Tầm Quan Trọng Của Thẻ Tdqt Đối Với Hoạt Động Ngân Hàng


mạng viễn thông. .. tác động rất lớn đến rủi ro.

Rủi ro về xã hội: chủ thẻ là lực lượng chiếm đa số trong các chủ thể tham gia. Do vậy chưa nhận thức hết trách nhiệm, quyền hạn, quy định cũng như những ràng buộc có thể dẫn đến sai sót, vi phạm vô tình hay cố ý gây nên rủi ro cho chính bản thân mình hoặc cho chủ thể khác. Bên cạnh đó, kể cả với đông đảo tầng lớp dân cư không phải là chủ thẻ cũng có thể gây nên tổn thất, rủi ro cho Ngân hàng như làm hư hỏng các trang thiết bị giao dịch tự động đặt tại nơi công cộng như máy ATM, máy cà thẻ….

Rủi ro kinh tế: Thu nhập của người dân chưa cao và chưa ổn định, các cơ chế chính sách về thu nhập cũng như chính sách thuế thường xuyên có những thay đổi, làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chi trả của chủ thẻ cũng như hiệu quả của việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị ngành thẻ.

Rủi ro pháp lý: mặc dù lĩnh vực thẻ cũng đã có từ lâu nhưng hiện nay vẫn chưa có hệ thống văn bản pháp luật chuẩn rò ràng văn bản pháp luật về thẻ còn chưa hoàn thiện, dẫn đến tình trạng mỗi Ngân hàng, mỗi bộ phận có cách hiểu khác nhau khi xử lý cùng một vấn đề. Đặc biệt trong quan hệ giao dịch hiện nay, các quá trình thực hiện đôi khi có liên quan đến các chủ thể nước ngoài. Như vậy, với một vấn đề có thể bị điều chỉnh bởi cả pháp luật nước ngoài, thông lệ quốc tế và luật pháp trong nước. Nếu không nắm bắt được hết các nội dung, các quy phạm điều chỉnh sẽ rất dễ dẫn đến rủi ro.

Rủi ro chính trị: Các hệ thống chính trị khác nhau sẽ có tác động đến hệ thống kinh tế khác nhau dẫn đến khả năng có thể xảy ra rủi ro, đặc biệt trong mối quan hệ với nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế. Bất cứ một lệnh cấm nào có hiệu lực đối với các nước có liên quan đều ảnh hưởng và có thể gây nên rủi ro.

Nhìn từ góc độ các chủ thể tham gia rủi ro có thể xảy ra là do nguyên nhân:


• Đối với Ngân hàng phát hành:

Rủi ro do sử dụng vượt hạn mức: Khách hàng gian dối, họ cố tình sử dụng thẻ TDQT ở các ĐVCNT khác nhau với mức thanh toán thấp hơn hạn mức thanh toán nhưng tổng hạn mức lại cao hơn hạn mức thanh toán cho phép. Vì vậy Ngân hàng có thể chịu rủi ro khi chủ thẻ mất khả năng thanh toán. Chủ thẻ cũng có thể lợi dụng tính chất thanh toán toàn cầu của thẻ để thông đồng với người khác, giao thẻ cho người đó sử dụng ở các nước khác nhau bằng chữ ký giả mạo của chủ thẻ và từ chối thanh toán khi bị NHPH đòi tiền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Rủi ro do sử dụng thẻ báo mất: trong một số trường hợp chủ thẻ thông báo cho NHPH là thẻ đã bị thất lạc, nhưng sau đó lại sử dụng trong thời gian thẻ chưa kịp đưa vào danh sách thẻ cấm được lưu hành, chủ thẻ sử dụng bằng cách ký tên trên hóa đơn hơi khác chữ ký trên thẻ. Cũng có trường hợp chủ thẻ thay chữ ký bằng một băng chữ ký trắng và ký lại bằng một chữ ký hoàn toàn khác so với chữ ký cũ, khi thanh toán chủ thẻ sẽ ký bằng chữ ký mới. Như vậy chủ thẻ có thể thoái thác được trách nhiệm thanh toán các thương vụ đó.

Rủi ro do thông tin phát hành giả hoặc chủ thẻ mất khả năng thanh toán: Khi khách hàng có đơn xin phát hành thẻ với các thông tin giả mạo hoặc không đầy đủ. Nếu NHPH thẩm định không kỹ, không phát hiện ra mà vẫn xử lý dựa trên các yêu cầu đó sẽ dẫn đến những rủi ro tổn thất cho ngân hàng. Chủ thẻ mất khả năng thanh toán bởi lý do khách quan như: tai nạn bất ngờ, không còn khả năng làm việc và mất thu nhập.

Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vũ Thị Nga - 4

Thẻ giả: là loại rủi ro lớn nhất và nguy hiểm nhất hiện nay mà các tổ chức thẻ rất quan tâm. Đây là trường hợp do tổ chức, cá nhân làm giả căn cứ vào các thông tin có được từ các giao dịch thẻ hoặc từ thẻ đã bị mất cắp, thất lạc. Trường hợp này đặt ra cho các NHPH phải có những biện pháp bảo mật thông tin trên thẻ cũng như các ràng buộc kiểm tra.


Chủ thẻ không nhận được thẻ do NHPH gửi: NHPH gửi thẻ cho chủ thẻ bằng đường bưu điện nhưng thẻ bị đánh cắp trên đường gửi. Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ chính thức không hay biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình. Nếu không có biện pháp quản lý đảm bảo, NHPH chịu mọi rủi ro đối với các giao dịch được thực hiện trong trường hợp này.

Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng: rủi ro xảy ra trong trường hợp khi đến kỳ phát hành lại thẻ, NHPH nhận được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ và được yêu cầu gửi về địa chỉ mới. Do không kiểm tra tính xác thực của yêu cầu đó nên NHPH đã thực hiện yêu cầu.Thẻ bị sử dụng bởi người khác đồng nghĩa với tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng.

Sao chép thông tin tạo băng từ giả: trường hợp này xảy ra khi đơn vị chấp nhận thẻ phối hợp với các tổ chức tội phạm lấy cắp thông tin trên băng từ của thẻ thật sử dụng tại đơn vị mình để tạo ra các thẻ giả. Đây là hình thức lợi dụng rất tinh vi, vô cùng khó phát hiện, gây tổn thất tương đối lớn cho NHPH thẻ.

• Đối với Ngân hàng thanh toán:

Rủi ro mà NHTT phải chịu do không kịp thời cung cấp danh sách thẻ bị cấm lưu cho các ĐVCNT khi các giao dịch đã được ĐVCNT thực hiện.

NHTT có sai sót trong việc cấp phép chuẩn chi với giá trị thanh toán lớn hơn giá trị cấp phép.

• Đối với đơn vị chấp nhận thẻ:

Thanh toán hàng hoá dịch vụ bằng thẻ qua thư, điện thoại: ĐVCNT cung cấp hàng hoá dịch vụ theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư hoặc điện thoại trên cơ sở các thông tin về thẻ như: loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ. Trong trường hợp chủ thẻ chính thức không phải là khách hàng đặt mua hàng thì ĐVCNT bị NHPH từ chối thanh toán. Trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho ĐVCNT và NHTT.


Lợi dụng qua hoá đơn thanh toán thẻ: Nguyên nhân của rủi ro này là do nhân viên ĐVCNT đã cố tình in ra nhiều bộ hoá đơn thanh toán của một thẻ, nhưng chỉ giao một bộ hoá đơn cho chủ thẻ ký để hoàn thành giao dịch. Sau đó nhân viên của ĐVCNT giả mạo chữ ký của chủ thẻ để nộp hoá đơn thanh toán cho NHTT. Trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho ĐVCNT hoặc NHTT.

Thẻ hết hiệu lực mà ĐVCNT không phát hiện ra...vv

ĐVCNT quan niệm sai cho rằng mình chỉ chịu trách nhiệm ở phần vượt hạn mức nên đã thanh toán nhiều thương vụ vượt hạn mức tỷ lệ nhỏ mà không xin cấp phép hoặc xin cấp phép đã bị từ chối, nhưng vẫn cứ chấp nhận thanh toán. Thực tế NHTT sẽ từ chối toán bộ thương vụ, không phải chỉ là phần vượt hạn mức.

1.3.1.4 Nhân tố thuộc về Ngân hàng

Mạng lưới ĐVCNT của Ngân hàng còn ít không đáp ứng nhu cầu của thị trường, chất lượng ĐVCNT chưa đảm bảo yêu cầu trong hoạt động thanh toán thẻ gây khó khăn cho khách hàng.

Mạng lưới Chi nhánh phòng giao dịch chưa mở rộng khắp mới có ở các trung tâm thương mại và các thành phố lớn, chưa đi về các vùng quận huyện có tiềm năng để quảng bá phục vụ khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ TDQT để gia tăng số lượng thẻ phát hành.

Đội ngũ nhân viên Ngân hàng còn yếu kém chưa tư vấn hết được sự tiện ích của thẻ TDQT cho khách hàng không thu hút được khách hàng.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa được hoàn thiện ảnh hương tới quá trình phát hành và thanh toán thẻ TDQT.

1.3.2 Tầm quan trọng của thẻ TDQT đối với hoạt động ngân hàng

1.3.2.1 Tác động tới hoạt động thanh toán


Hiện mới có khoảng 330.000 thẻ tín dụng quốc tế được sử dụng tại Việt Nam, một con số quá nhỏ so với tiềm năng. Đây là kết quả điều tra của Visa International và ACNielsen công bố trong một buổi họp báo về thói quen chi tiêu tài chính của người VN. Tình trạng sử dụng quá lớn tiền mặt trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay đang làm cho chúng ta mỗi năm mất đi tới hơn 1tỷ đô la. Thẻ TDQT ra đời mang lại một bước nhảy vọt trong thanh toán, tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ một cách an toàn, có hiệu quả chính xác tin cậy và tiết kiệm thời gian.‌

Qui mô của thị trường thẻ TDQTvngày càng gia tăng kéo theo số lượng gia tăng của các điểm tiếp nhận thẻ. Các Ngân hàng luôn phải đối mặt với việc phải trang bị những phương tiện máy móc hiện đại nhất, đó cũng là tiền đề và là bước đột phá để các hình thức thanh toán tận dụng được những thành tựu cộng nghệ mới. Hiện nay, tất cả các Ngân hàng phát hành, thanh toán thẻ đều sử dụng hệ thống kết nối trực tiếp online khi giao dịch với tổ chức thẻ quốc tế.

1.3.2.2 Tác động tới hoạt động vốn ngân quỹ

Thẻ TDQT được các ngân hàng phát hành chấp nhận khi đủ điều kiện phát hành thẻ theo tiêu chuẩn của tổ chức thẻ TDQT. Khi khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán hoá đơn hàng hoá, Ngân hàng sẽ sử dụng hoá đơn thanh toán do ĐVCNT gửi làm căn cứ để ghi có vào tài khoản tiền gửi của điểm tiếp nhận thẻ. Điều này làm cho số dư tài khoản tiền gửi tăng lên và làm tăng trưởng ngân quỹ.

Vì bản chất mỗi khoản giao dịch thanh toán qua thẻ là một khoản vay nhận nợ từ Ngân hàng phát hành. Tại ngày đáo hạn theo sao kê, khi chủ thẻ thanh toán cho ngân hàng sẽ làm tăng quỹ tiền mặt thực tế của Ngân hàng, ở đây ta xét giới hạn trong trường hợp Ngân hàng thanh toán cũng là Ngân hàng


phát hành. Như vậy sự gia tăng vốn quỹ được nhân lên gấp đôi khi chủ thẻ thanh toán nợ cho Ngân hàng.

Với doanh số thanh toán hàng năm qua thẻ lên đến hàng trăm tỷ USD, chắc chắn có một phần không nhỏ vốn đọng lại trong toàn bộ hệ thống các Ngân hàng tham gia phát hành, thanh toán thẻ TDQT. Điều này chứng tỏ rằng: bản thân việc phát triển thẻ tín dụng cũng đem lại tác động tích cực đến lượng vốn huy động của Ngân hàng.

1.3.2.3 Tác động tới hoạt động tín dụng

Tín dụng thẻ được đánh giá là khá an toàn hơn so với các hình thức cấp tín dụng khác. Nó thường được phát hành dựa trên cơ sở tài sản thế chấp hoặc dựa trên theo dòi thu nhập định kỳ của khách hàng, uy tín giao dịch của khách hàng qua Ngân hàng và hạn mức thẻ tín dụng được cấp tương đối nhỏ so với hạn mức tín dụng đối với khoản vay thông thường. Đồng thời Ngân hàng có thể dễ dàng can thiệp ngừng các giao dịch thẻ ngay lập tức nếu có nguy cơ rủi ro phát sinh, do đó có thể hạn chế tối đa mức thiệt hại .

Một ưu điểm lớn nữa của tín dụng thẻ đối với hoạt động Ngân hàng là nó góp phần quan trọng tạo ra những khách hàng kinh doanh lâu dài. Hợp đồng thẻ tín dụng khi được ký kết sẽ gắn ngân hàng và khách hàng trong một quan hệ giao dịch lâu dài. Bên cạnh đó, quan hệ giữa Ngân hàng và các điểm tiếp nhận thẻ cũng được gắn kết tương tự bằng các giao dịch kinh tế. Việc tạo lập những quan hệ về tín dụng, thanh toán trong môi trường kinh doanh đầy biến động là một lợi ích mà kinh doanh thẻ mang lại.

1.3.2.4 Tác động tới lợi nhuận kinh doanh

Thẻ TDQT là sản phẩm do Ngân hàng cung ứng, mang lại nhiều nguồn thu khác nhau. Trước tiên phải kể đến khoản phí phát hành thẻ, phí thường niên mà chủ thẻ phải trả theo hợp đồng sử dụng thẻ. Mặc dù mức phí là nhỏ


đối với từng chủ thẻ nhưng với Ngân hàng phát hành mà số lượng phát hành đáng kể thì khoản thu sẽ lên đến con số hàng tỷ đồng.

Các khoản giao dịch rút tiền mặt mang lại một khoản thu quan trọng cho Ngân hàng. Trong tổng doanh số hoạt động thẻ bình quân qua các năm có đến khoảng 40% - 50% là doanh số rút tiền mặt. Phí rút tiền mặt (tại Ngân hàng hay tại các máy rút tiền tự động ATM) lên tới 4% cho Ngân hàng phát hành (lớn hơn lãi suất cho vay dài hạn, vì Ngân hàng không khuyến khích rút tiền mặt). Ngoài ra chủ thẻ cũng phải chịu lãi ngay từ ngày giao dịch phát sinh cho đến ngày sao kê. Đến hạn thanh toán nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ dư nợ cuối kỳ đúng hạn, chủ thẻ sẽ được miễn lãi cho các giao dịch tiền mặt từ ngày sao kê đến ngày chủ thẻ trả nợ theo hạn. Nếu chủ thẻ không trả hoặc trả một phần dư nợ, Ngân hàng sẽ tiếp tục tính lãi đối với giao dịch rút tiền mặt chưa được thanh toán kể từ ngày sao kê và khoản lãi này sẽ được thể hiện trên sao kê kỳ kế tiếp .

Với giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ tại các điểm tiếp nhận thẻ, theo nguyên tắc chủ thẻ sẽ không phải trả phí cho Ngân hàng. Ngân hàng vẫn duy trì được nguồn thu cố định của mình thông qua khoản phí do ĐVCNT trả

. Đây là khoản phí liên quan tới việc thanh toán thẻ tín dụng theo % tính trên trị giá giao dịch thẻ. Khoản phí này khoảng từ 1.8% - 3% cho mọi giao dịch. Hơn nữa Ngân hàng vẫn thu được một khoản lãi nếu khách hảng chỉ thanh toán một phần số dư khi đến ngày sao kê .

Nguồn thu của Ngân hàng còn đến từ khoản phí chậm trả trên số dư thanh toán tối thiểu. Hàng tháng ứng với mỗi sao kê, ngân hàng buộc khách hàng phải thanh toán một số tiền tối thiểu. Nếu khách hàng không thanh toán số tiền này sẽ phải chịu phí chậm trả lên tới 4%.

Theo quy định mới nhất của tổ chức thẻ tín dụng quốc tế kể từ tháng 5 năm 2011 sẽ thu phí chuyển đổi tiền tệ áp dụng với các giao dịch bằng ngoại


tệ là: (theo quy định của tổ chức thẻ Visa/Master từng thời kỳ + 1.82%/giá trị giao dịch bằng VND đây cũng là khoản thu cho các Ngân hàng thực hiện thanh toán.

Đối với các Ngân hàng đại lý, khi thực hiện thanh toán hộ cho Ngân hàng phát hành sẽ được hưởng một phần chiết khấu thương mại (tỷ lệ do tổ chức thẻ qui định) khi tiến hành đòi tiền với Ngân hàng phát hành thẻ. Trên 75% doanh số sử dụng thẻ tín dụng ở Việt nam đều là các thẻ tín dụng do các ngân hàng nước ngoài phát hành. Bởi vậy, các Ngân hàng ở Việt Nam đều thu được một khoản phí không nhỏ khi làm đại lý thanh toán cho các loại thẻ này.

Khi khách hàng thanh toán thẻ điều đó có nghĩa là tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ sẽ được báo có qua Ngân hàng thanh toán. Ngân hàng thanh toán sẽ huy động được nguồn tiền gửi với lãi suất thấp và cho vay với lãi suất chênh lệch từ 4% - 14%/năm tạo lợi nhuận tương đối tính trên tổng doanh số tương đối của hoạt động thanh toán thẻ.

Ngoài các khoản thu kể trên, ngân hàng còn có các khoản thu khác như :

+ Phí tăng hạn mức tín dụng tạm thời: phát sinh khi chủ thẻ muốn nâng hạn mức tín dụng.

+Phí tra soát: khoản phí mà chủ thẻ phải trả cho yêu cầu tra soát của mình.

+ Phí cấp lại thẻ: (do mất cắp , thất lạc ) và đổi thẻ ( theo yêu cầu của chủ

thẻ)

+ Phí đưa thẻ mất cắp thất lạc lên danh sách thẻ cấm lưu hành.


1.4 Các tổ chức thẻ TDQT và một số bài học kinh nghiệm của các NHTM Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT

1.4.1 Hai tổ chức thẻ quốc tế Mastercard & Visa international:

Mastercard & Visa International là hai tổ chức phát hành và thanh toán thẻ TDQT lớn nhất thế giới. Với Visa card, người ta biết đến nó lần đầu tiên vào năm 1977 khi Banh of American liên kết với nhiều Ngân hàng khác ở

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí