Hình Ảnh Minh Họa Bản Cát Cát Ở Sapa


gần chí tuyến nên SaPa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn đới, không khí mát mẻ quanh năm. Vào mùa hè, thời tiết ở thị trấn một ngày như là có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, có nắng, không khí dịu mát; buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu, ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của SaPa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có lúc xuống dưới 0 °C và có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8.

Thị trấn SaPa là một trong những địa điểm có tuyết rơi tại Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 1957 tới 2013, 21 lần tuyết rơi tại SaPa. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20cm. Cảnh tuyết rơi trên khắp các con đường, sườn núi tạo cho SaPa một vẻ đẹp thần tiên như giữa trời Âu.

Khách du lịch đến đây không chỉ để tận hưởng không khí trong lành, sự yên bình giản dị của một vùng đất phía Tây Bắc, mà SaPa còn là điểm đến để bạn chiêm ngưỡng những vẻ đẹp hoang sơ của những ruộng bậc thang, thác nước, những ngọn vúi hùng vĩ. Nhắc đến SaPa thì không thể không nhắc đến ruộng bậc thang. Những thửa ruộng bậc thang tại nơi đây đã được tạp chí Travel and Leisure uy tín của Mỹ bầu chọn là một trong bảy ruộng bậc thang kì vĩ nhất thế giới.

2.1.3. Đặc điểm văn hóa

SaPa được biết đến là vùng đất của dân tộc thiểu số, đây là nơi sinh sống của dân cư sáu dân tộc Kinh, H'Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó. Tuy có sự giao thoa văn hóa của nhau nhưng mỗi dân tộc vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình, cùng với các phong tục được duy trì từ nhiều đời nay. Các dân tộc ở SaPa đều có những lễ hội văn hóa mang nét đặc trưng được duy trì hằng năm như: Hội roóng pọc của người Giáy vào tháng giêng âm lịch; Hội sải sán (đạp núi) của người H'Mông; Lễ tết nhảy của người Dao diễn ra vào tháng tết hàng năm. Những ngày phiên chợ ở SaPa nhộn nhịp vào tối thứ bảy kéo dài đến chủ nhật hàng tuần. Chợ SaPa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từ phương xa tới, mọi người cùng


thức vui với nhau bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi, bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dzao để tìm hay gặp gỡ bạn tình và người ta đặt cho nó một cái tên là “Chợ tình SaPa”. Đây là lý giải vì sao SaPa nổi tiếng có một nền văn hóa đa dạng.

Hình 2 3 Hình ảnh minh họa bản Cát Cát ở SaPa Nguồn Bộ văn hóa thể thao và du 1

Hình 2.3. Hình ảnh minh họa bản Cát Cát ở SaPa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

(Nguồn: Bộ văn hóa, thể thao và du lịch 2019)

Chính bởi những lợi thế về thiên nhiên hùng vĩ và chiều sâu văn hóa cùng nếp sinh hoạt đặc trưng bình dị của phong tục tập quán truyền thống lâu đời của cộng đồng các dân tộc anh em tại thị trấn SaPa mà sản phẩm du lịch tại đây luôn thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước. Các sản phẩm du lịch tiêu biểu tại đây có thể kể đến như:

- Du lịch văn hóa: tham quan di tích văn hóa, nghiên cứu văn hóa dân tộc, các điểm danh thắng.

- Du lịch mua sắm: tham quan, mua sắm các hàng thủ công, mỹ nghệ, các làng nghề truyền thống.

- Du lịch ẩm thực: khám phá những nét ẩm thực đặc sắc.

2.1.4. Các địa danh tham quan tại SaPa

Một đặc trưng không thể nhắc tới của SaPa đó là những cảnh quan thiên nhiên kì vĩ, những địa điểm du lịch SaPa hấp dẫn. Núi Hàm Rồng cách trung tâm thị trấn SaPa chừng 3km, nằm trên độ cao gần 2000m, đây là vị trí tuyệt vời để ngắm toàn


cảnh thị trấn SaPa từ trên cao xuống. Bản Cát Cát là nơi sinh sống từ bao đời nay của cộng đồng dân tộc người Mông, nơi đây còn giữ gìn được nguyên vẹn từ nếp nhà, lời ăn tiếng nói tới lối sinh hoạt thường ngày và những ngành nghề thủ công truyền thống. Thung lũng Mường Hoa nằm cách thị trấn SaPa tầm chừng hơn 10km, nổi tiếng với những dòng suối mát lành, bãi đá là di chỉ của người Việt cổ để lại qua hàng ngàn năm lịch sử, đến nay vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ cho các nhà khảo cổ học nghiên cứu và khám phá.

