phần hoá PVFC đã tăng VĐL lên 5000 tỷ VNĐ tuy nhiên để trở thành TĐTC số vốn này vẫn chưa đủ mạnh.
+ Đối tượng khách hàng vẫn chủ yếu trong phạm vi các doanh nghiệp thành viên trong Petro VN. Điều này phản ánh phần nào sự thiếu chủ động, mạnh dạn của PVFC trong việc tìm kiếm và đa dạng hoá các đối tượng khách hàng khác trong phạm vi pháp luật cho phép. Khi mà các doanh nghiệp thành viên của Petro VN đang chuyển dần sang cổ phần hoá, nếu PVFC không xây dựng chính sách khách hàng hợp lý có thể lượng khách hàng sẽ giảm đi.
+ Tình trạng chung của các tổ chức về lĩnh vực tài chính- ngân hàng là thiếu một đội ngũ cán bộ chuyên gia, lành nghề vì đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Mặc dù cán bộ công nhân viên của PVFC đều có trình độ đại học trở lên, được đào tạo và tuyển chọn khá bài bản nhưng thiếu kinh nghiệm làm việc vẫn là một hiện tượng chung.
3.3. Đánh giá điều kiện chủ quan xây dựng tập đoàn tài chính
+ Về tiềm lực tài chính: Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động và khả năng phát triển lâu dài của tập đoàn. Trong đó, nguồn vốn có tác dụng hỗ trợ cho tập đoàn đổi mới công nghệ, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh, phát triển dịch vụ mới, tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần.
Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí Việt Nam có số vốn điều lệ là 5000 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam chiếm cổ phần chi phối 70%vốn điều lệ( VĐL), phần ưu đãi cho cán bộ công nhân viên có mặt tại PVFC đến thời điểm Cổ phần hoá là 0,07%VĐL, phần dành bán cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là 18%VĐL, phần còn lại tổ chức đấu giá công khai ra ngoài thị trường thông qua Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, giá khởi điểm là 51.000 đồng/cổ phần được đánh giá là hấp dẫn.
Đúng như phương án cổ phần hóa, PVFC sẽ tiếp tục mở rộng địa bàn kinh doanh trên nhiều tỉnh thành và phát triển mạng lưới ra các nước khu vực và thế giới. Năm 2007, PVFC đã góp vốn thành lập 4 công ty bao gồm PVFC Invest, PVFC Land, PVFC Media, PVFC Capital.... PVFC cũng tiếp tục thành lập thêm các công ty con hoạt động trong các lĩnh vực chuyên ngành như đầu tư, dịch vụ tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính,... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của PVFC trên thị trường.Việc thành lập các công ty con chuyên ngành là sự khẳng định quy mô phát triển và tính chuyên nghiệp của PVFC trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính ngày càng phát triển đồng thời thể hiện mong muốn mang lại các dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất cho các khách hàng và đối tác của PVFC.
+ Về sản phẩm dịch vụ: TĐTC mạnh thường cung cấp dịch vụ đa dạng và đạt chất lượng cao với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. PVFC cung cấp rất nhiều dịch vụ tài chính ưu việt và ngày càng hoàn thiện, phát triển hơn nữa, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ trọn gói, lấy đầu tư tài chính làm sản phẩm đầu tàu.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Tổ Chức Tổng Công Ty Tài Chính Cổ Phần Dầu Khí Pvfc
- Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Pvfc Sau Hơn 7 Năm Thành Lập (2001- 2008)
- Nhìn Nhận Kết Quả Và Đánh Giá Điều Kiện Xây Dựng Tập Đoàn Tài Chính
- Tỷ Lệ Nắm Giữ Vốn Của Tập Đoàn Dầu Khí Tại Pvfc
- Tăng Cường Cho Vay Đối Với Các Tổ Chức Kinh Tế
- Chuẩn Bị Các Điều Kiện Cơ Sở Vật Chất Và Các Điều Kiện Khác Để Hội Nhập
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
+ Chất lượng nhân sự
Tương tự, chất lượng nguồn nhân lực cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tập đoàn tài chính. Về vấn đề lao động, PVFC không có lao động dôi dư cần xử lý khi cổ phần hóa. Sau cổ phần hóa, với quan điểm con người là yếu tố thành công, PVFC sẽ tiếp tục tuyển dụng và đào tạo các chuyên gia cao cấp nhằm đáp ứng quy mô và yêu cầu hoạt động ngày càng cao của Tổng công ty cũng như xây dựng đội ngũ chuyên gia hàng đầu về tài chính tại Việt nam. PVFC đã có một trung tâm đào tạo của riêng Tổng công ty, tập trung đào tạo nâng cao và cung cấp chuyên gia. Cùng với phong trào học tập trong toàn công ty, PVFC sẽ xây dựng được đội ngũ chuyên gia hàng đầu Việt Nam và đội ngũ này sẽ xây
dựng PVFC trở thành một tổ chức tài chính hùng mạnh không chỉ của ngành dầu khí mà còn vươn ra khu vực và thế giới.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PVFC HƯỚNG TỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH
I. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY
1. Định hướng phát triển của Petro Việt Nam
Chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 xác định phải nhanh chóng xây dựng Petro Việt Nam thành một tập đoàn Công nghiệp - Thương mại - Tài chính Dầu khí quan trọng hoàn chỉnh, hoạt động trong và ngoài nước
Tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp Dầu khí từ nay đến năm 2025 dự kiến đạt 41 tỷ USD, giai đoạn từ nay đến năm 2015 khoảng 20 tỷ USD, giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 khoảng 21 tỷ USD.
2. Định hướng phát triển của PVFC
2.1 Mục tiêu tổng quát
PVFC đang trong lộ trình xây dựng thành Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam, đến năm 2015 Tổng công ty Cổ phần tài chính Dầu khí sẽ là Tập đoàn tài chính quan trọng nhất, là xương sống trong các định chế tài chính khác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đáp ứng được tối đa nhu cầu vốn cho các dự án của Tập đoàn.
2.2 Mục tiêu từng giai đoạn
Giai đoạn 1: Từ 2007 - 2010
- Nhanh chóng hoàn thiện trở thành Tập đoàn Tài chính Dầu khí (PVFC)
- Tốc độ tăng trưởng bình quân trong tất cả các hoạt động đạt trên 30%/năm.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Vốn điều lệ: 15 - 17 %.
- Tỷ lệ cổ tức/Vốn điều lệ: 7 - 9 %.
- Giá trị doanh nghiệp năm 2010 tương đương 3 tỷ USD. Giai đoạn 2: Từ năm 2011 đến năm 2015
- PVFC trở thành Tập đoàn tài chính quan trọng nhất, là xương sống trong các định chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, tham gia hội nhập thành công.
- Vốn điều lệ năm 2015 tương đương 1 tỷ USD
- Tốc độ tăng trưởng bình quân trong tất cả các hoạt động là 10% - 20%/năm.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Vốn điều lệ: 19 - 20 %.
- Tỷ lệ cổ tức/Vốn điều lệ: 10 - 11 %.
- Giá trị doanh nghiệp năm 2015 tương đương 5 tỷ USD. Giai đoạn 3: Từ năm 2016 đến năm 2025
- Phát triển bền vững.
- Tốc độ tăng trưởng ổn định bình quân hàng năm đạt 5 - 10%/năm.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Vốn điều lệ: 20 - 25%.
- Tỷ lệ cổ tức/Vốn điều lệ: 11 - 12 %.
- Giá trị doanh nghiệp đến năm 2025 tương đương 10 tỷ USD.
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI XÂY DỰNG TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH
1. Thận lợi
1.1 Diễn biến thuận lợi chung của nền kinh tế
- Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á sau Trung Quốc, với tiềm năng tăng trưởng to lớn trong các năm tiếp theo. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đều tăng hơn 7% trong 6 năm qua và đạt 7,43% của Quý I/08. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa chính thức công bố Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu 2008, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưỏng đạt 8,2% cho năm 2008 và 8,3% cho năm 2009.
Trên cơ sở đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam cũng tăng khoảng 10%/ năm trong vòng 6 năm qua.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu có sự tăng trưởng vượt bậc trong các năm qua, FDI đã tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng luỹ kế (CAGR) đạt 71% kể từ năm 2003, lên con số kỷ lục 20,3 tỷ USD vốn cam kết trong năm 2008. Việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 1/2007 đã tạo nên động lực chủ đạo thúc đẩy tăng trưởng đầu tư nước ngoài và có khả năng sẽ tiếp tục kích thích cải cách đầu tư và cải cách thị trường trong các năm tới.
- Đối với nền kinh tế trong nước, khu vực công nghiệp và dịch vụ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng nhiều nhất trong khi khu vực nông nghiệp đã tụt lại, phản ánh mức độ tiêu dùng cá nhân ngày càng tăng nhờ thu nhập tăng cao. Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 20,9% trong năm 2006. Tốc độ tăng trưởng của khu vực tư nhân đã trở thành đặc điểm quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ qua. Khu vực phi nhà nước chiếm hơn 50% GDP trong năm 2006 và dự kiến tạo ra khoảng 90% trong số 7,5 triệu việc làm mới trong vòng 5 năm tính tới 2005.
- Thị trường tài chính Việt Nam đã tăng mạnh kể từ đầu năm 2006. Số lượng các Ngân hàng xin cổ phần hoá, công ty chứng khoán, tổ chức tài chính được thành lập mới, sự đầu tư của các tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn từ nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam liên tục gia tăng với tốc độ chóng mặt. Tuy lĩnh vực hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tại Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn phát triển ban đầu nhưng với dân số khoảng 87 triệu người (đứng thứ 13 trên thế giới), sự chuyển dịch cơ cấu ngành đang tăng mạnh sang dịch vụ hứa hẹn sự phát triển sôi động của thị trường tài chính trong những năm tiếp theo.
1.2 Sự đổi mới sâu sắc trong tư duy kinh tế của Đảng, Nhà nước thúc đẩy việc xây dựng và phát triển tập đoàn tài chính ở Việt Nam.
Trong quá trình vận động, phát triển của các Tổng công ty 90, 91 kết hợp với những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, Đảng ta nhận định: “ Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp”. Trong lĩnh vực tài chính: “ Tạo lập môi trường tài chính lành mạnh, thông thoáng nhằm giải phóng và phát triển các nguồn lực tài chính, tiềm năng sản xuất của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư ”.
Hơn nữa thực tiễn vận động, phát triển của các tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con cũng như việc thí điểm hình thành tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm (Tập đoàn Bảo Việt) thời gian qua đã đem lại nhận thức rất quan trọng, có ý nghĩa thiết thực đối với việc hình thành, phát triển TĐTC ở Việt Nam.
1.3 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy sự hình thành và phát triển TĐTC
Thực tế, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ tạo ra những yếu tố thuận lợi về phát triển thị trường; sự di chuyển rộng rãi của các luồng vốn, công nghệ, lao động chất lượng cao… mà còn tạo ra sức ép lớn cho các nước muốn xây dựng TĐTC khi hội nhập. Bởi vì khi có sự tham gia của các yếu tố quốc tế, nếu các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước không bắt tay nhau lại tao ra một tổ hợp đoàn kết về kinh tế, tài chính,..sẽ rất dễ bị thôn tính. Sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO, các tổ chức tín dụng nước ngoài như: Văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài; các công ty tài chính liên doanh hoặc công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, các công ty cho thuê tài chính... đã được hoạt động tại Việt Nam. Và chính sức ép từ
hội nhập buộc các quốc gia phải đổi mới, cải tổ để nâng cao không ngừng quy mô, trình độ phát triển cũng như sức cạnh tranh của ngành tài chính, đồng thời tìm và hiểu thấu đáo luật chơi chung của quốc tế về lĩnh vực này góp phần tích cực thúc đẩy việc chuẩn bị các yếu tố và điều kiện một cách chủ động, sáng tạo cho sự hình thành và phát triển TĐTC ở Việt Nam.
1.4 Thương hiệu mạnh PVFC nhiều người biết đến
PVFC được thừa nhận rộng rãi là tổ chức tín dụng phi ngân hàng khổng lồ và được quản lý tốt nhất tại Việt Nam. Chỉ với hơn 8 năm xây dựng và phát triển, PVFC đã vươn lên và trở thành một trong những định chế tài chính hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam. PVFC được xác định là xương sống tài chính trong hệ thống tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm của tập đoàn. Sức mạnh của PVFC còn có sức mạnh của Petro Vietnam. Quan điểm của PVFC là phát triển Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí dựa trên cơ sở vị thế tài chính của ngành Dầu khí và phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển Tập đoàn Dầu khí.
Phát triển PVFC nhanh và bền vững với các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, trong đó sản phẩm đầu tư tài chính là sản phẩm nòng cốt. Nguyên tắc phát triển của PVFC dựa trên 4 nguyên tắc căn bản: an toàn, hiệu quả, lành mạnh, kiểm soát được rủi ro.
PVFC đang giảm dần tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của Tập đoàn tại PVFC trong các giai đoạn.