Nhân Lực Ngành Du Lịch Tỉnh Phú Yên Giai Đoạn 2011-2016



3700

3700

3600

3620

3635

3600

3500

3400

3300

3310

3300

3200

3100

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016


Biểu đồ 2.2: Nhân lực ngành du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2016

(ĐVT: người)

(Nguồn: Sở VHTTDL Phú Yên năm 2016)

2.2.4. Đánh giá chung

2.2.4.1. Ưu điểm

Đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ và nhân dân về phát triển du lịch; công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch được chú trọng; cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ du lịch được nâng lên rò rệt, nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh thắng cảnh được tôn tạo và khai thác có hiệu quả; các điểm du lịch, tuyến du lịch, tour du lịch được hình thành và phát triển.

Số lượng cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch và các sản phẩm du lịch ngày càng tăng, từng bước đáp ứng nhu cầu về lưu trú, tham quan của du khách; Hoạt động lữ hành đã có sự khởi sắc, lượng khách du lịch đến Phú Yên và thu nhập từ hoạt động du lịch có bước tăng trưởng khá.

Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch được tăng cường đóng góp quan trọng vào việc thu hút, tăng trưởng khách du lịch quốc tế và nội địa. Bước đầu đã định vị thương hiệu và định hướng đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch đặt trưng: “Phú Yên – Hấp dẫn và Thân thiện”.


Một số doanh nghiệp du lịch chủ động trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến, qua đó từng bước xây dựng và khẳng định được thương hiệu của mình, đồng thời góp phần trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Phú Yên.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch được chú trọng, lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp tăng cả về số lượng và trình độ chuyên nghiệp.

2.2.4.2. Tồn tại, hạn chế

Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển, đặc biệt là hạ tầng giao thông, bến cảng, phương tiện vận chuyển du lịch đường bộ, đường thủy. Công tác tuyên truyền, nâng cao vai trò quản lý giám sát của các cấp chính quyền và trách nhiệm bảo vệ môi trường của các đơn vị kinh doanh du lịch, khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương có mặt chưa tốt.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, danh thắng hiệu quả chưa cao, thiếu các dịch vụ tại các điểm đến; sự phối hợp giữa các ngành liên quan, các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và chính quyền địa phương trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch thiếu đồng bộ, chặt chẽ, nhất là các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của Phú Yên để thu hút khách du lịch lưu lại dài ngày. Tình trạng xả rác bừa bãi, mất vệ sinh, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường còn phổ biến, nhất là tại một số danh thắng trên địa bàn tỉnh.

Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch tuy đã có những tiến bộ nhưng hiệu quả chưa thực sự rò nét. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thiếu và yếu chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển du lịch, chủ yếu sử dụng hợp đồng lao động ngắn hạn và hoạt động theo thời vụ, chưa chú trọng công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực phục vụ du khách Nga.

2.3. Kết quả khảo sát về hoạt động thu hút du khách Nga của du lịch Phú Yên

2.3.1. Một số kết quả đạt được

2.3.1.1. Đánh giá của du khách Nga về du lịch Phú Yên

* Mức độ hài lòng về một số điểm du lịch của Phú Yên


Bảng 2.6: Đánh giá của du khách Nga về một số điểm du lịch của tỉnh Phú Yên



TT


Điểm du lịch

Mức độ đánh giá (%)

Không

hài lòng

Ít hài lòng

Bình thường


Tốt


Rất tốt

1.

Gành Đá Đĩa



9,5

90.5


2.

Bãi Môn



3

90,5

6,5

3.

Bãi Xép



93,5


6,5

4.

Đèo Cả



94

6


5.

Đầm Ô Loan



3

97


6.

Vịnh Xuân Đài



9,5

90.5


7.

Đầm Cù Mông


6,5

6

87,5


8.

Vũng Rô

6,5


15

78,5


9.

Hòn Chùa, Hòn Nưa


6,5

12

78,5

3

10.

Di tích Tàu không số


9,5

90.5



11.

Tháp Nhạn



9,5

90,5


12.

Đền Lương Văn Chánh



93,5

6,5


13.

Thành An Thổ



97

3


14.

Nhà thờ Bác Hồ



90,5

3

6,5

15.

Gò Thì Thùng


3

6,5

90,5


16.

Nhà thờ Mằng Lăng



12

81,5

6,5

17.

