xét, quyết định việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. KSV có quyền kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ hoặc tiến hành các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại điểm a, b, c, đ, g khoản 2 Điều 97 BLTTDS năm 2015; (ii) Để bảo vệ quan điểm kháng nghị của VKSND tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm.
1.2.1.4. Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án
Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết các vụ án KDTM. Theo Điều 114 BLTTDS 2015, trong quá trình giải quyết vụ án KDTM, TAND có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự tiến hành áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Khi nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc văn bản thông báo không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của TAND, VKSND thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật về trình tự, thủ tục tố tụng; các trường hợp áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại các điều 114, 137, 138 của BLTTDS 2015 và nội dung của quyết định, thông báo; thời gian ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và thời gian áp dụng biện pháp thay đổi biện pháp đã áp dụng.
Trường hợp phát hiện vi phạm, VKSND thực hiện quyền kiến nghị với Chánh án TAND đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thời hạn kiến nghị là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 140 BLTTDS 2015).
1.2.1.5. Kiểm sát việc ra các quyết định có liên quan đến giải quyết vụ án kinh doanh thương mại
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công làm Chủ toạ phiên toà có thể ra một trong các quyết định sau đây: Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ việc hoặc công nhận thỏa thuận của đương sự. VKSND có trách nhiệm kiểm sát các quyết định trên. Quy định này để đảm bảo việc xem xét chứng cứ chính xác, toàn diện, bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự tại phiên tòa và phù
hợp với thực tiễn. Quá trình thực hiện kiểm sát, KSV lập phiếu kiểm sát đối với hồ sơ vụ án KDTM của TAND
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại của Viện kiểm sát nhân dân – Lý luận và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh - 1
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại của Viện kiểm sát nhân dân – Lý luận và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh - 2
- Khái Niệm Của Công Tác Kiểm Sát Kinh Doanh Thương Mại
- Tình Hình Kiểm Sát Việc Giải Quyết Các Vụ Án Kinh Doanh Thương Mại Theo Quy Định Pháp Luật Trên Địa Bàn Tỉnh Tây Ninh 7
- Vướng Mắc, Bất Cập Khi Thực Hiện Chức Năng Kiểm Sát Việc Tuân Theo Pháp Luật Trong Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Kinh Doanh Thương Mại Của Viện Kiểm Sát
- Kiểm Sát Trình Tự, Thủ Tục Tố Tụng Trong Giải Quyết Vụ Án Kinh Doanh Thương Mại
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
Một là, kiểm sát việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án KDTM: Trong quá trình kiểm sát thì KSV được phân công phải kiểm sát chặt chẽ thời hạn gửi quyết định tạm đình chỉ của TAND theo quy định tại khoản 2 Điều 214 BLTTDS 2015; các căn cứ TAND ra quyết định tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS. Khi phát hiện vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm kịp thời báo cáo lãnh đạo VKSND xem xét kháng nghị phúc thẩm hoặc kiến nghị.
Trường hợp tại phiên tòa, khi HĐXX ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, KSV phát biểu ý kiến về quyết định tạm đình chỉ đó của HĐXX. Khi phát hiện vi phạm, tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm, VKSND cùng cấp xem xét kiến nghị hoặc kháng nghị phúc thẩm ngay sau khi diễn ra phiên tòa. Đồng thời KSV phải kiểm sát chặt chẽ việc Thẩm phán thực hiện trách nhiệm theo dòi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục lý do vụ việc bị tạm đình chỉ trong thời gian ngắn nhất theo quy định tại khoản 4 Điều 215 BLTTDS năm 2015
Hai là, kiểm sát việc đình chỉ giải quyết vụ án. VKSND phải kiểm sát chặt chẽ thời hạn gửi quyết định đình chỉ của TAND theo quy định tại khoản 3 Điều 217 BLTTDS năm 2015; căn cứ Tòa án ra quyết định đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015. Khi phát hiện vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm VKSND xem xét kháng nghị phúc thẩm hoặc kiến nghị
Tương tự kiểm sát quyết định tạm đình chỉ tại phiên tòa, khi HĐXX ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, KSV phát biểu ý kiến về quyết định đình chỉ. Nếu phát hiện vi phạm, tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm, VKSND cùng cấp xem xét kiến nghị hoặc kháng nghị phúc thẩm ngay sau khi diễn ra phiên tòa. Quá trình thực hiện kiểm sát, KSV lập phiếu kiểm sát.
Ba là, kiểm sát Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án KDTM. Đối với quyết định công nhận thỏa thuận, VKSND kiểm sát nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của đương sự, không trái với đạo đức, pháp luật và không ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước theo Điều 205, Điều 206 BLTTDS 2015. Ngoài ra, VKSND kiểm sát trình tự, thủ tục; thành phần tham gia hòa giải; nội dung và kết quả hòa giải; thủ tục giao nộp chứng cứ theo Điều 207, Điều 208, Điều 209, Điều 210 BLTTDS 2015.
Trường hợp có cơ sở xác định thỏa thuận của các bên đương sự là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì VKSND xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
1.2.2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa xét xử vụ án kinh doanh thương mại sơ thẩm
Tham gia phiên tòa là một trong những hoạt động TTDS có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nó quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát KDTM của VKSND nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án KDTM kịp thời, đúng pháp luật. Theo quy định tại Điều 24 Quyết định số 458/QĐ-VKSNDTC, khi tham gia phiên tòa KST tiến hành kiểm sát những vấn đề sau: (i) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa; (ii) Kiểm sát việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu tại phiên tòa; (iii) Kiểm sát việc chấp nhận chứng cứ được giao nộp tại phiên tòa; công bố tài liệu tại phiên tòa; yêu cầu thu thập tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa; (iv) Kiểm sát việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; hoãn, tạm ngừng phiên tòa;
(v) Kiểm sát quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án tại phiên tòa; (vi) Kiểm sát việc Hội đồng xét xử áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa; (vii) Kiểm sát việc nghị án, tuyên án và kiểm tra biên bản phiên tòa.
Sau đây là một số nội dung kiểm sát tại phiên tòa xét xử vụ án KDTM sơ
thẩm.
1.2.2.1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa
Theo quy định tại Chương XIV BLTTDS năm 2015 về phiên tòa sơ thẩm và hướng dẫn tại thì tại Điều 26 Quyết định số 458/QĐ-VKSTC, KSV được phân công tham gia phiên tòa sơ thẩm thực hiện kiểm sát hoạt động tuân theo pháp luật tại phiên tòa bao gồm:
- Thành phần, tư cách pháp lý của người THTT, người tham gia tố tụng; Trường hợp phát hiện người giám định, người phiên dịch thuộc trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi theo khoản 2 Điều 80 hoặc khoản 2 Điều 82 BLTTDS 2015 thì VKSND phải đề nghị thay đổi.
- Việc từ chối THTT, giám định, phiên dịch; việc đề nghị thay đổi người THTT, người giám định, người phiên dịch; việc quyết định thay đổi người THTT, người giám định, người phiên dịch (Điều 52, Điều 53 BLTTDS 2015). Trường hợp
yêu cầu của KSV không được chấp nhận mà vẫn tiếp tục xét xử thì KSV tiếp tục tham gia phiên tòa và thực hiện quyền kháng nghị sau khi phiên tòa kết thúc.
- Việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự;
- Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ và xem xét chấp nhận việc giao nộp tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa;
- Việc tuân theo pháp luật về trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa.
Trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát tại phiên tòa, nếu có đủ các căn cứ để tạm ngừng, hoãn phiên tòa, KSV đề nghị HĐXX tạm ngừng theo quy định tại điều 259 BLTTDS năm 2015 hoặc hoãn phiên tòa theo quy định tại điều 233 BLTTDS 2015. Trường hợp phát hiện vi phạm, VKSND yêu cầu HĐXX khắc phục ngay hoặc kiến nghị bằng văn bản để TAND khắc phục vi phạm sau phiên tòa.
1.2.2.2 Kiểm sát việc tranh tụng tại phiên tòa.
VKSND tiến hành kiểm sát việc tranh tụng tại phiên tòa quy định từ Điều 247 đến Điều 263 BLTTDS 2015. Nếu phát hiện có vi phạm thì KSV yêu cầu HĐXX khắc phục ngay, nếu không thực hiện thì VKSND tổng hợp kiến nghị chung.
Tại phiên tòa, KSV phải tập trung theo dòi, ghi chép và phân tích diễn biến và nội dung câu hỏi, lời trình bày của người tham gia tố tụng, người THTT để xác định các vấn đề đã làm rò hay chưa, tình tiết phát sinh làm thay đổi bản chất vụ việc để có quan điểm phù hợp. Trên cơ sở đó, KSV tham gia phiên tòa củng cố, hoàn thiện bài phát biểu ý kiến của KSV tại phiên tòa.
1.2.2.3. Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp.
Điều 262 BLTTDS 2015 quy định tại phiên tòa sơ thẩm KSV không chỉ phát biểu về việc chấp hành pháp luật tố tụng của cá nhân, cơ quan THTT và của người tham gia TTDS mà còn và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ việc. Phát biểu của KSV thể hiện quan điểm của VKSND về việc giải quyết vụ việc, là kết quả của toàn bộ quá trình hoạt động kiểm sát của KSV, từ khi TAND thụ lý cho đến trước khi HĐXX nghị án. Trên cơ sở của các quy định về nguyên tắc, quy định của BLTTDS và nội dung vụ việc, các quy định của pháp luật có liên quan để xem xét việc Thẩm phán, HĐXX vận dụng các nguyên tắc tố tụng, thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của mình trong việc áp dụng pháp luật nội dung. Sau khi kết thúc phiên họp, phiên tòa, VKSND phải gửi bài phát biểu ý kiến cho TAND để lưu hồ sơ theo quy định.
Trong nội dung bài phát biểu cỉa KSV cần thiết có các nội dung như sau.
- Phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, HĐXX, Thư ký phiên tòa và việc chấp hành pháp luật tố tụng của những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án KDTM.
- Phát biểu về đường lối giải quyết vụ án. Đây là điểm mới của BLTTDS năm 2015. Trong phần này, KSV tóm tắt nội dung vụ án, nêu lên những yêu cầu quan điểm và các tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan xuất trình. Trên cơ sở đó, đánh giá, phân tích chứng cứ, tài liệu để xác định yêu cầu của đương sự có cơ sở hoặc không có cơ sở. Đây là căn cứ quan trọng để từ đó đề xuất quan điểm với lãnh đạo VKSND thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị những vi phạm của TAND.
1.2.3. Kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật sau phiên tòa
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật sau phiên tòa bao gồm: Kiểm sát việc giao gửi bản án, quyết định và kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án.
Đối với việc kiểm sát việc giao, gửi bản án, quyết định: KSV tham gia phiên tòa kiểm sát thời hạn TAND gửi bản án, quyết định cho VKSND cùng cấp (trong thời hạn 10 ngày đối với bản án kể từ ngày tuyên án, 03 ngày làm việc đối với quyết định, kể từ ngày ban hành quyết định). Trường hợp quá thời hạn gửi bản án, quyết định theo quy định của BLTTDS năm 2015 mà Tòa án không gửi cho Viện kiểm sát thì KSV báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án gửi để bảo đảm quyền kháng nghị phúc thẩm của VKSND. Trường hợp Tòa án không gửi thì tổng hợp để kiến nghị với Tòa án.
Đối với việc kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án: KSV kiểm sát bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định tại các điều 4, 5 và 6 Quyết định 399/QĐ-VKSNDTC; Điều 39 Quyết định số 458/QĐ-VKSTC.
Khi thực hiện việc kiểm sát, VKSND lập phiếu kiểm sát, chú trọng kiểm sát các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án và theo dòi thời gian, lý do TAND có các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ. Tài liệu trong quá trình thu thập chứng cứ của TAND và tự thu thập chứng cứ của VKSND là căn cứ quan trọng để VKSND kháng nghị.