Hình 2 4 Hình ảnh minh họa đỉnh núi Fansipan Nguồn Lào Cai 2018 Đặc biệt SaPa là 2

Hình 2.4. Hình ảnh minh họa đỉnh núi Fansipan

(Nguồn: Lào Cai 2018) Đặc biệt, SaPa là địa điểm chinh phục của hầu hết các du khách ham dịch chuyển khi nơi đây có đỉnh Fansipan hùng vĩ và được mệnh danh là “Nóc nhà của Đông Dương”. Đỉnh Fansipan cao 3.143m trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, tọa lạc ở phía Tây Nam thành phố SaPa, là một trong những địa điểm tham quan thu hút lượng lớn khách du lịch khi đến với SaPa. Nắm bắt cơ hội kinh doanh, quá trình đầu tư và xây dựng cho đến hiện nay đã tạo nên một Fansipan Legend - khu quần thể kiến trúc với nhiều hạng mục công trình đặc sắc như: cáp treo, khu vui chơi giải trí, khu resort năm sao đẳng cấp nước ngoài… mang đến cho du khách những trải nghiệm vô cùng thú vị. Du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm khoảnh khắc săn mây với đa dạng các hình thái khác nhau. Khi thì là những dải mây trắng uốn quanh sườn


núi, khi thì làm giác xuyên thủng những đám mây. Tất thảy mang đến cảm giác vô cùng kì diệu và lý thú.

Ngoài ra, còn phải kể đến các địa điểm không kém phần huyền ảo, giúp du khách đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, diệu kì như nhà thờ đá cổ SaPa, cổng trời SaPa, Thác Bạc, Thác Tình yêu, bản Tả Phìn,… Ngày 29/12/2017, động Tả Phìn chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia danh lam thắng cảnh. Việc công nhận động Tả Phìn là di tích quốc gia là điều kiện quan trọng để xã Tả Phìn, huyện SaPa tổ chức bảo tồn, khai thác tiềm năng phát triển du lịch.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nội dung và thực tế nghiên cứu của luận văn được thực hiện qua ba giai đoạn là: (1) Nghiên cứu sơ bộ, (2) Nghiên cứu thử nghiệm, (3) Nghiên cứu chính thức.

- Giai đoạn 1:Nghiên cứu sơ bộ (Initial research) được thực hiện thông qua phương pháp định tính nhằm mục tiêu điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát dành để đo lường các khái niệm, nội dung nghiên cứu, cụ thể là:

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá và tổng hợp kết quả của những nghiên cứu có trước, xây dựng khung nghiên cứu lý thuyết cho luận văn.

Tiếp thu ý kiến đóng góp của tiến sĩ hướng dẫn và chấm luận văn và thực hiện các cuộc phỏng vấn chuyên gia để xác định, điều chỉnh, giới hạn phạm vi nghiên cứu cũng như kiểm định, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường hành vi và các nhân tố được khảo sát (Những người được lựa chọn là các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, Marketing và cũng từng có kinh nghiệm, kiến thức về Revisit Intention).

Thời gian từ tháng 11/2018 đến tháng 12/2018.

- Giai đoạn 2:Nghiên cứu thử nghiệm (Pilot test) được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng hỏi nhằm mục tiêu thử nghiệm nội dung bảng hỏi, cách chọn và quy mô, tỉ lệ mẫu, phương pháp điều tra. Quy mô mẫu điều tra: 50 phần tử mẫu. Thời gian: từ tháng 01/2019 đến tháng 02/2019.

35


- Giai đoạn 3:Nghiên cứu chính thức (Main test). Đối với hoạt động điều tra hành vi của khách du lịch nước ngoài đối với hoạt động du lịch tại SaPa, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi với quy mô mẫu là 458 phần tử mẫu. Thông tin sau khi được thu thập sẽ được phân tích theo phương pháp SPSS 20.0. Thời gian: 2 tháng từ tháng 03/2019 đến tháng 04/2019.

2.2.2. Quy trình nghiên cứu



Đề xuất kiến nghị

Nghiên cứu lý thuyết

Văn hóa xã hội

Xây dựng bộ thang đo dự kiến

(bảng hỏi thử)

Điều chỉnh bộ thang đo

Xây dựng bộ thang đo

chính thức

Phân tích nhân tố

Kiểm định độ tin cậy

Điều tra quy mô lớn Nghiên cứu định lượng

Phân tích hồi quy


Hình 2.5. Quy trình nghiên cứu

2.2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất

Sau khi tổng hợp và phân tích các biến trong mô hình của những nghiên cứu có trước, trong nghiên cứu của mình với luận văn “Giải pháp thu hút khách du lịch nước ngoài quay trở lại Việt Nam (trường hợp điểm đến SaPa)”, để phù hợp hơn với thực tế phát triển của hoạt động du lịch tại địa bàn SaPa nói riêng và Việt Nam nói

36


chung, tôi đã điều chỉnh, bổ sung một số nhân tố và đưa ra mô hình hai lớp bao gồm bảy yếu tố: (1) Phương tiện di chuyển, (2) Lưu trú, (3) Ẩm thực, (4) Sự kiện giải trí,

(5) Sự hài lòng, (6) Hình ảnh điểm đến.


Phương tiện di chuyển

H1

Lưu trú

H2

Ẩm thực địa phương

H3

H4

Sự hài lòng

của khách du lịch

H7

Sự kiện giải trí

Dự định quay trở lại

Phong cảnh thiên nhiên

H5

H8

H6

Hình ảnh điểm đến

Văn hóa xã hội

Các biến nhân khẩu học

Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình lý thuyết nghiên cứu bao gồm hai biến độc lập đã được xác định trong mô hình của Trần Thị Ái Cầm (2011) và Tan Hui Joo - Teoh Yit Sean - Yap Pei Hong (2017) là có ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến đó là: Ẩm thực và Sự kiện giải trí.

2.2.3.1. Phương tiện di chuyển

Phương tiện di chuyển bao gồm phương tiện công cộng và phương tiện cá nhân. Phương tiện công cộng do nhà nước hoặc các đơn vị kinh doanh đầu tư và cung cấp đến người tiêu dùng khi phát sinh nhu cầu di chuyển giữa các địa điểm có khoảng cách lớn hay khi không thể hoặc không muốn sử dụng phương tiện cá nhân. Phương tiện cá nhân thuộc quyền sở hữu của mỗi cá nhân hoặc một tổ chức, một nhóm nào được mua với mục đích phục vụ nhu cầu đi lại khác nhau bao gồm ô tô, xe máy, xe đạp,...

Phương tiện công cộng (còn gọi là phương tiện giao thông công cộng hoặc phương tiện giao thông đại chúng) bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau cung cấp khả

37


năng di chuyển cho người dân, bao gồm xe buýt, xe lửa, tàu thuyền, taxi và họ phải chi trả để có thể sử dụng.

Trong ngành du lịch, Kaul (1985) đã chỉ ra rằng phương tiện di chuyển đóng vai trò quan trọng nâng cao chuỗi giá trị du lịch: “Transport plays an important role in the successful creation and development of new attractions as well as the health growth of existing ones”. Có thể nhận thấy phương tiện giao thông giữ vai trò quan trọng liên quan đến hình ảnh của điểm đến, ảnh hưởng tới mức độ thu hút của các điểm tham quan hiện có. Phương tiện di chuyển được xem là yếu tố liên kết khách du lịch đến với các địa danh nổi tiếng bởi cảnh đẹp thiên nhiên, kho tàng văn hóa với nét đẹp truyền thống và sự kiện mang đậm tính văn hóa dân tộc. Các dịch vụ di chuyển rất cần thiết cho ngành du lịch trong việc giúp du khách có thể đi lại thuận tiện và nhanh chóng tới các khu du lịch hoặc giữa các địa điểm trong cùng một khu du lịch.

Seetanah (2006) đưa ra nhận định về việc tiếp cận điểm đến trên phương diện giao thông phải thật tiện lợi: “Một địa điểm được coi là hấp dẫn và có sức hút đối với du khách lần đầu có ý định đến nếu họ thấy rằng việc di chuyển đến cùng với việc đi lại tại nơi đó thuận tiện”. Đồng thời, một địa điểm cùng sẽ làm hài lòng du khách đã và đang trải nghiệm nếu họ cảm nhận được cách thức cùng phương tiện di chuyển tại đó thật dễ dàng và an toàn.

Có rất nhiều loại hình phương tiện để di chuyển tới một điểm đến như máy bay, tàu lửa, thuyền xuồng, xe khách, taxi,..., khách du lịch có thể lựa chọn hình thức thuê xe tự lái để trải nghiệm du lịch theo cách riêng của mình. Việc lựa chọn loại hình phương tiện, hình thức thuê xe tự lái hay thuê xe có tài xế sẽ phụ thuộc tốc độ và thời gian di chuyển, độ an toàn, giá cả, sự tiện nghi và tình hình sức khỏe của du khách. Nhiều phương án để lựa chọn, phù hợp với nhu cầu và khả năng cùng sự hài lòng khi sử dụng của khách du lịch tác động rất lớn tới dự định quay trở lại điểm đến có chú đích trong lần tiếp theo.

Phương tiện di chuyển là một cách thức liên kết du khách với các điểm đến, một nhân tố trọng yếu để đo lường mức độ hài lòng của du khách với điểm đến cũng như mức độ tác động đối với dự định quay trở lại trong tương lai.


H1: Phương tiện di chuyển đến với điểm đến SaPa ảnh hưởng tích cực tới sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến SaPa.

2.2.3.2. Lưu trú

Cooper và cộng sự (2008) đã thể hiện tầm quan trọng của lưu trú, coi nhân tố này là nhân tố nền tảng, từ đó khách du lịch có thể lên kế hoạch tham gia vào mọi hoạt động tại một điểm đến, chuyến du lịch sẽ không trọn vẹn nếu không có địa điểm lưu trú: “Tourists can engage in any activities at a destination, therefore, travelling will be incomplete in absence of accommodation”. Đối với những chuyến du lịch dài ngày, lưu trú là nhân tố du khách phải nghĩ đến và tìm hiểu sau phương tiện di chuyển. Đó sẽ là nơi du khách lưu nghỉ qua đêm hay nghỉ ngơi sau khi tham quan và trải nghiệm các địa danh và hoạt động của điểm đến. Lưu trú có thể được đề cập đến với sự đa dạng lớn về quy mô và loại hình bao gồm như khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, nhà nghỉ, homestay, đem đến sự lựa chọn trong khả năng và đáp ứng mọi mong muốn của khách du lịch.

Cooper và cộng sự (2008) phân tích chi tiết nhân tố lưu trú, cho rằng hầu hết các cơ sở lưu trú là sự kết hợp cả hai khía cạnh vô hình và hữu hình và các khía cạnh vô hình của lưu trú có thể phức tạp hơn các khía cạnh hữu hình: “The intangible aspects of hospitality and accommodation are possibly more com- plicated than the tangible aspects”. Yếu tố hữu hình bao gồm chất lượng phòng ốc, tiện nghi, vị trí,... của địa điểm lưu trú; yếu tố vô hình lại kể đến bầu không khí trong một cơ sở lưu trú và quan trọng hơn là các dịch vụ mà khách đã trải nghiệm.

Dễ dàng nhận thấy rằng chất lượng lưu trú được coi là yếu tố quyết định quan trọng để nâng cao sự hài lòng của khách du lịch, lựa chọn đề cập nhân tố này sẽ tiếp cận sát nhất và giải quyết vấn đề nghiên cứu.

H2: Lưu trú tại điểm đến SaPa ảnh hưởng tích cực tới sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến SaPa.

2.2.3.3. Ẩm thực địa phương

Xiao - Smith (2008) từng đưa ra khái niệm về ẩm thực trong du lịch: “Du lịch ẩm thực là mọi trải nghiệm du lịch bao gồm tìm hiểu, đánh giá hoặc cảm nhận thực tế ẩm thực địa phương có thương hiệu. Nói cách khác, du lịch ẩm thực là sự giao thoa giữa các nền văn hóa với nhau”. Trải nghiệm ẩm thực không chỉ là một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/10/2023