Đặc Điểm Tín Dụng Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Thương Mại


thương vụ lớn. Tín dụng XNK của ngân hàng kịp thời, đúng lúc giúp cho doanh nghiệp đảm bảo thực hiện theo đúng hợp đồng, từ đó làm cho uy tín của doanh nghiệp được nâng cao trên thị trường thế giới [1, 10].

1.1.1.3. Đặc điểm tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại

* Mục đích cấp tín dụng

Đối với các ngân hàng thương mại, bất cứ hoạt đông cấp tín dụng nào cũng xuất phát từ mục đích kinh doanh và tín dụng XNK cũng vây. Các NHTM này cung cấp tín dụng XNK nhằm bù đắp khoản thiếu hụt vốn tạm thời của các doanh nghiệp XNK, hỗ trợ các doanh nghiệp này thực hiện và thanh toán các hợp đồng ngoại, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, sánh bước cùng sự phát triển của các doanh nghiệp XNK.

* Đối tượng cấp tín dụng

Đối tượng được cấp tín dụng nhâp khẩu là nhu cầu ve tiền của các nhà nhâp khẩu để thanh toán cho bên xuất khẩu trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Thời hạn cấp tín dụng thường là ngắn hạn. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho các nhà nhâp khẩu với điều kiện họ có hợp đồng mua bán hàng hóa với bên xuất khẩu, có giấy phép kinh doanh nhâp khẩu, nhâp khẩu mặt hàng được phép theo quy định của pháp luâp và môt số yêu cầu về khả năng tài chính để đảm bảo hoàn trả khoản tín dụng đã được cấp.

Đối tượng được cấp tín dụng xuất khẩu là nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt của nhà xuất khẩu trong quá trình kinh doanh xuất khẩu (quá trình thu gom hàng cũng như gia công, chế biến hoặc sản xuất hàng hóa chuẩn bị xuất khẩu). Các nhà xuất khẩu để được cấp tín dụng tại các ngân hàng cũng cần có điều kiện: doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất khẩu hoặc hợp đồng ủy thác xuất khẩu, dự án phải có hiệu quả kinh tế, xác định được nguồn trả nợ, kết quả kinh doanh không bị lỗ và không có nợ quá hạn tại các ngân hàng khác...

* Đồng tiền cấp tín dụng

Đặc trưng của hoạt đông tín dụng XNK thể hiện ở đồng tiền cấp tín dụng chủ yếu là tiền tệ nước ngoài cụ thể là USD, EUR, JPY...bên cạnh đồng tiền bản tệ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng xuất nhập khẩu

Các doanh nghiệp hoạt đông trong lĩnh vực xuất nhập khẩu không chỉ chịu ảnh hưởng của luật kinh tế, thương mại, điều kiện nhập khẩu hàng hóa của luật trong nước mà còn chịu tác đông từ các yếu tố nước ngoài, các hàng rào thuế quan

Chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp XNK tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ - 3

và luật nhập khẩu tại các nước xuất khẩu. Do vậy, nếu không nắm rõ luật kinh tế,


thương mại thế giới, các doanh nghiệp XNK rất dễ vi phạm các điều khoản trong hợp đồng ngoại, gặp khó khăn trong việc xuất khẩu, gặp trở ngại trong việc nhập khẩu hàng hóa từ các thủ tục hải quan hoặc không nắm rõ các phương thức thanh toán quốc tế, thiếu hụt nguồn ngoại tệ để thanh toán quốc tế...ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp XNK đến các đối tác, ảnh hưởng trực tiếp đến việc trả nợ cho các ngân hàng thông qua các hoạt đông tín dụng XNK ngân hàng cung cấp.

