra những khác biệt về nếp nghĩ, tầm nhìn, quan niệm về các giá trị của làng xã. Đặc điềm nghề nghiệp cũng quy định cường độ và nhịp độ lao động, nhịp sống của cư dân làng nghề, có nhiều khác biệt so với làng nông nghiệp.

Tất cả các khía cạnh trên hợp thành một “văn hóa làng nghề” với những nét khác biệt dễ nhận thấy, trong khung chung của “văn hóa làng”. Nghiên cứu văn hoá làng nghề không chỉ góp phần vào việc nghiên cứu làng Việt, đặc điểm kinh tế - xã hội truyền thống mà còn tìm ra những dáng nét văn hoá khác biệt của người Việt thể hiện qua các mặt đời sống, của nghề.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/01/2024