Giải pháp tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh - 2


DANH MỤC BẢNG‌


Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV-HCM giai đoạn 2008- 09/2012

34

2.2

Dư nợ tín dụng tại các NHTM và các chi nhánh BIDV

43

2.3

Bảng tiêu chí xếp hạng khách hàng cá nhân

47

2.4

Tình hình cho vay tiêu dùng tín chấp tại BIDV-HCM

50

2.5

Tình hình cho vay thấu chi tại BIDV-HCM

51

2.6

Tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại BIDV-HCM

51

2.7

Tình hình cho vay ôtô tại BIDV-HCM

52

2.8

Tình hình cho vay cầm cố/chiết khấu GTCG tại BIDV-HCM

53

2.9

Tình hình cho vay du học tại BIDV-HCM

54

2.10

Tình hình cho vay sản xuất kinh doanh tại BIDV-HCM

55

2.11

Dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV-HCM giai đoạn 2008 – 09/2012

57

2.12

Dư nợ tín dụng bán lẻ có tài sản đảm bảo tại BIDV-HCM

59

2.13

Chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV-HCM

60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Giải pháp tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh - 2


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH



Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

2.1

Tổng tài sản của BIDV-HCM

36

2.2

Tổng nguồn vốn huy động của BIDV-HCM

37

2.3

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế

37

2.4

Dư nợ tín dụng tại BIDV-HCM

38

2.5

Thu dịch vụ ròng tại BIDV-HCM

40

2.6

Dư nợ tiêu dùng tín chấp tại BIDV-HCM

49

2.7

Tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại BIDV-HCM

52

2.8

Tình hình cho vay cầm cố/chiết khấu GTCG tại BIDV-HCM

53

2.9

Tình hình tín dụng bán lẻ tại BIDV-HCM

58

Hình 1.1

Sơ đồ tín dụng tiêu dùng gián tiếp

8

Hình 1.2

Sơ đồ tín dụng tiêu dùng trực tiếp

8

Hình 2.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV-HCM

31



1. Sự cần thiết của đề tài:‌

LỜI MỞ ĐẦU

Hầu hết các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều cho vay bán lẻ từ lâu nhưng thị trường này chỉ thật sự sôi động trong khoảng từ năm 2007 trở lại đây, khi các ngân hàng đều nhận thức được đây là một thị trường đầy tiềm năng và có sự tham gia ngày càng sâu rộng của các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính nước ngoài vào lĩnh vực tín dụng bán lẻ.

Trong thời gian tới, cạnh tranh trong phân khúc thị trường tín dụng bán lẻ sẽ ngày càng gay gắt, nhất là giữa các ngân hàng thương mại trong nước với các ngân hàng của nước ngoài với công nghệ ngân hàng hiện đại và bề dày kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng bán lẻ và các định chế tài chính được cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân.

Ngoài ra, khi thực hiện chính sách mở cửa, bộ mặt nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi mạnh và đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân ngày càng nâng cao, ngoài những nhu cầu thiết yếu, như ăn, mặc, ở thì nhu cầu cuộc sống được nâng cao hơn, như ăn ngon, mặc đẹp, nhà ở tiện nghi, xe cộ hiện đại, du lịch, học tập ở nước ngoài,... Để đáp ứng nhu cầu hiện tại của bản thân, nhiều người dân sẵn sàng chấp nhận vay mượn với mức độ phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả.

Nắm bắt được nhu cầu của người dân cũng như làm tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đẩy mạnh loại hình tín dụng bán lẻ đối với khách hàng cá nhân. Đặc biệt trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây đã không ngừng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ, bên cạnh đó từng bước cải thiện quy trình, quy chế cho vay phù hợp nhu cầu của người dân nhưng vẫn đảm bảo an toàn về tín dụng. Tuy nhiên, về chính sách cũng như quy chế cho vay của Chi nhánh vẫn còn tồn đọng những vướng mắc khách quan, chủ quan làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng tín dụng bán lẻ của Chi nhánh.

Chính vì thế, việc nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắc phục những khó khăn và

đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh một cách phù hợp và khoa học


là vô cùng cấp thiết. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài “Giải pháp tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.

2. Mục tiêu của đề tài:

Việc nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắc phục những khó khăn và đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh một cách phù hợp và khoa học là vô cùng cấp thiết, với hy vọng sẽ mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển tín dụng bán lẻ của Chi nhánh nói riêng và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển nói chung.

Qua việc nghiên cứu đề tài giúp chúng ta nhận định về tầm quan trọng của tín dụng bán lẻ, từ đó đưa ra những giải pháp mở rộng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng phương pháp tăng trưởng tín dụng bán lẻ thực tiễn, tận dụng thế mạnh của mình và khai thác tiềm năng vốn có của thị trường. Qua đó, Chi nhánh tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và phục vụ một cách linh hoạt, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng: Đề tài tập trung vào các lý luận và thực tiễn phát sinh liên quan đến tín dụng bán lẻ, các sản phẩm tín dụng bán lẻ và thực tiễn mô hình tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để nhận định được tầm quan trọng của tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh.

- Phạm vi nghiên cứu: Dựa trên hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến tháng 09 năm 2012, từ đó đưa ra những giải pháp tăng trưởng tín dụng bán lẻ của Chi nhánh.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp phương pháp thu thập thông tin, nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn.


5. Cấu trúc nội dung nghiên cứu:‌

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể:

Chương 1: Cơ sở lý luận về Ngân hàng và hoạt động tín dụng bán lẻ ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3: Giải pháp tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng nhưng đề tài không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp của Quý Thầy cô và những người quan tâm. Chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. Tín dụng bán lẻ ngân hàng

1.1.1. Khái niệm về tín dụng bán lẻ

Hiện nay, ở nước ta vẫn chưa có khái niệm thống nhất về tín dụng bán lẻ. Trong Luật các tổ chức tín dụng 2010, các loại hình cấp tín dụng được quy định chung, chưa có định nghĩa và giải thích rò ràng.

Theo Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 định nghĩa: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả”. Theo đó các NHTM thường bao hàm cả hai nội dung: tín dụng bán buôn và tín dụng bán lẻ.

Theo lĩnh vực thương mại hàng hoá, bán buôn là hình thức mua bán hàng hoá thông qua các trung gian, đại lý, để bán với khối lượng lớn; ngược lại, bán lẻ là hình thức bán hàng mà người bán trực tiếp bán cho người mua là người sử dụng, tiêu dùng với khối lượng nhỏ, lẻ. Khi áp dụng trong hoạt động tín dụng, hiện nay trên thế giới có hai cách hiểu khác nhau về tín dụng bán buôn và tín dụng bán lẻ.

Thứ nhất, cách hiểu truyền thống coi tín dụng bán buôn tương tự như bán buôn các loại hàng hóa thông thường khác, đó là hình thức cho vay thông qua thị trường tài chính (thị trường tiền tệ liên ngân hàng) hoặc cho vay đối với các trung gian tài chính khác (các ngân hàng thương mại, quỹ, các tổ chức làm đại lý ủy thác), không cho vay trực tiếp đến người vay cuối cùng, không tính đến quy mô giá trị khoản vay. Trong khi đó, tín dụng bán lẻ là hình thức cho vay trực tiếp đến người vay cuối cùng với các khoản cho vay có quy mô giá trị khác nhau. Người vay cuối cùng ở đây không phân biệt theo quy mô lớn hay nhỏ, mà chủ yếu được xác định là người trực tiếp sử dụng vốn vay đưa vào đầu tư, không thực hiện việc cho vay tiếp tới các đối tượng khác.


Thứ hai, hiện là cách hiểu đang áp dụng ở nhiều nước, tín dụng bán buôn là hình thức cho vay dành cho các doanh nghiệp lớn (kể cả các ngân hàng thương mại khác) hoặc cho vay những khoản vay có quy mô lớn. Tín dụng bán lẻ bao gồm tất cả các khoản cho vay trực tiếp đến các người vay cuối cùng là các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ở nước ta việc đi sâu tìm hiểu nội dung, khái niệm và sử dụng các mô hình tín dụng bán buôn, bán lẻ gần đây mới được quan tâm. Trong thực tế, những tiêu chí phân định giữa bán buôn, bán lẻ nêu trên chỉ là tương đối và không mang tính phổ biến đối với mọi quốc gia, các ngân hàng, nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn cũng như mục đích quản lý ở từng nơi.

Theo Tiến sĩ Lê Khắc Trí, “tín dụng bán lẻ là những hình thức cho vay trực tiếp đến các người vay cuối cùng, chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa” (Nguồn Thị trường Tài chính – Tiền tệ” số 14, năm 2006).

Theo các chuyên gia kinh tế của Học viện Công nghệ Châu Á – AIT, dịch vụ ngân hàng bán lẻ là cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới chi nhánh, khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin. Theo định nghĩa trên, tín dụng bán lẻ được hiểu là những hình thức cho vay, những khoản vay đến từng khách hàng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới chi nhánh, được công nghệ thông tin hỗ trợ triển khai các sản phẩm, giao dịch trực tuyến, lưu giữ và xử lý cơ sở dữ liệu tập trung…

Theo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV, cấp tín dụng bán lẻ là việc cấp tín dụng cho khách hàng bán lẻ bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác. Trong đó, khách hàng bán lẻ là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của BIDV. Theo đó, quy trình tín dụng bán lẻ tại BIDV đã tách riêng khỏi quy trình tín dụng doanh nghiệp và tín dụng bán lẻ không bao gồm doanh nghiệp vừa và nhỏ.


Tóm lại, kết hợp các quan điểm trên và trong phạm vi của luận văn này, có thể rút ra khái niệm về tín dụng bán lẻ như sau: Tín dụng bán lẻ là hình thức tín dụng mà các NHTM cung cấp các sản phẩm tín dụng, bảo lãnh cho các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể với mục đích đa dạng như: mua ô tô, mua nhà, xây dựng hay sửa chữa nhà ở, tiêu dùng phục vụ đời sống... hoặc bổ sung vốn kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.

1.1.2. Đặc điểm của tín dụng bán lẻ

Các đối tượng vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để tiêu dùng như mua, xây dựng, sửa chữa nhà, mua sắm vật dụng gia đình, du học... hoặc bổ sung vốn kinh doanh cá thể nên thông thường có nhu cầu vay vốn không lớn, thậm chí còn khá nhỏ. Nhưng do đây là nhu cầu vay vốn khá phổ biến, đa dạng và thường xuyên đối với mọi tầng lớp dân cư nên đối tượng được cung cấp sản phẩm tín dụng bán lẻ của NHTM là rất rộng và số lượng khách hàng lớn.

Mục đích vay nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình và bổ sung vốn sản xuất kinh doanh cá thể. Do vậy, nguồn trả nợ của các khoản vay thường từ tiền lương hàng tháng, kinh doanh của khách hàng, không nhất thiết phải là kết quả của việc sử dụng vốn vay. Đây là nguồn thu nhập tương đối ổn định để trả nợ vay, tuy nhiên chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường khó xác định và kiểm chứng đặc biệt là đối với các hộ kinh doanh do không có báo cáo tài chính, mà chỉ là sổ theo dòi sổ sách, hóa đơn bán lẻ....

Nhu cầu được cấp tín dụng bán lẻ của khách hàng chịu tác động mạnh và phụ thuộc lớn vào chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế thịnh vượng, đời sống người dân được nâng cao, thu nhập cao thì chi tiêu tăng, đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhỏ lẻ sinh lời cao. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng, rất nhiều cá nhân, hộ gia đình, hạn chế chi tiêu, vay mượn.

Là hình thức bán lẻ, giá trị của các khoản vay thường nhỏ lẻ, số lượng lớn dẫn đến chi phí khoản vay cao. Do vậy, lãi suất khoản vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất các khoản vay thương mại.

Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn đối với tín dụng bán lẻ có xu hướng cao hơn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022