Bên cạnh đó, tham gia vào hoạt đông cấp tín dụng XNK, các ngân hàng thương mại (NHTM) không chỉ giao dịch với các khách hàng là các doanh nghiệp trong nước mà còn giao dịch với các công ty có yếu tố nước ngoài như: các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp nằm ngoài lãnh thổ quốc gia hoặc các doanh nghiệp nằm trong lãnh thổ quốc gia nhưng hoạt đông tại các khu chế xuất...Vì thế, các NHTM phải là chủ thể nắm rõ nhất về các yếu tố như luật thương mại hiện hành, vị trị địa lý, ngôn ngữ, các điều khoản trong hợp đồng ngoại, vốn tự có của các NHTM liên quan đến hoạt đông cấp tín dụng XNK cho các doanh nghiệp.

1.1.1.4. Các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu

* Tín dụng xuất khẩu

Hiện nay các NHTM cấp tín dụng để tài trợ xuất khẩu bằng đồng bản tệ hoặc ngoại tệ nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thu mua hàng xuất. Tín dụng xuất khẩu hiện nay được áp dụng cụ thể dưới các hình thức sau:

- Cho vay bố sung vốn lưu động đế thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu

Hình thức này được tiến hành trước khi giao hàng, hầu hết được áp dụng trong trường hợp ngân hàng cho vay vừa là ngân hàng thanh toán cho thư tín dụng - Letter of Credict (L/C) xuất khẩu, nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ và được thanh toán tại ngân hàng. Ngân hàng cho vay song song với vốn tự có của nhà xuất khẩu. Hàng hóa sẽ làm tài sản đảm bảo để tiếp tục vay, cho đến khi hàng hóa xuất khẩu bằng 100% giá trị hàng xuất. Thông thường ngân hàng chỉ cho vay khoảng 70% giá trị lô hàng xuất khẩu. Sau khi giao hàng xong, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C nôp vào ngân hàng để xin thanh


toán tiền. Trên hối phiếu đòi nợ thì ngân hàng sẽ là người hưởng lợi trực tiếp trên hối phiếu. Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ hợp lý chuyển ra nước ngoài đòi nợ ngân hàng mở L/C. Khi nhận được điện chuyển tiền từ phía ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo L/C ghi Có trên tài khoản cho vay để thu nợ.

Khi ngân hàng cho vay không phải là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thanh toán thì rủi ro có thể xảy ra nếu như sau khi vay, doanh nghiệp không xuất được hàng hoặc xuất được hàng nhưng lại gặp rủi ro trong giao nhận hay thanh toán, hoặc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

- Chiết khấu chứng từ hoặc ứng trước tiền thanh toán hàng xuất khẩu

Nếu nhà xuất khẩu can tiền trong thời gian đợi thanh toán, có thể thương lượng để chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng trước tiền tại ngân hàng đã được chỉ định rõ trong L/C hoặc ở bất kỳ ngân hàng nào. Hình thức cho vay này được tiến hành sau khi giao hàng, bao gồm các hình thức:

+ Chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu

Khi chiết khấu thì bộ chứng từ phải hoàn hảo và xuất trình đúng thời gian quy định. Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định và đảm bảo khả năng thanh toán, có uy tín với ngân hàng. Số tiền chiết khấu phải nằm trong hạn mức tín dụng. Sau khi tiếp nhân hồ sơ từ phía khách hàng, ngân hàng thấm định về mục đích vay, tình hình tài chính, khả năng thanh toán... Ngân hàng kiểm tra sự phù hợp trên bề mặt chứng từ so với các điều kiện, điều khoản đã ghi trong L/C và quyết định tỷ lệ chiết khấu, hiện nay thông thường khoảng 90% giá trị L/C xuất. Có hai hình thức:

• Chiết khấu truy đòi là hình thức chiết khấu mà ngân hàng sau khi thanh toán tiền cho nhà xuất khấu có quyền đòi tiền nếu bộ chứng từ không được thanh toán.

• Chiết khấu miễn truy đòi là hình thức chiết khấu mà ngân hàng sau khi thanh toán cho nhà xuất khấu không có quyền truy đòi tiền nếu bộ chứng từ không được thanh toán.

+ Ứng trước tiền thanh toán tiền hàng xuất khấu

Trường hợp bộ chứng từ không hôi đủ điều kiện chiết khấu, có những sai sót ngân hàng không đồng ý chiết khẩu thì nhà xuất khấu có thể yêu cầu ngân hàng ứng trước tiền hàng. Thông thường tỷ lệ ứng trước khoảng 50 - 60% giá trị hàng xuất.


