3. Đặc điểm và ý nghĩa của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam
Ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam có một số đặc điểm và ý nghĩa nổi bật như sau:
a. Công nghiệp phụ trợ dệt may nhằm hỗ trợ việc sản xuất ra sản phẩm dệt may. Mục đích chính của công nghiệp phụ trợ dệt may là sản xuất các máy móc trang thiết bị, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Nói cách khác công nghiệp phụ trợ dệt may là đầu vào của công nghiệp dệt may. Như vậy có thể ví ngành công nghiệp phụ trợ dệt may như bộ phận cánh quạt của một chiếc máy bay để cho ngành công nghiệp dệt may cất cánh. Hiện nay ngành dệt may của chúng ta đang phải hấp thu đầu vào từ các nước khác, mà phần nhập khẩu nguyên phụ liệu này quá lớn, chiếm đến 80-90% giá trị thành phẩm, nên đang bị lu mờ, chưa thể cất cánh nổi. Một khi ngành công nghiệp phụ trợ dệt may có thể bù đắp được phần lớn giá trị nhập khẩu kia, thương hiệu Việt Nam về dệt may mới được khẳng định trên trường thế giới
b. Công nghiệp phụ trợ dệt may đòi hỏi đầu tư công nghệ cao, vốn lớn, phải có ngành công nghiệp cơ khí phát triển. Như đã nêu trên một nhiệm vụ quan trọng của công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam là sản xuất ra các linh kiện, máy móc trang thiết bị sử dụng trong ngành công nghiệp dệt may. Việc sản xuất này đòi hỏi phải có một sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng cũng như kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại. Hơn nữa, nếu ngành dệt may cần tập trung nhiều lao động, thì ngành công nghiệp phụ trợ dệt may lại sử dụng nhiều máy móc thay thế sức lao động của con người và đòi hỏi đội ngũ kỹ sư phải có trình độ cao, có khả năng nắm bắt, tiếp thu các kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
c. Công nghiệp phụ trợ dệt may là ngành có quan hệ mật thiết với các ngành công nghiệp cơ bản (công nghiệp khai thác dầu- khí; công nghiệp điện; công nghiệp luyện kim; công nghiệp cơ khí; công nghiệp hoá chất). Năm ngành công nghiệp quan trọng này là bộ khung tạo nên ngành công
nghiệp phụ trợ dệt may. Nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp luyện kim (để sản xuất các loại máy móc trang thiết bị, linh kiện sử dụng trong công nghiệp dệt may), trong khi đó để có thể vận hành được ngành công nghiệp phụ trợ dệt may hiện tại cũng như trong tương lai sẽ phải tiêu thụ một lượng điện năng cũng như lượng dầu rất lớn. Ngoài ra ngành công nghiệp cơ khí đóng vai trò hạt nhân then chốt đối với ngành công nghiệp phụ trợ dệt may.
d. Công nghiệp phụ trợ dệt may thường được tiến hành tại các công ty vừa và nhỏ (SMEs). Bởi vì các công ty này có khả năng chuyên môn hoá rất cao, chi tiết đến từng bộ phận linh kiện, do đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra một sự liên kết chặt chẽ trong toàn ngành. Trên thế giới các ngành công nghiệp phụ trợ thường được tiến hành tại các công ty vừa và nhỏ nên đôi khi người ta đồng nhất, một cách vô thức, công nghiệp phụ trợ với SMEs như ở một số nước Âu, Mỹ. Tuy nhiên từ trước đến nay, công nghiệp phụ trợ dệt may ở Việt Nam thường được tiến hành theo mô hình liên kết dọc với phương thức sản xuất khép kín tại các tổng công ty lớn, rất ít các doanh nghiệp SMEs Việt Nam tham gia vào hoạt động này. Điều này đi ngược lại so với xu thế chung trên toàn thế giới.