Trong trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị của VKSND cùng cấp, VKSND cấp trên trực tiếp xem xét kháng nghị phúc thẩm theo thẩm quyền. Trong
trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện vi phạm nghiêm trọng hoặc tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định thì KSV, KTV đề xuất với lãnh đạo VKSND để báo cáo lãnh đạo VKSND có thẩm quyền xem xét kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. VKSND ở cấp sơ thẩm phải sao gửi ngay bản án, quyết định kèm theo Phiếu kiểm sát bản án, quyết định, thông báo việc kháng cáo (nếu có) cho VKSND ở cấp phúc thẩm. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, VKSND ở cấp sơ thẩm sao gửi bản án, quyết định kèm theo phiếu kiểm sát bản án, quyết định đó cho VKSND cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ, VKSND tối cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật, tác giả đã rút ra khái niệm của TCKDTM và thẩm quyền giải quyết các vụ án KDTM theo thông qua con đường tòa án. Nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án KDTM công bằng đúng pháp luật, tác giả tiếp tục đi sâu phân tích nhằm làm rò khái niệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật từ quy định pháp luật hiện hành: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án KDTM là hoạt động tố tụng của VKSND trong việc kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi của người THTT và những người tham gia tố tụng; các quyết định áp dụng pháp luật của của TAND, đương sự và các chủ thể tham giam tố tụng khác trong quá trình giải quyết vụ án KDTM tại TAND. Từ đó, tác giả vừa nêu lên mục đích và ý nghĩa của việc tham gia tố tụng của VKSND trong giải quyết vụ án KDTM vừa đóng góp to lớn vào quá trình xây dựng nhà nước Pháp quyền. Cùng với đó, tác giả đưa ra một số nội dung kiểm sát giải quyết vụ án KDTM theo quy định của pháp luật.
Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án KDTM của VKSND là cơ sở để tác giả nghiên cứu thực tiễn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án KDTM của VKSND tỉnh tây ninh tại chương II.
CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN KINH DOANH
THƯƠNG MẠI CỦA VIỆN KIỂM SÁT TỈNH TÂY NINH
2.1. Đặc điểm địa lý, dân cư, tình hình kinh tế-xã hội
Tỉnh Tây Ninh nằm ở cực Tây miền Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên toàn tỉnh 4.035,45 km2, gồm 09 đơn vị hành chính, có ranh giới giáp Cam-pu-chia phía Bắc và phía Tây với hai cửa khẩu quốc tế quan trọng là Mộc Bài và Xa Mát. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Phía Nam giáp tỉnh Long An. Tây Ninh có một vị trí địa kinh tế có vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại, có nhiều tiềm năng trong việc kết nối các nguồn lực kinh tế xuyên á, thực hiện chương trình hợp tác tiểu vùng trong chiến lược phát triển kinh tế ở miền Nam, góp phần thúc đẩy nhanh trong quá trình hội nhập sâu rộng trong khu vực Đông Nam Á.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Tây Ninh diễn ra nhanh chóng, mỗi năm kinh tế của tỉnh tăng trưởng trên 8% năm và phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực phát triển kinh tế, lưu thông hàng hóa, KDTM. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Trong năm 2019, chỉ số tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 8,4%, GRDP bình quân đầu người đạt 3034 USD/người, tăng 8,87% (261 USD) so với năm 2018. Đầu tư phát triển chiếm 42,7% trong GRDP, tăng 22% so với cùng kỳ và là năm có giá trị đầu tư phát triển cao nhất. Cơ cấu kinh tế năm 2019 của ngành Công nghiệp – xây dựng, Dịch vụ và Nông – Lâm – Thủy sản tương ướng 41% - 33% - 21% so với năm 2016 là 36,1% - 34,3% - 24,4%5. Tỉnh thu hút đầu tư nước ngoài được 34 dự
5 Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, năm 2020, Báo cáo số 21/BC-UBND ngày 22/01/2020 kết quả 05 năm thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về chủ trương,