Ngân hàng thực hiện thu nợ bằng cách gửi bộ chứng từ ra nước ngoài để đòi nợ, trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi chứng từ đòi tiền mà không nhân được báo Có của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng tự đông ghi Nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng. Nếu trên tài khoản của khách hàng không đủ tiền trong vòng 7 ngày làm việc ngân hàng sẽ chuyển số tiền chiết khẩu hoặc ứng trước sang nợ quá hạn. Khi được thanh toán từ phía ngân hàng nước ngoài sẽ thực hiện khẩu trừ trực tiếp khoản tiền vay cùng các chi phí có liên quan.

- Chiết khẩu hối phiếu

Chiết khẩu hối phiếu là môt hình thức tín dụng của ngân hàng cấp cho khách hàng dưới hình thức mua lại hối phiếu trước khi đến hạn thanh toán.

Chiết khấu hối phiếu tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu nhận được tiền sớm hơn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn đối với khoản tín dụng cung ứng hàng đã cấp cho nhà nhập khẩu. Cơ sở để xác định giá trị tín dụng này là giá trị của hối phiếu sau khi đã trừ đi giá trị chiết khấu và tỷ lệ phí nhờ thu mà ngân hàng chiết khẩu hưởng.

- Cho vay trên cơ sở bộ chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu

Hầu hết các ngân hàng sẵn sàng cấp các khoản thấu chi cho khách hàng xuất khẩu thực hiện các hợp đồng mà thời hạn thanh toán lên tới 6 tháng. Khi một ngân hàng gửi cho một ngân hàng đại lý nước ngoài để nhờ thu, ngân hàng sẽ cấp một khoản ứng trước theo một tỷ lệ phần trăm thỏa thuận tính trên các khoản nhờ thu tồn đọng còn chưa nhận được tiền. Phương thức này có nhiều điểm tương đồng với hình thức chiết khấu bộ chứng từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, nhờ thu ít được sử dụng trong thanh toán vì đây là phương thức thanh toán có lợi cho bên mua, thường được áp dụng khi hai bên quen biết thật sự tin tưởng nhau.

- Bao thanh toán quốc tế

Bao thanh toán quốc tế là nghiệp vụ bao thanh toán dựa trên hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá, các khách hàng và con nợ là những doanh nghiệp ở các nước khác nhau. Vai trò của đơn vị bao thanh toán là thu tiền nợ từ nước ngoài bằng việc tiếp cận với nhà nhập khẩu tại nước của họ, bằng ngôn ngữ của họ và theo tập quán kinh doanh của người địa phương. Có hai loại bao thanh toán:

+ Bao thanh toán truy đòi là loại nghiệp vụ bao thanh toán theo đó nếu người


mua hàng không trả được nợ hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì người bán có trách nhiệm hoàn trả khoản tiền đã được ứng trước cho đơn vị bao thanh toán.

+ Bao thanh toán miễn truy đòi là loại nghiệp vụ bao thanh toán mà đơn vị bao thanh toán phải chịu mọi rủi ro về tín dụng và không đòi lại khoản tiền đã được ứng cho người bán hàng trong trường hợp người mua hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

- Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhằm hỗ trợ nhà xuất khẩu tham gia dự thầu hoặc thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá thuộc danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu. Thời hạn bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu phù hợp với thời hạn thực hiện nghĩa vụ của nhà xuất khẩu. Mức bảo lãnh tối đa không quá 3% giá dự thầu đối với bảo lãnh dự thầu và tối đa không quá 15% giá trị hợp đồng xuất khẩu đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Đồng thời, nhà xuất khẩu được bảo lãnh phải trả phí phát hành thư bảo lãnh và phí bảo lãnh.

* Tín dụng nhập khẩu

Thông thường các NHTM cấp tín dụng bằng ngoại tệ để nhập nguyên vật liệu, vật tư, hàng hoá máy móc thiết bị, công nghệ...hoặc bằng bản tệ, trường hợp này rất hiếm vì khi dùng bản tệ đổi sang ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu, khách hàng phải mất một khoản tiền do chênh lệch tỷ giá mua, bán của ngân hàng. Ngân hàng thực hiện chủ yếu với những hình thức sau:

- Hình thức mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu

Đây là hình thức thể hiện sự tài trợ của ngân hàng dành cho các nhà nhập khẩu. Ngân hàng mở L/C đối với nhà xuất khẩu theo yêu cầu của nhà nhập khẩu rằng ngân hàng sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu hoặc chấp nhận hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát nếu nhà xuất khẩu trình được bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện và điều khoản do ngân hàng mở L/C quy định. Ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán. Do đó, trước khi mở L/C, ngân hàng phải kiểm tra tình hình tài chính và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu và quyết định mức ký quỹ cụ thể. Theo quy định hiện nay thì số tiền ký quỹ được hưởng lãi bằng với lãi tiền gửi thanh toán. Nếu không đủ số dư trên tài khoản ngoại tệ hoặc đối với các đơn


vị nhập ủy thác có thể kèm đơn xin mua ngoại tệ để ký quỹ hoặc có thể làm đơn vay ngoại tệ ký quỹ L/C nhưng rất hạn chế ở nước ta hiện nay.

- Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập

Ngân hàng mở L/C tiếp nhận bộ chứng từ từ ngân hàng thông báo L/C, có thời gian là 7 ngày để kiểm tra xử lý chứng từ đưa ra ý kiến thanh toán hoặc từ chối thanh toán. Trong nghiệp vụ này ngân hàng thanh toán dựa vào bộ chứng từ, chứng từ phù hợp ngân hàng sẽ thanh toán tiền (L/C trả ngay hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu - L/C trả chậm).

Đối với nhà nhập khẩu, hàng vừa cập bếnphải nôp tiền cho ngân hàng để thanh toán cho nhà xuất khẩu thì mới nhận được chứng từ để nhận hàng, bán hàng và thu hồi vốn. Đó là khoảng thời gian khá dài, do đó nhà nhập khẩu cần có khoản tín dụng từ ngân hàng, vay ngân hàng để thanh toán hàng nhập khẩu. Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tính hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng tài chính, khả năng trả nợ, thế chấp tài sản để quyết định.

- Nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh

Hiện nay các ngân hàng thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp, thực hiện tái bảo lãnh cho các ngân hàng khác.

Có nhiều hình thức bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đặt cọc... nhưng thực tế bảo lãnh thực hiện hợp đồng, đấu thầu rất ít sử dụng. Bảo lãnh vay vốn là hình thức chủ yếu tại các ngân hàng, tái bảo lãnh ít được thực hiện. Bảo lãnh ở nước ta chủ yếu để tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu vay vốn, được thực hiện dưới các hình thức sau: Phát hành thư bảo lãnh, mở L/C trả chậm, ký bảo lãnh trên hối phiếu (Bill of exchange) nhận nợ nước ngoài, ký bảo lãnh lệnh phiếu (Promissory Note) nhân nợ nước ngoài, ký xác nhận bảo lãnh ngay trên giấy nhận nợ do khách hàng (vay nợ) lâp nhận nợ nước ngoài. Hai hình thức bảo lãnh được áp dụng phổ biến ở các ngân hàng thương mại nước ta hiện nay:

- Bảo lãnh vay vốn bằng cách phát hành thư bảo lãnh.

Hiện nay đa số các ngân hàng nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam vay để nhâp hàng hoá, máy móc thiết bị do nước đó sản


xuất. Nhà xuất khẩu trước khi giao hàng thường yêu cầu phía các doanh nghiệp Việt Nam phải có ngân hàng đứng ra bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh sẽ phát hành thư bảo lãnh cam kết thanh toán cho nước ngoài nếu doanh nghiệp Việt Nam không thanh toán tiền khi đến hạn. Trên cơ sở bảo lãnh của ngân hàng Việt Nam, nhà xuất khẩu nước ngoài có thể giao dịch với ngân hàng phục vụ của họ để vay vốn thay cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu chấp nhân những điều kiện vay vốn của ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp phải trả nợ trực tiếp cho ngân hàng nước ngoài.

- Bảo lãnh bằng phát hành L/C trả chậm

Đây là hình thức được áp dụng phổ biến nhất ở nước ta trong thời gian vừa qua, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam đây là hình thức vay vốn, tranh thủ vốn nước ngoài đơn giản và đễ được chấp thuận bằng cách mua chịu hàng hoá, phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay doanh nghiệp đang thiếu vốn. [1, 7, 10]

1.1.1.5. Các rủi ro trong tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại

Rủi ro trong tín dụng XNK là một dạng rủi ro trong hoạt đông của NHTM. Đó là những biến cố bất thường, không mong đợi, dẫn đến tổn thất cho ngân hàng. Những rủi ro này có thể xuất phát từ nền kinh tế, từ doanh nghiệp XNK và cũng có thể từ chính các NHTM. Có những loại rủi ro chính trong tín dụng XNK của NHTM: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá.

* Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách hàng không còn khả năng chi trả. Rủi ro này có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan và cả từ hai phía khách hàng và ngân hàng.

- Về phía khách hàng: rủi ro có thể phát sinh từ những nguyên nhân chủ quan từ pháp lý, năng lực, hành vi...hoặc các nguyên nhân chủ quan từ nên kinh tế, môi trường xung quanh. Cụ thể:

+ Nguyên nhân chủ quan:

• Do thiếu thông tin về luật thương mại quốc tế hiện hành, về các thủ tục hải quan hoặc các phương thức thanh toán quốc tế.

• Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý, thiếu điều kiện tham gia vào hoạt đông xuất nhập khẩu, hoặc tín dụng xuất nhập khẩu.


• Các nhà xuất, nhập khẩu sử dụng vốn vay sai mục đích cam kết với ngân hàng hoặc kém hiệu quả.

• Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, dẫn đến tình trạng mất khả năng chi trả cho các ngân hàng.

• Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cho các ngân hàng.

• Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực đieu hành, tham ô, lừa đảo hoặc do mất đoàn kết trong nôi bộ Hôi đồng quản trị, ban đieu hành hoặc các nhà xuất nhập khẩu cố tình lừa đảo.

+ Nguyên nhân khách quan: do ảnh hưởng từ phía nen kinh tế, chính trị không ốn định như:

• Do tình trạng khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái biến đông bất thường.

• Do sự biến đông quá nhanh và khó dự đoán được của thị trường thế giới cũng như thị trường trong nước.

• Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hôi nhập quốc tế.

• Do thiếu sự quy hoạch, phân bổ đau tư môt cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa ve đau tư trong môt số ngành.

• Sự tấn công của hàng nhập lậu, khiến hàng hóa mất khả năng cạnh tranh, tính khả mại giảm.

• Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn...hoặc do tình hình an ninh, trong nước, trong khu vực có hoạt đông XNK của các doanh nghiệp XNK.

- Về phía ngân hàng: rủi ro tín dụng có thể phát sinh do các nguyên nhân chủ quan từ năng lực quản trị của ngân hàng như:

+ Xuất phát từ cán bộ công nhân viên: Nhân viên không tuân thủ chính sách, không chấp hành đúng quy trình tín dụng XNK, nhân viên tín dụng yếu kém ve trình đô nghiệp vụ hoặc vi phạm đạo đức kinh doanh.

+ Xuất phát từ chính sách, quy trình tín dụng XNK và sự vận dụng chính sách, quy trình tín dụng chưa nghiêm túc: Chính sách tín dụng XNK không hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến cho vay đau tư quá liều lĩnh; tập trung nguồn vốn cho vay quá nhieu vào môt doanh nghiệp hoặc môt ngành kinh tế nào đó, do ngân hàng tăng trưởng tín dụng XNK mà không có sự kiểm soát chất

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 15/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí