Các Nguồn Lực Kinh Doanh Của Vietcombank – Chi Nhánh Huế



2.1.4.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế có các phòng ban hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ riêng đã được phân công theo chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc. Giữa các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau để thực hiện các hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của các phòng ban ngày càng được cải tiến theo hướng hiện đại hơn nhằm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của bộ máy tổ thức tại Chi nhánh Vietcombank – Huế như sau:

+ Giám đốc: là người đứng đầu Chi nhánh, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Chi nhánh. Giám đốc có quyền ra quyết định trong phạm vi phân theo quy định và chịu trách nhiệm trực tiếp với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và với cơ quan pháp luật Nhà nước.

+ Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc, theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao. Hiện tại Chi nhánh có hai Phó giám đốc.


+ Phòng khách hàng: làm đầu mối tiếp xúc với khách hàng trong các giao dịch như cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng nội tệ và ngoại tệ; đảm nhận chức năng kinh doanh tín dụng, cung ứng vốn cho các đối tượng khách hàng, thẩm định các món tiền vay của doanh nghiệp.

+ Phòng quản lý nợ: quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến giải ngân, thu hồi nợ gốc và nợ lãi. Ngoài ra, phòng này còn có nhiệm vụ lữu giữ hồ sơ vay vốn đầy đủ và an toàn, nhập dữ liệu một cách khớp đúng vào hệ thống,phối hợp với cán bộ.

2.1.5.Các nguồn lực kinh doanh của Vietcombank – Chi nhánh Huế

2.1.5.1.Nguồn nhân lực

Trong hoạt động cung ứng dịch vụ, nguồn lực con người được xem là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành công của dịch vụ. Thật vậy, Vietcombank – Huế



luôn chú trọng vào việc phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực này.

Tổng quan, ta có thể thấy số lượng lao động của Chi nhánh ổn định qua các năm, số lượng nhân viên nữ chiếm khoảng 65% do đặc thù của ngân hàng. Bên cạnh đó, nhân viên có trình độ đại học chiếm số đông và tỷ lệ nhân viên trình độ trên đại học ngày càng nhiều.

Có thể thấy Chi nhánh có xu hướng giữ nguyên số lượng lao động và đầu tư

nâng cao trình độ những lao động hiện có.

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động tại Vietcombank- Huế giai đoạn 2015-2017


Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

SL

%

SL

%

SL

%

Phân theo giới tính

Nam

65

35.33

66

35.11

64

34.41

Nữ

119

64.67

122

64.89

122

65.59

Phân theo trình độ

Trên đại học

17

9.24

26

13.83

32

17.20

Đại học

159

86.41

155

82.45

147

79.03

Cao đẳng, trung cấp

3

1.63

2

1.06

2

1.08

Lao động phổ thông

5

2.72

5

2.66

5

2.69

TỔNG SỐ LAO ĐỘNG

184

100.00

188

100.00

186

100.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế - 6

(Nguồn: Phòng hành chính-nhân sự Vietcombank- Huế)

2.1.5.2. Tài sản – nguồn vốn

Về tài sản, trong giai đoạn 2015-2017, tổng tài sản của Chi nhánh tăng đều qua mỗi năm. Năm 2017, tổng giá trị tài sản lên đến 5,018.20 tỷ đồng, tăng 289.60 tỷ đồng (tăng 6%) so với năm 2016; tăng 16.41% so với năm 2015. Đạt được kết quả như vậy là do uy tín của Vietcombank – Huế ngày càng được nâng cao dẫn đến số lượng khách hàng của Chi nhánh ngày càng tăng, quan hệ trong hệ thống đạt hiệu quả. Cụ thể là:

Tiền mặt tại Chi nhánh đạt mức 128.44 tỉ đồng vào năm 2016 tăng 9.82% giá trị so với năm 2015. Tuy nhiên từ năm 2016 đến năm 2017 lượng tiền mặt tại ngân



hàng giảm còn 63.2 tỉ đồng (tương đương giảm 51%) do ngân hàng tập trung đầu tư vào các hoạt động như tín dụng, cho vay...nên lượng tiền mặt ở ngân hàng giảm.