e. Công nghiệp phụ trợ dệt may có một mối quan hệ mật thiết với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). CNPT nói chung và FDI có quan hệ tương hỗ lần nhau, thể hiện trên nhiều khía cạnh. Một mặt FDI là tiền đề thúc đẩy công nghiệp phụ trợ trong nước hình thành và phát triển. Chính nguồn vốn FDI đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tác- chủ yếu là hoạt động gia công, lắp ráp - đã tạo ra ngành công nghiệp phụ trợ ở các nước đang phát triển. Các nghiên cứu đã nói nhiều đến “tác động lan toả” của các doanh nghiệp FDI đối với nền công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp phụ trợ nói riêng của nước sở tại. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước sẽ làm tăng sức hấp dẫn thu hút FDI. Các nhà đầu
tư nước ngoài trong công nghiệp chế tác đều tiến hành các hoạt động thâm dụng lao động, để nâng cao sức cạnh tranh của mình, nhưng họ vẫn rất cần ngành công nghiệp phụ trợ phát triển ở nước sở tại bởi vì chi phí linh kiện phụ tùng chiếm một tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm. Như thế, Việt Nam cần thu hút FDI để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may, đồng thời phát huy nội lực, nâng cao tính cạnh tranh của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may nhằm thu hút FDI không chỉ vào ngành công nghiệp phụ trợ dệt may mà còn vào ngành công nghiệp chính là dệt may.
f. Công nghiệp phụ trợ dệt may có thị trường đầu ra vô cùng rộng lớn. Đó là công nghiệp dệt may Việt Nam đang trên đà phát triển với một tiềm năng to lớn. Việt Nam hiện nay đang là một trong những nhà xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới với 3 thị trường rộng lớn là Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Theo số liệu thống kê, đến năm 2007 Việt Nam có 2000 doanh nghiệp dệt may. Đây sẽ là một thị trường tiêu thụ rộng lớn cho ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam - 1
- Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam - 2
- Vị Trí Của Ngành Công Nghiệp Dệt May Việt Nam Trong Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu ( Global Value Chain)
- Giá Trị Xuất Khẩu Dệt May Qua Các Năm Từ 2001 – 2007 .
- Nhập Khẩu Nguyên Phụ Liệu, Phụ Tùng Thiết Bị Tại Hanosimex Trong Các Năm Qua.
- Số Liệu Một Số Sản Phẩm Công Nghiệp Phụ Trợ Dệt May Việt Nam 2000- 2006
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
g. Công nghiệp phụ trợ dệt may có được nhiều lợi ích từ tự do hoá thương mại. Việt Nam tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới WTO và việc bãi bỏ các hạn ngạch dệt may. Hai sự kiện quan trọng này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp dệt may cũng như ngành công nghiệp phụ trợ dệt may. Tuy nhiên cơ hội cũng đi kèm với thách thức, một khi hàng rào bảo hộ của nhà nước bị dỡ bỏ, ngành công nghiệp phụ trợ dệt may sẽ phải đứng trước sức ép cạnh tranh gay gắt từ những nhà cung cấp phụ tùng, thiết bị, nguyên phụ liệu nước ngoài.
IV.KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Ưu tiên phát triển dệt may là sự lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá, bởi ngành dệt may đáp
ứng được nhu cầu thiết yếu cuả nhân dân, vừa là nguồn tích luỹ quan trọng vừa là thị trường tiêu thụ máy móc, thiết bị do đó thúc đẩy ngành chế tạo máy và công nghiệp nặng phát triển. Cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đánh dấu con đường nước Anh trở thành đại công xưởng của thế giới đồng thời cũng là quê hương của ngành dệt. Nhật Bản, Hàn Quốc- những nước công nghiệp tiên tiến hiện nay cũng đã từng ưu tiên phát triển ngành dệt may là ngành công nghiệp chủ lực bởi nó đòi hỏi tỷ suất đầu tư thấp nhưng mang lại lợi nhuận cao và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Đây cũng là con đường mà các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh đang lựa chọn và gặt hái được nhiều thành công.
1.Kinh nghiệm của Trung Quốc
Ngành dệt may Trung Quốc tăng trưởng 500% trong thời kỳ từ 1990 đến 2004, giá trị sản lượng tăng từ 10 tỷ USD lên tới 50 tỷ USD, sử dụng 15 triệu nhân công, sản xuất 24,87 tỷ m2 vải. Hiện nay Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu và thị phần xuất khẩu dệt may, chiếm đến 20% kim ngạch dệt may thế giới [2, tr173]. Để đạt được những con số ấn tượng này, ngành dệt may Trung Quốc đã phải có những cải tiến đáng kể,
trong đó phải kể đến việc xây dựng một nền công nghiệp phụ trợ dệt may vững mạnh.
Trước hết Trung Quốc có lợi thế rất lớn trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt may bởi vì Trung Quốc là đất nước của bông và tơ lụa, ngay từ thời cổ đại, Trung Quốc đã nổi tiếng khắp thế giới với “con đường tơ lụa”, các thương gia Trung Quốc đã xuất khẩu tơ lụa vải vóc đi khắp các châu lục.
Thứ hai phải kể đến thành công rực rỡ của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Trung Quốc. Trung Quốc ưu tiên xây dựng hệ cơ sở hạ tầng đồng bộ, qui mô và hiện đại. Nếu như trong mô hình công nghiệp hoá cổ điển, kết cấu hạ tầng được phát triển sau cùng trong cách mạng công nghiệp thì Trung Quốc
lại coi kết cấu hạ tầng là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của quá trình công nghiệp hoá. Cùng với cơ sở hạ tầng, Trung Quốc đẩy mạnh việc áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ vào sản xuất. Chính những điểm này đã mang lại những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp phụ trợ dệt may của Trung Quốc.
Thứ ba, đối với việc thu hút các dòng vốn đầu tư. Trung Quốc được thiên nhiên ưu đãi là một quốc gia có tài nguyên thiên nhiên phong phú, hứa hẹn là một mảnh đất đầy tiềm năng, bên cạnh đó là lực lượng lao động dồi dào, khéo tay với chi phí nhân công rẻ. Đây là một trong những điều kiện đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thu hút nhiều vốn đầu tư nhất trên thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc có một nguồn tài chính khổng lồ nữa là gần 60 triệu người Hoa và Hoa kiều sinh sống khắp nơi trên thế giới luôn hướng về đất nước, chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chính sách để khuyến khích và thu hút nguồn vốn này. Các khu vực qui hoạch cho sản xuất dệt may chính là những khu vực thực hiện chính sách mở cửa sớm nhất của nền kinh tế Trung Quốc nhằm thu hút đầu tư.
Thứ tư, Chính phủ Trung Quốc thông qua kế hoạch cải tổ, hiện đại hoá các xí nghiệp dệt may, đặc biệt ưu tiên phát triển hoạt động sản xuất nguyên liệu thượng nguồn năm 1998. Nội dung và các biện pháp chính trong kế hoạch này gồm có:
- Chính phủ khuyến khích loại bỏ các máy móc cũ và lạc hậu. Riêng năm 1998, Trung Quốc bỏ 5,12 triệu cọc sợi cũ. Để khuyến khích việc loại bỏ máy móc cũ, thay thế máy móc mới cũng như giải quyết các khó khăn về tài chính của doanh nghiệp, Chính phủ Trung Quốc thực hiện trợ cấp cho ngành dệt thông qua hình thức cấp tiền trợ cấp và vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp loại bỏ các cọc sợi cũ (trợ cấp 3 triệu Nhân dân Tệ và cho vay ưu đãi 2 triệu Nhân dân Tệ với mỗi 10.000 cọc sợi cũ bị loại bỏ).[20]
- Qui hoạch tập trung sản xuất dệt may vào các khu vực duyên hải có truyền thống lâu năm về ngành sản xuất và may mặc nhằm tận dụng kinh nghiệm sản xuất, điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tâng và lực lượng lao động dồi dào có tay nghề cao tại các khu vực này. Việc qui hoạc tập trung cũng phát huy lợi thế về qui mô sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.
2. Kinh nghiệm của Ấn Độ
Ấn Độ cũng phát triển ngành dệt may là ngành công nghiệp mũi nhọn của mình, ngành này chiếm đến 10% giá trị sản lượng công nghiệp, 28% tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo ra 15 triệu công ăn việc làm. Hiện nay Ấn Độ có hơn 27.000 xí nghiệp sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước và hơn 100.000 xí nghiệp phục vụ thị trường xuất khẩu.[22, tr193]
Nghề dệt may cũng là một nghề truyền thống lâu đời của Ấn Độ với lợi thế nguồn nhân lực dồi dào, khéo tay- rất phù hợp với đặc điểm của ngành dệt may. Điểm mạnh của công nghiệp dệt may Ấn Độ là tự chủ được nguyên liệu đầu vào trên cơ sở được thiên nhiên ưu đãi. Ngành dệt bông là ngành quan trọng nhất trong công nghiệp dệt may Ấn Độ, trong đó nội địa cung cấp 55% nguồn sợi bông, 90% sản phẩm từ ngành dệt bông là dành cho xuất khẩu.[22, tr193]
Chính phủ Ấn Độ vừa thực hiện một chính sách mới là tổ chức những quĩ tín dụng nhỏ đối với các hợp tác xã bao gồm cả hợp tác xã dệt trong các vùng nông thôn của Ấn Độ. Chính sách này giúp các hộ nông dân có vốn để đầu tư máy móc nhằm nâng cao chất lượng của sợi và vải.
