2.2.2. Tình hình thu hút du khách Nga giai đoạn 2011 - 2016
2.2.2.1. Tổng quan tình hình du khách Nga đến Phú Yên
Theo thống kê của Sở VHTTDL Phú Yên, giai đoạn 2011 - 2016, số lượt khách du lịch tăng từ 530 nghìn lên 1 triệu lượt (tỷ lệ 13,8%), trong đó khách Nga tăng từ 4 nghìn lượt (năm 2011) lên 7,5 nghìn lượt (năm 2016). Nguyên nhân cơ bản là bắt đầu từ năm 2011, tỉnh đã tổ chức Năm du lịch Quốc gia 2011 gắn với kỷ niệm Phú Yên 400 năm hình thành, phát triển; qua đó làm tiền đề trong việc giới thiệu và quảng bá hình ảnh của tỉnh đến với bạn bè thế giới, trong đó có nước Nga thông qua các đợt xúc tiến, hội chợ du lịch, các phương tiện truyền thông, Internet…
70
60
60
53
52
50
50
45
40
40
30
Khách quốc tế
Khách Nga
20
10
7,9
7
6,75
7,5
4
6
0
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Biểu đồ 2.1: Tình hình khách Nga đến Phú Yên giai đoạn 2011-2016
(ĐVT: 1000 lượt)
(Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên năm 2016)
Nhìn chung, lượng khách Nga đến Phú Yên tăng lên đáng kể, chiếm từ 10- 15% trong tổng số khách quốc tế đến Phú Yên, lưu trú dài ngày (10 – 12 ngày) tại các khách sạn gần biển như: Khách sạn Sài Gòn – Phú Yên, Khách sạn Kaya, Khách sạn Hùng Vương, Khu du lịch Sao Việt, Khách sạn Long Beach, Khách sạn
Công Đoàn… Khách du lịch Nga chọn đi du lịch đến Phú Yên thông qua các kênh quảng bá trên mạng, qua các công ty lữ hành, qua bạn bè, người thân, một số ít do các đơn vị kinh doanh du lịch trong tỉnh khai thác thông qua các hoạt động xúc tiến quảng bá tại Nga. Số lượng khách đi theo tour xuất phát từ bên Nga đến Phú Yên thông qua các công ty lữ hành của Việt Nam không nhiều; chủ yếu thông qua các tour du lịch từ Hà Nội, TP.HCM và khách du lịch đi riêng lẻ. Khách du lịch Nga đến Phú Yên rất thích những bãi biển đẹp, hoang sơ để tắm biển; thưởng thức những đặc sản của Phú Yên như cá ngừ đại dương, sò huyết, ốc, ghẹ, tôm hùm,…, mua sắm hàng lưu niệm (Sở VHTTDL, 2016).
2.2.2.2. Sử dụng công cụ SWOT để đánh giá tiềm năng du lịch Phú Yên trong việc thu hút du khách Nga
SWOT là từ viết tắt của các chữ S - Strengths (Điểm mạnh), W - Weakness (Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Đe dọa); phương pháp này giúp ta có thể tổng hợp các kết quả nghiên cứu môi trường bên trong, bên ngoài doanh nghiệp (vấn đề cụ thể) và đề ra chiến lược một cách khoa học. Ta có bảng ma trận sau:
Bảng 2.2: Đánh giá du lịch Phú Yên bằng công cụ SWOT
Điểm yếu (W) | |
- Việt Nam có bề dày lịch sử và mối quan hệ tốt đẹp với Liên bang Nga. Hiện quan hệ Việt – Nga đã là đối tác chiến lược, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội đặc biệt là du lịch. - Du lịch Phú Yên còn nhiều hoang sơ, được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp, bãi tắm, vũng vịnh; có các đặc sản biển như tôm hùm, ghẹ, ốc, sò huyết; nền văn hóa độc đáo với bộ đàn đá, kèn đá nên rất phù hợp với sở thích của du khách Nga là thiên về tắm biển, nghỉ dưỡng, mua sắm… - Người dân thân thiện, mến khách, hệ thống giao thông tương đối thuận lợi. - Mức chi tiêu/du khách không cao so với một số tỉnh trong khu vực. | - Còn thiếu một số điểm vui chơi giải trí về đêm. - Số lượng Resort, khách sạn chất lượng cao còn hạn chế (Resort Sao Việt là thường xuyên có khách Nga đến nghỉ dưỡng; các khách sạn khác số lượng khách Nga đến không thường xuyên một phần do vị trí không gần biển và chưa có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn). - Đội ngũ hướng dẫn viên, nhà quản lý thông thạo tiếng Nga và văn hóa Nga chưa nhiều. - Chưa xây dựng được các mặt hàng lưu niệm mang bản sắc của địa phương nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách. - Công tác xúc tiến quảng bá, giới thiệu |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Các Yếu Tố Tác Động Đến Tâm Lý Du Khách
- Các Yếu Tố Tác Động Người Nga Đi Du Lịch Nước Ngoài
- Tổng Quan Về Tỉnh Tiềm Năng Du Lịch Tỉnh Phú Yên
- Nhân Lực Ngành Du Lịch Tỉnh Phú Yên Giai Đoạn 2011-2016
- Đánh Giá Về Slogan: “Phú Yên- Điểm Đến Hấp Dẫn Và Thân Thiện”
- Giải Pháp Về Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Phục Vụ Phát Triển Kinh Tế- Xã Hội Gắn Với Phát Triển Du Lịch
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
chưa được thường xuyên và đa dạng về hình thức. | |
Cơ hội (O) | Thách thức (T) |
- Các địa phương thu hút số lượng lớn du khách Nga như Nha Trang, Bình Thuận, Vũng Tàu đang có dấu hiệu bão hòa; nên du khách Nga có xu hướng chọn những tỉnh thành phố có điều kiện tương đồng để làm nơi tham quan, nghỉ dưỡng - trong đó có Phú Yên. - Lãnh đạo UBND tỉnh và các đơn vị liên quan đã đạt được thỏa thuận bước đầu trong việc thực hiện các chuyến bay Chater - bay thẳng từ Nga sang sân bay Tuy Hòa, giúp giảm chi phí đi lại trong bối cảnh đồng Rúp đang bị mất giá. - Ngày càng nhiều người dân Nga thích đi du lịch nước ngoài nhất là tới các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương. | - Khoảng cách địa lý quá xa, khó khăn trong tiếp cận. - Nỗi ám ảnh về khủng bố, các thảm họa về hàng không, thiên nhiên, tình hình ô nhiễm môi trường. - Kinh tế Nga bị suy thoái, đồng Rúp mất giá nên người dân Nga có xu hướng hạn chế đi du lịch. - Sự gia tăng của dòng khách Trung Quốc và các nước châu Á khác ảnh hưởng đến tâm lý đi du lịch của người Nga. - Thị trường khách Nga hiện nay còn hạn chế thông tin về du lịch Việt Nam nói chung và Phú Yên nói riêng. |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả.
Ma trận SWOT trên sẽ làm cơ sở nghiên cứu, khảo sát ý kiến của các ngành, du khách để tiến hành đánh giá, nhận xét và đưa ra các giải pháp thu hút du khách Nga đến Phú Yên cũng như những kiến nghị, giải pháp để tỉnh, các Bộ, ngành Trung ương đẩy mạnh các giải pháp đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.
2.2.3. Thực trạng về một số công tác thu hút du khách Nga của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 - 2016
2.2.3.1. Xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật và triển khai thực hiện việc thu hút khách Nga
Tỉnh đã ban hành một số văn bản chỉ đạo về lĩnh vực du lịch, bảo vệ môi trường và xúc tiến đầu tư, quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; tăng cường hiệu lực QLNN, xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện, công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ… góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về du lịch cũng như hỗ trợ, tạo
điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp tham gia phát triển du khách Nga trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tỉnh đã chủ động phối hợp Tổng Cục Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông và các đơn vị có liên quan tổ một số Hội thảo, Tọa đàm về phát triển khách Nga, đưa khách Nga trực tiếp đến Phú Yên bằng máy bay Chater.
Bảng 2.3. Một số văn bản của tỉnh Phú Yên liên quan đến du lịch
Loại văn bản | Tên văn bản | |
1. | Chương trình hành động | Số 05-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Tỉnh ủy về đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. |
2. | HĐND tỉnh | Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 về phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020. |
3. | UBND tỉnh | Quyết định số 128/QĐ-UBND ngày 19/01/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. |
4. | UBND tỉnh | Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 14/8/2013 về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. |
5. | UBND tỉnh | Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 11/11/2013 về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2015. |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả.
2.2.3.2. Quy hoạch chi tiết, quy hoạch chuyên đề làm cơ sở gọi vốn đầu tư phát triển du lịch
Tỉnh đã phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị lập quy hoạch các khu du lịch nghỉ dưỡng, tham quan để từng bước đón tiếp khách Nga như khu vực Vịnh Xuân Đài, gành Đá Đĩa, Bãi Môn - Mũi Điện, Tháp Nhạn. Chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố điều chỉnh quy hoạch xây dựng để làm cơ sở kêu gọi đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch; ban hành danh mục các dự án gọi vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong đó có các dự án phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020 làm cơ sở để tổ chức các hoạt động xúc tiến, đầu tư phát triển du lịch. Tuy nhiên, do tỉnh còn nhiều khó khăn và hạn chế về kinh phí nên một số quy hoạch, dự án về du lịch vẫn chưa triển khai kịp thời, đúng tiến độ.
2.2.3.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội gắn với phát triển du lịch
Phú Yên nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia về đường sắt, đường bộ, đường thủy; có đường quốc lộ 1A, đường quốc lộ 25 nối với tỉnh Gia Lai và quốc lộ 29 nối với tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, sân bay Tuy Hòa có khả năng tiếp nhận loại máy bay lớn như: Air Bus 321, Boeing 747 nên rất thuận lợi để tổ chức các chuyến bay Chater từ Nga đến Phú Yên. Ngoài ra, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước cũng đã cơ bản đầu tư đến 112/112 xã của tỉnh.
Theo Sở VHTTDL (2016), toàn tỉnh có 135 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, 16 cơ sở kinh doanh ăn uống, mua sắm đạt chuẩn phục vụ khách du lịch Nga. Một số khu ẩm thực đường Bạch Đằng; Cầu An Hải (đầm Ô Loan), cầu Bình Phú (đầm Cù Mông), bãi biển Long Thủy, Resort Sao Việt thu hút du khách Nga thường xuyên đến thưởng thức ẩm thực, vui chơi giải trí...
Một số điểm cafe, vui chơi giải trí, các quán Bar, vũ trường, các bãi tắm đẹp và các khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh của tỉnh phục vụ khách tham quan du lịch như: khu di tích gành Đá Đĩa, Khu di tích Tàu không số Vũng Rô, khu di tích Mũi Điện; Khu di tích Căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ; Địa đạo Gò Thì Thùng; đường đi bộ khu vực đường Độc Lập; chợ đêm Tuy Hòa…
Về hệ thống giao thông, hiện có các chuyến bay Tuy Hòa - Hà Nội, Tuy Hòa
- TP Hồ Chí Minh vào ngày trong tuần, hệ thống đường sắt, phương tiện vận chuyển đường bộ tương đối đồng bộ, hiện đại, đủ khả năng vận chuyển, đưa đón khách đến Phú Yên và từ Phú Yên đi các tỉnh. Đồng thời, tập trung hoàn chỉnh tuyến đường đi bộ Độc Lập, đường động lực ven biển từ TP Tuy Hoà đến gành Đá Đĩa, từ TP. Tuy Hòa đi Bãi Môn – Vũng Rô; tuyến đường từ Quốc lộ 1 - Gành Đá Đĩa; Tuyến đường từ phía bắc khu du lịch Thuận Thảo đến làng du lịch Quốc tế ven biển TP Tuy Hòa (khu du lịch Bắc Âu)…
2.2.3.4. Kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống CSVCKT du lịch
Tổng số dự án đang triển khai đầu tư trong lĩnh vực du lịch sử dụng vốn ngoài ngân sách Nhà nước là 30 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 50.985 tỷ đồng.
Trong đó dự án có vốn đầu tư trong nước là 24 dự án; dự án có vốn đầu tư nước ngoài là 6 dự án. Hiện nay có khoảng 8 dự án đi vào hoạt động từng phần.
Đến cuối năm 2016, toàn tỉnh hiện có 135 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó có: 2 khách sạn 5 sao (Khách sạn Cendeluxe - Thuận Thảo, khu du lịch sinh thái Sao Việt); 2 khách sạn 4 sao (khách sạn KaYa, khách sạn Sài Gòn - Phú Yên); 02 khách sạn 3 sao. Tiếp tục thực hiện quy hoạch, định hướng các khu Resort, khách sạn ven biển đầu tư, nâng cấp CSVCKT phục vụ du khách Nga.
Bảng 2.4: Tình hình cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2016
Đơn vị tính | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | |
Số lượng cơ sở lưu trú | Cơ sở | 108 | 117 | 120 | 125 | 130 | 135 |
Số lượng phòng | Phòng | 2.370 | 2.435 | 2.508 | 2.551 | 2.660 | 2.770 |
* Phân theo hạng khách sạn | |||||||
- Từ 3 đến 5 sao | Phòng | 4 | 4 | 5 | 5 | 5 | 6 |
-Từ 1 đến 2 sao | Phòng | 31 | 40 | 43 | 43 | 46 | 47 |
Công suất sử dụng phòng trung bình | % | 51 | 51 | 52 | 52 | 53 | 55 |
Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên năm 2016
2.2.3.5. Thực hiện các chương trình đầu tư khai thác các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể để phục vụ du khách Nga
Như đã trình bày, người Nga dành nhiều thời gian đi du lịch để khám phá, nghỉ dưỡng và thưởng thức nhằm thoát khỏi cuộc sống tấp nập ở các khu đô thị mà họ phải chịu đựng thường xuyên nên tỉnh rất quan tâm nâng cấp, tu bổ các công trình thiết yếu tại một số khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh như: Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh; Thành An Thổ - Nơi sinh Tổng Bí thư Trần Phú; núi Nhạn – Tháp Nhạn; khu di tích Địa đạo Gò Thì Thùng, gành Đá Đĩa, khu di tích Bãi Môn - Mũi Điện… Ngoài ra, tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong việc thu hút du khách thông qua giới thiệu trình diễn loại hình “Nghệ thuật bài chòi”, “Trống đôi - Cồng ba - Chiêng năm”, đưa khách Nga tham quan dệt thổ cẩm tại buôn Lê Diêm (huyện Sông Hinh), các làng nghề truyền thống như trồng rau, làm báng tráng, đồ thủ công mỹ nghệ…
Ngoài ra, chỉ đạo Sở VHTTDL phối hợp với các đơn vị kinh doanh, du lịch lữ hành đưa khách Nga tham dự chương trình biểu diễn nghệ thuật “Chào Phú Yên – Điểm đến hấp dẫn và thân thiện” tại Tháp Nhạn định kỳ vào tối thứ Bảy hàng tuần.
Bảng 2.5: Một số di tích, danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia của tỉnh Phú Yên
Tên di tích, danh lam thắng cảnh | Năm công nhận | |
1. | Đầm Ô Loan, huyện Tuy An | 1996 |
2. | Di tích lịch sử mộ và đền thờ Lương Văn Chánh, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa | 1996 |
3. | Di tích lịch sử bến và Tàu không số Vũng Rô, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa | 1997 |
4. | Gành Đá Đĩa, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An | 1998 |
5. | Núi Nhạn, TP Tuy Hòa | 1998 |
6. | Thành An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An | 2005 |
7. | Bãi Môn - Mũi Điện, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa | 2008 |
8. | Vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu | 2011 |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả.
2.2.3.6. Xây dựng, kết nối hình thành các tour du lịch trong tỉnh
Tỉnh đã công nhận 08 điểm du lịch địa phương và 02 tuyến du lịch địa phương (8 điểm du lịch địa phương gồm: Khu di tích Tháp Nhạn; Khu di tích Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh; Khu di tích Tàu Không số Vũng Rô; Khu di tích gành Đá Đĩa; Khu di tích thành An, Đền thờ Lương Văn Chánh; Khu di tích lịch sử Nhà thờ Bác Hồ và Khu Căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ; Điểm du lịch văn hóa cộng đồng buôn Lê Diêm. 02 tuyến du lịch địa phương: Tuyến du lịch về phía Bắc của tỉnh: Tuy Hòa – Thành An Thổ – Gành Đá Đĩa – Tháp Nhạn. Tuyến du lịch về phía Nam của tỉnh: Tuy Hòa – Bãi Môn – Mũi Điện – Khu di tích Tàu Không số Vũng Rô – Tháp Nhạn) làm cơ sở cho các đơn vị xây dựng lộ trình đón khách Nga đến nghỉ dưỡng kết hợp tham quan, thưởng thức ẩm thực Phú Yên.
Một tín hiệu đáng mừng Khu du lịch sinh thái Sao Việt thường tập trung khai thác du lịch MICE thông qua tổ chức các cuộc Hội thảo, Tọa đàm với sự tham gia của các Bộ, ngành Trung ương và các đoàn khách quốc tế, khách Nga (từ năm 2014
- 2016, trung bình mỗi năm tổ chức 2 cuộc Hội thảo về du lịch nói chung và chuyên đề về khách Nga nói riêng).
2.2.3.7. Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch
Đã công bố biểu trưng (Logo) và tiêu đề (Slogan) “Du lịch Phú Yên – Hấp dẫn và Thân thiện”; tham gia các hội chợ du lịch quốc tế; tổ chức chương trình hợp tác liên kết, xúc tiến và quảng bá du lịch tại các tỉnh Đăk lăk, Gia Lai, Kon Tum và TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Phối hợp thực hiện các phim tư liệu quảng bá du lịch Phú Yên phát sóng trên VTV, HTV, PTP, TTXVN, Báo Phú Yên, Báo Du lịch và trên các phương tiện thông tin, truyền thông khác. Tăng cường quảng bá du lịch Phú Yên trên website du lịch Phú Yên; xây dựng và cập nhật thông tin trên website du lịch bằng tiếng Nga. Đồng thời, thông qua các buổi Hội thảo, Tọa đàm cũng đã tổ chức nhiều buổi làm việc, tiếp xúc với các Đại sứ, Tổng lãnh sự quán Nga và các doanh nghiệp du lịch như Ánh Dương, Pegas, Anex… để đưa khách Nga đến Phú Yên.
2.2.3.8. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch phục vụ du khách Nga
Theo báo cáo của Sở VHTTDL (2016), nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh là 3.700 người (tháng 12/2016), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2016 là 10,4%. Tỉnh cũng đã phối hợp Tổng cục Du lịch thường xuyên mỗi năm mở từ 01 - 02 lớp tiếng Nga cơ bản và nâng cao và kỹ năng phục vụ khách Nga cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác du lịch, người quản lý, nhân viên các khách sạn nhà hàng và các đơn vị liên quan. Đồng thời, mời gọi các doanh nghiệp du lịch có kinh nghiệm về thị trường Nga và các học giả, nghiên cứu về nước Nga tham gia cùng tỉnh trong việc hoạch định, thu hút du khách Nga.
Tuy nhiên, đối với du khách Nga, do tính mới mẻ nên lực lượng lao động chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và văn hóa để phục vụ du khách Nga; chưa có nhiều lao động am hiểu về trình độ tiếng Nga. Việc phiên dịch, thuyết minh cho khách chủ yếu thông qua các hướng dẫn viên đi cùng đoàn chứ lực lượng tại chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu này. Đây là thực trạng mà các nhà quản lý của tỉnh cần quan tâm để nâng cao chất lượng phục vụ du khách Nga.