- Khánh Hòa, Bình Thuận Hòa là các điểm đến an toàn, phong cảnh đẹp, đảm bảo được tính mạng và tài sản cho du khách khi đi du lịch, vì vậy rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch.
- Các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp, nhà đầu tư luôn quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch phát triển, nhất là du lịch biển và du lịch nghỉ dưỡng; trong đó chú trọng đến sự hài lòng của du khách để lôi kéo du khách đến với tỉnh ngày một nhiều hơn.
- Trong mắt khách du lịch Nga, con người Việt Nam luôn thân thiện, hiền hòa và hai nước cũng đã có mối quan hệ gắn bó sâu đậm, tạo cho du khách cảm giác thoải mái. Ngoài ra, các tỉnh trên cũng rất chú trọng đến công tác đào tạo nhân lực am hiểu tiếng Nga và văn hóa Nga nhằm mang đến sự hài lòng cho du khách Nga.
Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT DU KHÁCH NGA ĐẾN PHÚ YÊN
2.1. Khái quát về du lịch tỉnh Phú Yên
2.1.1. Tổng quan về tỉnh tiềm năng du lịch tỉnh Phú Yên
Theo Cục Thống kê tỉnh, Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.060 km2, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông. Phú Yên có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.bTỉnh có 09 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và
thành phố Tuy Hòa (là trung tâm tỉnh lỵ); 112 đơn vị hành chính cấp xã (16 phường, 8 thị trấn, 88 xã); dân số của tỉnh khoảng 900 nghìn người (tháng 12/2016).
Theo UBND tỉnh Phú Yên (2016), tỉnh đang tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật gắn với đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động khu kinh tế và một số khu, cụm công nghiệp (Khu Kinh tế Nam Phú Yên; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và Khu đô thị Nam thành phố Tuy Hòa,…); Khôi phục, phát triển một số làng nghề truyền thống và du nhập một số nghề mới gắn với phát triển du lịch; Nâng cao chất lượng các ngành thương mại, dịch vụ. Bên cạnh đó, tỉnh quan tâm thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ tỉnh đến cơ sở. Riêng lĩnh vực du lịch, năm 2016, tỉnh đã đón được trên 01 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 50.000 lượt khách quốc tế. Hiện đang tiếp tực đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch, phấn đấu đưa ngành du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Như vậy, với các điều kiện về vị trí địa lý, giao thông và điều kiện tự nhiên cùng những thành tựu về kinh tế - xã hội, Phú Yên có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản phẩm hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh trong vùng.
2.1.2. Khái quát về thực trạng du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 - 2016
2.1.2.1. Kết quả hoạt động du lịch
Thực hiện các chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Nhiều du khách trong và ngoài nước đã đến tham quan, trải nghiệm tại vùng đất này, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế đóng góp cao vào ngân sách của tỉnh cũng như quảng bá hình ảnh của tỉnh đến với bạn bè trong và ngoài nước.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của du lịch Phú Yên giai đoạn 2010 - 2015
Năm 2010 | Giai đoạn 2011 - 2015 | Tốc độ tăng bình quân hàng năm (%) | |||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |||
Tổng lượt khách du lịch | 361.000 | 530.000 | 550.000 | 600.000 | 755.200 | 900.000 | 20 |
- Khách Quốc tế - Khách Nội địa | 20.500 | 40.000 | 53.000 | 60.000 | 52.000 | 45.000 | 17 |
340.500 | 490.000 | 497.000 | 540.000 | 703.200 | 855.000 | 20,2 | |
Tổng lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ | 312.000 | 500.200 | 500.700 | 521.600 | 585.000 | 713.163 | 18 |
- Khách quốc tế - Khách nội địa | 12.000 | 30.000 | 40.100 | 29.700 | 19.300 | 4.746 | 9,5 |
300.000 | 470.200 | 460.600 | 491.900 | 565.700 | 708.417 | 18,7 | |
Tổng ngày khách (có lưu trú qua đêm) | 180.120 | 318.127 | 348.325 | 366.163 | 418.275 | 634.718 | 28,6 |
- Ngày khách quốc tế - Ngày khách nội địa | 18.000 | 51.000 | 68.972 | 53.460 | 38.500 | 12.711 | 20 |
162.120 | 267.127 | 279.353 | 312.703 | 379.775 | 622.007 | 30,9 | |
Ngày khách lưu trú bình quân | 1,1 | 1,2 | 1,3 | 1,3 | 1,4 | 1,5 | 6,4 |
Doanh thu du lịch | 249.500 | 450.000 | 500.000 | 540.000 | 675.060 | 850.000 | 27,8 |
Lao động trong ngành | 2.220 | 3.300 | 3.310 | 3.600 | 3.620 | 3.635 | 10,4 |
Số lượng cơ sở lưu trú | 100 | 108 | 117 | 120 | 125 | 130 | 5,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Hoạt Động Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế
- Tổng Hợp Các Yếu Tố Tác Động Đến Tâm Lý Du Khách
- Các Yếu Tố Tác Động Người Nga Đi Du Lịch Nước Ngoài
- Tình Hình Khách Nga Đến Phú Yên Giai Đoạn 2011-2016
- Nhân Lực Ngành Du Lịch Tỉnh Phú Yên Giai Đoạn 2011-2016
- Đánh Giá Về Slogan: “Phú Yên- Điểm Đến Hấp Dẫn Và Thân Thiện”
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên năm 2016.