3. Kinh nghiệm của Bangladesh
Bangladesh, thành viên của WTO từ năm 1995, một đất nước được xếp vào diện kém phát triển ở Nam Á, kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu dệt may. Ngành này chiếm tỷ trọng hàng đầu về xuất khẩu cả nước, đóng góp 5% vào GDP hằng năm, chiếm 40% tỷ trọng công nghiệp, chiếm 75% ngoại tệ thu về mỗi năm và tạo việc làm cho hơn 4 triệu lao động.[37]
Sau khi xoá bỏ hạn ngạch, ngành dệt may Bangladesh chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ hai người khổng lồ trong khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ. “Tồn tại hay không tồn tại” ngành dệt may– là câu hỏi hóc búa đặt ra cho Chính phủ và doanh nghiệp dệt may Bangladesh. Và Bangladesh đã làm được một kỳ tích, kim ngạch xuất khẩu không những giảm sút mà tăng lên đáng kể. Các doanh nghiệp không những không phải đóng cửa mà còn mở rộng qui mô.
Để giải quyết tốt bài toán dệt may thời hậu hạn ngạch (post-quotas), Bangladesh đi trước một bước bằng cách nâng cao năng lực sản xuất, chuyển hướng sang các mặt hàng cao cấp và cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng, ưu tiên xây dựng mạng lưới cung cấp nguyên phụ liệu dệt may. Quan chức Bangladesh cho rằng Trung Quốc không thể vươn tay che phủ hết toàn bộ thị trường dệt may thế giới, những nước xuất khẩu dệt may yếu thế hơn muốn tồn tại và phát triển phải biết lách qua “khe cửa hẹp”[37]. Do đó Bangladesh chuyển hướng qua các mặt hàng có tính thời trang bởi thời trang thì luôn biến đổi và nhu cầu về hàng thời trang cao cấp đang ngày một gia tăng. Các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp phụ trợ dệt may nước này đã mạnh dạn đầu tư hàng triệu USD, nhập khẩu các loại máy móc từ Nhật Bản và Hàn Quốc để xây dựng dây chuyền sản xuất phụ kiện nhằm đáp ứng được yêu cầu chất lượng của hàng dệt may cao cấp.
Về phía chính phủ: chính phủ Bangladesh đã đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, thông tin liên lạc) để thuận tiện trong việc trao đổi thông tin thị trường và giảm đáng kể thời gian giao hàng.
Bên cạnh đó, Chính phủ Bangladesh, phối hợp với các doanh nghiệp, các Tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các tổ chức công đoàn lao động, có kế hoạch đào tạo lại công nhân trong ngành để nâng cao kỹ năng lao động; đồng thời đưa ra những yêu cầu mới (theo hướng tích cực) trên vấn đề tiền lương
và sức khoẻ lao động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về tiêu chuẩn lao động.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
I.THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM
1. Dệt may là ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam
Công nghiệp dệt may Việt nam được hình thành từ khá sớm với điểm mốc là năm 1897 khi thực dân Pháp bắt đầu công cuộc cai trị và khai thác thuộc địa ở Việt Nam và cho xây dựng nhà máy sợi đầu tiên với 170 công nhân. Tuy nhiên trước năm 1976, các cơ sở sản xuất dệt may của Việt Nam còn rất ít ỏi, lẻ tẻ và toàn bộ nền sản xuất dệt may của Việt Nam chỉ để phục vụ nhu cầu trong nước. Sau năm 1976, Việt Nam có xuất khẩu hàng may mặc nhưng chủ yếu dưới dạng xuất khẩu hàng đổi hàng với các nước xã hội chủ nghĩa thuộc Đông Âu trước đây. Năm 1990-1991 liên bang Xô- Viết tan rã, chủ nghĩa xã hội bị sụp đổ ở Đông Âu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may Việt Nam nói riêng đứng trước một giai đoạn cực kỳ khó khăn. Nhưng bằng những nỗ lực không mệt mỏi của Chính phủ và các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường mới, mở rộng xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới, dệt may Việt Nam đã kịp thời hồi sinh và khởi sắc. Một sự kiện quan trọng đánh dấu bước chuyển mình của dệt may Việt Nam là Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký ngày