Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2020 - 2

2.3.2.5 Con người 48

2.3.2.6 Quy trình cung cấp dịch vụ 52

2.3.2.7 Quản trị minh chứng vật chất và thiết kế 53

CHƯƠNG 3- Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2020 55

3.1. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre 55

3.2 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre 55

3.2.1 Về định hướng phát triển thị trường du lịch 55

3.2.1.1 Về định hướng không gian du lịch 56

3.2.1.2 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất 57

3.2.1.3 Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch 57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

3.3 Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2020 58

3.3.1 Nghiên cứu thị trường 58

Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2020 - 2

3.3.2 Hoàn thiện hoạt động marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre 60

3.3.2.1 Sản phẩm 60

3.3.2.2 Giá cả 66

3.3.2.3 Hoạt động phân phối 67

3.3.2.4 Hoạt động chiêu thị 68

3.3.2.5 Con người 71

3.3.2.6 Quy trình cung cấp dịch vụ 73

3.3.2.7 Quản trị minh chứng vật chất và thiết kế 74

3.3.3 Nâng cao hiệu quả quản lỳ nhà nước về du lịch 75

3.3.4 Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 77

3.4 Kiến nghị 78

3.4.1 Chính phủ 78

3.4.1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư 78

3.4.2 Bộ Giao thông-Vận tải 78


KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lục

Phụ lục 1: Bảng khảo sát khách du lịch nội địa

Phụ lục 2: Bảng khảo sát khách du lịch quốc tế

Phụ lục 3: Bảng khảo sát công ty hoạt động lĩnh vực du lịch

Phụ lục 4: Bảng khảo sát chuyên gia

Phụ lục 5: Hình ảnh tài nguyên du lịch

Phụ lục 6: Danh sách khảo sát khách du lịch nội địa

Phụ lục 7: Danh sách khảo sát chuyên gia

Phụ lục 8: Danh sách khảo sát khách du lịch quốc tế

Phụ lục 9: Danh sách khảo sát công ty hoạt động lĩnh vực du lịch

Phụ lục 10: Bảng so sánh du lịch Bến Tre với các điểm du lịch khác


LỜI MỞ ĐẦU‌

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bến Tre là tỉnh đồng bằng nằm cuối nguồn sông Cửu Long tiếp giáp biển Đông, Bến Tre có 65 km đường bờ biển và được 4 con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên như các nan quạt xoè ra phía biển chia lãnh thổ tỉnh ra thành 3 cù lao lớn. Ngoài các con sông lớn còn có nhiều kênh rạch chằng chịt thuận tiện cho việc phát triển giao thông đường thuỷ giữa các vùng, các khu vực trong ngoài tỉnh. Với địa hình bằng phẳng, rải rác có những giồng cát xen kẽ với ruộng, vườn trái cây ngon ngọt, những vườn dừa bạt ngàn xanh biếc.

Là tỉnh có nhiều di tích văn hoá lịch sử có giá trị độc đáo được cả nước biết đến như Bảo tàng Bến Tre, các nhân sĩ trí thức yêu nước như Nguyễn Thị Định, Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản,... các địa danh nổi tiếng như làng du kích xã Định Thủy đã đi vào lịch sử với phong trào Đồng Khởi đầu tiên vào năm 1960 với đội quân tóc dài “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” lừng danh, khu di tích Vàm Khâu Băng là nơi tiếp nhận vũ khí được chi viện từ Bắc vào Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh trên biển,... Các di tích cách mạng tiêu biểu của Bến Tre có thể kể đến các di tích lịch sử đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia.

Bến Tre có tài nguyên du lịch khá lớn, vì thế làm sao để du lịch Bến Tre phát triển đi lên ngày một nhanh và mạnh mẽ hơn, làm sao để Bến Tre thu hút được lượng khách du lịch đến thăm quan và ở lại Bến Tre lâu hơn, nâng cao vị thế của du lịch Bến Tre,… là một vấn đề quan trọng và cấp thiết cần được đưa ra và giải quyết. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2020” cho luận văn của mình.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu ứng dụng marketing vào du lịch để từ đó đề xuất những giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2020. Cụ thể như sau:

- Cơ sở lý luận về marketing du lịch địa phương.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động marketing du lịch tỉnh Bến Tre.



2020

- Đề xuất giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm


3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Phân tích, đánh giá thực trạng marketing du lịch tỉnh Bến Tre và đề xuất giải

pháp marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2020.

- Luận văn nghiên cứu những tác nhân (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) đối với ngành du lịch tỉnh Bến Tre trên cơ sở các số liệu thống kê của ngành du lịch giai đoạn 2008 -2012

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng phương pháp phân tích định tính, phân tích định lượng, kết hợp với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp… nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp thu thập, xử lý số liệu: số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thường niên, cơ quan thống kê, tạp chí…, kết hợp phỏng vấn bảng câu hỏi xin ý kiến chuyên gia, đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, du khách đi du lịch đến Bến Tre để đánh giá và phân tích những ưu điểm và hạn chế của hoạt động Marketing du lịch tại Bến Tre. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế.

Nghiên cứu định lượng với mẫu thuận tiện các khách du lịch đã đến Bến Tre để thu thập thông tin và rút ra những điều cần thiết cho việc đề xuất những giải pháp cho đề tài.

- Đối với khách du lịch trong nước, tác giả phát ra 160 bảng câu hỏi trực tiếp, thu về về có một số câu trả lời bị bỏ trống nhiều nên loại ra và sử dụng 140 bảng khảo sát, tỷ lệ khảo sát thành công là 87,50%.

- Đối với khách du lịch quốc tế, tác giả phát ra 120 bảng câu hỏi trực tiếp, thu về loại bỏ những bảng có nhiều trả lời bị bỏ trống, còn lại 100 bảng khảo sát, tỷ lệ thành công của khảo sát là 83,33%.

Khảo sát thêm 13 đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, khảo sát lấy ý kiến của 15 chuyên gia ở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre.


Dữ liệu thu thập trong nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích các yếu tố thống kê cơ bản.

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về marketing du lịch địa phương.

Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing du lịch của tỉnh Bến Tre Chương 3: Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến

năm 2020.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG

1.1 Các khái niệm liên quan du lịch‌

1.1.1 Khái niệm về du lịch

Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) và góc độ nghiên cứu khác nhau, khái niệm về du lịch cũng khác nhau. Chẳng hạn:

- Theo hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch chính thức IOOTO (1950) thì du lịch là một hoạt động có tính thường xuyên hay bất thường của một cá nhân hay một nhóm tạm thời rời xứ sở đang cư trú bằng một phương tiện ôn hòa để đến một vùng hoặc một quốc gia khác nhằm mục đích thăm viếng, giải trí, tìm hiểu, nghỉ ngơi,…và sẽ hồi cư sau một thời gian dự định.

- Theo khoản 1 điều 4 Luật du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”

1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình hoặc vô hình. Nó có thể là một món hàng cụ thể, như: thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát. (Michael

M. Coltman, 1991).

Theo khoản 10 điều 4 luật du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội thì: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.”

Trần Ngọc Nam và Trần Huy Khang (2008, trang 12) phát biểu rằng: “Sản phẩm du lịch là tổng hợp của nhiều thành phần khác nhau, bao gồm những vật hữu hình và vô hình. Hầu hết các sản phẩm du lịch là những dịch vụ và những kinh nghiệm.”

Sản phẩm du lịch chính là dựa trên những nhu cầu của khách du lịch. Do nhu cầu đa dạng của du khách nên sản phẩm du lịch cũng hết sức phong phú. Nó là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành. Đó là tài


nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch. Sản phẩm du lịch bao gồm cả những sản phẩm hữu hình và vô hình.

Điểm chung nhất mà sản phẩm du lịch mang lại cho du khách chính là sự hài lòng. Nhưng đó không phải là sự hài lòng như khi ta mua sắm một hàng hoá vật chất mà ở đây sự hài lòng là do được trải qua một khoảng thời gian thú vị, tồn tại trong ký ức của du khách khi kết thúc chuyến đi du lịch.

1.1.3 Khái niệm về thị trường du lịch

Thị trường du lịch là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế trong quá trình thực hiện sự trao đổi sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu mong muốn của du khách. Để khai thác thị trường du lịch phải xuất phát từ thực tế, tiến hành một cách có kế hoạch, có chiến lược. Trong đó, việc điều tra và dự đoán cung – cầu là tiền đề quan trọng.

1.1.3.1 Thị trường du lịch theo hướng cầu

Thị trường du lịch theo hướng cầu là một thị trường hoàn chỉnh, phản ánh nhu cầu của khách hàng về một loạt sản phẩm có liên quan đến du lịch. Có ba loại du khách mà hầu hết các nước đều quan tâm. Đó là du khách quốc tế đến du lịch trong nước (inbound tourism), cư dân trong nước đi du lịch ra nước ngoài (outbound tourism), du khách nội địa (domestics tourism).

Hồ Đức Hùng (2005) cho rằng cầu du lịch là hệ thống các yếu tố tác động đến sự hình thành chuyến đi của du khách trong suốt cuộc hành trình và lưu trú của họ. Các yếu tố đó bao gồm:

Thời gian nhàn rỗi: người ta chỉ đi du lịch khi có thời gian nhàn rỗi. Cùng với việc gia tăng năng suất lao động và chế độ nghỉ dưỡng, thời gian nghỉ ngơi của người lao động được kéo dài ra và số kỳ nghỉ trong năm tăng lên. Trong thời gian đó, người ta thường nảy sinh nhu cầu tìm nơi nghỉ ngơi, đến những vùng đất mới, vui chơi giải trí,…


Thu nhập: những người có tiền mới đi du lịch. Người đi du lịch phải có tiền để chi tiêu cho chuyến đi của mình do đó người có thu nhập cao sẽ đi du lịch nhiều hơn những người khác.

Nghề nghiệp: có liên hệ mật thiết với giáo dục, thu nhập và các lối sống. Dựa trên trình độ giáo dục và thu nhập là vấn đề quan trọng hình thành cầu du lịch. Đặc tính của nghề nghiệp ảnh hưởng đến việc du lịch của nhân viên trong ngành.

Trình độ văn hóa: những người đi du lịch ít nhiều đều được mở mang kiến thức, hiểu biết về thế giới. Vì thế, khi con người tiếp cận với nền giáo dục tiến bộ thì đam mê, khao khát được mở rộng thêm kiến thức sẽ tăng lên và nảy sinh nhu cầu du lịch.

Mốt: du lịch ngày này đã trở thành phong trào. Việc đi nhiều nơi, đến nhiều vùng đất mới, khám phá thế giới rất lôi cuốn mọi người trong xã hội phát triển.

Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác ít nhiều ảnh hưởng đến việc hình thành các chuyến du lịch của du khách. Đôi khi du khách cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên cầu về du lịch có thể được hình thành trên những động cơ tổng hợp. Nhà nghiên cứu phải tìm ra và dự báo xu hướng mới hình thành những chuyến du lịch để có những chương trình phát triển toàn diện.

1.1.3.2 Thị trường du lịch theo hướng cung

Thị trường du lịch theo hướng cung chính là ngành du lịch với nhiều thị trường con, nhiều sản phẩm do nhiều loại tổ chức thiết kế và cung cấp. Thị trường này được phân loại như sau:

- Các tổ chức lưu trú: khu nghỉ mát; khách sạn, lữ quán, nhà khách; căn hộ, villa, chung cư, nhà vườn; khu nghỉ mát,…

- Các điểm du lịch: công viên giải trí; viện bảo tàng, trưng bày nghệ thuật; công viên hoang dã; di tích lịch sử và nhân văn; trung tâm thể thao, thương mại.

- Các tổ chức vận chuyển: hãng hàng không; hãng tàu biển; đường sắt; hãng xe buýt, xe khách; công ty cho thuê xe hơi.

- Các tổ chức lữ hành: nhà điều hành tour; nhà bán sĩ, môi giới tour; đại lý du lịch trực tiếp; nhà tổ chức hội nghị; nhà tổ chức tour thưởng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2023