Các Tiêu Thức Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp


thúc đẩy những công ty trong ngành phải trở nên hữu hiệu hơn, và phải biết cạnh tranh với các thuộc tính mới.

Sức mạnh của ĐTCT tiềm ẩn là một hàm số với chiều cao của rào cản nhập cuộc. Rào cản nhập cuộc là các nhân tố sẽ gây khó khăn cho các đối thủ muốn gia nhập ngành,và thậm chí khi gia nhập ngành họ cũng có thể bị đặt vào những vị thế bất lợi. Chi phí cho việc gia nhập ngành càng cao thì rào cản nhập cuộc càng cao.

Trong tác phẩm kinh điển về rào cản nhập cuộc của nhà kinh tề học Joe Bain, ông xác định ba nguồn rào cản nhập cuộc đó là: Sự trung thành nhãn hiệu, lợi thế chi phí tuyệt đối và tính kinh tế theo quy mô.

c) Năng lực thương lượng của nhà cung cấp

Nhà cung cấp là những cá thể cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp nhằm duy trì các hoạt động kinh doanh. Nhà cung cấp có thể chi phối đến doanh nghiệp do sự thống trị hoặc khả năng độc quyền của một số ít nhà cung cấp. Nhà cung cấp có thể đe doạ đến nhà sản xuất sự thay đổi chi phí của sản phẩm mà người mua phải chấp nhận và tiến hành, do sự đe doạ tiềm tàng, do liên kết của những người bán gây ra. Để giảm bớt các tác động của phía nhà cung ứng, doanh nghiệp phải xây dựng và lựa chọn cho mình một hay nhiều nguồn cung ứng, nghiên cứu tìm sản phẩm thay thế, có chính sách dự trữ nguyên vật liệu hợp lý. Các yếu tố tạo nên sức ép từ nhà cung cấp: số lượng các nhà cung cấp, sự khác biệt hoá của sản phẩm, các sản phẩm thay thế, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp.

d) Năng lực thương lượng của khách hàng

Trong cơ chế thị trường, khách hàng được xem là ân nhân. Họ có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng các yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn hoặc dịch vụ nhiều hơn với giá rẻ hơn. Các nhà sản xuất đều mong muốn thoả mãn được tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng - điều đó gắn liền với tỷ lệ thị phần mà doanh nghiệp giành và duy trì được. Khách hàng là bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh, sức ép từ phía khách hàng dựa trên giá cả, chất lượng, kênh phân phối, điều kiện thanh toán…

e) Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là những hàng hóa, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các hàng hóa dịch vụ trong ngành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Nếu các sản phẩm thay thế càng giống với các sản phẩm của doanh nghiệp


trong ngành, thì mối đe doạ sản phẩm thay thế càng lớn, làm hạn chế số lượng hàng bán và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành. Khả năng thay thế luôn là mối nguy hiểm làm đảo lộn tương quan giữa giá trị và chất lượng so với giá trị sản phẩm hiện tại của ngành và sản phẩm thay thế có thể xuất hiện ngay trong nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu sản phẩm của công ty có ít sản phẩm thay thế gần gũi và các yếu tố khác bình thường thì công ty sẽ có cơ hội thu được nhiều doanh thu và lợi nhuận hơn.

1.2. Các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.1. Nguồn nhân lực

Con người luôn là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động, cũng như trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Trong một đoanh nghiệp, con người là yếu tố không thể thiếu khi đánh giá NLCT của doanh nghiệp đó. Đánh giá nguồn nhân lực thường qua các tiêu chí: trình độ lực lượng lao động, số lượng lao động, năng suất làm việc, khả năng hiện tại và tương lai của đội ngũ nhân sự. Trong đó số lượng và chất lượng lao động đóng vai trò quyết định đến NLCT của doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ và năng suất lao động. Nếu một doanh nghiệp có đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ và kinh nghiệm cao trong hoạt động kinh doanh sẽ là thế mạnh góp phần tăng NLCT cho doanh nghiệp trên thị trường.

1.2.2. Điều hành và quản lý nhân sự

NLCT của một doanh nghiệp thực hiện chủ yếu thông qua yếu tố con người- là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp. Để có thể duy trì nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần phải có chiến lược đào tạo, giữ và thu hút người tài. Công tác quản lý nguồn nhân sự được thực hiện qua các yếu tố:

- Kỷ luật của một doanh nghiệp: doanh nghiệp quản lý giờ giấc, các hoạt động cũng như tinh thần làm việc của nhân viên trong công ty.

- Lực lượng lao động có sự cam kết toàn vẹn: cam kết tạo một môi trường làm việc năng động, lành mạnh, tạo cơ hội cho sự phát triển bình đẳng của tất cả mọi người. Phát triển văn hóa công ty định hướng nhân viên theo nền văn hóa đã được thành lập.

- Thường xuyên đánh giá hiệu suất hoạt động và phát triển nghề nghiệp: đánh giá năng lực của nhân viên thông qua những thành tích đạt được trong một khoảng


thời gian nhất định. Tạo mối quan hệ lâu dài giữa nhân viên và lãnh đạo.

- Lập kế hoạch đầy đủ cho tương lai: có những chiến lược trong việc sử dụng nguồn nhân sự trong tương lai, đề phòng những tình huống thiếu hụt nhân sự do nhân viên nghỉ việc đột xuất.

1.2.3. Danh tiếng và uy tín

Danh tiếng của một công ty bao gồm cả tên công ty, cả uy tín, và nhận biết thương hiệu của công ty đó. Alan Greenspan đã từng nói: “Trong thế giới của chúng ta, khi ý tưởng ngày càng thay thế vật chất trong việc tạo ra giá trị kinh tế, thì sự cạnh tranh vì danh tiếng đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta tiến lên phía trước”. Cần phải thấy rõ một xu hướng là giá trị tài sản hữu hình đang dần nhường vị trí hàng đầu cho các giá trị vô hình.

Bởi vì các nguồn vô hình là các nguồn khó nhận thấy và rất khó để cho các ĐTCT tìm hiểu, mua lại, bắt chước hay thay thế nên các doanh nghiệp thích dựa vào các nguồn lực vô hình như là nền tảng của các khả năng và năng lực cốt lõi hơn là các nguồn lực hữu hình. Danh tiếng và uy tín là một nguồn lực vô hình quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh. Hình thành chủ yếu từ các hoạt động, hàng hóa, dịch vụ, những cam kết của công ty và truyền thông với các bên hữu quan, danh tiếng và uy tín là kết quả của năng lực thị trường được các bên đánh giá vượt trội trong nhiều năm. Một nhãn hiệu nổi tiếng và có giá trị chính là một ứng dụng của danh tiếng và hình thành nên lợi thế cạnh tranh.

1.2.4. Đáp ứng khách hàng và chất lượng phục vụ

Một công ty đáp ứng khách hàng tốt phải có khả năng nhận dạng thương hiệu và thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn so với các ĐTCT. Có như vậy khách hàng mới cảm nhận được giá trị sản phẩm, chất lượng của công ty, và công ty sẽ có được lợi thế cạnh tranh trên cơ sở tạo ra sự khác biệt.

Sự cải thiện chất lượng phục vụ giúp công ty đáp ứng khách hàng bằng cách phát triển các sản phẩm mới với những tính năng ưu việt. Mang lại cho doanh những lợi thế nhất định trong chính sách sản phẩm, giá bán…

Quan tâm tới thời gian đáp ứng khách hàng: là khách hàng ai cũng mong muốn được phục vụ một cách nhanh chóng. Doanh nghiệp nào đạt được điều này sẽ là một lợi thế trong việc làm hài lòng khách hàng góp phần gia tăng NLCT.

Quan tâm tới các chính sách giá bán giúp công ty đưa ra giá cả hợp lý, thu hút thêm được nhiều khách hàng ở những phân đoạn thị trường khác


1.2.5. Mạng lưới phân phối và thị trường tiêu thụ

Mạng lưới phân phối đảm bảo hợp lý, đáp ứng được thị trường mục tiêu (TTMT) của doanh nghiệp. Trong đó, thể hiện cho thấy phần thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp hiện tham gia vào ngành đang nắm giữ trong mối tương quan với các ĐTCT. Tiêu chí phản ánh NLCT hiện tại của doanh nghiệp, qua đó có thể xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường so với ĐTCT

1.2.6. Cơ sở vật chất

Là năng lực của doanh nghiệp về trang thiết bị máy móc khả năng sản xuất kinh doanh, chất lượng và tình trạng hoạt động của máy móc, cơ cấu tổ chức và phân bố mặt bằng kinh doanh…Trang thiết bị đầy đủ phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống cơ sở vật chất càng hiện đại và mang tính đồng bộ cao thì khả năng cạnh tranh càng lớn và ngược lại sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các ĐTCT khác trong ngành.

1.2.7. Nguồn lực tài chính

Khả năng về tình hình tài chính, tình hình tài trợ, khả năng huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp được phân tích thông qua báo cáo tài chính và chỉ tiêu tài chính. Năng lực tài chính phản ánh năng lực, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có đủ tiềm lực về tài chính, có khả năng tài trợ vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: vốn đầu tư mua sắm thiết bị kỹ thuật công nghệ mới hay chi phí cho việc tu bổ sửa chữa máy móc, thiết bị hiện có nhằm nâng cao NLCT của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu tài chính thường được quan tâm khi phân tích tài chính như: nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm các chỉ tiêu về lợi nhuận, nhóm các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tài sản.

Năng lực tài chính cho phép công ty nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình. Một doanh nghiệp với nguồn tài chính hùng mạnh, sẽ có khả năng thu hút được các nhà đầu tư, phát triển nguồn vốn cao hơn các doanh nghiệp khác, điều này góp phần làm cho doanh nghiệp hoạt động mà không phải lo lắng về nguồn vốn…


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ TIN HỌC PHƯƠNG TÙNG

2.1. Giới thiệu về công ty

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển


Hình 2 1 Logo của công ty Phương Tùng Tên đầy đủ của công ty Công ty TNHH Công 1

Hình 2.1: Logo của công ty Phương Tùng

- Tên đầy đủ của công ty: Công ty TNHH Công nghệ - Tin học Phương Tùng

- Trụ sở chính : Số 40 Nguyễn Văn Linh, TP Đà Nẵng

- Điện thoại:(0511)3 656 666

- Fax:(0511) 3 656 176

- Website: http://www.phuongtung.com.vn

- Email: postmaster@phuongtung.com.vn hoặc ptcom@dng.vnn.vn

Với sự phát triển vượt bậc của công ty công nghệ thông tin như hiện nay thì tin học đóng một vai trò lớn trong hầu hết các lĩnh vực từ giáo dục đến kinh doanh. Việt Nam là một trong số các nước có tốc độ tăng trưởng khá nhanh về sử dụng dịch vụ mạng điều đó cho thấy sự cần thiết của tin học và công nghệ trong đời sống cũng như trong công việc của mọi người. Đà Nẵng là thành phố phát triển về kinh tế với những thành công nhất định là một thị trường vô cùng tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ và thông tin.

Công ty TNHH Công nghệ tin học Phương Tùng được thành lập năm 1995 theo giấy phép số 044923 của UBND Thành phố Đà Nẵng cấp ngày 01/08/1995. Tiền thân là doanh nghiệp tư nhân Phương Tùng, là công ty có tư cách pháp nhân, tự chủ về mặt tài chính, có tài khoản riêng ở ngân hàng và có con dấu riêng theo quy định của nhà nước.

Trong thời gian đầu, công ty gặp không ít khó khăn bởi công nghệ thông tin lúc bấy giờ chưa thực sự phát triển. Bên cạnh đó các tổ chức cũng chưa quan tâm nhiều đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của mình.

Hiện nay sau 18 năm hoạt động, công ty Công nghệ tin học Phương Tùng đã xây dựng được một thương hiệu vững mạnh tại thị trường Đà Nẵng và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Đà Nẵng.


Là một trong những công ty lớn tại thành phố Đà Nẵng về công nghệ thông tin, với bề dày kinh nghiệm cũng như nguồn lực con người, Phương Tùng được các nhà cung cấp hỗ trợ. Ưu thế cạnh tranh trên thị trường chủ yếu quyết định bởi chất lượng sản phẩm và sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm của công ty đã có uy tín nhiều năm.

2.1.2. Sứ mệnh và viễn cảnh

2.1.2.1. Sứ mệnh

- Đối với nhân viên: Nhân viên là một tài sản vô giá của công ty. Công ty luôn tạo điều kiện làm việc tốt nhất để nhân viên phát huy hết khả năng làm việc của mình, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho nhân viên có cơ hội thăng tiến cao trong công việc.

- Đối với xã hội: Các sản phẩm của Công ty TNHH Công nghệ tin học Phương Tùng luôn hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường và gia tăng chất lượng cuộc sống.

- Đối với khách hàng: Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu hàng đầu để công ty phấn đấu cho ra đời những sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn.

- Đối với các đối tác: Công ty luôn cố gắng mang lại lợi nhuận tối đa và tạo niềm tin đối với các đối tác với quan điểm trên cơ sở tôn trọng, hợp tác và phát triển cùng có lợi.

2.1.2.2. Viễn cảnh

Công ty TNHH Công nghệ tin học Phương Tùng muốn trở thành nhà phân phối hàng đầu Việt Nam về các sản phẩm máy tính, thiết bị máy tính cùng nhiều thiết bị khác. Là đối tác tin cậy của các thương hiệu lớn, là địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng và các tổ chức.

2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ

2.1.3.1. Chức năng

Là một công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho ngành tin học nên chức năng của công ty là cung cấp cho thị trường Đà Nẵng và các thị trường lân cận về các mặt hàng chủ yếu như: máy tính, thiết bị linh kiện máy tính, các thiết bị máy tính văn phòng, máy tính tiền tự động, camera, máy in, thiết bị ngoại vi, các phần mềm ứng dụng và quản lý…

2.1.3.2. Nhiệm vụ

- Hoạch định tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động kinh doanh nhằm


mang lại mức doanh thu cao và tối đa hóa lợi nhuận.

- Bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao thu nhập, phát triển đời sống cũng như năng lực cho nhân viên.

- Tiến hành các nghiệp vụ tài chính như: doanh thu, lợi nhuận, mức tiêu thụ hàng hóa, đảm bảo thương hiệu đã vạch ra, góp phần vào các mục tiêu kinh tế xã hội.

- Nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách và quy định của nhà nước như: chế độ chính sách, chế độ tiền lương, thời gian làm việc, chế độ bảo hiểm bảo hộ lao động.

- Bù đắp các chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

- Mở rộng nguồn bán hàng trên thị trường, tăng số lượng hàng bán ra, làm tốt công tác xuất nhập khẩu, lấy kinh doanh hàng nội địa làm trung tâm, kinh doanh xuất nhập khẩu làm mũi nhọn. Đồng thời củng cố lại cơ cấu công ty cho phù hợp và trên cơ sở đó khai thác triệt để thế mạnh của công ty.

- Quy hoạch và tổ chức đội ngũ cán bộ nhân viên kế cận và thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, duy trì nề nếp văn hóa doanh nghiệp.

2.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban

2.1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức


Ghi chú Mối quan hệ trực tuyến Mối quan hệ chức năng Mối quan hệ phối hợp 2 2

Ghi chú:

Mối quan hệ trực tuyến: Mối quan hệ chức năng: Mối quan hệ phối hợp:


2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban

Giám đốc: là người điều hành các hoạt động hằng ngày của công ty. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật Nhà nước cũng như trước các thành viên góp vốn về quá trình quản lý công ty.

- Tổ chức thực hiện điều hành toàn đơn vị thực hiện tốt hoạt động kinh doanh.

- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của

công ty.


- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.

- Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty.

- Quyết định điều chỉnh nguồn nhân lực giữa các đơn vị trực thuộc.

Xây dựng, quyết định và tổ chức thực hiện: Quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm, kế hoạch đổi mới công nghệ và trang thiết bị, dự án đầu tư phát triển mới, đầu tư chiều sâu, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên chức của đơn vị.

Phó giám đốc kinh doanh tài chính: có nhiệm vụ cân đối, nhập hàng hóa đầu vào, cân đối tài chính trong công ty, mọi việc liên quan đến kinh doanh, có quyền phân công việc cho cấp dưới và chịu trách nhiệm trước giám đốc.

Phó giám đốc điều hành: có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm tra đôn đốc các bộ phận làm việc, quản lý chung, tham mưu cho giám đốc, có quyền ký các hợp đồng hoặc các khía cạnh khác như khi phát sinh khi có sự ủy quyền của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc.

Trưởng phòng kinh doanh dự án: Phụ trách chung trong quá trình kinh doanh của công ty, có trách nhiệm có quyền hạn cân đối lượng hàng hóa cũng như giá cả, triển khai tìm kiếm giao công việc cho các nhân viên cấp dưới thực thi công việc và làm các thủ tục hồ sơ của các dự án, đấu thầu và trình cho giám đốc phê duyệt.

Trưởng phòng bán hàng: có trách nhiệm quán xuyến theo dõi và đôn đốc nhân viên cấp dưới của mình làm tốt công tác bán hàng nhằm đạt chỉ tiêu doanh thu mà giám đốc giao.Tư vấn cho khách hàng một cách đầy đủ và tận tình để khách hàng tin tưởng mua sản phẩm của công ty.

Trưởng phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ tiếp cận thông tin của khách hàng, yêu cầu

, đôn đốc theo dõi phân công công việc trực tiếp cho các nhân viên trực thuộc bộ phận mình, giải đáp các vấn đề thắc mắc về kỹ thuật cho khách hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2023