Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam - 2

a. Sự thay đổi về nhu cầu xã hội, nhu cầu cho sản xuất và nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

b. Sự phát triển khoa học- kỹ thuật.

c. Điều kiện tự nhiên và các tài nguyên thiên nhiên.

d. Sự phân công lao động quốc tế giữa các nước. Sự phân công lao động này phụ thuộc vào lợi thế so sánh của từng nước vì mỗi quốc gia khác nhau có những điều kiện thuận lợi khác nhau.

Ngoài ra, còn có những ý kiến cho rằng để phát triển một ngành công nghiệp phải dựa trên các đặc điểm của sản xuất công nghiệp là:

- Sản xuất công nghiệp phải mang tính chuyên môn hóa sâu và hợp tác rộng. Trong sản xuất công nghiệp, quá trình phân công lao động ngày càng sâu sắc tỉ mỉ, không chỉ theo từng sản phẩm mà còn theo từng chi tiết, từng bộ phận của sản phẩm. Chuyên môn hoá được tiến hành theo từng công đoạn cuả sản xuất. Và đồng thời với chuyên môn hoá sâu, sản xuất công nghiệp đòi hỏi thực hiện sự hợp tác rộng rãi giữa nhiều xí nghiệp, nhiều ngành khác nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Như vậy, chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong công nghiệp là hai mặt không tách rời nhau: chuyên môn hoá càng sâu thì hợp tác hoá càng rộng.

- Sản xuất công nghiệp phải có khả năng liên kết lớn. Trong nền công nghiệp hiện đại, nhiều cơ sở sản xuất có mối quan hệ với nhau về mặt kỹ thuật và công nghệ, cùng sử dụng chung một nguồn nguyên liệu ban đầu để tạo ra các sản phẩm khác nhau. Đó là quá trình liên hợp hoá. Đặc điểm này đòi hỏi trong phân bố công nghiệp, các xí nghiệp gắn với nhau về qui trình công nghệ cần được cùng phân bố trên một lãnh thổ nhằm đảm bảo quá trình sản xuất công nghệ, thuận tiện cho việc quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả của sản xuất công nghiệp. [12]

Một tính chất vô cùng quan trọng mà ngày nay người ta áp dụng nhiều trong hầu hết các ngành công nghiệp là tính hiệu quả tăng dần theo qui mô.

Sản xuất được coi là có hiệu quả nhất khi được tổ chức trên qui mô lớn. Lúc đó một sự gia tăng đầu vào với tỷ lệ nào đó sẽ dẫn đến sự gia tăng đầu ra (sản lượng) với tỷ lệ cao hơn. Như vậy một điều kiện nữa để phát triển một ngành công nghiệp là khả năng mở rộng qui mô ngành công nghiệp đó để có thể nâng cao tính hiệu quả trong sản xuất.

2. Mô hình kim cương của Micheal Porter

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Mô hình kim cương của Micheal Porter hay chính là Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia (National Competitive Advantage) - ra đời vào những năm 1990 (đây là công trình nghiên cứu của một tập thể các nhà khoa học ở 12 nước bắt đầu từ năm 1986) - được xây dựng dựa trên cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp được thể hiện tập trung ở khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó [7, tr.68-77]. Từ cơ sở này, lý thuyết đã khái quát cho một thực thể lớn hơn - một quốc gia. Tuy nhiên trong khoá luận này, em chỉ phân tích mô hình kim cương trong phạm vi là một ngành công nghiệp. Nghĩa là áp dụng mô hình kim cương đối với lợi thế cạnh tranh của một ngành công nghiệp.

Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh của một ngành công nghiệp thể hiện ở sự liên kết của nhóm 4 yếu tố. Mối liên kết của 4 nhóm này tạo thành mô hình kim cương. Các nhóm yếu tố đó bao gồm: (1) điều kiện các yếu tố sản xuất, (2) điều kiện về cầu, (3) các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan, (4) chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành. Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh của ngành. Ngoài ra, còn có 2 yếu tố khác là chính sách của Chính phủ và cơ hội. Đây là 2 yếu tố có thể tác động đến 4 yếu tố cơ bản kể trên.

Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam - 2

Điều kiện các yếu tố sản xuất: sự phong phú dồi dào của các yếu tố sản xuất có vai trò nhất định đến lợi thế cạnh tranh và khả năng phát triển của ngành, các doanh nghiệp trong ngành có được lợi thế rất lớn khi sử dụng các yếu tố đầu vào có chi phí thấp và chất lượng cao. Các yếu tố đầu vào này bao

gồm đầu vào cơ bản (tài nguyên, khí hậu, lao động giản đơn, nguồn vốn tài chính) và đầu vào cao cấp (cơ sở hạ tầng, viễn thông hiện đại, lao động có tay nghề và trình độ cao). Trong đó đầu vào cao cấp có ý nghĩa cạnh tranh cao hơn và quyết định hơn. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh theo yếu tố đầu vào được xây dựng dựa trên 5 nhóm đầu vào, đó là: nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn tri thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng.

Hình 1.1: Khối kim cương của M.Porter


Chính phủ

Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành

Điều kiện các yếu tố sản xuất

Điều kiện về cầu

Các ngành hỗ trợ và có liên quan

Cơ hội


Nguồn: Giáo trình kinh tế ngoại thương (2006), Truờng đại học Ngoại

thương Hà Nội.


Điều kiện nhu cầu trong nước: Theo lý thuyết của Micheal Porter, nhu cầu trong nước xác định mức đầu tư, tốc độ và động cơ đổi mới của các doanh nghiệp trong ngành. Ba khía cạnh của nhu cầu trong nước có ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của ngành là bản chất của nhu cầu trong nước, mô

hình tăng trưởng của nhu cầu và cơ chế lan truyền nhu cầu. Trong đó, nhu cầu thị trường được chia thành nhiều phân đoạn. Một phân đoạn thị trường trong nước có dung lượng lớn có thể thu hút sự chú ý và ưu tiên của doanh nghiệp trong ngành cho phép họ khai thác hiệu quả kinh tế nhờ qui mô, sự đa dạng của phân đoạn thị trường giúp doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm để xâm nhập thị trường quốc tế. Người mua đòi hỏi cao sẽ tạo áp lực đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, đặc tính kỹ thuật, tạo sức ép chuyển sang đáp ứng đoạn nhu cầu mới, cao cấp hơn. Xét về qui mô thị trường, nó có tác động hai mặt tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Khi qui mô thị trường lớn, nó có thể tạo ra hiệu quả lợi suất theo qui mô, nhưng đồng thời cũng có thể làm giảm sức ép bán hàng, do đó làm giảm tính năng động của doanh nghiệp. Đối với cơ chế lan truyền nhu cầu, nhu cầu bão hoà nhanh chóng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp phải tiếp tục đổi mới và cải tiến, tạo sức ép giảm giá, tạo ra các đặc tính mới của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan: Đối với mỗi doanh nghiệp, các ngành sản xuất hỗ trợ là những ngành sản xuất cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó các ngành liên quan là những ngành mà doanh nghiệp có thể phối hợp hoặc chia sẻ các hoạt động thuộc chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những ngành mà sản phẩm của chúng mang tính chất bổ trợ việc chia sẻ hoạt động thường diễn ra ở các khâu phát triển kỹ thuật, sản xuất, phân phối hoặc tiếp thị hoặc dịch vụ. Sự phát triển của các ngành hỗ trợ, liên quan sẽ tạo ra lợi thế tiềm tàng cho các doanh nghiệp nhận thức các phương pháp và cơ hội mới để áp dụng công nghệ mới. Hơn nữa, ngành hỗ trợ là ngành xúc tác chuyển tải thông tin và đổi mới từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác, đẩy nhanh tốc độ đổi mới trong ngành kinh tế. Tuy nhiên, theo M.Porter, những đầu vào

không có tác động quan trọng tới sự đổi mới hoặc hiệu quả của sản phẩm hoặc công nghệ thì có thể nhập khẩu.

Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh: khả năng cạnh tranh còn được quyết định bởi các yếu tố như mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ chức doanh nghiệp trong ngành. Lợi thế cạnh tranh thường là sự kết hợp các yếu tố trên với cơ sở của lợi thế cạnh tranh. Những khác biệt về trình độ quản lý, sức mạnh động cơ cá nhân, các công cụ ra quyết định, quan hệ với khách hàng, quan hệ giữa người lao động và bộ máy quản lý…tạo ra lợi thế hoặc bất lợi cho doanh nghiệp. Theo M.Porter, môi trường cạnh tranh trong nước có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc tạo sức ép cải tiến đối với các đối thủ cạnh tranh hiện tại và thu hút đối thủ mới nhập cuộc, tạo sức ép bán hàng ra nước ngoài. Toàn bộ ngành công nghiệp sẽ tiến bộ nhanh hơn do những ý tưởng mới được phổ biến và ứng dụng nhanh hơn. Trong trường hợp trong nước chưa có môi trường cạnh tranh sôi động thì thị trường trong nước hoàn toàn mở cửa cùng với chiến lược kinh doanh quốc tế có thể là một giải pháp thay thế hữu hiệu.

Vai trò của Chính phủ: Chính phủ có thể tác động đến lợi thế cạnh tranh của ngành thông qua 4 nhóm nhân tố xác định lợi thế cạnh tranh trên đây. Các tác động của chính phủ có thẻ là tích cực hoặc tiêu cực. Chính phủ có thể tác động đến các điều kiện đầu vào thông qua các công cụ trợ cấp, chính sách thị trường vốn, chính sách giáo dục, y tế…Vai trò điều hành của chính phủ được thể hiện qua các mặt sau: định hướng phát triển thông qua chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế; tạo môi trường pháp lý và kinh tế cho các chủ thể kinh tế hoạt động và cạnh tranh lành mạnh; là điều tiết hoạt động và phân phối lợi ích một cách công bằng thông qua việc sử dụng các công cụ ngân sách, thuế khoá, tín dụng…; kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế theo đúng pháp luật và chính sách đề ra.

Vai trò của cơ hội: Cơ hội rất quan trọng vì chúng tạo ra sự thay đổi bất ngờ cho phép chuyển dịch vị thế cạnh tranh. Chúng có thể xoá đi lợi thế cạnh tranh của những công ty đã thành lập trước đó và tạo tiềm năng cho các công ty mới có thể khai thác để có được lợi thế đáp ứng những điều kiện mới và khác biệt. Tuy nhiên, các cơ hội là những sự kiện xảy ra ít liên quan đến tình trạng hiện tại của quốc gia và nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của các doanh nghiệp. Đó là sự thay đổi bất ngờ về công nghệ, tăng giá dầu mỏ đột ngột, thay đổi đáng kể trên thị trường chứng khoán thế giới, tăng mạnh cầu trên thế giới và khu vực, quyết định chính trị của Chính phủ. Những thay đổi đột biến có thể thay đổi cơ sở của lợi thế và cho phép tạo ra một mô hình kim cương mới thay thế mô hình kim cương cũ.

Ở đây, em có một nhận xét chủ quan là mô hình kim cương cuả M.Porter ưu việt hơn hẳn các lý thuyết về công nghiệp nêu trên vì nó bao hàm đầy đủ các yếu tố tác động đến sự phát triển của một ngành công nghiệp. Vì thế trong khoá luận này, khi đi vào phân tích thực trạng về khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp cũng như đưa ra các giải pháp phát triển khả năng cạnh tranh ấy, em sẽ áp dụng mô hình kim cương vào việc phân tích trong khoá luận của mình.


II. NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM

1. Khái niệm ngành công nghiệp dệt may Việt Nam

Xét về khía cạnh ngôn ngữ, thuật ngữ “công nghiệp dệt may” được tạo thành bởi 2 nhóm từ “công nghiệp” và “dệt may”. Từ “công nghiệp” đã được giải thích ở phần 1.1.1 là “hoạt động kinh tế có qui mô lớn, được sự thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về khoa học công nghệ” và “sản phẩm tạo ra trở thành hàng hoá”. Từ “dệt may” là một từ ghép thuần Việt, được cầu tạo bởi 2 từ đơn “dệt” và “may”. Nó có ý nghĩa chỉ hoạt động dệt vải từ sợi và may quần áo từ vải.

Như vậy, khái niệm “ngành công nghiệp dệt may” là để chỉ một ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người là các loại vải vóc, quần áo và các đồ dùng bằng vải. Sản phẩm của ngành công nghiệp dệt may gồm có: sản phẩm may mặc cuối cùng (clothing/garment hoặc apparel), các loại vải (textiles), các sản phẩm khác từ sợi (vd: bít tất, khăn bông…).Trong thực tiễn ngành công nghiệp dệt may thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ.

Cũng như các cường quốc châu Á, Việt Nam quyết tâm xây dựng ngành công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp chủ lực của đất nước. Sự lựa chọn này bắt nguồn từ những thuận lợi về tự nhiên và con người. Người dân Việt Nam từ lâu có nghề trồng dâu nuôi tằm, xe bông kéo sợi và đến nay vẫn còn tồn tại nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng về thêu thùa dệt lụa như làng lụa Hà Đông, Vạn Phúc, Bảo Lộc (Lâm Đồng)… Bên cạnh đó Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, có khí hậu phù hợp với việc nuôi trồng các nguyên liệu thô của ngành dệt may như trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm. Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam gồm có hai bộ phận: ngành dệt và ngành may.

Ngành dệt gồm các khâu: kéo sợi, dệt vải, nhuộm và hoàn tất vải. Trong đó, kéo sợi là quá trình sản xuất sợi từ các nguyên liệu thô khác nhau, các mảnh sợi đơn riêng lẻ được xoắn lại với nhau để tạo thành sợi dài và chắc. Dệt vải gồm có dệt truyền thống và dệt kim. Dệt vải truyền thống là hoạt động sử dụng khung cửi hay máy dệt kéo căng và định vị các sợi để đan các sợi theo chiều dọc và ngang vuông góc với nhau tạo thành tấm vải. Dệt kim là hoạt động dùng kim để móc các sợi với nhau tạo thành tấm vải hoặc sản phẩm may mặc cuối cùng. Nhuộm và hoàn tất vải là hoạt động xử lý vải thô (được dệt từ các sợi đơn sắc màu trắng) bằng hoá chất và bột màu (thường được tạo ra từ than đá và sản phẩm hoá dầu), tạo cho vải những hoa văn hay độ bóng khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng về thẩm mỹ.

Ngành may sử dụng nguyên liệu chính là vải và một số phụ liệu khác (khuy, ren, mác…), thông qua thiết kế, đo cắt, sử dụng các loại máy may để tạo thành sản phẩm may mặc cuối cùng.

Hình 1.2: Sơ đồ mô tả toàn bộ quá trình sản xuất dệt may


Xơ nhân tạo tự nhiên

Xơ tổng hợp hoá học

Nguyên liệu thô tự nhiên


kéo sợi

Nhuộm vải

Dệt kim

Dệt khung

Hoàn tất vải

In vải

Dệt

May

Cắt may

Sản xuất nguyên liệu




Sản phẩm tiêu dùng cuối cùng

Hai ngành công nghiệp này có mối quan hệ khăng khít với nhau, được ví như hai anh em bởi sự phát triển của ngành này là tiền đề, động lực để phát triển ngành kia. Mối quan hệ giữa hai ngành được thể hiện trong hình 1.2 ở trên. Vai trò chủ yếu của ngành dệt là sản xuất ra vải vóc phục vụ ngành may, còn sự phát triển của ngành may tạo ra thị trường tiêu thụ cho ngành dệt. Sự phát triển đồng đều của hai ngành này có ý nghĩa sống còn đối với ngành công nghiệp dệt may nói chung.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí