DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các nước Đông Nam Á. DMOs (Destination Marketing Organization) : Tổ chức marketing điểm đến.
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội. HTX: Hợp tác xã.
MICE: Nghĩ dưỡng, hội họp kết hợp du lịch.
ODA (Official Development Assistant): nguồn vốn hổ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoảng viện trợ và cho vay với điều kiện ưu đãi.
IOOTO (International Of Official Travel Organizations): Hiệp hội Quốc tế các tổ chức du lịch chính thức.
PATA: Hiệp hội Du lịch Châu Á- Thái Bình Dương. UBND: Ủy ban nhân dân.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp marketing phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 - 1
- Sơ Đồ Thể Hiện Vai Trò Của Marketing Trong Du Lịch
- Hoạt Động Marketing Mix Du Lịch Địa Phương
- Bài Học Kinh Nghiệm Về Marketing Du Lịch Của Các Địa Phuơng Lân Cận
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
UNWTO (United National World Tourist Organization): Tổ chức du lịch thế giới. SWOT: Ma trận điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội- thách thức.
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn. TP: Thành phố.
WTO (World Toursim Organization): Tổ chức du lịch thế giới.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến tỉnh Ninh Thuận (2008- 2012) 28
Bảng 2.2 Tỷ trọng khách quốc tế đến Ninh Thuận so với cả nước (2008- 2012) 29
Bảng 2.3 Thời gian lưu trú của du khách tại tỉnh Ninh Thuận (2008-2012)… 32
Bảng 2.4 Doanh thu của ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận (2008- 2012) 33
Bảng 2.5 Chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Ninh Thuận (2008- 2012)……33
Bảng 2.6 Tổng sản phẩm GDP phân theo khu vực kinh tế của tỉnh Ninh Thuận (2008- 2012)… 34
Bảng 2.7 So sánh du lịch Ninh Thuận với các điểm du lịch khác 38
Bảng 2.8 Đánh giá của du khách về con người trong du lịch Ninh Thuận. 41
Bảng 2.9 Đánh giá của du khách về sản phẩm du lịch ở Ninh Thuận 45
Bảng 2.10 Đánh giá của du khách về giá cả du lịch ở Ninh Thuận 48
Bảng 2.11 Đánh giá của du khách về phân phối du lịch ở Ninh Thuận 49
Bảng 2.12 Đánh giá của du khách về chiêu thị du lịch ở Ninh Thuận 53
Bảng 2.13 Tỷ lệ khách du lịch hài lòng, quay lại và giới thiệu về Ninh Thuận 54
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ thể hiện vai trò của marketing trong du lịch 12
Hình 2.1 Lý do khách quốc tế đến Ninh Thuận… 31
Hình 2.2: Lượng khách nội địa đến Ninh Thuận (2008- 2012)… 31
Hình 2.3: Lý do khách nội địa đến Ninh Thuận 32
Hình 2.4 Tỷ trọng các ngành kinh tế tỉnh Ninh Thuận (2008-2012) 35
Hình 2.5 Hình dung của khách du lịch trong nước trước khi đến Ninh Thuận 43
Hình 2.6 Hình dung của khách du lịch quốc tế trước khi đến Ninh Thuận 43
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ninh Thuận là một tỉnh hài hoà giữa đồng bằng, đồi núi và biển cả với những thắng cảnh tuyệt đẹp, như: bãi biển Ninh Chữ, Cà Ná, đèo Ngoạn Mục, vịnh Vĩnh Hy... Thiên nhiên ưu đãi cho vùng biển Ninh Thuận những lợi thế để phát triển ngành du lịch. Với 105 km bờ biển thoai thoải, sạch đẹp, với nhiều vùng biển sâu, nhiều chân núi đâm ra biển kiến tạo nên những vũng, vịnh, cồn tuyệt đẹp. Ninh Thuận rất thích hợp trong việc xây dựng cảnh quan du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, Ninh Thuận là tỉnh mang đậm màu sắc văn hoá của dân tộc Chăm với chữ viết, trang phục dân tộc, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, những làng nghề thủ công mỹ nghệ, lễ hội văn hoá dân gian, những di tích tháp Chăm nổi tiếng.
Ninh Thuận nằm giáp ranh với các Bình Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hòa là những tỉnh phát triển du lịch khá tốt. Điều này sẽ thuận lợi cho việc phối hợp với các địa phương này để phát triển du lịch cùng Ninh Thuận. Đồng thời, Ninh Thuận có tiềm năng du lịch khá lớn nhưng chưa được khai thác, chưa ngang tầm với tiềm năng. Vấn đề đầu tư, khai thác các sản phẩm du lịch sao cho tương xứng với tiềm năng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng để từ đó phát triến du lịch, kinh tế xã hội của tỉnh là hết sức thiết yếu. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp marketing phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020” cho luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu ứng dụng marketing vào du lịch để từ đó đề xuất những giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận. Cụ thể như sau:
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động marketing du lịch tỉnh Ninh Thuận.
- Định huớng chiến luợc marketing du lịch tỉnh Ninh Thuận.
- Đề xuất giải pháp marketing và kiến nghị nhằm phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng hoạt động du lịch, marketing du lịch tỉnh Ninh Thuận.
Phạm vi thời gian: luận văn sử dụng số liệu thống kê hoạt động du lịch tỉnh Ninh Thuận thứ cấp từ năm 2008 đến 2012. Dữ liệu sơ cấp được thu thập vào năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: phân tích, thống kê, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp,…trên cơ sở các thông tin thư cấp được thu thập từ các báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, từ báo chí, internet và các nghiên cứu liên quan qua các năm.
Nghiên cứu định lượng với mẫu thuận tiện các khách du lịch đã đến Ninh Thuận để thu thập thông tin và rút ra những điều cần thiết cho việc đề xuất những giải pháp cho đề tài.
- Đối với khách du lịch trong nước, tác giả phát ra 180 bảng câu hỏi trực tiếp, thu về về có một số câu trả lời bị bỏ trống nhiều nên loại ra và sử dụng 155 bảng khảo sát, tỷ lệ khảo sát thành công là 86,11%.
- Đối với khách du lịch quốc tế, tác giả phát ra 130 bảng câu hỏi trực tiếp, thu về loại bỏ những bảng có nhiều trả lời bị bỏ trống, còn lại 110 bảng khảo sát, tỷ lệ thành công của khảo sát là 84,62%.
Khảo sát thêm 13 đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, khảo sát lấy ý kiến của 10 chuyên gia ở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Dữ liệu thu thập trong nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích các yếu tố thống kê cơ bản.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Hiện tại ngành du lịch Ninh Thuận còn thiếu quy hoạch tổng thể phát triển ở cấp toàn ngành cũng như quy hoạch ở cấp cơ sở ở các khu du lịch, điểm du lịch.
Còn thiếu các nghiên cứu chính thức về chiến lược phát triển và giải pháp để nhằm hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận. Do đó, đề tài: “Giải pháp marketing phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020” nhằm hệ thống lại tình hình du lịch, tình hình hoạt động marketing du lịch tỉnh Ninh Thuận. Từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện thực trạng hiện tại và những giải pháp tích cực cho hoạt động phát triển của ngành cũng như của đơn vị trong thời gian tới.
6. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về marketing du lịch địa phương.
Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing du lịch của tỉnh Ninh Thuận.
Chương 3: Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG
1.1 Các khái niệm liên quan du lịch
1.1.1 Khái niệm về du lịch
Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) và góc độ nghiên cứu khác nhau, khái niệm về du lịch cũng khác nhau. Chẳng hạn:
- Theo hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch chính thức IOOTO (1950) thì du lịch là một hoạt động có tính thường xuyên hay bất thường của một cá nhân hay một nhóm tạm thời rời xứ sở đang cư trú bằng một phương tiện ôn hòa để đến một vùng hoặc một quốc gia khác nhằm mục đích thăm viếng, giải trí, tìm hiểu, nghỉ ngơi,…và sẽ hồi cư sau một thời gian dự định.
- Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/08- 05/08/1963), các chuyên gia cho rằng: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
- Theo khoản 1 điều 4 Luật du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
Như vậy, có khá nhiều khái niệm du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:
- Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội.
- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ.
- Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
- Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình.
1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình hoặc vô hình. Nó có thể là một món hàng cụ thể, như: thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát. (Michael M. Coltman, 1991).
Theo khoản 10 điều 4 luật du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội thì: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.”
Trần Ngọc Nam và Trần Huy Khang (2008, trang 12) phát biểu rằng: “Sản phẩm du lịch là tổng hợp của nhiều thành phần khác nhau, bao gồm những vật hữu hình và vô hình. Hầu hết các sản phẩm du lịch là những dịch vụ và những kinh nghiệm.”
Sản phẩm du lịch chính là dựa trên những nhu cầu của khách du lịch. Do nhu cầu đa dạng của du khách nên sản phẩm du lịch cũng hết sức phong phú. Nó là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành. Đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch. Sản phẩm du lịch bao gồm cả những sản phẩm hữu hình và vô hình.
Điểm chung nhất mà sản phẩm du lịch mang lại cho du khách chính là sự hài lòng. Nhưng đó không phải là sự hài lòng như khi ta mua sắm một hàng hoá vật chất mà ở đây sự hài lòng là do được trải qua một khoảng thời gian thú vị, tồn tại trong ký ức của du khách khi kết thúc chuyến đi du lịch.
1.1.3 Khái niệm về thị trường du lịch
Thị trường du lịch là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế trong quá trình thực hiện sự trao đổi sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu mong muốn của du khách. Để khai thác thị trường du lịch phải xuất phát từ thực tế, tiến hành một cách có kế hoạch, có chiến lược. Trong đó, việc điều tra và dự đoán cung – cầu là tiền đề quan trọng.
1.1.3.1 Thị trường du lịch theo hướng cầu