2.1.2.2. Những thuận lợi, khó khăn
a) Thuận lợi
Xác định du lịch là ngành mũi nhọn, thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về đầu tư phát triển đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản nhằm quán triệt, đôn đốc các ngành các cấp tổ chức thực hiện. Nhìn chung, thời gian qua, du lịch tỉnh Phú Yên đã có sự chuyển biến tích cực, hình ảnh, đất nước con người Phú Yên được du khách trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn, nhất là sau hiệu ứng của bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”…
Tỉnh đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư, phát triển cho ngành du lịch, lồng ghép trong các buổi xúc tiến đầu tư, gặp gỡ doanh nghiệp hàng năm nhằm lôi kéo, thu hút các dự án phát triển du lịch cho tỉnh. Bên cạnh đó, con người đất Phú với bản tính hiền hòa, mến khách, phong cảnh còn mang nhiều nét hoang sơ, ẩm thực dân dã với nhiều đặc sản nổi tiếng cũng là lợi thế trong việc thu hút du khách đến với tỉnh.
b) Khó khăn
Kết cấu hạ tầng như hạ tầng giao thông, bến cảng, phương tiện vận chuyển du lịch đường bộ, đường thủy còn một số hạn chế, thiếu đồng bộ; công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, danh thắng chưa hiệu quả. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, thiếu các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của Phú Yên, thiếu các dịch vụ tại các điểm đến; kinh phí đầu tư phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức.
Công tác QLNN về đầu tư có mặt chưa tốt. Việc hỗ trợ đầu tư, giải phóng mặt bằng các dự án du lịch còn chậm và thiếu đồng bộ. Một số dự án đã cấp phép xây dựng nhưng chậm triển khai làm ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và hình thành sản phẩm du lịch của tỉnh. Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu; nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực; hoạt động lữ hành còn yếu.
Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa kịp thời cụ thể hóa việc triển khai thực hiện các nghị quyết, quy hoạch, kế hoạch về phát triển du lịch đã ban hành nên
việc thực hiện chưa đồng bộ. Việc xây dựng được chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch còn mang tính ngắn hạn, dàn trải .v.v...
2.2. Kết quả thu hút du khách Nga đến Phú Yên giai đoạn 2011-2016
2.2.1. Khái quát về nước Nga
2.2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên
Liên bang Nga là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, với tổng diện tích
17.075.200 km2, chiếm hơn 1/9 diện tích lục địa Trái Đất; toàn bộ lãnh thổ của Nga trải dài trên 11 múi giờ. Địa hình nước Nga có thể được chia thành một số vùng địa lý rộng lớn, từ Đông sang Tây có: vùng Đại Đồng bằng Âu châu; vùng núi Ural; vùng hệ thống núi dọc theo phần lớn biên giới phía Nam; vùng đất thấp và vùng cao Siberi, trong đó bao gồm khu vực đồng bằng Tây Siberi, khu vực trung tâm Siberi và khu vực những rặng núi phía Đông Bắc Siberi.
Nước Nga có lãnh thổ nằm ở phần Đông của châu Âu và một phần phía Bắc châu Á. Phần lớn đất đai nước Nga là các đồng bằng rộng lớn ở cả châu Âu và châu Á như vùng Siberi. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc, với các tundra (lãnh nguyên) dọc theo bờ biển phía bắc. Các dãy núi chủ yếu nằm ở biên giới phía nam như Kavkaz (ở đây có đỉnh Elbrus, là điểm cao nhất thuộc Nga và châu Âu với cao độ 5.633 m) và dãy núi Altai. Các dãy núi ở phần phía đông như dãy Verkhoyansk hoặc các núi lửa trên Kamchatka. Dãy Ural – là một dãy núi chạy theo hướng Bắc – Nam, tạo ra sự phân chia cơ bản giữa châu Âu và châu Á cũng là một dãy núi nổi tiếng.
Nước Nga có đường bờ biển dài trên 37.000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương cũng như dọc theo các biển như biển Baltic, biển Đen và biển Caspi. Một số biển nhỏ hơn là các phần của các đại dương như biển Barents, Bạch Hải, biển Kara, biển Laptev và biển Đông Siberi là phần của Bắc Băng Dương; các biển như biển Bering, biển Okhotsk và biển Nhật Bản thuộc về Thái Bình Dương. Các đảo chính bao gồm Novaya Zemlya, mũi Franz-Josef, quần đảo Tân Siberi, đảo Wrangel, quần đảo Kuril và Sakhalin. Các hồ chính bao gồm hồ Baikal, hồ Ladoga, biển hồ Caspi và hồ Onega.
Về khí hậu, hầu hết các vùng lãnh thổ của Nga có khí hậu khắc nghiệt với mùa đông dài và lạnh, mùa hè ngắn và tương đối mát mẻ. Với diện tích lớn và sự xa cách biển của nhiều vùng dẫn tới một kiểu khí hậu lục địa ẩm và cận Bắc Cực, là kiểu khí hậu phổ biến ở châu Âu và vùng châu Á của Nga, ngoại trừ lãnh nguyên và vùng cực Đông nam. Trên hầu hết lãnh thổ chỉ có hai mùa riêng biệt là mùa đông và mùa hè, còn mùa xuân và mùa thu thường chỉ là những giai đoạn ngắn thay đổi giữa thời tiết cực thấp và cực cao. Tháng một có nhiệt độ lạnh nhất thay đổi từ 0oC đến - 50oC, tháng ấm nhất thường vào tháng 7, nhiệt độ dao động từ 1oC đến 25oC.
Nga có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và dồi dào như: dầu mỏ, than đá, sắt, đồng, khí tự nhiên và được xem là siêu cường năng lượng, có dự trữ khí tự nhiên lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, Nga có diện tích rừng lớn nhất thế giới với 886 triệu ha, chủ yếu là rừng Taiga, rừng lá kim… Vì thế Nga còn được xem là “lá phổi của châu Âu”, đứng thứ hai sau rừng Amazon về khả năng hấp thụ khí thải và cũng là lý do giúp hệ động thực vật của Nga rất phong phú và đa dạng.
2.2.1.2. Một số nét về kinh tế và văn hóa, xã hội
Tính đến đầu năm 2017, dân số nước Nga đạt trên 143,4 triệu người, chiếm tỷ lệ 1,9% dân số toàn thế giới. Nga là nước đông dân thứ 9 trên thế giới và mật độ dân số đạt 09 người/km2 (Cacnuoc, 2017).
Theo Bộ VHTTDL (2012), Liên bang Nga là một quốc gia đa dân tộc, là nơi sinh sống của 160 nhóm sắc tộc và người bản xứ khác nhau, trong đó người Nga chiếm 81,5%, người Tatar 3,8%, người Ukrainian 3%, người Chuvash 1,2%, còn lại là các dân tộc khác. 160 nhóm sắc tộc của Nga sử dụng khoảng 100 ngôn ngữ khác nhau, trong đó tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức duy nhất của nhà nước. Tuy nhiên, Hiến pháp trao cho các nước cộng hoà riêng biệt quyền đưa ngôn ngữ bản địa của mình trở thành ngôn ngữ đồng chính thức bên cạnh tiếng Nga. Tiếng Nga cũng là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hiệp quốc.
Theo Đào Việt Hà (2011), Nước Nga là Nhà nước Cộng hoà bán tổng thống, gồm 83 thực thể liên bang. Hiến pháp được thông qua vào ngày 12/12/1993. Sáu loại đối tượng liên bang được phân biệt tại Nga có 22 nước cộng hòa tự trị, 9 vùng tự trị, 46 tỉnh, 3 thành phố trực thuộc trung ương (Moskva, Sankt-Peterburg và
Sevastopol), 1 tỉnh tự trị và 4 khu tự trị. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng là người lãnh đạo Chính phủ. Cơ quan lập pháp là Quốc hội Liên bang lưỡng viện, gồm Duma Quốc gia và Hội đồng Liên bang. Các Đảng chính trị lớn của Nga gồm Đảng nước Nga thống nhất, Đảng Cộng sản, Đảng Dân chủ tự do Nga và Đảng nước Nga công bằng.
Về kinh tế, Nga là nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới (năm 2014), đơn vị tiền tệ của Nga là đồng ruble (RUB). Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, Nga đã phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp, chuyển từ nền kinh tế hạch toán sang nền kinh tế thị trường. Từ năm 1996, Nga bắt đầu thời kỳ tư nhân hoá. Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã ảnh hưởng trực tiếp đến Nga bằng việc phá giá của đồng RUB làm cho tình hình kinh tế của Nga bị suy thoái.
Giai đoạn 1999-2004 kinh tế Nga ở trong giai đoạn phát triển, GDP tăng trưởng trung bình 6,8%/năm, các ngành dịch vụ và công nghiệp cũng tăng trưởng mạnh. Trong giai đoạn này nhiều tỷ phú ở Nga cũng bắt đầu hình thành chủ yếu là ở Mát-xcơ-va. Năm 2004, GDP của Nga đạt 1.500 tỷ USD, làm cho Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và thứ 5 ở Châu Âu.
Giai đoạn từ 2004 đến nay nền kinh tế Nga vẫn phát triển và tăng trưởng không ngừng chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên đặc biệt là dầu mỏ và các tổ hợp công nghệ chuyền sâu về các lĩnh vực như vũ trụ, điện hạt nhân, các ngành khoa học cơ bản. Sự thu hút dầu tư nước ngoài, mở rộng phát triển các ngành dịch vụ và du lịch cũng là tiềm lực để kinh tế Nga phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, những năm gần đây, kinh tế Nga tiếp tục bị ảnh hưởng bởi việc giá dầu giảm mạnh, cũng như các lệnh cấm vận của các quốc gia phương Tây (Đào Việt Hà, 2011).
Về văn hóa, Nga là quốc gia đa số theo Chính Thống giáo vốn là một hệ phái Ki-tô giáo. Các tôn giáo khác có Phật Giáo Mật Tông, Hồi giáo, các dạng tín ngưỡng khác nhau của Tin lành, đạo Do Thái, Thiên Chúa Giáo. Văn hoá Nga khá đa dạng và mang nhiều nét đặc trưng thể hiện ở những nét văn hoá truyền thống như trang phục, âm nhạc, nghề truyền thống… Ngoài ra, rất nổi tiếng với những điệu múa dân gian được biểu diễn trong các dịp lễ hội cùng với tiếng đàn balalaika-một nhạc cụ truyền thống. Văn hoá Nga còn được thể hiện qua những làng nghề truyền
thống như nghề thêu thùa, đồ chơi thủ công mỹ nghệ truyền thống làm bằng đất sét của các vùng Tver, Dymkovo, Karpol, Yaroslavl, Abashevo và đặc biệt là những búp bê Matrioshka – đồ lưu niệm được tiện bằng gỗ, được vẽ bao gồm nhiều mẫu lớn nhỏ lồng vào nhau. Đây là những món quà lưu niệm được khách du lịch mua nhiều nhất khi đến Nga (Huấn Nghệ, 2014).
Về cảnh quan du lịch, Nga có diện tích lãnh thổ rộng lớn, nhiều sông, ngòi, ao, hồ rộng và diện tích rừng đứng đầu thế giới chủ yếu là rừng taiga nên có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú với đa dạng quần thể động, thực vật sẽ là tiềm năng lớn cho ngành du lịch thắng cảnh và du lịch sinh thái. Những điểm du lịch hấp dẫn du khách phần lớn là các thắng cảnh sông, hồ và núi như vùng Hồ Uvs Nurr, hồ Baika-hồ sâu nhất thế giới một trong những di sản văn hoá của thế giới hay miền Trung dãy Sikhote-Alin là quê hương của hổ Amur, loài hổ lớn nhất thế giới… Nước Nga cũng nổi tiếng với những công trình kiến trúc nổi tiếng, thu hút rất đông du khách đến tham quan như Quảng trường Đỏ gắn với Điện Kremli, Quần thể Peterhof và Cung điện mùa hè, Nhà thờ thánh Basil,… hoặc thả mình dưới những con đường nhuộm vàng sắc thu nước Nga (Tầm nhìn Việt, 2014).
Về ẩm thực, những món ăn truyền thống và các đặc sản của Nga như rượu vodka hay bánh mì “karavai” luôn hiện hữu trong các bữa tiệc hay lễ lớn của Nga. Vào mùa đông, nhiệt độ có thể xuống tới -20 °C nên các thức ăn béo, giàu năng lượng như bánh mì, trứng, bơ hay sữa là rất cần thiết. Ngoài ra còn có những món đặc sản đặc biệt như schi (súp thịt bò và rau cải) hay borssh (súp củ cải đỏ với thịt lợn)… Ngoài thức ăn, người Nga còn có nhiều đồ uống nổi tiếng trên thế giới như rượu vodka thường được làm từ lúa mạch đen hay lúa mỳ. Đôi khi nó còn được pha thêm tiêu, dâu hay chanh. Một đồ uống nổi tiếng khác là sbiten, được làm từ mật ong và thêm một chút hương liệu khác như dâu. Chè cũng là một thứ đồ uống nổi tiếng khác. Nó là một loại đồ uống truyền thống và đôi khi cũng được uống kèm sữa (Bộ VHTTDL, 2012).