Nhóm Giải Pháp Tới Cộng Đồng Địa Phương


do (trong đó có khách quốc tế). Do đó có thể nói đây là một thị trường rất lớn cho du lịch các VQG khai thác. Với đối tượng du khách là học sinh, sinh viên theo qui định hiện hành của Bộ GD&ĐT mỗi năm học sinh phổ thông phải có 2 buổi học tập dã ngoại. Đây là nguồn khách rất lớn nếu VQG biết tận dụng địa thế của mình, với đặc thù sản phẩm DLST mang tính giáo dục cao, khai thác đối tượng khách hàng là các trường học của tỉnh lân cận. Hơn nữa, nằm trong quần thể các địa danh du lịch của tỉnh Ninh Bình gần Thủ đô nơi tập trung phần lớn các trường Đại học thì nhóm khách hàng là sinh viên đi chơi cuối tuần cũng là đối tượng khách hàng cần khai thác.

Với đối tượng khách hàng là người dân các khu vực lân cận nghỉ cuối tuần. Đây là đối tượng khách hàng nhiều tiềm năng vì nhu cầu đi dã ngoại cuối tuần của người dân có thu nhập có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là nghỉ ngơi ở những khu vực gần gũi với thiên nhiên.

Đối với du khách quốc tế, với mong muốn khám phá những điều mới lạ tại các khu rừng nhiệt đới Việt Nam nên đây cũng là đối tượng khách hàng mà các VQG đều hướng tới. Tuy nhiên, do địa điểm gần Thủ Đô, gần sân bay quốc tế Nội Bài nên VQG Cúc Phương cũng là một địa điểm tốt nếu biết thông tin và quảng bá đến đối tượng du khách này.

Ngoài ra thì VQG cần khai thác thị trường khách hàng là các công ty lữ hành nhằm phối hợp cung cấp sản phẩm du lịch trong tour của họ. Trong đó tham quan VQG là một nội dung trong chương trình du lịch do các công ty cung cấp. Ban quản lý VQG cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các công ty lữ hành trong nước và quốc tế. ối quan hệ dựa trên lợi ích với các công ty du lịch, văn phòng du lịch, đại lý du lịch là rất quan trọng để đưa sản phẩm ra thị trường.

Giải pháp về sản phẩm: Hiện tại sản phẩm DLST của VQG Cúc Phương mới chỉ dừng lại ở các điểm du lịch cố định trong địa phận vườn. Các điểm du lịch này còn đơn giản, chưa đồng bộ và có những nét đặc trưng riêng. Do đó để phát triển kinh doanh DLST của VQG Cúc Phương đạt hiệu quả thì phải xây dựng được


chiến lược sản phẩm vừa mang tính đặc thù của du lịch Ninh Bình vừa đúng với yêu cầu của sản phẩm DLST.

Thứ nhất, đa dạng hóa các sản phẩm DLST nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của từng loại khách hàng.

Qua nghiên cứu, khảo sát đối tượng khách hàng tham quan VQG Cúc Phương cho thấy để phát triển du lịch sinh thái thì Ban quản lý vườn cần xây dựng những sản phẩm du lịch sinh thái đa dạng, đặc trưng phục vụ cho từng đối tượng khách hàng, cụ thể:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nhóm các sản phẩm mang tính giáo dục, diễn giải: Đây là nhóm sản phẩm DLST phục vụ cho đối tượng khách là học sinh, sinh viên, nhóm nghiên cứu… với nhu cầu tham quan và tìm hiểu tự nhiên và văn hóa địa phương. Những sản phẩm này phải kết hợp các điểm du lịch nhằm bao quát được những nét đặc trưng cơ bản của VQG Cúc Phương, những động vật và thảm thực vật quý hiếm. Hơn thế, các chương trình du lịch có thể kết hợp với việc khám phá văn hóa địa phương, các chương trình đốt lửa trại, các trò chơi dân gian… Các sản phẩm du lịch này phải kết hợp được giữa DLST và giáo dục hướng nghiệp.

Nhóm các sản phẩm mang tính thư giãn, nghỉ ngơi: Sản phẩm du lịch này dành cho du khách nghỉ cuối tuần (khách nội địa cao cấp). Những sản phẩm này vừa có các điểm du lịch giới thiệu những nét độc đáo của VQG Cúc Phương và các chương trình giải trí nghỉ ngơi. Nhu cầu của đối tượng du khách này là vừa muốn khám phá thiên nhiên, vừa muốn có một không gian thư giãn và nghỉ ngơi. Do đó các điểm du lịch phải không quá dài và liên tục, cũng không phải mang tính chất cung cấp kiến thức, thông tin. Có thể cung cấp các điểm du lịch theo chủ đề. Hệ thống các nhà nghỉ dừng chân gần gũi với tự nhiên từ kiểu dáng, kiến trúc cho tới vị trí (có thể bố trí gần với hai sân gôn). Các dịch vụ khác trong bộ sản phẩm này cũng phải phù hợp với nhu cầu của khách.

Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương - 18

Nhóm các sản phẩm mang tính khám phá: Sản phẩm này dành cho du khách có nhu cầu khám phá cao, đặc biệt là du khách quốc tế. Các điểm du lịch này phải mang tính chất độc đáo, phong phú. Đây là những sản phẩm ngoài sự tìm hiểu


về thiên nhiên còn có thách thức đối với bản thân du khách. Chúng cũng đòi hỏi nhiều sự đầu tư và kiểm soát tác động hơn nhóm sản phẩm trên.

Nhìn chung, các sản phẩm DLST phải đảm bảo được rằng khách du lịch quan sát được thiên nhiên, các thuộc tính của môi trường tự nhiên như sự đa dạng sinh học, văn hóa bản địa đồng thời chuẩn bị tốt cho du khách để họ tham gia hoạt động cho tự nhiên và khơi gợi ý thức trong cách cư xử thích hợp với môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa tại VQG.

Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm DLST thông qua hệ thống các dịch vụ: hướng dẫn viên, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ và cơ sở vật chất khác.

- Về đội ngũ hướng dẫn viên: cần có những hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về du lịch, đặc biệt có kiến thức về đa dạng sinh học; am hiểu về các loài động, thực vật của VQG. Trong DLST, hướng dẫn viên có thể làm tăng kinh nghiệm du lịch của du khách thông qua khả năng diễn giải, thuyết minh của họ. Để nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên và thuận tiện trong việc tuyển dụng và quản lý, VQG có thể thu nhận và đào tạo hướng dẫn viên là người địa phương. Những lợi thế về các k năng và kiến thức hiểu biết qua kinh nghiệm thực tiễn của người dân địa phương dễ dàng hấp dẫn khách du lịch hơn là những hướng dẫn viên đến từ nơi khác. Hơn thế có thể sử dụng các hướng dẫn viên tự do hoặc làm việc bán thời gian là người địa phương.

- Về hệ thống nhà nghỉ: tuy đối tượng khách đến thăm VQG chủ yếu là đi trong ngày và ít ngủ lại qua đêm nhưng cũng cần phải đầu tư một số khu nhà nghỉ mang đậm nét của DLST và thực sự gần gũi với tự nhiên. Các tuyến du lịch xuyên rừng cần có các trạm nghỉ chân dọc đường. Hệ thống nhà nghỉ cần được nâng cấp và đầu tư xây dựng mới với quy mô và chất lượng khác nhau phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng.

- Dịch vụ ăn uống: Đây là nhân tố góp phần quan trọng trong việc tạo nên chất lượng của một sản phẩm du lịch. Hầu hết các VQG hiện nay do đặc thù về vị trí địa lý, diện tích rộng nên dịch vụ ăn uống khá nghèo nàn và giá cả không hợp lý.


Do đó, để nâng cao chất lượng của các tour du lịch của du khách thì VQG cần phải chú trọng tới các dịch vụ ăn uống. Các dịch vụ ăn uống nên bao gồm dịch vụ bán các loại thực phẩm khô, chế biến sẵn có thể bảo quản lâu ngày và dịch vụ ăn uống tại chỗ. Do đặc thù về vị trí địa lý nên việc cung cấp các dịch vụ ăn uống tại chỗ không thể đa dạng phong phú mà cần chú trọng vào các đặc sản địa phương có thể khai thác, nuôi trồng tại chỗ như: các loại rau, nấm rừng,…Đồng thời việc cung cấp dịch vụ qua điện thoại tại các điểm dừng chân, tại nhà nghỉ hoặc theo yêu cầu của khách cũng là một dịch vụ gia tăng khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Việc cung cấp dịch vụ ăn uống có thể liên kết với cư dân địa phương.

- Hàng lưu niệm: Hệ thống hàng lưu niệm là một dịch vụ đi kèm để gia tăng chất lượng của sản phẩm du lịch và quảng bá văn hóa địa phương. Hệ thống hàng lưu niệm cần phải phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống của các dân tộc bản địa.

- Hệ thống các con đường đi lại: Các đường mòn, đường trekking trong rừng cần phải được nghiên cứu k các vật liệu để tránh tổn hại đến môi trường sinh thái. Ví dụ có thể dùng hóa chất trộn vào đất để giữ được vẻ tự nhiên đồng thời tránh xói mòn. Nên có phương án mời chuyên gia xây dựng đường mòn trong rừng. Hệ thống đường nội bộ, đường liên thôn, liên xã cũng phải được đầu tư để tạo điều kiện đi lại tốt cho du khách.

Thứ 3: Khi xây dựng các tuyến điểm du lịch cần xã đinh rõ sức chứa cho từng tuyến điểm để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Khi xây dựng các tuyến điểm du lịch thì VQG phải quan tâm đến sức chịu tải của các điểm đến để tránh tình trạng quá tải dẫn đến làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên. Để tính sức chịu tải của các điểm đến có thể sử dụng phương pháp tính của nhà khoa học A.M.Cifuentes và H. Ceballos-Lascurain. Từ phương pháp tính này ta có thể tính sức chứa cho các điểm trong VQG Cúc Phương cụ thể như:

- Tuyến cây chò ngàn năm: a, Sức chứa tự nhiên ( PPC): PCC = A .D.Rf


Các thông tin và điều kiện cụ thể của tuyến:

+ Mỗi khách cần khoảng 1m chiều dài trong khi tham quan,

+ Khoảng cách tối thiểu giữa các nhóm tham quan là 100m,

+ Số khách tối đa cho 1 nhóm là 10 người,

+ Mỗi lần tham quan cần 3 giờ đồng hồ,

+ Giờ cho phép tham quan: 10h/ngày ( từ 7h – 17h),

+ Chiều dài của tuyến là khoảng 3000m

* Như vậy, mỗi người cần 1m chiều dài thì mỗi nhóm cần 10m, mỗi nhóm cách nhau 100m, Nếu gọi số nhóm có thể cùng một lúc thực hiện tuyến tham quan là X, ta có:

{(X x 10) – [(X – 1) x 100]} = 3000 => X = 280 khách

* Số giờ cho tham quan là 10 giờ/ngày và mỗi lần tham quan là 3giờ nên số lần tham quan Rf là: 10/3 = 3,3 lần/ngày

=> PCC = 280 x 3,3 = 924 khách/ngày

b. Sức chứ thực tế ( RCC): Tuyến tham quan bị hạn chế bởi các yếu tố thời tiết, độ dốc của tuyến đường do đó ta có thể xác định các yếu tổ ảnh hưởng như sau:

* Biến số điều chỉnh thời tiết mưa:

Theo số liệu điều tra cho thấy số ngày mưa và ẩm ướt ở VQG Cúc Phương vào khoảng 200 ngày/năm, những ngày này khách bị hạn chế tham quan để đảm bảo an toàn

Số giờ hạn chế tham quan/năm = 200 ngày x 10 giờ/ngày = 2.000 Tổng số giờ tham quan/năm = 6 ngày x 10 giờ/ngày = 3.650

=> Biến số điều chỉnh thời tiết mưa (Cfm) = (2.000/ .6 0)x 100 = 4, %

* Biến số điều chỉnh độ dốc: Biến số này tính đến vì nó tạo nên độ dốc khó khăn của đường đi và khả năng xói mòn do mức độ đi lại của khách, cần được hạn chế.

Độ dốc được phân ra 3 mức độ: < 10%; 10 - 20%; > 20%. Các mức độ này tùy thuộc vào loại đất: sỏi cát, đá vôi hay sét

Áp dụng vào tuyến tham quan với các thông số:


+ Tổng chiều dài tuyến: 3.000m

+ Số đoạn có độ dốc từ 10 - 20%: 165m

+ Số đoạn có độ dốc > 20%: 675m

Tổng chiều dài đoạn đường khó khăn là: 16 + 67 = 40m

=> Biến số điều chỉnh độ dốc ( Cfd) = (840/3.000) x100 = 26%

* RCC = PCC . ((100- Cf1)/ 100). ((100- Cf2)/100)...((100- Cfn)/100)

=> RCC = 924 x 0,452 x 0,74 = 309 khách/ngày

Như vậy sức chứa cho tuyến du lịch cây chò ngàn năm sẽ vào khoảng 309 khách/ ngày là hợp lý.

Tương tự cách tính như trên ta có thể xác định được sức chứa cho các điểm du lịch khác trong VQG Cúc Phương.


Giải pháp về xúc tiến: Để đưa được sản phẩm du lịch đến được với khách du lịch thì các giải pháp về xúc tiến là rất quan trọng. VQG có thể đưa ra các biện pháp để xúc tiến sản phẩm đến du khách như sau:

-Chiến lược quảng cáo: việc sử dụng các phương tiện quảng cáo phải phù hợp với đối tượng khách hàng, đặc thù sản phẩm và của các VQG.

Thứ nhất, thực hiện tốt việc quảng cáo tại chỗ. VQG có thể sử dụng các tờ rơi phát cho khách hàng, các biển quảng cáo tại chỗ hay xây dựng phòng trưng bày và tuyên truyền du lịch văn hóa và sinh thái. Nội dung của tờ rơi nên thể hiện dưới hình thức sơ đồ hướng dẫn các điểm tham quan cũng như giới thiệu những nét đặc sắc của DLST tại VQG. Như vậy khách hàng vừa được hướng dẫn vừa tiếp nhận được thông tin quảng bá.

Thứ hai, thực hiện quảng cáo bên ngoài thông qua các biển quảng cáo ngoài trời tại các địa điểm hợp lý như gần sân bay, ga tầu, đường gần VQG; các mẫu quảng cáo trong các tạp chí chuyên ngành du lịch…

Thứ ba, quảng cáo thông qua Website trên Internet với các thông tin đầy đủ, cuốn hút, sinh động. Nội dung quảng cáo có thể trình chiếu bằng hình ảnh hoặc các đoạn videoclip về nội dung các tour du lịch sinh thái…


- Chiến lược marketing trực tiếp: Thực hiện marketing trực tiếp bằng cách gửi thư và catalogue kèm theo giới thiệu các sản phẩm DLST và các dịch vụ gia tăng đi kèm tới các đơn vị, trường học, các công ty lữ hành,… nhằm khai thác tối đa thị trường tiềm năng. Ngoài ra, trong xu thế du lịch hiện nay, phần lớn các khách sạn lớn đều tổ chức các tour cho khách của khách sạn. Các điểm du lịch đặc sắc sẽ là sự lựa chọn lâu dài của họ. Do vậy cần thực hiện marketing trực tiếp đối tượng khách hàng này.

- Chiến lược khuyến mãi: Chính sách này có thể sử dụng cho các khách hàng sử dụng trọn gói, có thể sử dụng các chương trình giảm giá vào dịp hè, cho các đoàn với số lượng lớn. Phát hành thẻ khách hàng thân thiết, trong đó có các chính sách khuyến mãi khác nhau…

- Chiến lược quan hệ công chúng: VQG cần tham gia tuyên truyền trong cộng đồng về những thế mạnh của DLST như là bảo vệ môi trường, gần gũi thiên nhiên, góp phần phát triển cộng đồng. Bên cạnh đó thông qua các hội nghị, hội thảo trong và ngoài ngành VQG có thể thông tin về sản phẩm…

Giải pháp nguồn nhân lực: Hoạch định chiến lược nguồn nhân lực đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có và khai thác tốt nhất nguồn nhân lực trên thị trường lao động đảm bảo điều kiện nhân lực cần thiết cho việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược tổng quát mà VQG đã đề ra.

Hiện tại đối với nguồn nhân lực của VQG có thể:

- Đối với đội ngũ hiện tại do hầu hết là không có kiến thức, chuyên môn về du lịch cho nên cần phải cử đi đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng ở các cơ sở đào tạo chuyên về du lịch.

- Tuyển thêm những nhân viên mới có đủ kiến thức chuyên môn về du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch,

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo chuyên môn về du lịch để mở các lớp đào tạo về du lịch cho lao động địa phương và đây là nguồn hướng dẫn viên rất tốt vì người địa phương đã có sẵn các kiến thức về văn hóa, truyền thống bản địa...


4.3.3. Nhóm giải pháp tới cộng đồng địa phương

4. . .1. ục tiêu của giải pháp:

Nâng cao nhận thức về môi trường tự nhiên và năng lực tham gia vào hoạt động du lịch cho người dân nhằm để người dân đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

Về môi trường:

- Nâng cao nhận thức về giá trị tài nguyên tại VQG và môi trường tự nhiên.

- Nâng cao năng lực bảo tồn và bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như sử dụng tài nguyên tự nhiên một cách bền vững.

- Nâng cao mức độ tham gia của người dân địa phương vào công tác bảo tồn và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Về kinh tế:

- Nâng cao năng lực và cơ hội tham gia vào hoạt động du lịch cho cộng đồng địa phương.

- Cộng đồng địa phương có thêm các khoản thu nhập giúp giảm sự lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên cũng như giảm bớt mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên cho cuộc sống hàng ngày. Nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư địa phương.

Về Văn hoá - Xã hội:

- Nâng cao sự gắn kết các giá trị văn hóa, truyền thống của cộng đồng với môi trường.

- Khôi phục các giá trị và hoạt động văn hoá truyền thống vừa để bảo tồn vừa biến chúng thành các sản phẩm du lịch để thu hút du khách.

4. . .2. Cơ sở của giải pháp

Cộng đồng địa phương là những người sống trên và xung quanh VQG. Họ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động quản lý và khai thác du lịch tại địa phương, nhưng họ hoàn toàn có trách nhiệm và quyền lợi đối với du lịch và hưởng lợi từ du lịch tại địa phương. Trong mỗi khu vực, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống, thì mọi hoạt động liên quan đến sự phát triển về kinh tế - xã hội của khu vực đều cần có sự tham gia của người dân. ục tiêu của sự phát triển cộng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023