Chùa Đá Trắng


3


97


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Giải pháp thu hút du khách Nga đến Phú Yên - 9

Nguồn: Số liệu khảo sát và xử lý bằng phần mềm SPSS


Tại bảng trên, đa số du khách Nga đánh giá các điểm du lịch của tỉnh Phú Yên ở mức bình thường và tốt; cá biệt có một vài ý kiến đánh giá mức độ ít hài lòng đối với Đầm Cù Mông, Vũng Rô, Hòn Chùa-Hòn Nưa, Tàu Không số Vũng Rô, Gò Thì Thùng, chùa Đá Trắng. Nguyên nhân của việc ít hài lòng là:

- Đối với các thắng cảnh: Do còn hoang sơ, chưa có sự đầu tư của Nhà nước, doanh nghiệp du lịch nên việc tham quan, du lịch tại các địa điểm này gần như là tự túc; các điều kiện cơ bản như điện, nước, cơ sở hạ tầng gần như chưa có…

- Đối với các điểm là di tích lịch sử-văn hóa: Do có sự khác biệt về văn hóa, điều kiện lịch sử nên du khách chưa thật sự thích thú khi tham quan di tích Tàu Không số Vũng Rô, Gò Thì Thùng,…

* Ở nội dung đánh giá của du khách khi đi du lịch về Phú Yên, đối với các yếu tố: Phong cảnh thiên nhiên; khí hậu, thời tiết; các di tích lịch sử và văn hóa; làng nghề, lễ hội dân gian; cơ sở lưu trú/nghỉ dưỡng; nhà hàng và ẩm thực, đặc sản;


các dịch vụ vui chơi giải trí; cơ hội để mua sắm, quà lưu niệm; giá cả và các loại phí dịch vụ; sự thân thiện của nhân viên phục vụ/người dân địa phương; an ninh trật tự, môi trường du lịch.


97,0

93,50

93,5

93,5

90,50

90,5

90,50

90

90,5

78,50

50,5

50,50

46,5

43

12

9,5

9,5

6,5

9,5

6,5

6,5

6,5

6,5

3

3

3

3,0

6,50 6,5

100


80


60


40


20


0

Thiên nhiên


Thời tiết Điểm

đến DL


Di tích LS, VH


Làng nghề


CS lưu trú


Nhà hàng, ẩm thực


DV vui chơi


Mua sắm


Giá cả Thân thiện


Môi trường DL


Biểu đồ 2.3: Đánh giá chung về mức độ hài lòng của du khách Nga đối với một số yếu tố du lịch

(ĐVT: %)

(Nguồn: Số liệu khảo sát và xử lý bằng phần mềm SPSS)


Cảm nhận chung của du khách Nga về du lịch Phú Yên cho kết quả lần lượt ở các mức độ bình thường, tốt, rất tốt là: 6,5%; 90,5%; 3%.

Nhìn chung, hầu hết các du khách đều đánh giá các yếu tố của du lịch Phú Yên (như: phong cảnh thiên nhiên, thời tiết, điểm đến du lịch, di tích lịch sử-văn hóa, làng nghề, cơ sở lưu trú, nhà hàng-ẩm thực, dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, giá cả…) ở mức bình thường; tỉ lệ khách đánh giá tốt và rất tốt không nhiều. Có một


vài ý kiến đánh giá không hài lòng/ít hài lòng đối với tiêu chí về di tích lịch sử-văn hóa làng nghề, nhà hàng-ẩm thực, môi trường du lịch. Qua tìm hiểu thực tế, việc đánh giá không hài lòng/ít hài lòng như trên một phần do việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế; sản phẩm làng nghề còn đơn điệu, chỉ mới dừng lại ở mức tham quan chứ du khách chưa thật sự được hòa mình vào hơi thở của mỗi làng nghề; ngoài ra, Phú Yên được thiên nhiên ưu đãi nhiều đặc sản hấp dẫn, nhưng phong cách phục vụ, lối trình bày món ăn còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp và một nguyên nhân khách quan khác là hầu hết đều không có nhân viên phục vụ nói tiếng Nga, thực đơn bằng tiếng Nga cũng chưa phổ biến, do vậy khách muốn gọi đồ ăn nhưng khách - chủ không hiểu nhau nên hoặc không gọi được, hoặc khách đành không gọi nữa,…

* Đánh giá về giá cả các dịch vụ du lịch: Kết quả khảo sát du khách như sau:

- Chi phí đi lại: Tốt 90,5%, Rất tốt 9,5%;

- Chi phí khách sạn, nhà nghỉ: Ít hài lòng 13%, Bình thường 90,5%, Tốt 3%;

- Chi phí sử dụng dịch vụ ăn uống: Không hài lòng 6,5%, Bình thường 89,5%, Tốt 4%;

- Chi phí tham quan: Ít hài lòng 6,5%, Bình thường 93,5%;

- Chi phí vui chơi, giải trí: Ít hài lòng 3%, Bình thường 89,5%, Tốt 7,5%;

- Giá cả hàng lưu niệm: Ít hài lòng 9,5%, Bình thường 82,5%, Tốt 8,5%.

Một số nội dung như chi phí sử dụng dịch vụ ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí,… được đánh giá ở mức thấp có thể nguyên nhân chính là du khách chưa thật sự thỏa mãn về chất lượng dịch vụ so với số tiền mà mình bỏ ra (vì thực tế các điểm vui chơi ban đêm ở TP Tuy Hòa còn khá khiêm tốn, chủ yếu là các quán café, ăn đêm chứ chưa có nhiềm các điểm sinh hoạt văn hóa, biểu diễn nghệ thuật; các mặt hàng lưu niệm cũng chỉ mang tính nhỏ lẻ,…).

* Đánh giá về mức độ ưu tiên khai thác loại hình/sản phẩm du lịch về loại hình du lịch nghỉ dưỡng (bảng 1.4) có 71% ý kiến đánh giá cần thiết bởi Phú Yên là tỉnh có ưu thế về biển, đảo, nhiều bãi tắm đẹp, hoang sơ nên các ý kiến này là phù hợp; có 90,5% ý kiến cần thiết phát triển du lịch làng nghề; 78,% ưu tiên, 12% rất ưu tiên là


dành cho việc phát triển loại hình văn hóa và có 78,5% ý kiến cần ưu tiên cho phát triển du lịch văn hóa ẩm thực (điều này cũng phù hợp với xu thế thế giới khi người ta đang dần chuyển qua các loại hình du lịch thiên nhiều về văn hóa, ẩm thực. Ông F. Koller - nhà Makerting hiện đại, đã khuyên rằng “Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế giới”, bởi nhiều nước đánh giá rất cao ẩm thực Việt Nam; đồng thời, trên đất nước hình chữ S này, mỗi địa phương, vùng miền đều chứa đựng những giá trị văn hóa rất phong phú và đa dạng, gây tò mò và thu hút cho mỗi du khách (Trịnh Xuân Dũng, 2009).

* Đánh giá về ưu tiên đầu tư phát triển những điểm đến du lịch, kết quả thu được theo các mức của tỉ lệ du khách như sau (Mục e, phục lục 7.1):

Gành Đá Đĩa: 85% cần thiết, 3% ưu tiên; Đầm Ô Loan: 90,5% cần thiết, 6,5% ưu tiên; Bãi Môn - Mũi Điện: 78,5% đánh giá là cần thiết; núi Đá Bia: 29,5% đánh giá cần thiết, 51,5% cho rằng bình thường; Vũng Rô: mức độ cần thiết là 73%; Tháp Nhạn có 70,5% cần thiết, 8% ưu tiên và vịnh Xuân Đài có 74% đánh giá cần ưu tiên để phát triển du lịch tại địa danh này.

Những đánh giá trên là tham chiếu cần thiết cho các nhà quản lý và các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành để từng bước có những kế hoạch, giải pháp đầu tư một cách căn cơ, toàn diện để ngày càng nâng cao chất lượng điểm đến cũng như đa dạng hóa các loại hình du lịch, phục vụ du khách ngày càng tốt hơn.


85,5%

89,5%

13,5%

10,5%

100


80



Không

60


40


20


0

Sẽ trở lại Giới thiệu cho người khác

Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ du khách có ý định trở lại Phú Yên và giới thiệu du lịch Phú Yên cho người khác

(ĐVT: %)

(Nguồn: Số liệu khảo sát và xử lý bằng phần mềm SPSS)


Ngoài ra, có một vấn đề hết sức lưu tâm là năng lực tiếng Nga và mức độ am hiểu phong tục tập quán, văn hóa Nga của đội ngũ lao động du lịch của tỉnh còn nhiều hạn chế nên phụ thuộc nhiều vào nhân lực đi theo đoàn, chưa có nhiều hướng dẫn viên tại chỗ (trừ Khu du lịch sinh thái Sao Việt, TP Tuy Hòa), hoặc thông thường nhờ một số dịch giả, những người từng học tập và làm việc ở Nga để phiên dịch, tham gia các hoạt động khi có khách Nga.

2.3.1.2. Đánh giá của các cơ quan quản lý/Doanh nghiệp du lịch tại Phú Yên


Ít hài lòng


Bình thường Tốt

Rất tốt

100

80

60

52%

54%

55%

47% 46%

45%

50%

47%

45%

40

39%

20

4%

7%

3%

0

3%

3%

Quy hoạch Cơ chế, chính NSNN cho DL DN đầu tư XD, phát triển

sách CSVCDL loại hình, SPDL


a)



48%

55%

52%

52%

52%

51%

45%

45%

45%

45%

48%

49%

3%

3%

100

80

60

40

20

0

HĐ lữ hành Công tác xúc tiến Nguồn nhân lực Phối hợp giữa

các ngành


Năng động của DNDL


Ít hài lòng Bình thường

Tốt


Cộng đồng tham gia PTDL


b)

Biểu đồ 2.5 (a, b): Đánh giá về một số nội dung trong hoạt động du lịch

(ĐVT: %)

(Nguồn: Số liệu khảo sát và xử lý bằng phần mềm SPSS)


Có thể nhận thấy, hầu hết ý kiến của các nhà quản lý, doanh nghiệp hoạt động du lịch chưa có sự đánh giá tích cực, nhất là ở nội dung Quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển du lịch (47% ít hài lòng); cơ chế, chính sách ưu đãi trong thu hút các dự án đầu tư du lịch (52% ít hài lòng) - điều này một phần vì chỉ số PCI và PAPI của Phú Yên còn khá khiêm tốn, cần phải nỗ lực cao hơn nữa nhằm nâng cao môi trường kinh doanh, thông thoáng cho nhà đầu tư, năm 2016 PCI là 51/63 và PAPI là 48/63; ngân sách Nhà nước dành cho phát triển du lịch ít hài lòng là 47%, bình thường 50% - đây cũng là đánh giá phù hợp bởi Phú Yên vẫn là một tỉnh còn khó khăn, ngân sách hàng năm dành cho du lịch còn khiêm tốn. Có một số điểm sáng là công tác đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch của các doanh nghiệp được đánh giá ở mức độ tốt là 54%; sự năng động của doanh nghiệp du lịch tham gia liên kết, xúc tiến được đánh giá mức tốt là 52% - Vì hầu hết các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh ngoài các chương trình đã được cơ quan QLNN định hướng, họ đã chủ động đầu tư cơ sở vật chất, tìm kiếm thị trường, đối tác để ngày một thu hút khách đến Phú Yên nói chung và đến với chính doanh nghiệp của mình (ví dụ điển hình là Resort Sao Việt chủ động tổ chức các Hội thảo, tọa đàm về du lịch kết hợp nghỉ dưỡng, dưỡng sinh,… từ 3-4 lần/năm, thu hút khá đông du khách trong và ngoài nước, trong đó có khách Nga).

Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch giai đoạn 2011-2016 đã có sự chuyển biến tích cực (đánh giá mức độ tốt là 72% - mục b, Phụ lục 7.2); quy mô phạm vi xúc tiến du lịch được mở rộng, chất lượng được nâng lên, trung bình mỗi năm tỉnh tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, ngoài ra chủ động các hoạt động tại địa phương để xúc tiến, quảng bá du lịch như tổ chức Festival Thủy sản Việt Nam 2014, Tuần Văn hóa - Du lịch Phú Yên 2016, Cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị ASEAN 2017,… (qua khả sát có 48% đánh giá tốt về quy mô và phạm vi công tác xúc tiến du lịch; 51% đánh giá tốt về chất lượng, tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến du lịch).

Về mức độ quan trọng sử dụng các công cụ Makerting du lịch Phú Yên, có 100% ý kiến cho rằng Makerting điện tử cần được ưu tiên - bởi hiện nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và cuộc cách mạng 4.0, Internet, mạng xã hội,

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí