Biểu Đồ Thể Hiện Thị Phần Của Các Công Ty Kinh Doanh Thiết Bị Tin Học Tại Thị Trường Đà Nẵng.


2.2.2. Môi trường vi mô

2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Các ĐTCT trực tiếp của công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng ở thị trường Đà Nẵng gồm:

Công ty cổ phân Thế Giới Di Động là một công ty lâu năm trong ngành có thương 1

Công ty cổ phân Thế Giới Di Động là một công ty lâu năm trong ngành, có thương hiệu mạnh và uy tín cao trên thị trường. Hiện nay công ty cũng kinh doanh các mặt hàng điện tử, các thiết bị văn phòng, thiết bị mạng. Công ty có một số điểm mạnh như:

- Khách hàng có lòng tin vào dịch vụ bảo hành tại đây.

- Thường xuyên có các chương trình khuyến mại, các chính sách ưu đãi dành cho khách hàng.

- Giá trị cốt lõi là định hướng vào khách hàng.

- Đội ngũ nhân viên có năng lực tốt, trẻ và năng động, viên hoạt động có hiệu quả, mang lại sự hài lòng cho khách hàng

- Thị trường rộng lớn bao phủ khắp cả nước.

- Có uy tín cao trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Định vị được thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.

Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT chuyên nhập và cung ứng các sản phẩm điện 2

Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT chuyên nhập và cung ứng các sản phẩm điện thoại, laptop, máy tính bảng… Là công ty có thương hiệu mạnh, có dòng sản phẩm mang thương hiệu riêng. Được biết đến như nhà phân phối chính thức của các hãng nổi tiếng trên thế giới do đó được khách hàng tin tưởng.

Phi Long plaza là một siêu thị điện máy có mặt lâu đời tại thị trường Đà 3


Phi Long plaza là một siêu thị điện máy có mặt lâu đời tại thị trường Đà Nẵng. Công ty từ lâu được biết đến là công ty có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Được khách hàng tin cậy. Các hoạt động về dịch vụ khách hàng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện.

Ngoài ra còn một số công ty khác như Bách Khoa Computer, Phong Vũ… cũng là những đối thủ mạnh trên thị trường

Cấu trúc cạnh tranh


Hình 2 3 Biểu đồ thể hiện thị phần của các công ty kinh doanh thiết bị tin 4

Hình 2.3 : Biểu đồ thể hiện thị phần của các công ty kinh doanh thiết bị tin học tại thị trường Đà Nẵng.

Qua biểu đồ trên có thể thấy, ngành kinh doanh thiết bị tin học hiện đang ở trong tình trạng phân tán.Trên thị trường Đà Nẵng hiện có nhiều các ĐTCT trong đó mỗi công ty có một thế mạnh riêng của mình. Thế Giới Di Động, FPT, Phi Long… là các công ty lớn trong ngành tuy nhiên không có công ty nào đủ sức mạnh để chi phối các công ty còn lại. So với các ĐTCT trong cùng ngành tại thị trường Đà Nẵng thì công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng chiếm thị phần tương đối tuy không ở vị trí cao như Phi Long hay Thế giới di động nhưng so với các đối thủ khác thì vị trí của công ty cũng là vị trí đáng mơ ước.

Rào cản rút lui khỏi ngành

- Các công ty khi gia nhập ngành đã bỏ ra rất nhiều nguồn vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh: chi phí thuê mặt bằng, chi phí thuê nhân viên, vốn để mua sản phẩm, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

- Ràng buộc đối với người lao động: Những hợp đồng được ký kết giữa công


ty với người lao động, công ty sẽ phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng và sẽ chịu trách nhiệm các khoản như bảo hiểm thất nghiệp, các khoản nợ lương nhân viên…

- Các ràng buộc về chiến lược và kế hoạch dài hạn: Mỗi công ty đều sẽ đề ra cho mình những chiến lược riêng và kế hoạch thực hiện chiến lược đó. Công ty đầu tư một khoản tiền để hoàn thành kế hoạch, nếu công ty rời bỏ khỏi ngành thì đồng nghĩa với việc sẽ hủy bỏ những chi phí đầu tư vào đây: chi phí con người, chi phí xây dựng và phát triển…

- Công ty trong quá trình hoạt động đã đạt được một số thành tựu nhất định, thiết lập được mối quan hệ làm ăn với các đối tác, khách hàng và khẳng định được vị thế trong tâm trí của họ. Với danh tiếng và uy tín trên thị trường khiến cho công ty khó có thể rời bỏ khỏi ngành.

2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Nhận diện các đối thủ mới có thể gia nhập ngành là một điều quan trọng, bởi họ có thể đe dọa đến thị phần của công ty hiện có trong ngành. Do đó mà các công ty trong ngành cố gắng tạo ra những rào cản để hạn chế sự gia nhập của công ty mới:

Sự trung thành nhãn hiệu

Sự trung thành nhãn hiệu chỉ sự ưa thích của khách hàng với sản phẩm của công ty. Công ty Phương Tùng với gần 19 năm hoạt động đã đạt được những thành tựu nhất định và ngày càng khẳng định được tên tuổi trong ngành kinh doanh các thiết bị tin học. Hiện công ty có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng, 1 chi nhánh tại 39 Hùng Vương Tam Kỳ Quảng Nam và hơn 10 cửa hàng đại lý tại các tỉnh lân cận nhập các sản phẩm của Phương Tùng về bán lại cho người tiêu dùng. Với mạng lưới phân phối như vậy đủ để Phương Tùng bao quát được thị trường tại khu vực TP. Đà Nẵng. Khách hàng khi mua sản phẩm tại công ty, sẽ được bảo hành trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 năm tùy theo chủng loại sản phẩm. Điều này làm gia tăng được số lần tiếp xúc với khách hàng, phục vụ khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó, công ty không ngừng đẩy mạnh thực hiện các chương trình marketing nhằm quảng bá hình ảnh của công ty trong niềm tin khách hàng. Và công ty còn thực hiện các hoạt động PR, giải quyết các vấn đề lao động, tham gia cam kết bảo vệ môi trường … từ đó gián tiếp hoàn thành các cam kết về đạo đức kinh doanh trong sứ mệnh đã tuyên bố. Tạo ra niềm tin trong tâm trí khách hàng. Giúp khách hàng hiểu hơn về công ty và góp phần gia tăng sự trung


thành với thương hiệu Phương Tùng. Với đặc tính của sản phẩm công nghệ cao, người tiêu dùng rất cẩn thận trong việc chọn lựa nhà cung cấp, nên khi khách hàng đã chọn được nhà cung cấp phù hợp họ sẽ có xu hướng trung thành với thương hiệu đó. Đây chính là rào cản đã hạn chế sự gia nhập của các ĐTCT.

Lợi thế tuyệt đối và tính kinh tế theo quy mô

- Phương Tùng với sự tồn tại gần 19 năm, trong quá trình hoạt động đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm kinh doanh. Công ty đã biết cách hạn chế chi phí để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.

- Nhân viên làm việc tại công ty lâu dài nên ít nhiều cũng đã có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn, công ty không cần phải bỏ thêm nhiều chi phí để đào tạo và huấn luyện các kỹ năng nghề nghiệp.

- Phương Tùng là công ty được thành lập lâu nên khả năng quản lý và kiểm soát nguồn đầu vào, đồng thời nguồn hàng cũng đã ổn định nên công ty không phải tốn nhiều chi phí trong việc tìm kiếm nhà cung cấp mới.

Chi phí chuyển đổi: Chi phí chuyển đổi sang nhà cung cấp khác của khách hàng là tương đối thấp, vì khách hàng có thể mua sản phẩm tại các công ty khác một cách nhanh chóng không cần tìm hiểu nhiều.

Rào cản gia nhập ngành

Đối với ngành kinh doanh các thiết bị tin học, thì rào cản nhập ngành tương đối

cao.

Thứ nhất, vốn đầu tư cho việc kinh doanh là khá cao, công ty phải bỏ rất nhiều

vốn để nhập sản phẩm từ nhà cung cấp, đặc biệt đây lại là những sản phẩm công nghệ cao. Vốn ban đầu có thể lên đến cả chục tỷ đồng mà chưa kể đến chi phí khác như chi phí thuê mặt bằng, muốn bán được nhiều sản phẩm công ty phải chọn nơi có mặt bằng tốt, đông người qua lại, hay chi phí đào tạo nhân viên…

Thứ hai, yếu tố thương hiệu cũng đóng góp rất quan trọng, công ty mới nhập ngành chưa có nhiều danh tiếng và uy tín trên thị trường trong khi các công ty lâu năm đã có thị phần, khách hàng và danh tiếng ổn định. Vì vậy các công ty mới sẽ rất khó cạnh tranh lại.

Thứ ba, các công ty mới vào ngành chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh và chưa nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng do đó khó có thể thu hút được khách hàng. Điều quan trọng là tâm lý của khách hàng, người ta thường có tâm lý muốn mua


hàng ở những công ty lâu năm có uy tín. Đăc biệt là nếu công ty mới vào mà bán với giá thấp thì sẽ càng dễ làm cho khách hàng nghi ngờ hơn về chất lượng sản phẩm.

Thứ tư, những công ty mới vào ngành thì rất khó để có được giá nhập hàng tốt, nếu bán ít sẽ không có nhiều chiết khấu lợi nhuận thu lại sẽ khó có thể bù đắp được những chi phí ban đầu đã bỏ ra.

Đe dọa của các ĐTCT tiềm tàng là thấp

2.2.2.3. Năng lực thương lượng của khách hàng

Trên thị trường Đà Nẵng có rất nhiều công ty hoạt động cùng lĩnh vực, mỗi công ty đều có những thế mạnh riêng của mình. Họ thực hiện nhiều biện pháp để tiếp cận với khách hàng, mở rộng nhiều chi nhánh trên cùng một khu vực nhằm tăng cường khả năng bao quát thị trường như FPT, Thế Giới Di Động… Bên cạnh đó các ĐTCT cũng thường xuyên tổ chức các chương trình truyền thông cổ động như giảm giá; rút thăm trúng thưởng; các hoạt động tài trợ cho chương trình từ thiện, gameshow; tặng quà kèm theo sản phẩm… với quy mô lớn và có giá trị. Do đó người mua có thể dễ dàng thay đổi công ty cung cấp mà không tốn kém nhiều chi phí về thời gian, tìm kiếm thông tin, phí chuyển đổi…

Bảng 2.1.Số lượng khách hàng cá nhân và tổ chức giao dịch với công ty



Khách hàng cá

nhân

Khách hàng tổ

chức

Tổng số

Số lượt giao dịch trong năm 2013

2772 lượt

1188 lượt

3960 lượt

Số tiền trung bình trong tổng số

giao dịch năm 2013

31.702,8 tỷ

73.973,2 tỷ

105.676

tỷ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Qua bảng trên ta có thể thấy được số lượng khách hàng là cá nhân giao dịch với công ty chiếm tỷ lệ rất lớn. Khách hàng đa số là những khách hàng nhỏ lẻ, mua sản phẩm với số lượng ít tuy nhiên thì quy mô lượng khách hàng này rất lớn. Những khách hàng này thường có nhiều yêu cầu về giá, chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ. Do đó công ty cũng đặc biệt chú trọng đến lượng khách hàng này, công ty thường xuyên có các chương trình khuyến mãi giảm giá để thu hút người mua đồng thời gửi lời tri ân đến họ.

Khách hàng tổ chức tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng giá trị họ mang lại cho công ty thì lại lớn. Giá trị của những hợp đồng nhận lập trình phần mềm, dự án lên đến hàng tỷ đồng. Nên họ thường có những yêu cầu cao về sản phẩm, chất lượng phục vụ, vận chuyển, khả năng thanh toán…Công ty phải có những chính sách ưu đãi đối với đối


tượng khách hàng này..

Từ những lý do trên có thể thấy được năng lực thương lượng của khách hàng ở đây là khá cao.

2.2.2.4. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp

Khả năng thương lượng đối với các nhà cung cấp là một lực lượng cạnh tranh có thể làm giảm lợi nhuận của một công ty bằng cách tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm đầu vào của các nhà cung cấp.

Nhà cung cấp cho công ty Phương Tùng gồm các hãng như: Intel; IBM; HP; BenQ; Compaq; Toshiba; Epson; Samsung; LG; Netac; Asus; Sony, Gigabyte, Acer, Dell…

- Số lượng và quy mô nhà cung cấp:

Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lợi đàm phán của họ đối với công ty.

STT


Nhà cung cấp


Sản phẩm chính


Điểm mạnh


Điểm yếu


1


FPT (trading)


Máy tính, linh kiện, ipod, ipad, điện thoại…

Đại lý ủy quyền chính hãng của apple. Vị trí gần Phương Tùng, giảm chi phí vận

chuyển


Giá cao vì đây là đại lý ủy quyền nên chủ yếu là bán lẻ


2


Công ty TNHH phần mềm Đông Á

Phân phối các phần mềm Microsoft OEM, Microsoft OLP, Microsoft LAR

Chỉ phân phối phần mềm qua kênh đại lý mà không bán trực tiếp cho người tiêu dùng

Có thể ảnh hưởng đến qua trình phân phối vì công ty độc

quyền.


3

Công ty cổ phần công nghệ Én Sa Yến Sa


Phân phối các sản phẩm: Intel, HP, IBM, eSys, Biostar

Đứng vị trí thứ 2 về phần cứng tại Việt Nam và phân phối các sản phẩm : Intel, HP,

IBM, eSys, Biostar

Có thể ảnh hưởng đến quá trình phân phối vì công ty đọc

quyền


4


Chi nhánh tập đoàn Samsung


Máy tính, máy in, máy photocoppy…

Là công ty có thương hiệu lớn. Tính ổn định cao. Chất lượng luôn đảm bảo

Chưa có nhiều chính sách khuyến mãi dành cho khách

hàng


Hiện nay nhà cung cấp lớn nhất của công ty là nhà phân phối FPT. Theo đó FPT cung cấp nhiều dòng sản phẩm cho công ty của một số hàng lớn như Nokia, Dell, Apple, IBM, Asus… Thành lập ngày 13/09/1988, trong gần 26 năm phát triển, FPT luôn là công ty Công nghệ thông tin và Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam với doanh thu hơn 1,2 tỷ USD (Báo cáo tài chính 2012), tạo ra gần 15.000 việc làm và giá trị vốn hóa thị trường năm 2012 đạt gần 10.000 tỷ đồng (tương đương gần 480 triệu USD), nằm trong số các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam. Ngày 20/3/1997 công ty Phương Tùng chính thức ký kết hợp đồng với Công ty FPT, trở thành đối tác làm ăn lâu dài với công ty.

Một số nhà cung cấp của công ty là những nhà phân phối được ủy quyền chính thức của những nhãn hàng nổi tiếng như Sony, Asus, Acer… Với mỗi nhãn hàng thì số lượng nhà phân phối chính thức không nhiều và tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh… Hiện công ty đã ký kết hợp đồng làm ăn dài hạn với các nhà phân phối này do đó công ty sẽ bị lệ thuộc vào họ nhiều. Cho nên những nhà phân phối này có khả năng thương lượng và đàm phán cao.

- Khả năng chuyển đổi nhà cung cấp:

Phương Tùng hiện tại đang là nhà phân phối cho các hãng lớn và nổi tiếng, với số lượng nhà cung cấp ít ỏi thì công ty sẽ gặp khó khăn khi chuyển đổi nhà cung cấp. Khi chuyển đổi công ty sẽ phải tốn một khoản chi phí chuyển đổi như thời gian tìm kiếm nhà cung cấp mới, thiết lập mối quan hệ với nhà cung cấp mới, chi phí phá vỡ hợp đồng… và nhiều chi phí khác.

Qua những phân tích trên cho thấy năng lực thương lượng của nhà cung cấp là khá cao.

2.2.2.5. Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm của các ngành phục vụ nhu cầu khách hàng tương tự như đối với ngành hiện tại đang phân tích. Dựa vào đặc tính của các sản phẩm mà công ty Phương Tùng đang kinh doanh thì hầu như không có sản phẩm thay thế. Do đó mà mức độ đe dọa của sản phẩm thay thế hầu như không có.

Đe dọa của sản phẩm thay thế thấp


2.3. Đánh giá thực trạng NLCT của công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng

2.3.1. Thực trạng NLCT của công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng

2.3.1.1. Nguồn nhân lực

Trên thị trường ngày nay, các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức phải tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm của mình. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm, tới các phương thức Marketing, bán hàng cũng như các quy trình nội bộ hiệu quả. Các doanh nghiệp hàng đầu thường cố gắng để tạo sự cân bằng giữa tính chất nhất quán và sự sáng tạo. Để đạt được mục tiêu này, họ dựa vào một số tài sản lớn nhất của mình đó là “nguồn nhân lực”.

Đội ngũ nhân viên của công ty trẻ, năng động, và đầy sáng tạo, trình độ chuyên môn rất cao, có khả năng tiếp cận với sựu phát triển của công nghệ thông tin phục vụ cho việc kinh doanh của công ty để đáp ứng mọi nhu cầu dù khắt khe của khách hàng. Để minh chứng thì có thể tham khảo qua bảng sau:

Bảng 2.2: Sự biến động cơ cấu nhân viên công ty Phương Tùng qua 3 năm (2011 - 2013)‌


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2012

Năm 2013

Số

lượng

Tỷ trọng

(%)

Số

lượng

Tỷ trọng

(%)

Số

lượng

Tỷ trọng

(%)


Giới tính

Tổng số NV

75

100

79

100

86

100

Nam

42

56

44

55,7

51

59

Nữ

33

44

35

44,3

35

41


Độ tuổi

Dưới 20

9

12

10

12,7

12

9

20 đến dưới 40

51

68

53

67

60

70

40 đến 60

15

20

16

20,3

18

21


Trình độ

Đại học và trên đại học

59

79

61

77,2

65

75

Cao đẳng

7

9

8

10,1

10

12

Trung cấp

5

6,7

6

7,4

7

8

Khác

4

5,3

4

5,3

4

5

Nguồn: Phòng kế toán

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí