thời các Hãng cần bổ sung nhân lực am hiểu về công nghệ mới cho bộ phận này. Sau khi đã ổn định và bước vào kinh doanh, Hãng nên giao việc kinh doanh qua mạng cho bộ phận kinh doanh để thực hiện duy trì và triển khai các phương pháp và kỹ thuật kinh doanh trực tuyến.
2.6. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên.
Để có thể ứng dụng TMĐT, trước tiên các Hãng cần tổ chức đào tạo, nâng cao hiểu biết về TMĐT cho đội ngũ lãnh đạo, cử các cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh tham gia các khóa học về xây dựng các giải pháp kinh doanh TMĐT trong lĩnh vực hàng không. Tiếp theo, các Hãng có thể tuyển dụng và đào tạo nhân sự chuyên môn về TMĐT cho bộ phận tin học, cần thiết phải có đội ngũ nhân sự chuyên môn về TMĐT như kỹ thuật, marketing qua mạng, phục vụ khách hàng qua mạng, xây dựng nội dùng, nghiên cứu thị trường online …Để thực hiện marketing website (ví dụ như qua website www.asiarooms.com) cũng như tìm kiếm khách hàng quốc tế nhất thiết phải có nhân sự giỏi ngoại ngữ và biết thực hiện marketing qua mạng. Đây là công việc được thực hiện thường xuyên nên các Hãng cần chú trọng bồi dưỡng và đào tạo cho nhân viên cả ngoại ngữ lẫn e-marketing.
Quả thật, TMĐT luôn là một giải pháp kinh doanh hữu hiệu mà bất cứ doanh nghiệp nào trong ngành hàng không cũng cần phải hướng tới trong tương lai. Nếu đứng ngoài cuộc sân chơi này, chắc chắn Hãng đó sẽ không thể tồn tại được lâu khi mà các Hãng khác liên tục cập nhật được những thông tin mới nhất, hình ảnh mới nhất, chính sách khuyến mãi hấp dẫn nhất đến được khách hàng một cách nhanh nhất. Như đã trình bày trong phần Giải pháp, để ứng dụng tốt và hiệu quả TMĐT trong ngành hàng không ở Việt Nam, không phải chỉ có nỗ lực của từng doanh nghiệp mà cần có chỉ đạo hợp lý, chính sách đúng đắn của Nhà nước từ trên xuống, tất cả phải được thực hiện đồng bộ, nhất
quán thì mới phát triển được, bởi rõ ràng, dù doanh nghiệp có vạch ra được kế hoạch ứng dụng TMĐT riêng trong ngành hàng không hay đến mấy cũng phải phù hợp với kế hoạch phát triển TMĐT chung.
Có thể bạn quan tâm!
- Trang Hiển Thị Kết Quả Tìm Kiếm Chuyến Bay Của Jetstar Pacific
- Phương Hướng Mở Rộng Mô Hình Ứng Dụng Tmđt Của Hãng.
- Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử trong ngành hàng không thông qua phân tích mô hình ứng dụng thương mại điện tử của Pacific Airlines - 10
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
Kết luận
Thương mại điện tử là một yêu cầu tất yếu của hội nhập, trước xu thế toàn cầu hóa. Khi nền kinh tế mở cửa mà các doanh nghiệp ngành hàng không chỉ dùng các phương thức kinh doanh truyền thống thì cơ hội hợp tác, cơ hội thu hút nhiều khách hàng là vô cùng khó khăn, họ sẽ tự trói buộc mình trong cái vòng nhỏ hẹp trong khi đó các nước trong khu vực đã triển khai thành công TMĐT mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế to lớn.
Trong cuốn sách bán chạy “The World is flat” (Thế giới phẳng), nhà báo Mỹ Thomas L.Friedman đã nhiều lần khẳng định “sân chơi đã được san phẳng” do toàn cầu hóa và TMĐT đem lại, và ngành hàng không ở Việt Nam với những doanh nghiệp đã có chỗ đứng cũng như những doanh nghiệp mới được thành lập cũng nằm trong quy luật đó. Tuy nhiên, trong bối cảnh thực tế Việt Nam hiện nay việc ứng dụng TMĐT còn bị hạn chế do những bất cập xuất phát từ cơ sở hạ tầng quốc gia cho đến những bất cập tồn tại trong chính các doanh nghiệp , các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trong ngành hàng không nói riêng nên chủ động tìm cách khai thác triệt để, tận dụng những thế mạnh, lợi ích do TMĐT mang lại, cần am hiểu chiến lược áp dụng TMĐT, khai thác TMĐT phục vụ hoạt động kinh doanh của mình. Khi đã quyết định đầu tư ứng dụng TMĐT, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải nắm được cách thức triển khai, vận hành website, e-marketing ...một cách hiệu quả.
Với sự ứng dụng TMĐT ngày càng mạnh mẽ, tin chắc rằng ngành hàng không Việt Nam sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh và vững bước trên con đường hội nhập cùng hàng không thế giới.
Danh mục tài liệu tham khảo.
A. Sách tham khảo, bài báo.
1. ThS Nguyễn Văn Thoan, Trường ĐH Ngoại thương, Bài giảng thương mại điện tử
2. Bộ Thương mại, Báo cáo thương mại điện tử năm 2006.
3. Bộ Thương mại, Báo cáo thương mại điện tử năm 2005
4. Tạp chí chuyên ngành Hàng không, 04/2008
5. Lê Thanh Nga, Kinh tế mạng và Thương mại điện tử.
6. Phạm Minh Nhật, Thương mại điện tử bao giờ thành hiện thực?
7. Nghị quyết 49/CP 22/6/1995 của Thủ tướng Chính phủ.
8. Quyết định số 22/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
9. NXB Hà Nội, Thành công nhờ Internet
10.NXB Thống Kê, Hà Nội, Thương mại điện tử
11.J.Backu, Đặng Ngọc Dinh, Internet ở Việt Nam và các nước đang phát triển
12.Heritage Magazine, Tạp chí của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, 05/2008.
13.Brenda Kienan, Managing your E-commerce Business.
14.NXB Tata Mc Graw Hill, Rajesh Chakra Bahti, Vikas Kardile, The Asian manager’s handbook of e-commerce
15.A guide to the Visa/Master card Secure Electronic Transaction Specification.
16.Henry Stewart Publication, Journal of Airport Management : Volume 2, Number 2 / January-March 2008, Pages: 202 – 203.
B. Trang web
1. http://www.aviationtoday.com/av/categories/military/12575.html : Avionics Magazines.
2. http://ieeexplore.ieee.org/xpls/abs_all.jsp?arnumber=852438:
A framework for a logistics e-commerce community network
3. http://www.osra.org/2002/shih.pdf: An Integrated Framework for Business-To-Business Security and Connectivity
4. http://business.baylor.edu/Pedro_Reyes/publications/Distance%20Educati on%20in%20Business%20Aviation%20Industry.pdf
5. http://www.un.org/webcast/events/global-ecommerce2002.pdf
6. http://www.avio-diepen.com/?id=118:
7. http://www.quantrimang.com/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news
_id=43107
8. http://www.pacificairlines.com.vn
9. http://www.pcworld.com.vn/pcworld/magazine_b.asp?t=mzdetail&atcl_id
=5f5e5d5f5f5c56 10.http://www.jetstar.com/vn/index.html 11.http://www.moneymakervn.net 12.http://www.paypal.com 13.http://www.moneybookers.com
14.http://www.vcci.com.vn/phobien_kienthuc/thuongmai_dientu/Multilingua l_News.2004-07-02.4653
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ TÌNH HÌNH TRIỂN
KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 4
I. Tổng quan về thương mại điện tử 5
1. Khái niệm Thương mại điện tử 5
2. Đặc trưng của Thương mại điện tử 6
2.1. Giao dịch TMĐT là giao dịch không giấy tờ (Paperless transactions) ...6
2.2. Sự phụ thuộc vào công nghệ và trình độ CNTT của người sử dụng. 7
2.3. TMĐT có tốc độ nhanh. 8
3. Điều kiện tiền đề để ứng dụng TMĐT 8
3.1. Nhận thức xã hội 8
3.1.1. Sự nhận thức của Chính phủ nhằm để ra Chính sách và chiến lược quốc gia. 8
3.1.2. Nhận thức về tác động văn hóa xã hội của Internet. 9
3.2. Hạ tầng cơ sở công nghệ 9
3.3. Hạ tầng cơ sở nhân lực 11
3.4. Hạ tầng cơ sở kinh tế 12
3.5. Hạ tầng cơ sở pháp lý 12
3.6. An toàn bảo mật trong TMĐT 13
4. Đánh giá lợi ích và hạn chế của TMĐT 14
4.1. Lợi ích của TMĐT 14
4.1.1. Lợi ích đối với doanh nghiệp. 14
4.1.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng 15
4.1.3. Lợi ích đối với xã hội. 16
4.2. Hạn chế của TMĐT. 17
5. Các mô hình TMĐT cơ bản 18
5.1. Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp – B2B (Business to business) 18
5.2. Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với khách hàng – B2C (Business to Customer) 19
5.3. Các mô hình TMĐT khác 20
6. Tổng quan hệ thống thanh toán điện tử 21
6.1. Khái niệm thanh toán điện tử 21
6.2. Các hình thức thanh toán của hệ thống thanh toán điện tử (Smart Card, Credit Card, DigiCash …) 21
7. Marketing điện tử 27
7.1. Khái niệm và mục đích của Marketing điện tử 27
7.2. Các hình thức Marketing điện tử 28
II. Tình hình triển khai TMĐT tại Việt Nam 29
1. Hàng hóa 29
2. Các loại hình dịch vụ 30
3. Các sàn giao dịch 35
Chương 2.
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TMĐT CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG PACIFIC AIRLINES37
I. Vai trò của TMĐT trong kinh doanh lĩnh vực hàng không 37
1. Quảng bá hình ảnh, cung cấp thông tin và tiếp thị cho thị trường với chi phí thấp 37
2. Giảm chi phí 38
3. Tăng doanh thu 39
4. Xây dựng, mở rộng quan hệ với các đối tác 39
5. Lợi thế cạnh tranh 40
II. Ứng dụng TMĐT trong ngành hàng không trên thế giới 41
1. Mối quan hệ doanh nghiệp – khách hàng 41
2. Quan hệ doanh nghiệp – doanh nghiệp 46
III. Phân tích mô hình ứng dụng TMĐT của Hãng hàng không Pacific Airlines 49
1. Giới thiệu chung về Pacific Airlines 49
1.1. Thời gian khủng hoảng 50
1.2. Thời gian khôi phục và phát triển 51
1.3. Chiến lược kinh doanh 53
2. Thực trạng ứng dụng TMĐT của Pacific Airlines 54
2.1. Giới thiệu website của Hãng và các chức năng của website 54
2.1.1. Trang chủ và chức năng các thanh thực đơn chính. 54
2.1.2. Công cụ tìm kiếm chuyến bay, giá vé 57
2.2. Vé điện tử, Hệ thống thanh toán điện tử và cơ chế bảo mật thông tin. .58
2.2.1. Vé điện tử 58
2.2.2. Cơ chế bảo mật trực tuyến 59
2.2.3. Hệ thống thanh toán điện tử 60
2.3. Ứng dụng Marketing điện tử qua quảng cáo trực tuyến 62
3. Kết quả đạt được, chiến lược phát triển và phương hướng mở rộng mô hình ứng dụng TMĐT của Hãng trong thời gian tới 63
3.1. Kết quả đạt được 64
3.2. Chiến lược phát triển 64
3.3. Phương hướng mở rộng mô hình ứng dụng TMĐT của Hãng 65
4. Những khó khăn trong quá trình triển khai ứng dụng TMĐT của Hãng. 66
5. So sánh mô hình ứng dụng TMĐT của Pacific Airlines (Jetstar Pacific Airlines) và Vietnam Airlines 68
5.1. Đôi nét về Vietnam Airlines 68