CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I. Khái quát về ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp được thành lập theo luật Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng mà chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để làm phương tiện thanh toán, để cho vay, để thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và các loại dịch vụ khác.
Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại gắn liền với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá nhưng nó lại tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này được diễn ra một cách trôi chảy, liên tục, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Để thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, ngân hàng thương mại thực hiện đồng thời, tổng hợp nhiều hoạt động, trong đó có thể chia thành 3 hoạt động cơ bản, đó là:
- Hoạt động huy động vốn
- Hoạt động tín dụng, đầu tư
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội - 1
- Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội - 3
- Một Số Hình Thức Tín Dụng Xuất Nhập Khẩu Khác
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phát Triển Tín Dụng Xuất Nhập Khẩu Của Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
- Hoạt động trung gian
Huy động vốn là điều kiện cần thiết để bắt đầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, nó quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại. Với lượng vốn huy động được, ngân hàng thương mại thực hiện
cung ứng vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng và đầu tư. Đây là hoạt động đem lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Bên cạnh hoạt động huy động vốn và tín dụng, đầu tư, ngân hàng thương mại còn thực hiện các hoạt động trung gian, không nhừng phát triển các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và của nền kinh tế.
Các hoạt động của ngân hàng thương mại có quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau và tạo tiền đề cho nhau trong quá trình phát triển. Trong đó, hoạt động tín dụng là một hoạt động chính yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng khoảng 70% tổng tài sản có của ngân hàng và là hoạt động sinh lời chủ yếu.
Tín dụng ngân hàng theo nghĩa phổ biến là quan hệ vay mượn về vốn theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi trong một khoảng thời gian nhất định giữa một bên là ngân hàng đóng vai trò người cho vay và một bên là các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các cá nhân đóng vai trò người đi vay.
Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng ngân hàng là một giao dịch về vốn trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau:
- Sự chuyển dịch vốn giữa hai đối tác là sự chuyển dịch quyền sử dụng vốn tạm thời trên nguyên tắc hoàn trả, vì vậy ngân hàng khi chuyển giao vốn cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả nợ đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng.
- Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài phần vốn gốc. Để thực hiện được nguyên tắc này, ngân hàng phải xác định lãi suất cho vay thực dương tức là lãi suất danh nghĩa phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát.
Có nhiều tiêu thức để phân loại tín dụng ngân hàng. Căn cứ vào thời hạn vay trả có thể chia thành tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn. Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tiền vay có thể chia thành tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản và tín dụng có bảo đảm bằng tài sản.
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng đã có sự phát triển vượt bậc cả về đối tượng, quy mô và ngày càng được mở rộng và đa dạng hoá. tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh, tiết kiệm chi phí lưu thông của toàn xã hội. Tín dụng ngân hàng còn là đòn bẩy kinh tế được sử dụng thường xuyên và linh động nhất đối với mọi thành phần kinh tế.
Ngày nay, do sự phát triển không ngừng của các quan hệ trao đổi quốc tế, tín dụng ngân hàng càng trở nên cần thiết. Vai trò của tín dụng ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ hoạt động kinh tế trong nước mà còn tích cực thúc đẩy sự nghiệp phát triển ngoại thương, mở rộng giao lưu quốc tế.
II. Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại
1. Khái niệm tín dụng xuất nhập khẩu
Khái niệm tín dụng xuất nhập khẩu: Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại là các hoạt động mang tính chất tài trợ của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù về tài chính và uy tín đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá trình giao dịch ngoại thương.
Quá trình giao dịch ngoại thương được hiểu là toàn bộ diễn biến của thương vụ xuất khẩu (đối với bên bán) và nhập khẩu (đối với bên mua).
Theo nghĩa hẹp, quá trình này là toàn bộ thương vụ xuất nhập khẩu, từ lúc tìm kiếm đối tác, thiết kế sản phẩm, chào hàng - đặt hàng, kết lập hợp đồng, đến khi giao hàng và hoàn thành hợp đồng ngoại thương.
Mở rộng đối tượng trong chừng mực nhất định, quá trình giao dịch ngoại thương có thể bao hàm cả các giao dịch kinh doanh trước và sau thương
vụ xuất nhập khẩu, có tính chất gắn liền với thương vụ xuất nhập khẩu đó. Đối với bên xuất khẩu, đó là quá trình thu gom hàng xuất khẩu của thương nhân, mua vật tư nguyên vật liệu để chế xuất của nhà sản xuất, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ xuất khẩu… , hoặc giai đoạn bảo hành, bảo trì đối với các dự án xuất khẩu máy móc hay xây dựng xưởng ở nứơc ngoài. Đối với nhà nhập khẩu, đó là quá trình tiêu thụ hàng nhập dưới hình thức bán buôn hoặc tái xuất, quá trình tạm thời lưu kho chờ tiêu thụ.
Quá trình giao dịch ngoại thương thường ngắn hạn, nghĩa là không kéo dài quá một năm, nhưng cũng có khi kéo dài nhiều năm như đối với các dự án, công trình hoặc thương vụ giá trị lớn.
Đối tượng giao dịch trong các thương vụ yêu cầu tài trợ phải mang tính thương mại hoặc vì mục tiêu thương mại. Thông thường đối tượng này là hàng hoá, dịch vụ, hoặc các công trình dự án.
Mục đích tài trợ ngoại thương của ngân hàng là nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua các trở ngại đặc thù về tài chính và uy tín trong kinh doanh để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, hoàn thành thương vụ, có nguồn lực để tiếp tục ổn định và phát triển kinh doanh…
Sự phát triển khách quan của tín dụng xuất nhập khẩu: Tín dụng xuất nhập khẩu thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng – bên đưa ra hỗ trợ, và một bên là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu – bên cần hỗ trợ. Tín dụng xuất nhập khẩu là quá trình ngân hàng cung cấp vốn dưới các hình thức khác nhau cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Sự ra đời và phát triển của tín dụng xuất nhập khẩu là một yêu cầu tất yếu khách quan gắn liền với các quan hệ thương mại quốc tế. Khi thương mại quốc tế càng phát triển thì kéo theo sự phát triển của tín dụng xuất nhập khẩu. Khác với trước đây, ngân hàng tham gia vào thương mại quốc tế chủ yếu ở khâu thanh toán. Ngày nay, mọi giai đoạn của hoạt động ngoại thương đều có thể cần tới sự hỗ trợ của ngân hàng.
Đừng về phía nhà xuất khẩu, từ lúc chưa ký kết được hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu đã cần có tài trợ từ ngân hàng dưới hình thức ngân hàng đứng ra bảo lãnh và giúp nhà xuất khẩu giành được hợp đồng. Trong giai đoạn thực hiện hợp đồng, việc xuất hiện nhu cầu vốn là rất lớn và có khi vượt quá khả năng hiện có của nhà xuất khẩu đã làm nảy sinh nhu cầu được tài trợ vốn từ ngân hàng. Sau khi đã giao hàng nhưng còn phải chờ thanh toán từ phía nước ngoài với thời gian khá lâu (nếu hợp đồng ký theo phương thức thanh toán trả chậm) mà nhà xuất khẩu lại cần tiền ngay để tham gia vào một thương vụ khác, ngân hàng sẽ hộ trợ thông qua chiết khấu hối phiếu hay chiết khấu bộ chứng từ.
Về phía nhà nhập khẩu, khi ký hợp đồng, nếu nhà nhập khẩu không tin tưởng vào khả năng tài chính của mình hoặc tạm thời chưa đủ vốn, anh ta có thể nhờ vào uy tín của ngân hàng. Ngân hàng có thể phát hành một thư bảo lãnh thay cho việc nhà nhập khẩu phải đặt cọc để đảm bảo thanh toán giá trị hợp đồng hoặc ngân hàng đứng ra mở L/C, cam kết trả tiền hàng nhập, tạo ra niềm tin cho nhà xuất khẩu nước ngoài. Thông thường để được mua chịu hàng, tức thanh toán trả chậm, nhà nhập khẩu luôn phải có sự đảm bảo từ phía ngân hàng. Tới lúc phải thanh toán tiền hàng, nếu chưa đủ vốn, ngân hàng sẽ tài trợ bằng cách cho vay vốn hàng nhập.
Như vậy, dù là nhà xuất khẩu hay nhập khẩu thì trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình thực hiện hoạt động ngoại thương, đều có thể xuất hiện nhu cầu được tài trợ rất phong phú và đa dạng. Đậc biệt trong điều kiện hiện nay, khi thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ, khối lượng hàng hoá dịch vụ và cùng với nó là một khối lượng tiền tệ và dịch vụ tài chính khổng lồ đang di chuyển qua biên giới các quốc gia với quy mô ngày một tăng, nhu cầu về tín dụng xuất nhập khẩu sẽ ngày càng lớn mạnh. Với nguồn vốn, các nghiệp vụ cộng với uy tín cũng như quan hệ đối ngoại rộng rãi của mình, ngân hàng tham gia tín dụng xuất nhập khẩu giúp cho hoạt động này diễn ra thuận lợi,
giảm bớt rủi ro và không ngừng phát triển. Đến lượt mình, sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu lại thúc đẩy hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng phát triển mạnh mẽ.
2. Đặc điểm của tín dụng xuất nhập khẩu
Tín dụng xuất nhập khẩu gắn liền với thương mại quốc tế
Xuất phát từ việc hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động được thực hiện giữa các đối tác ở ít nhất hai quốc gia, nên trong việc cho vay để nhập khẩu hay xuất khẩu, các ngân hàng đều phải xem xét đến các khía cạnh mang tính quốc tế.
Quá trình luân chuyển bộ chứng từ hay hàng hoá bằng đường biển, đường sắt hay máy bay đều phải xét đến các đậc điểm của từng loại hàng hoá. Trong quá trình đó ngân hàng sẽ phải tính toán đến các yếu tố như: chi phí vận chuyển, rủi ro trong quá trình di chuyển hàng hoá (mất cắp, thiếu hụt...), sự phù hợp và kịp thời của bộ chứng từ với hàng hoá, hay giữa bộ chứng từ với L/C và đặc biệt là tập quán thương mại quốc tế ở mỗi quốc gia. Từ đó ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng và cung cấp tín dụng vừa đảm bảo đáp ứng vốn kịp thời cho khách hàng đồng thời giảm thiểu được rủi ro.
Tín dụng xuất nhập khẩu được kết hợp chặt chẽ với các phương thức thanh toán quốc tế
Đi đôi với mỗi phương thức thanh toán quốc tế đề có thể có một hình thức cấp tín dụng. Đây là quan hệ ràng buộc có tính chất tương đối lẫn nhau. Chẳng hạn với phương thức thanh toán TTR (phương thức thanh toán hàng nhập khẩu qua ngân hàng bằng điện chuyển tiền có yêu cầu xuất trình tờ khai Hải quan), các ngân hàng có thể cho khách hàng vay trực tiếp; với phương thức tín dụng chứng từ thì mở L/C là một cam kết trả nợ của ngân hàng đối với khách hàng… Mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh và đa dạng hoá các phương thức thanh toán có tác dụng đa dạng hoá được các loại hình tín dụng,
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế. Ngược lại, công tác tín dụng xuất nhập khẩu được đảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng sẽ thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế sôi động hơn, qua đó các ngân hàng thăng thu nhập từ hoạt động này.
Tín dụng xuất nhập khẩu mang tính đa dạng
Sự đa dạng về mặt giá cả: Một trong những khác biệt với hình thức tín dụng thông thường của tín dụng xuất nhập khẩu là giá cả. Sự phong phú, đa dạng trong việc cấp tín dụng: cho vay trực tiếp, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán... tương ứng là các loại giá cả: lãi suất cho vay, bảo lãnh, lãi suất chiết khấu, giá mua nợ... Các ngân hàng luôn cố gắng đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng, với mong muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập. Ngoài các nghiệp vụ đơn thuần và truyền thống, đa số các ngân hàng hiện nay đề có xu hướng phát triển các loại hình dịch vụ dưới nhiều hình thức, thậm chí có khi vượt ra khỏi lĩnh vực ngân hàng và cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh khác trong nền kinh tế.
Đối tượng cho vay đa dạng và ở nhiều quốc gia khác nhau: Đây là đặc trưng riêng của tín dụng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên ở đây sẽ phát sinh sự ràng buộc về mặt quy chế, luật lệ ở mỗi nước, các vấn đề về giá cả, lãi suất... và dẫn đến những vướng mắc trong nghiệp vụ. Thông thường các ngân hàng chỉ áp dụng trường hợp này cho các khách hàng có khả năng tài chính và uy tín trên thị trường quốc tế. Đối với những nước đang phát triển hoặc kém phát triển thì đặc điểm mày bị hạn chế, không rõ nét. Song nhờ sự xích lại gần nhau của nền kinh tế thế giới, việc gia nhập vào các liên minh kinh tế như EU, APEC, ASEAN... thì việc vay vốn từ các ngân hàng nước ngoài càng trở nên dễ dàng.
3. Các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu thông dụng của ngân hàng thương mại
Tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại bao gồm nhiều hình thức khác nhau và tuỳ trình độ phát triển của ngân hàng và những quy định của pháp luật mà các ngân hàng lựa chọn các hình thức cho phù hợp.
Dưới đây ta sẽ xem xét một số hình thức tín dụng xuất khẩu và tín dụng nhập khẩu thông dụng.