Một Số Hình Thức Tín Dụng Xuất Nhập Khẩu Khác

Đây là các khoản mà ngân hàng cho nhà nhập khẩu vay với mục đích thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu. Tín dụng nhập khẩu bao gồm tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Điều này tuỳ thuộc vào đối tượng nhập khẩu. Nếu nhập khẩu hàng nguyên vật liệu hay hàng tín dụng thì ngân hàng sẽ cấp tín dụng ngắn hạn; còn nếu nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... thì ngân hàng sẽ cấp tín dụng trung, dài hạn.

3.2.1. Các hình thức cho vay

Cho vay trực tiếp

Khi nhà nhập khẩu có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, nguyên vât liệu, máu móc thiết bị... mà không có đủ khả năng tài chính thì ngân hàng có thể căn cứ và hợp đồng ngoại thương và hợp đồng tiêu thụ hàng hóa để giải quyết cho nhà nhập khẩu vay vốn. Tùy thuộc vào khả năng tài chính của khách hàng để ngân hàng quy định mức vốn tự có tối thiểu của khách hàng tham gia vào phương án, dự án. Ngân hàng có thể cho nhà nhập khẩu vay để thanh toán tiền hàng, chi trả cước phí bảo hiểm, thuế nhập khẩu hay cước phí vận chuyển...

Nếu như ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn, công nghệ... để thực hiện cho vay nhập khẩu hoặc muốn san sẻ bớt rủi ro cho các đối tượng khác hoặc theo yêu cầu của khách hàng thì ngân hàng có thể đứng ra làm tổ chức tín dụng đầu mối mời các ngân hàng khác cùng tham gia tài trợ nhập khẩu.

Cho vay thanh toán bộ chứng từ giao hàng

Theo hình thức này, doanh nghiệp nhập khẩu phải lập phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cho lô hàng nhập về phục vụ cho sản xuất kinh doanh; đồng thời doanh nghiệp phải lập kế hoạch tài chính nhằm xác định khả năng thanh toán khi đến thời điểm thanh toán, xác định khoản thiếu hụt cần vay ngân hàng. Sau khi xem xét và phân tích kế hoạch, phương án của doanh nghiệp, ngân hàng ra quyết định cho vay và xác định mức cho vay.

Ngân hàng nhà nhập khẩu sẽ phát tiền vay trên cơ sở bộ chứng từ giao hàng được gửi từ ngân hàng nước ngoài theo phương thức thanh toán nhờ thu hay người bán gửi trực tiếp cho người nhập khẩu và thực hiện thanh toán theo phương thức chuyển tiền bằng điện.

Cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán tiền hàng nhập khẩu

Về nội dung, hình thức này cũng là cho vay thanh toán bộ chứng từ giao hàng. Tuy nhiên tình trạng cho vay phát sinh khi doanh nghiệp nhập khẩu không đủ tiền thanh toán bộ chứng từ giao hàng hoặc khi đã nhập đủ hàng nhưng chưa thu được tiền bán hàng trong nước. Ngân hàng không có kế hoạch cho vay nhưng để thanh toán đúng hạn, ngân hàng sẽ cho vay đối với giá trị tiền hàng còn thiếu. Do ngân hàng không có kế hoạch cho vay nên thông thường doanh nghiệp phải chịu lãi suất cho vay cao và thời hạn cho vay không quá 30 ngày kể từ ngày ngân hàng trả thay, gâp áp lực thanh toán nợ vay rất lớn. Khoản vay này mang tính nhất thời, thường phát sinh do doanh nghiệp không tính toán chính xác kế hoạch tài chính hoặc gặp biến cố bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Cho vay trong phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit)

Thư tín dụng (L/C) là một văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với những nội dung của L/C. L/C có tính chất quan trọng là nó được hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán nhưng sau khi được thiết lập, nó lại độc lập hoàn toàn với hoạt động mua bán.

