Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

--------------


HÀ THỊ MAI ANH



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng

Mã số : 62.34.02.01

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 1


Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS NGUYỄN TIẾN THUẬN

2. PGS. TS LÊ HUY TRỌNG


HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập được thực hiện trong quá trình học tập và nghiên cứu. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc cụ thể và rõ ràng. Nếu có sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.


Nghiên cứu sinh


Hà Thị Mai Anh

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, hình

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI 10

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10

1.1.1. Những nghiên cứu về tín dụng nông nghiệp - nông thôn nói chung 10

1.1.2. Những nghiên cứu về hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng

của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 11

1.2. NHỮNG ĐIỂM ĐÃ THỐNG NHẤT VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 12

1.2.1. Những điểm đã thống nhất về chất lượng tín dụng xuất khẩu của

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 12

1.2.2. Những nội dung tiếp tục nghiên cứu trong Luận án 13

1.3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CRONBACK ALPHA VÀ CÁC KHẢO SÁT THỰC TẾ ĐỂ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 14

1.3.1. Mô tả về phân tích về mẫu nghiên cứu 16

1.3.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng xuất khẩu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Việt Nam 17

1.3.3. Phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Việt Nam 18

1.3.4. Hồi quy và kiểm định giả thuyết nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Việt Nam 18

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG

TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 25

2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 25

2.1.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu 25

2.1.2. Đặc điểm của tín dụng xuất khẩu 27

2.1.3. Các hình thức tín dụng xuất khẩu 29

2.1.4. Đối tượng và điều kiện hoạt động tín dụng xuất khẩu của Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 36

2.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 37

2.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng thương mại 37

2.2.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Thương mại 41

2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng xuất khẩu 47

2.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 54

2.3.1. Hoạt động tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng thương mại trên thế

giới và Việt Nam 54

2.3.2. Bài học rút ra về chính sách tín dụng xuất khẩu đối với các doanh

nghiệp Việt Nam 65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 68

Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM 69

3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 69

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn Việt Nam 69

3.1.2. Cơ cấu tổ chức 75

3.1.3. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn Việt Nam 76

3.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 79

3.2.1. Hoạt động tín dụng xuất khẩu 79

3.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng xuất khẩu 86

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM 104

3.3.1. Những mặt đạt được 104

3.3.2. Một số tồn tại 106

3.3.3. Nguyên nhân 108

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 115

Chương 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 116

4.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 117

4.1.1. Định hướng chung 117

4.1.2. Định hướng trong hoạt động tín dụng xuất khẩu 119

4.1.3. Quan điểm nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 121

4.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TỪ PHÍA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM 126

4.2.1. Quản trị Ngân hàng theo tiêu chuẩn CAMELs 126

4.2.2. Phòng ngừa rủi ro tín dụng đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả 129

4.2.3. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng xuất khẩu 130

4.2.4. Kiện toàn mô hình tổ chức, bộ máy, mạng lưới hoạt động và điều

hành tác nghiệp trong hoạt động tín dụng xuất khẩu 133

4.2.5. Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 134

4.2.6. Nghiên cứu mô hình ECAs ứng dụng vào tín dụng xuất khẩu của

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 136

4.2.7. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ

trong hoạt động tín dụng xuất khẩu 138

4.2.8. Rà soát lại toàn bộ kết quả chấm điểm, xếp hạng đối với khách

hàng kinh doanh xuất khẩu 140

4.2.9. Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng góp phần nâng

cao chất lượng tín dụng xuất khẩu 141

4.3. NHÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

XUẤT KHẨU TỪ CÁC DOANH NGHIỆP 143

4.3.1. Lập kế hoạch sử dụng vốn tín dụng xuất khẩu đúng mục tiêu, đạt

mục đích mang lại hiệu quả kinh doanh cao 143

4.3.2. Tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng

tín dụng xuất khẩu của doanh nghiệp 145

4.4. KIẾN NGHỊ 146

4.4.1. Đối với Chính phủ 146

4.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 149

4.4.3. Đối với Hiệp hội Ngân hàng 151

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 152

KẾT LUẬN 153

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 154

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155

PHỤ LỤC 171

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ACB Ngân hàng TMCP Á Châu

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asia Development Bank)

AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

AGRIBANK Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BHTDXK Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CAMELs Capital Adequacy, Aset Quality, Management, Liquidity,

Sensitivity to market risk

CLTD Chất lượng tín dụng

CLTDXK Chất lượng tín dụng xuất khẩu

CPI Giá cả tiêu dùng

ECAs Tổ chức tín dụng xuất khẩu (Export Credit Agencies - ECAs)

EU Liên minh Châu Âu

Eximbank Ngân hàng xuất nhập khẩu

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

HMTD Hạn mức tín dụng

KNXK Kim ngạch xuất khẩu

NH Ngân hàng

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NK Nhập khẩu

OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế SACOMBANK Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín TCTD Tổ chức tín dụng

TDXK Tín dụng xuất khẩu

TTTM Tài trợ thương mại

UOB Ngân hàng United Ovenseas

VAMC Công ty quản lý tài sản

WB Ngân hàng thế giới (World Bank)

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

XK Xuất khẩu


Số hiệuNội dungTrang


Bảng 1.1: Mô tả các chỉ tiêu thống kê của các biến nghiên cứu 15

Bảng 1.2: Mô tả các chỉ tiêu thống kê của các biến nghiên cứu 16

Bảng 1.3: Kết quả tính toán độ tin cậy thang đo 17

Bảng 1.4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá 18

Bảng 1.5: Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy - QTTD 19

Bảng 1.6: Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy - QTTD 20

Bảng 1.7: Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy - NTTD 21

Bảng 1.8: Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy - NTTD 22

Bảng 1.9: Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy - MDDU 23

Bảng 1.10: Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy - CTDL 23

Bảng 1.11: Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy - CTDL 24

Bảng 3.1: Tổng tài sản của Agribank Việt Nam 76

Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn của Agribank Việt Nam 77

Bảng 3.3: Tình hình lợi nhuận và nợ xấu có khả năng mất vốn của Agribank Việt Nam 78

Bảng 3.4: Tình hình dư nợ tín dụng Agribank Việt Nam giai đoạn 2008 - 2014 79

Bảng 3.5: Dư nợ tín dụng xuất khẩu giai đoạn 2008-2014 của Agribank Việt Nam 82

Bảng 3.6: Tỷ trọng TDXK các mặt hàng trong tổng dư nợ tín dụng 84

Bảng 3.7: TDXK cho một số ngành hàng tiêu biểu 85

Bảng 3.8: Các chỉ tiêu đánh giá CLTD Agribank Việt Nam 88

Bảng 3.9: Khảo sát về số vụ vi phạm tín dụng Ngân hàng cuối năm 2014 89

Bảng 3.10: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng xuất khẩu 98

Bảng 3.11: So sánh hệ số lợi nhuận và nợ xấu tín dụng XK 100

Bảng 3.12: Các chỉ tiêu đánh giá CLTD XK mặt hàng gạo 101

Bảng 3.13: Các chỉ tiêu đánh giá CLTD XK mặt hàng thuỷ sản 102

Bảng 3.14: So sánh các chỉ tiêu đánh giá CLTD mặt hàng gạo và thuỷ sản 103

Bảng 3.15: Các chỉ tiêu đánh giá CLTD XK mặt hàng café 103

Số hiệuNội dungTrang


Biểu 3.1: Tỷ lệ nợ xấu Agribank Việt Nam giai đoạn từ 2008 - 2014 80

Biểu 3.2: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề giai đoạn từ 2008 đến năm 2014 81

Biểu 3.3: Xu hướng và cơ cấu tín dụng xuất khẩu giai đoạn 2008 - 2014 83

Biểu 3.4: Cơ cấu nợ xấu toàn hệ thống 87

Biểu 3.5: So sánh tốc độ tăng trưởng tín dụng XK giai đoạn 2008 - 2014 99


DANH MỤC HÌNH


Số hiệuNội dungTrang


Hình 2.1: Bảo lãnh phát hành L/C 61

Hình 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy 75

Hình 3.2: Quy trình nghiệp vụ cho vay của Agribank Việt Nam 90

Hình 4.1: Mô hình tổ chức Ban tín dụng xuất khẩu 133

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014, nền kinh tế của Thế giới và Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm biến động.

Đối với thế giới, sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi (BRIC) đã và đang làm thay đổi đáng kể trật tự kinh tế và chính trị toàn cầu. Hậu quả của cuộc khủng hoảng năm 2007 - 2008 vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn chưa thể giải quyết dứt điểm; cuộc khủng hoảng nợ châu Âu vẫn đang trong vòng xoáy chưa lối thoát đe dọa sự ổn định và phát triển của kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó các bất ổn chính trị, xung đột vũ trang, sắc tộc… vẫn đang diễn ra nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là khu vực Trung Đông và Nam Phi càng khiến cho các “căn bệnh cố hữu” của nền kinh tế thế giới ngày một trầm trọng hơn.

Đối với Việt Nam, sau thời kỳ bùng nổ kinh tế năm 2007 với tốc độ tăng trưởng kinh tế lên tới 8,4%; tăng trưởng tín dụng lên tới 51%; nền kinh tế Việt Nam bắt đầu bước vào quá trình khủng hoảng với những bất ổn vĩ mô, nguy cơ lạm phát cao, thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại. Năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ trong nước gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp; tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chỉ còn 6,5%; lạm phát lên tới gần 30%. Năm 2009 cùng với chính sách kích thích kinh tế trên phạm vi toàn cầu; Chính phủ Việt Nam đã đưa ra gói kích thích kinh tế trong nước; đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn đạt tốc độ tăng trưởng đạt 5,32%; lạm phát 6,88%.

Năm 2010, 2011 Việt Nam lại phải đối mặt với diễn biến lạm phát lần thứ hai cùng với các nguy cơ bất ổn vĩ mô cao độ. Tăng trưởng GDP năm 2010 tăng 6,78%; lạm phát đạt 11,75%. Bước sang năm 2011, đà phục hồi của nền kinh tế trong năm 2010 bị gián đoạn. Tăng trưởng GDP của năm 2011 là 5,89%, thấp hơn mức 6,78% của năm 2010 và thấp hơn nhiều mức tiềm năng 7,3% (Viện Chiến lược và chính sách tài chính) của nền kinh tế cũng như mức tăng trưởng 7,9% của các nước đang phát triển ở châu Á trong năm 2011. Tăng trưởng giảm sút chủ yếu do giảm sút của khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhất là các ngành chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng như tài chính - tín dụng, xây dựng, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn.

Năm 2012, với hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu (chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ) đã tác động kìm hãm sức mua của


thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng doanh nghiệp (DN) ngưng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hướng tăng nhanh từ đầu năm. Với những nỗ lực nêu trên đã mang lại những kết quả nhất định trong năm 2012: sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đã dừng lại trong quý I và đã tăng trở lại từ quý II, dù mức tăng khá chậm: GDP quý I tăng 4%; quý II tăng 4,66%; quý III tăng 5,6% và cả năm 2012 tăng 5,03%; CPI theo chiều hướng giảm, thậm chí trong 2 tháng (6 và 7/2012) tăng trưởng âm; CPI cả năm chỉ tăng 6,81% so với cuối năm 2011; xuất khẩu cả năm đạt 114 tỷ USD tăng 16,6% so với năm 2011; nhập siêu giảm mạnh… Nếu nhìn trên 4 mục tiêu quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô: Tăng GDP; giá cả; việc làm và xuất khẩu ròng, thì kết quả của nền kinh tế năm 2012 thể hiện những chỉ báo khá tích cực trong bức tranh tiêu cực của cả năm. Tuy nhiên, thực tế khó khăn của nền kinh tế vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

Năm 2013 và 2014 khởi đầu với những khó khăn, song với những chính sách kịp thời của Chính phủ đã tạo được những kết quả đáng kể:

Một là, mục tiêu chung nhất là tốc độ tăng GDP cả năm chỉ có thể đạt được ở mức 5,2% (6 tháng đầu năm tăng 4,9%; 6 tháng cuối năm có thể đạt mức 5,5%).

Hai là, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt được mức tăng hơn 10%, ước số tuyệt đối khoảng 127 tỷ USD như mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, mức tăng của kim ngạch xuất khẩu chủ yếu dựa vào khu vực FDI, còn khu vực DN trong nước vẫn chưa được cải thiện so với năm 2012. Năm 2013, tỷ lệ nhập siêu thấp, ước khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, việc giảm nhập siêu chưa phải là sự cải thiện tích cực cán cân thương mại quốc tế, mà chủ yếu do nhập khẩu tăng chậm (ước tăng khoảng 19% trong năm 2013). Khi nền kinh tế khởi sắc, tín dụng tăng, đầu tư tăng, sức mua thị trường nội địa tăng lại, thì nhập siêu sẽ tăng mạnh. Nguyên nhân nhập siêu từ cơ cấu kinh tế, nên việc giảm nhập siêu chưa phải là hiện tượng kinh tế đáng mừng.

Ba là, tốc độ tăng giá cả tiêu dùng (CPI) cả năm ước khoảng 7%, tương đương mức tăng của năm 2012, nhưng thấp hơn chỉ tiêu do Quốc hội đề ra (8%). Tuy nhiên, nếu không phối hợp tốt giữa 3 nhóm chính sách: tiền tệ; chi tiêu công và điều chỉnh giá những hàng hoá dịch vụ công, thì khó kiềm chế được CPI theo mục tiêu.

Bốn là, tổng vốn đầu tư phát triển xã hội sẽ thấp hơn mục tiêu đề ra, khó đạt được mức 30% GDP. Nguyên nhân là do nền kinh tế đang bị “nghẽn” hấp thụ tín dụng, mà đầu tư của mọi thành phần kinh tế đều dựa chủ yếu vào tín dụng. Ngay cả trường hợp


đạt mức tăng tín dụng cả năm 2013 là 12%, thì tổng vốn đầu tư vẫn chưa thể đạt mức 30% GDP.

Năm là, về các chỉ tiêu tạo việc làm và tỷ lệ thất nghiệp rất khó đánh giá vì tính khả tín của số liệu công bố. Nhưng, có điều chắc chắn là với mức tăng GDP khoảng 5%, thì không thể tạo ra đến 1,6 triệu việc làm và mức thất nghiệp ở đô thị chỉ có 4%. Tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp ở nước ta cần được đánh giá đúng thực chất hơn. Vì vấn đề việc làm và thất nghiệp là một trong 4 chỉ tiêu quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô.

Cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, trong đó phải kể đến hoạt động của các Ngân hàng ở Việt Nam. Qua đó, các Ngân hàng ở Việt Nam phải thực hiện các cam kết mở cửa vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại (NHTM) mở rộng thị trường ra nước ngoài, vừa buộc các NHTM phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở thị trường trong nước. Trong bối cảnh này có tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung, hoạt động tín dụng của Agribank Việt Nam nói riêng.

Tình hình nợ xấu ngân hàng: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại các NHTM khoảng 10%. Trong khi cơ quan Thanh tra NHNN lại đưa ra con số tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng khoảng 8,6%, tương đương với trên 200.000 tỷ đồng. Bên cạnh những con số được NHNN công bố nói trên, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng đưa ra tỷ lệ nợ xấu là 11,8%, tương đương với khoảng 270.000 tỷ đồng. Vậy nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam là bao nhiêu vẫn còn là ẩn số nhưng đa số các ý kiến đều cho rằng nợ xấu tại các ngân hàng là con số không nhỏ. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu trên thực tế có thể sẽ cao hơn rất nhiều so với con số được công bố của NHNN.

Mới đây, Đảng khối doanh nghiệp Trung ương đã công bố các con số hoạt động kinh doanh của DNNN lớn và phát lộ ra các ngân hàng quốc doanh đều đang đối mặt với vấn đề nợ xấu. Lớn nhất là Agribank Việt Nam, tính đến hiện nay lên đến 25% tổng nợ xấu của toàn hệ thống, tương đương 33.519 tỷ đồng. Con số này ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 4,06%. (Nguồn: http://baomoi.com).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2022