Tiền gửi tại NHNN của Chi nhánh giảm đều từ 15.6 tỉ năm 2015 xuống 6 tỉ năm 2017. Nguyên nhân là do hoạt động tín dụng thuận lợi nên Chi nhánh không cần tăng lượng tiền gửi vào NHTW để đảm bảo an toàn.

Giá trị tài sản quan hệ tín dụng với khách hàng hầu như chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, năm 2015 và 2016 xấp xỉ 50%, còn năm 2017 đạt 56,79%. Giá trị tài sản này năm 2017 là 2850 tỉ đồng, tăng 21% so với năm 2016.

Giá trị tài sản cố định qua ba năm nhìn chung đều tăng, tuy nhiên tỉ trọng của Chi nhánh còn khá thấp, không đáng kể (chiếm 0.77% năm 2015 và 1.04% năm 2017).

Tài sản quan hệ trong hệ thống có xu hướng biến đổi linh hoạt, tăng và giảm nhẹ, nhưng chiếm tỷ trọng khá cao trong giao đoạn 2015 – 2017. Năm 2016, đạt mức 2,094.73 tỉ đồng, tăng 187.30 (9.82 %) so với năm 2015, tuy nhiên đến năm 2017, giá trị tài sản quan hệ trong hệ thống lại có xu hướng giảm nhẹ còn 1,952 tỉ đồng tương ứng giảm 142.73 tỉ đồng (giảm 7%) so với năm 2016.

Về nguồn vốn, tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chưa tới 1%) đều này cho thấy Chi nhánh có tình hình nguồn vốn vững mạnh, có khả năng thu hút nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức khác tốt.

Vốn huy động từ khách hàng là chỉ tiêu có giá trị chiếm tỉ trọng lớn nhất trong nguồn vốn của Chi nhánh (trên 80%). Năm 2016, giá trị của chi tiêu này là 3,799.63 tỉ đồng, tăng 339.75 tỉ đồng (tăng 9.82%) so với năm 2015; chiếm 80.35% tỷ trọng nguồn vốn. Đến năm 2017, giá trị này tiếp tục gia tăng đến mức 4350 tỉ đồng, tăng hơn 550.37 tỉ đồng (tăng 14%) so với năm 2016, chiếm 86.68% tỷ trọng nguồn vốn. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh TT- Huế phát triển nhanh, cũng với việc Chi nhánh luôn cố gắng đưa ra mức lãi suất phù hợp đi kèm với các chương trình khuyến mãi nên nguồn vốn huy động từ khách hàng ngày càng tăng lên.

Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu, kỳ phiếu tỷ trọng gần như bằng 0 trong 3

năm, không đáng kể.



Vốn và các quỹ giai đoạn 2015 – 2017 biến đổi nhẹ, khá linh hoạt. Năm 2015 đạt 250.11 tỉ đồng, năm 2016 nguồn vốn vày tăng 9.82% lên 274.67 tỉ đồng. Đến cuối năm 2016, giá trị này lại giảm xuống còn 125.34 tỉ đồng.

Quan hệ trong hệ thống, nguồn vốn này ổn định qua các năm, tăng và giảm rất nhẹ năm 2016 là 235.9 tỉ đồng, tăng 7.4% so với năm 2015. Còn năm 2017, nguồn vốn này là 229.76 tỉ đồng, giảm 3% so với năm 2016.

Nguồn vốn khác, tương tự với nguồn vốn quan hệ trong hệ thống, năm 2016, tăng 9.82% từ 368.24 lên 404.4 tỉ đồng. Đến năm 2017, nguồn vốn này là 308 tỉ đồng, giảm 24% so với năm 2016.

Tình hình tài sản và nguồn vốn trong giai đoạn 2015 – 2017 tại Vietcombank

– Huế được thể hiện qua bảng :


Bảng 2.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Vietcombank - Huế giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2015

2016

2017

2016/2015

2017/2016

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

Tài sản

4,310.63

100.00

4,728.60

100.00

5,018.20

100.00

417.97

9.70

289.60

6

Tiền mặt

116.96

2.71

128.44

2.72

63.2

1.26

11.48

9.82

-65.24

-51

Tiền gửi tại NHNN

15.6

0.36

11.8

0.25

6

0.12

-3.80

-24.36

-5.80

-49

Quan hệ tín dụng với khách hàng

2,140.14

49.65

2,350.30

49.70

2850

56.79

210.16

9.82

499.70

21

Sử dụng vốn khác

97.25

2.26

106.81

2.26

95

1.89

9.56

9.83

-11.81

-11

Tài sản cố định

33.25

0.77

36.52

0.77

52

1.04

3.27

9.83

15.48

42

Quan hệ trong hệ thống

1,907.43

44.25

2,094.73

44.30

1952

38.90

187.30

9.82

-142.73

-7


-


-


-






Nguồn vốn

4,310.63

100.00

4,728.60

100.00

5,018.20

100.00

417.97

9.70

289.60

6

Tiền gửi các tổ chức tín dụng

12.59

0.29

13.83

0.29

5.1

0.10

1.24

9.85

-8.73

-63

Vốn huy động từ khách hàng

3,459.88

80.26

3,799.63

80.35

4350

86.68

339.75

9.82

550.37

14

VCB phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

0.08

0.00

0.09

0.00

0

0.00

0.01

12.50

-0.09

-100

Vốn và các quỹ

250.11

5.80

274.67

5.81

125.34

2.50

24.56

9.82

-149.33

-54

Quan hệ trong hệ thống

219.73

5.10

235.98

4.99

229.76

4.58

16.25

7.40

-6.22

-3

Nguồn vốn khác

368.24

8.54

404.4

8.55

308

6.14

36.16

9.82

-96.40

-24

(Nguồn: Phòng kế toán Vietcombank – Huế)


34



2.1.6.Kết quả kinh doanh

Vietcombank Huế trong thời gian qua không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và triển khai các hoạt động phục vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó còn nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin để ứng dụng vào quátrình kinh doanh. Việc phát triển nhằm mục tiêu lợi nhuận, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

Về tổng thu: Tổng thu nhập của ngân hàng tăng trưởng chậm trong giai đoạn này, thậm chí vào năm 2016, tổng thu rớt xuống còn 420,590.80 triệu đồng, so với năm 2015 thì đã giảm 13,011.95 triệu đồng, tương đương mức giảm là 3%. Tuy nhiên, vào năm 2017, tổng thu nhập đã tăng trở lại, mức tăng so với 2016 là 51,214 triêu đồng (14,41%), đạt giá trị 471,831.80 triệu đồng.

Trong cơ cấu tổng thu nhập, thu từ lãi xu hướng tăng về mặt tỷ trong và giá trị. Trong đó, thu lãi cho vay có xu hướng tăng nhanh, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập là do hoạt động tín dụng thuận lợi, nguồn vốn được sử dụng đúng theo kế hoạch; năm 2017, giá trị thu lãi cho vay đạt 179,566.24 triệu đồng, tăng 12% so với năm 2016, và gần 21% so với năm 2015. Mặc dù đã có sự tăng trưởng mạnh trong thu lãi cho vay, nhưng khoản lãi thu từ tiền gửi vẫn đạt những giá trị lớn và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng thu; năm 2015, giá trị này là 248,480.20 triệu đồng ( chiếm 61.9% tỷ trọng); năm 2016 giảm xuống còn 229,844.19 triệu đồng ( chiếm 58.2% tỷ trọng); năm 2017 con số này lại tăng lên 257,425.49 triệu đồng ( chiếm 58.2 % tỷ trọng). Điều này cho thấy tình hình khó khăn về hoạt động tín dụng những năm về trước, đang được giải quyết và bắt đầu phát triển trở lại.



Bảng 2.3: Tình hình cho vay vốn tại ngân hàng Vietcombank - Huế giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2015

2016

2017

2016/2015

2017/2016

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

Cho vay

2,018.00

100.00

2,414.00

100.00

2,850.00

100.00

396.00

19.62

436.00

18.06

Theo thời gian

(tỷ đồng )











Ngắn hạn

790.00

39.15

937.00

38.82

1,251.00

43.89

147.00

18.61

314.00

33.51

Trung dài hạn

1,226.00

60.75

1,477.00

61.18

1,599.00

56.11

251.00

20.47

122.00

8.26

Theo ngoại tệ











VND

1,320.00

65.41

1,761.00

72.95

2,252.00

79.02

441.00

33.41

491.00

27.88

Ngoại tệ (quy

VND)


697.00


34.54


653.00


27.05


598.00


20.98


-44.00


-6.31


-55.00


-8.42

Nợ quá hạn (tỷ

đồng )











% Nợ qh/ Tổng

dư nợ (%)


0.88



0.30



1.00



-0.58



-0.29


(Nguồn: Phòng kế toán Vietcombank- Huế) Bên cạnh đó, nguồn thu ngoài lãi có giá trị tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2015, nguồn thu này đạt giá trị lớn nhất là 32,203.24 triệu đồng, năm 2016, giá trị này giảm còn 25,670.24 triệu đồng, năm 2017 giá trị này tăng trở lại đại 29,520.78 triệu đồng. Thu ngoài lãi tăng giảm là do hoạt động kinh doanh ngoại

tệ gặp nhiều khó khăn diễn biến phức tạp.

Về chi phí: Các hoạt động ngày càng được nâng cao và mở rộng, cộng với sự canh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi chi phí ngày càng tăng là điều tất yếu. Trong tổng chi phí, chi trả tiền lãi ngày càng tăng về mặt giá trị và tỷ trọng (năm 2015 là 247,779.85 triệu đồng; năm 2015 là 242,563.58 triệu đồng; năm 2017 là 271,671.21 triệu đồng) là do các ngân hàng chạy đua về lãi suất để thu hút vốn buộc Chi nhánh phải tăng lãi suất huy động để cạnh tranh. Trong khi đó chi trả lãi tiền vay biến



động, và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi trả lãi ( năm 2015 là 8,689.21 triệu đồng, đến năm 2017 là 9,245.38 triệu đồng) điều này cho thấy khả năng huy động vốn tại chỗ của Chi nhánh ngày càng cao. Bên cạnh đó, chi ngoài lãi của Chi nhánh ngày càng tăng về cả giá trị và tỷ trọng; năm 2015 giá trị này đạt 89,005.55 triệu đồng; năm 2016, con số này là 104,794.21 triệu đồng; năm 2017, đạt mức 125,753.09 triệu đồng. Các khoản chi phí phát sinh ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn.

Về lợi nhuận: Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank – Huế trong giai đoạn 2015 - 2017 duy trì tốc độ phát triển ổn định. Mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và nước ta gặp nhiều khó khăn nhưng Chi nhánh đã nổ lực vượt qua khó khăn, đạt kết quả tốt trong hoạt động kinh daonh, hoàn thành kế hoạch là nhờ sự đóng góp của tổng thu nhập mà cụ thể là thu từ lãi.

Năm 2015, lợi nhuận của Chi nhánh là 96,817.35 triệu đồng, trong đó thu nhập từ lãi của Chi nhánh đạt 153,619.65 triệu đồng, trong khi đó thu nhập ngoài lãi lại âm 56,802.32 triệu đồng. Thu từ lãi tăng là do hoạt động tín dụng trong năm của Chi nhánh đạt kế quả tốt, Chi nhánh gửi tiền vào NHTW nhằm đảm bảo tính thanh khoản, đem lại nguồn lãi cho ngân hàng. Chi phí của Chi nhánh khá cao đạt 336,785.40 triệu đồng, trong đó chi phí chi trả lãi chiếm phần lớn với 247,779.85 triệu đồng, ngoài lãi là 89,005.55 triệu đồng. Chi phí lãi cao chủ yếu do áp lực của việc huy động vốn lớn trong năm.

Năm 2016, tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh gặp đôi chút khó khăn, lợi nhuận của Chi nhánh giảm mạnh so với năm 2015, song vẫn đạt kết quả khá cao 73.232.98 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng mạnh của chi phí ngoài lãi, chi phí này đạt giá trị 104,794.24 triệu đồng, tức đã tăng 15,788.69 triệu đồng, tương đương mức tăng là 17.74%. Tổng thu nhập giảm, trong khi đó chi phí lại tăng mạnh do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận trong năm.

Năm 2017, lợi nhuận của Chi nhánh đã có những tín hiệu tốt trở lại, đạt 74,407.5 triêu đồng, tăng nhẹ so với năm 2016, mức tăng là 1,174.52 triệu đồng. Lợi nhuận của Chi nhánh tăng trở lại là do nhờ tác động của tổng thu nhập. Thu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022