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội - 4

Ngay việc mở L/C đã thể hiện việc cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu bởi vì mọi thư tín dụng đều do ngân hàng mở theo đề nghị của nhà nhập khẩu nhưng không phải lúc nào nhà nhập khẩu cũng có đủ số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng; trong khi đó, L/C lại là một đảm bảo thanh toán của ngân hàng từ là ngân hàng mở L/C phải chịu mọi rủi ro khi nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không muốn thanh toán khi L/C đến hạn trả tiền. Do vậy trước khi mở L/C, ngân hàng phải thẩm định tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng tiêu thụ trong nước của mặt hàng nhập khẩu để có quyết định phù hợp về tỷ lệ ký quỹ, số

tiền cho vay, lãi suất và thời hạn cho vay sao cho đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng.

Ký quỹ mở L/C là điều kiện cần thiết để hạn chế những rủi ro ngân hàng phải gánh chịu khi chấp nhận mở L/C cho khách hàng, nhất là đối với những L/C trả chậm, đồng thời để đảm bảo rằng khách hàng có năng lực nhất định về vốn và ràng buộc việc thanh toán. Khoản tiền ký quỹ sau đó sẽ bị phong toả tại ngân hàng, điều này có thể sẽ gây bất lợi cho nhà nhập khẩu vì vốn lưu động bị thu hẹp, đặc biệt khi ngân hàng yêu cầu ký quỹ 100% giá trị L/C. Trên thực tế, ngân hàng phân loại khách hàng theo khả năng thanh toán, theo quan hệ với ngân hàng để quyết định mức ký quỹ có thể thấp (10-20%) hoặc không phải ký quỹ. Mức ký quỹ thấp giúp các doanh nghiệp tự chủ hơn về vốn. Đây chính là sự hỗ trợ của ngân hàng đối với khách hàng, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong một số trường hợp, ngân hàng còn có thể cho khách hàng vay để ký quỹ mở L/C. Tất nhiên việc cho vay ký quỹ chỉ áp dụng đối với khách hàng thực hiện thanh toán tại ngân hàng đó. Cho vay ký quỹ vừa giúp nhà nhập khẩu giảm bớt sức ép về vốn lưu động, một mặt tăng tính an toàn và hiệu quả cho ngân hàng.

Cho vay để mở L/C và thanh toán L/C có ưu điểm là cung cấp tín dụng kịp thời cho hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên cũng có rủi ro cho ngân hàng và nhà nhập khẩu vì L/C chỉ được xử lý trên cơ sở chứng từ chứ không căn cứ trên hàng hoá. Nếu hàng hoá kém giá trị hay hư hỏng thì ngân hàng và nhà nhập khẩu dễ bị tổn thất.

3.2.2. Các hình thức bảo lãnh ngân hàng

Dưới đây là một số hình thức bảo lãnh ngân hàng thường gặp trong nhập khẩu:

Bảo lãnh thanh toán (Payment Guarantee)

Bảo lãnh thanh toán là việc ngân hàng cam kết thanh toán giá trị hàng hoá đã được giao cho nhà nhập khẩu. Cụ thể hơn, bảo lãnh này nhằm tránh tổn thất cho nhà xuất khẩu khi nhà nhập khẩu vì lý do nào đó không thanh toán hay thanh toán chậm tiền hàng.

Ví dụ như trong hợp đồng mua bán quy định giao hàng nhiều lần và người mua mỗi khi nhận được hoá đơn phải thanh toán cho nhà xuất khẩu. Nếu sau 30 kể từ ngày lập hoá đơn, nhà nhập khẩu không thực hiện đúng quy định này thì ngân hàng bảo lãnh sẽ thanh toán đầy đủ giá trị hoá đơn cho nhà xuất khẩu khi anh ta yêu cầu bằng việc xuất trình bản sao hoá đơn chưa thanh toán.

Bảo lãnh vận đơn (Bill of Lading Guarantee)

Một số trường hợp hàng đã tới cảng nhưng nhà nhập khẩu vẫn chưa có vận đơn để đi nhận hàng. Người chuyên chở không thể giao hàng cho nhà nhập khẩu khi anh ta không xuất trình được vận đơn. Nhằm tránh ách tắc trong lưu chuyển ngoại thương, đồng thời tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu nhận hàng, ngân hàng phát hành bảo lãnh vận đơn cho người chuyên chở hưởng lợi. Bảo lãnh sẽ được dùng đến nếu nhà chuyên chở có quyền đòi người nhập khẩu bồi thường. Bảo lãnh này có thể ở mức độ 100-150% giá trị hàng để bù đắp những thiệt hại phát sinh.

Bảo lãnh thuế quan (Custom Guarantee)

Đối với một số mặt hàng tạm nhập tái xuất, hàng dự hội chợ triển lãm hoặc các công cụ để lắp ráp máy móc thiết bị, người có hàng phải nộp thuế tại hải quan rồi khi mang hàng ra khỏi đất nước sẽ được hoàn thuế đã nộp. Nếu không muốn phải nộp thuế như trên, người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng cấp một bảo lãnh thuế quan trong đó ngân hàng cam kết sẽ nộp thuế nhập khẩu hoặc tiền phạt cho hải quan nếu quá thời hạn đăng ký mà hàng vẫn chưa được tái xuất.

Bảo lãnh tín dụng (Credit Guarantee)

Ngân hàng có thể phát hành thư bảo lãnh vay vốn để khách hàng thực hiện vay vốn tại một tổ chức tín dụng khác để nhập khẩu. Thông thường nghiệp vụ này được thực hiện khi tổ chức tín dụng cho vay là ngân hàng nước ngoài và ngân hàng nước ngoài này cho các doanh nghiệp trong nước vay để nhập khẩu máy móc thiết bị được sản xuất tại nước họ với điều kiện vay vốn phải có bảo lãnh của một ngân hàng thương mại trong nước. Loại bảo lãnh này quy định người cho vay sẽ được hoàn trả toàn bộ số tiền cho vay cùng lãi và các chi phí ngay khi người hưởng lợi thông báo là khoản nợ còn lại vẫn chưa được thanh toán như thoả thuận và yêu cầu ngân hàng bảo lãnh đứng ra thanh toán.

Hình thức bảo lãnh này nói chung là phức tạp do khối lượng tiền hàng nhập khẩu đi vay thường lớn, rủi ro cho ngân hàng nhận bảo lãnh là rất cao. Nội dung bảo lãnh thường phải quy định rõ phạm vi bảo lãnh có bao gồm lãi và chi phí không, nếu có phải quy định những khoản này đã được xác định chưa hay còn phải tính toán tiếp và tính toán như thế nào.

Phát hành L/C trả chậm

Đây là hình thức phổ biến đối với các doanh nghiệp trong nước và bản chất là một hình thức vay vốn, tranh thủ vốn nước ngoài đơn giản và dễ dàng được chấp nhận bằng cách mua chịu hàng hoá. Khi hàng hoá nhập khẩu về sau một thời gian nhất định, L/C mới đến hạn phải trả cho phía nước ngoài (bản chất chi phí lãi vay đã được tính trong giá thành hàng hoá). Doanh nghiệp sẽ có thời gian để tiêu thụ sản phẩm, thu xếp vốn để nộp vào ngân hàng và trả cho người bán.

Bảo lãnh chấp nhận hối phiếu

Thông thường trong giao dịch ngoại thương, nhà xuất khẩu ký phát hối phiếu và gửi cho nhà nhập khẩu ký chấp nhận thanh toán. Nhưng có trường hợp nhà xuất khẩu chưa tin tưởng vào khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu,

do vậy phải có sự đảm bảo từ phía ngân hàng. Khi đó ngân hàng có thể bảo lãnh cho nhà nhập khẩu bằng cách đứng ra ký chấp nhận hối phiếu.

Về bản chất, bảo lãnh thanh toán hối phiếu là một dạng tài trợ ngân hàng nhằm bảo lãnh uy tín thanh toán cho người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu không thanh toán hối phiếu khi đến hạn thì ngân hàng bảo lãnh hối phiếu có nghĩa vụ thanh toán thay.

Tiêu chuẩn để ngân hàng bảo lãnh thanh toán hối phiếu thường căn cứ vào:


- Uy tín và năng lực kinh doanh của nhà nhập khẩu,

- Tính hiệu quả và khả thi của giao dịch ngoại thương,

- Hạn mức tín dụng cấp cho nhà nhập khẩu,

- Bảo đảm tín dụng cần thiết.

Khi cấp tín dụng chấp nhận hối phiếu, trả tiền hối phiếu khi hối phiếu đó đến hạn, và sau đó ngân hàng đòi lại tiền từ phía nhà nhập khẩu. Do phải chịu mọi rủi ro và tổn thất xảy ra đối với hối phiếu nên ngân hàng thường thu phí chấp nhận cao. Nếu nhà nhập khẩu chuyển vốn đến cho ngân hàng để trả tiền thì anh ta chỉ phải trả thủ tục phí chấp nhận; còn nếu ngân hàng dùng vốn của mình trả tiền thì anh ta còn phải trả cả lãi vay vốn nữa. Tuỳ theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, ngân hàng có thể chấp nhận theo từng chuyến hàng riêng biệt hoặc cũng có thể chấp nhận bao, tức là chấp nhận một hạn ngạch nhất định. Đối với chấp nhận bao, nhà xuất khẩu ký phát hối phiếu trong hạn ngạch quy định là được ngân hàng thanh toán.

3.3. Một số hình thức tín dụng xuất nhập khẩu khác

Cho vay thấu chi

Đây là hình thức tín dụng ngân hàng dành cho các nhà xuất nhập khẩu có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng. Theo đó nhà xuất nhập khẩu có thể tự động rút tiền quá số dư trong tài khoản vãng lai của mình và tự động hoàn trả khi có doanh thu. Đặc điểm của loại cho vay này là khách hàng

chỉ được rút tiền trong một hạn mức nhất định. Theo quan điểm của các nhà xuất nhập khẩu, cho vay thấu chi là khoản vay rẻ nhất vì họ chỉ phải trả cho những gì họ đã dùng với mức lãi suất thấp hợp lý chỉ tính trên số tiền đã sử dụng theo từng thời điểm khác nhau. Bên cạnh đó, họ có thể nộp tiền gửi vào tài khoản để giảm số dư nợ hay rút tiền ra bất cứ lúc nào miễn là không vượt quá hạn mức. Ngân hàng thường áp dụng nghiệp vụ này đối với những khách hàng có khả năng tài chính lành mạnh và có uy tín. Do tính linh hoạt và tiện lợi, cho vay thấu chi là một trong những hình thức tín dụng xuất nhập khẩu khá phổ biến ở các nước tư bản chủ nghĩa.

Bao thanh toán

Ngân hàng và các tổ chức tài chính sẽ mua lại các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán của nhà xuất khẩu với số tiền ít hơn khoản nợ đó, để trở thành chủ nợ trực tiếp đứng ra đòi nợ nhà nhập khẩu nước ngoài. Lợi nhuận phát sinh từ sự chênh lệch giữa tiền thu được của số nợ đã mua và giá mua thực tế của món nợ đó. Thông thường mức phí dao động khoảng từ 1-2,5% khoản nợ. Khác với hoạt động mua lại chứng từ thanh toán, hoạt động bao thanh toán không sử dụng thư tín dụng cũng như các hối phiếu ngoại thương, vì bao thanh toán chỉ áp dụng cho các hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên theo định kỳ, theo hợp đồng dài hạn với đối tượng là những tổ hợp kinh tế vừa và lớn với doanh số hoạt động xuất nhập khẩu hàng năm lớn.

Như vậy, người bán vừa có thể thu hồi tiền nhanh để phục vụ sản xuất kinh doanh vừa chủ động xác định các kế hoạch tài chính nhờ các luồng tiền được dự tính chính xác. Đặc biệt, với dịch vụ bao thanh toán miễn truy đòi, rủi ro này của người bán sẽ được chuyển giao cho ngân hàng, và dịch vụ này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhà xuất khẩu, do khoảng cách về địa lý giữa các quốc gia và sự thiếu thông tin về nhà nhập khẩu.

Khi sử dụng dịch vụ bao thanh toán, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể chào hàng với điều kiện thanh toán cạnh tranh hơn, cho phép người mua trả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2024