Quy Trình Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người


cao. Tuy nhiên, đội ngũ lao động này lại có thể bồng bột, có những suy nghĩ bốc đồng, điều này có thể ảnh hưởng đến công việc chung của nhà hàng.

Thời gian làm việc và phân công lao động

Nhà hàng Le Champa tổ chức phân công lao động theo ca:

Bảng 2.6: Phân công lao động theo ca


No.

Name

Position

Mon

10/7

Tue.

11/7

Wed.

12/7

Thur.

13/7

Fri.

14/7

Sad.

15/7

Sun.

16/7

1

Thuận


M3

A

M3

M3

M3

A

OFF

2

Kim Dung

captain

OFF

M

M

M

M3

M3

A

3

Kim Bình

waitress

M

M3

M

A

OFF

M3

M

4

Đặng Vân

waitress

M

OFF

A

M

M

M

M3

5

Thu Thảo

waitress

A

M

M3

M3

OFF

A

M

6

Đặng Cẩm

waitress

A

A

M

OFF

A

M

M3

7

Đồng Hiếu

waiter

A

A

M

OFF

A

M

M

8

Thúy Uyên

waitress

M3

M3

OFF

A

M

A

A

9

Mai Thảo

waitress

OFF

A

M

A

M

M

A

10

Kim Yến

waitress

A

M

A

M

A

OFF

M

11

Lê Khánh

waitress

M

OFF

A

M

A

M

M

12

Quang

Huân

waiter

OFF

M

A

M

M

A

A











1

Kim Liền

pool

M

M

OFF

A

M

M

M

2

Diệu Thu

pool

A

M

M

M

OFF

A

A

3

Lê Hiếu

pool

M

OFF

M

A

A

P

P

4

Văn Đông

pool

A

P

P

OFF

A

A

M1

5

Trọng Thức

pool

P

A

OFF

M

M

M

A

6

Thị Hồng

pool

M1

A

A

OFF

A

OFF

M

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy - 7

(Nguồn: Nhà hàng Le Champa)

Ghi chú:

+ M: 6h – 14h

+ A: 14h – 22h


+ M1: 7h – 15h

+ M3: 5h30 – 13h30

+ P: 8h – 16h

+ OFF: ngày nghỉ

Quy định thời gian làm việc và nghỉ ngơi của nhân viên đã được nhà hàng xác định một cách hợp lý, đảm bảo công việc thực hiện tốt mà nhân viên vẫn có được thời gian tái tạo sức lao động, làm việc hiệu quả hơn.

Nhân viên nhà hàng Le Champa làm việc theo ca, ngày làm 8 tiếng. Ở đây có rất nhiều ca làm việc với các khung giờ khác nhau, tùy thuộc vào lượng khách trong tuần mà số lượng nhân viên cung như ca làm việc của nhân viên được chia một cách hợp lý, có thể làm ca liền hoặc ca gãy. Nhân viên trong nhà hàng có thể đổi ca cho nhau nếu có việc bận. Mỗi tuần được 1 ngày nghỉ, nhân viên có thể xin trước với trưởng bộ phận bằng cách ghi trực tiếp vào lịch, nếu được thì trưởng bộ phận có thể chia ngày nghỉ theo nguyện vọng của nhân viên. Vào ngày lễ, tết nếu nhân viên đi làm thì sẽ được nghỉ bù 2 ngày. Ngoài ra, mỗi nhân viên còn có 12 ngày nghỉ/ 1 năm. Những ngày nghỉ này sẽ được trưởng bộ phận chia cho nhân viên nghỉ vào những ngày ít khách. Nếu nhân viên cưới, hỏi, tang lễ hay ốm đau, v.v. sẽ được nghỉ theo quy định của Resort. Nhà hàng luôn tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên làm việc và nghỉ ngơi. Do đó, đòi hỏi nhân viên phải đi làm đúng giờ quy định, việc thực hiện quy chế làm việc được giám sát bởi việc theo dòi thẻ nhân viên ra vào ở bộ phận bảo vệ Resort.

Nhận xét:

Nhìn vào bảng phân công công việc có thể thấy nhà hàng Le Champa có rất nhiều ca với các khung giờ khác nhau. Nhân viên được phân công dựa vào số lượng khách trong tuần và tình trạng sức khỏe cũng như năng lực của từng nhân viên. Trưởng nhà hàng luôn cố gắng sắp xếp lịch cho nhân viên một cách hợp lý để vừa có thể đảm bảo được công việc của nhà hàng mà lại có thể giúp nhân viên bố trí được công việc riêng của mình. Nhân viên có thể đổi ca làm việc cho nhau nhưng phải đảm bảo được việc hoàn thành công việc trong ca và phải xin phép trưởng bộ phận.

2.4.3 Các yếu tố thuộc về đặc điểm tổ chức

Hệ thống lương, thưởng

38


+ Tiền lương: Mỗi tháng phòng nhân sự sẽ chuyển tiền qua thẻ ATM, mức lương của nhân viên sẽ được tính dựa trên cơ sở mức tiền công đã được xác định cho công việc và tổng số ngày công thực tế làm việc của nhân viên thuộc từng bộ phận. Tiền lương của nhân viên tính theo hệ số.

Nếu nhân viên làm việc trong ngày lễ, tết mức lương sẽ tính gấp 3 lần so với ngày bình thường.

+ Tiền thưởng: Căn cứ vào kết quả kinh doanh của nhà hàng, hằng năm nhà hàng còn thưởng cho nhân viên như:

Tết nguyên đán mỗi nhân viên sẽ nhận được một phong bì lì xì.

Ngày 8/3, 20/10 thưởng cho tất cả nhân viên nữ.

Các ngày lễ trong năm (30/4, 1/ , 2/9) đều thưởng cho tất cả nhân viên.

Ngoài ra khi nhân viên trong nhà hàng hoàn thành xuất sắc công việc được giao, thì quản lý nhà hàng sẽ đề xuất lên phòng nhân sự để có những khen thưởng hợp lý.

Phúc lợi và chế độ đãi ngộ

+ Phúc lợi: Đây là yếu tố không thể thiếu nhằm mục đích làm cho nhân viên gắn bó lâu dài với nhà hàng. Nhà hàng có các chính sách đãi ngộ như:

Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nghỉ phép, cưới hỏi, ăn trưa, ăn tối.

Nghỉ sinh: Thời gian nghỉ sinh là 6 tháng từ ngày 02/01/2013.

+ Chế độ đãi ngộ: Resort tổ chức các đợt tham quan dành cho nhân viên. Những hoạt động này tạo ra không khí gắn bó giữa các nhân viên với nhau, đồng thời cũng khơi ậy sự thi đua giữa bộ phận nhà hàng với các bộ phận khác, làm cho mọi người hứng khởi hơn trong công việc.

Bên cạnh đó, để khuyến khích tinh thần làm việc và sự gắn bó của nhân viên đối với nhà hàng và Resort, lãnh đạo nhà hàng cũng có các chính sách như: Nếu như nhân viên kết hôn thì nhà hàng sẽ cử đại diện đến chúc mừng và tặng quà. Nếu trong nhà hàng có nhân viên bị đau ốm, thai sản, nhà hàng cung cử đại diện đến thăm hỏi, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên làm việc trở lại khi hồi phục sức khỏe. Khi nhân viên có người thân trong gia đình qua đời (ba mẹ, vợ chồng, con cái) thì nhà hàng sẽ cử đại diện đến chia buồn và gửi tiền phúng điếu.

Điều kiện làm việc

39


Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động như: nơi làm việc được lắp đặt thiết bị điều hoà, chiếu sáng; bố trí trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy, bình cứu hoả tại nơi làm việc, v.v.. Bố trí và tổ chức nơi làm việc khoa học và hợp lý, các thiết bị máy móc có nguy cơ gây tai nạn đều được bố trí gọn gàng và có thiết bị che chắn, các vật dụng phục vụ cho công việc của người lao động được sắp xếp hợp lý và thuận tiện, v.v.. Hàng tháng, bộ phận kỹ thuật tại Resort tiến hành kiểm tra và sửa chữa kịp thời trang thiết bị, cơ sở hạ tầng đã cũ, hư hỏng, kém an toàn như quạt thông gió, điều hoà, các thiết bị điện, v.v..

Đảm bảo các điều kiện cần thiết về y tế: Resort đăng ký, bố trí khám chữa bệnh cho toàn thể người lao động trong nhà hàng. Bên cạnh đó, tủ thuốc nhà hàng với đầy đủ các loại thuốc căn bản luôn sẵn sàng phục vụ ành cho các lao động có nhu cầu.

Quan hệ công việc

Ðặc biệt đối với nhà hàng – nơi làm việc căng thẳng với khối lượng công việc nhiều thì mối quan hệ giữa cấp trên – nhân viên, nhân viên – nhân viên cũng tác động không ít đến động lực làm việc của nhân viên. Trưởng bộ phận luôn có thái độ thân thiện với nhân viên, không tỏ ra kiêu ngạo hay độc đoán. Mọi quyết định đều tham khảo ý kiến của nhân viên, thể hiện sự quan tâm và luôn vì lợi ích của nhân viên. Các đồng nghiệp cũng luôn giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công việc. Nhân viên mới luôn được các nhân viên cũ chỉ dạy, dẫn dắt tích cực. Không có tình trạng “ma mới bắt nạt ma cũ”, mất đoàn kết trong công ty.

Việc đánh giá quá trình thực hiện công việc của người lao động để xét khen thưởng của trưởng và phó bộ phận công bằng, hợp lý và rò ràng. Ngoài việc đánh giá nhân viên thông qua các tiêu chí mà nhà hàng và Resort đã xây ựng từ trước, nhà hàng còn đánh giá nhân viên thông qua ý kiến của khách, nếu khách có ý kiến tốt, khen ngợi thái độ phục vụ của nhân viên thì nhân viên đó sẽ được tạo cơ hội để lên vị trí cao hơn.

Cơ hội thăng tiến

Nhà hàng luôn đề xuất và tạo cơ hội cho những nhân viên có tinh thần làm việc tốt, kỹ năng và trình độ chuyên môn cao lên vị trí cao hơn trong nhà hàng.

Ðề bạt của các trưởng bộ phận: Nếu nhân viên làm việc tốt, có đủ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thì sẽ được các trưởng bộ phận đề bạt lên vị trí cao hơn.

40


Chính sách thăng tiến của Resort nói chung và nhà hàng Le Champa nói riêng công khai và rò ràng.

Công tác đào tạo và phát triển nhân sự

- Mục tiêu:

+ Trực tiếp giúp nhân viên tăng kỹ năng, nghiệp vụ để thực hiện công việc tốt

hơn.

+ Cập nhật các kỹ năng trong nghề cũng như kiến thức mới cho nhân viên

trong nhà hàng.

+ Tránh tình trạng lỗi thời so với nhà hàng của các khách sạn khác, đặc biệt là khi có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay.

- Hình thức: Do xác định được việc đào tạo sẽ tăng kỹ năng, trình độ và mở rộng tầm hiểu biết để không những hoàn thành tốt công việc được giao mà còn có thể đương đầu với những thay đổi của môi trường xung quanh ảnh hưởng đến công việc. Nên nhà hàng thường xuyên đào tạo nhân viên. Nhà hàng sử dụng hai hình thức đào tạo:

+ Hình thức đào tạo tại nhà hàng: Ðối với nhân viên mới vào làm việc tại nhà hàng sẽ được nhân viên lâu năm của nhà hàng kèm cặp, hướng dẫn và chỉ dẫn về những công việc cần làm. Ðào tạo tại nhà hàng là hình thức đào tạo có hiệu quả và ít tốn kém. Do đó, nhà hàng thường sử dụng hình thức đào tạo này vào thời gian thấp điểm tổ chức đào tạo cho nhân viên cư ưới sự hướng dẫn, huấn luyện của quản lý nhà hàng. Ngoài ra, đào tạo tại nhà hàng còn có những hạn chế như đòi hỏi người quản lý phải có một kỹ năng nhất định để làm sao có thể hướng dẫn nhân viên nắm bắt được dễ dàng.

+ Hình thức đào tạo ngoài nhà hàng: Tùy vào tính chất công việc của từng bộ phận mà bộ phận nhân sự có kế hoạch riêng để thêm kiến thức cho nhân viên mình. Thường áp dụng đối với quản lý và giám sát nhà hàng. Những người này sẽ được dự hội thảo, huấn luyện theo quy mô hình mẫu như gửi đi học qua các chương trình đào tạo phát triển nhân sự.

2.4.4 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

Sự phát triển du lịch – nhà hàng – khách sạn khu vực Đà Nẵng, Hội An

Theo trang ranahotel.com, Đà Nẵng được bình chọn là một trong những điểm đến hấp ẫn nhất Châu Á, u lịch đang có sự phát triển vượt bậc, bứt phá về số


lượng khách u lịch trong và ngoài nước ngày càng tăng cùng với sự đa ạng của các loại hình ịch vụ, sản phẩm u lịch đi kèm.

Hiện tại, thành phố có khoảng 390 khách sạn với hơn 13.600 phòng, trong đó số lượng khách sạn Đà Nẵng đạt chuẩn từ 3 sao trở lên đang tăng ần trong các năm gần đây. Các thương hiệu lớn như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Novotel, Hyatt Regency Danang Resort and Spa, Vinpearl, Pullman, v.v. lần lượt đến với thành phố đã làm gia tăng chất lượng ịch vụ phục vụ khách u lịch. Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hội Lữ hành Đà Nẵng, cho rằng với sự đầu tư nhanh về hạ tầng cùng với việc tạo môi trường thông thoáng, trong tương lai Đà Nẵng sẽ là mảnh đất màu mỡ để các nhà đầu tư “rót tiền” vào đây vì họ nhận thấy được sự an toàn về đồng vốn cùng với khả năng sinh lời cao và mức sống thoải mái hơn so với các thành phố lớn ở Việt Nam.

Hội nhập Asean

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực từ cuối năm 201 . AEC ra đời mang lại nhiều cơ hội cho oanh nghiệp các nước ASEAN nói chung và

oanh nghiệp Việt Nam nói riêng,... Khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành không chỉ có sự ịch chuyển lao động trong các lĩnh vực kinh tế mà còn có sự

ịch chuyển lao động quốc tế giữa các nước. Đây vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức. Nếu lao động của chúng ta không nâng được tầm chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc, kiến thức, kỹ năng chúng ta sẽ có thể bị thua ngay trên sân nhà. Lúc đó, lao động của các nước khác sẽ vào Việt Nam, đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam tăng lên.

Khó khăn thứ hai là ASEAN đã hội nhập theo tiêu chuẩn chung đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ chung (tiếng Anh) để sử ụng. Nhưng tiêu chuẩn nghề quốc gia của Việt Nam hiện nay mới có tiếng Việt.

Có thể thấy, sự phát triển của ngành, hội nhập quốc tế, đều là những nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho những nhân viên. Nó giúp nhân viên có cơ hội làm việc ở nhiều nơi và cả nước ngoài. Bên cạnh đó, nếu bạn không làm việc tốt, không có tinh thần làm việc tích cực, không ngừng phấn đấu bạn cũng sẽ ễ àng mất cơ hội làm việc ngay tại nước nhà.


2.5 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Thang đo

nháp

Thảo luận nhóm

Thang đo

chính thức

Nghiên cứu định lượng

- Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha biến – tổng

- Loại các biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ

- Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến

2.5.1 Quy trình nghiên cứu


Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người

lao động nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy


Đo lường độ tin cậy

Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố

khám phá EFA

- Kiểm tra phương sai trích

- Loại các biến có mức tải nhơ hơn 0.

Phân tích mô hình

hồi quy đa biến

- Kiểm tra đa cộng biến

- Kiểm tra sự tương quan

- Kiểm tra sự phù hợp

- Đánh giá mức độ quan trọng

Kiểm định ANOVA


(Nguồn: Tác giả tự đề xuất)

2.5.2 Thiết kế nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu gồm: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

2.5.2.1 Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính nhằm mục đích tìm hiểu thông tin các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên nhà hàng Le Champa - Resort & Spa Le Belhamy, kiểm tra mức độ rò ràng của từ ngữ, sự trùng lắp nội dung và hiệu chỉnh,


bổ sung các biến quan sát trong thang đo sơ bộ cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu đối với các đối tượng đang làm việc tại nhà hàng Le Champa - Resort & Spa Le Belhamy.

Để nghiên cứu có tính chặt chẽ và có giá trị đúng với thực tế, tác giả đã tổ chức buổi thảo luận nhóm với sự tham gia của các thành phần như sau:

- 1 nhân viên phó bộ phận nhà hàng Le Champa.

- 6 nhân viên phục vụ của bộ phận nhà hàng Le Champa.

Phương pháp thực hiện thảo luận nhóm:

Tác giả đã phác thảo trước nội dung buổi thảo luận với các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn liên quan đến động lực làm việc của nhân viên nhà hàng Le Champa - Resort & Spa Le Belhamy (xem phụ lục 01).

Sau đó tiến hành lập danh sách khách mời và thông báo cho khách mời về thời gian, địa điểm, nội dung cuộc thảo luận với khách mời.

Trong cuộc thảo luận, tác giả đã đặt ra những câu hỏi được chuẩn bị sẵn nhằm lấy ý kiến của các thành viên tham gia. Sau khi kết thúc cuộc thảo luận tác giả đã tổng hợp các ý kiến đóng góp và đi đến thống nhất xây dựng mô hình nghiên cứu mà tác giả đã đề xuất gồm 4 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên nhà hàng Le Champa - Resort & Spa Le Belhamy. Bao gồm: (1) cá nhân người lao động, (2) đặc điểm công việc, (3) đặc điểm tổ chức, (4) môi trường bên ngoài.

2.5.2.2 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc thiết kế mẫu, mẫu được thu thập thông qua lấy mẫu trực tiếp bằng bảng câu hỏi đối với động lực làm việc của người lao động tại nhà hàng Le Champa - Resort & Spa Le Belhamy.

Mục đích của nghiên cứu khi sử dụng phương pháp định lượng:

- Các thông tin thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu chính thức.

- Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến nghiên cứu định lượng.

- Kiểm định thang đo và kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng phần mềm SPSS 20.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí