PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, kinh tế gặp nhiều khó khăn kéo dài ở một số quốc gia và khu vực trên thế giới nhưng ngành du lịch vẫn phát triển và ít bị ảnh hưởng so với các ngành tế tế khác. Theo tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO năm 2015 lượng du khách quốc tế đạt hơn 1 tỷ lượt người, tăng hơn 4% so với năm trước đó. Lượng khách du lịch ra nước ngoài (có nghỉ qua đêm) tăng hơn 50 triệu lượt người. Năm 2015 cũng là năm thứ sáu liên tiếp lượng khách du lịch quốc tế đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 4% trở lên và Du lịch quốc tế đã tiến triển đến một tầm cao mới, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho nhiều người ở khắp nơi trên thế giới. Cũng theo UNWTO dự báo khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Châu Mỹ sẽ tăng mạnh nhất với mức tăng là 4-5% trong những năm tiếp theo, tiếp đến là Châu Âu với mức tăng 3,5-4,5%. Trong khi đó, số liệu tương ứng dự kiến của Châu Phi và Trung Đông đều là 2-5%. Do đó, các quốc gia cần tăng cường chính sách để thúc đẩy ngành du lịch tiếp tục tăng trưởng, bao gồm tăng cường tính bền vững trong hoạt động du lịch (Thu Hương, 2013).
Đối với thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển ngành du lịch đã khẳng định “Du lịch là ngành kinh tế có tính liên ngành liên vùng, là ngành kinh tế tổng hợp, có giá trị kinh tế cao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của TP.HCM cụ thể: doanh thu ngành du lịch thành phố bình quân tăng 16,4%, chiếm khoảng 39% doanh thu du lịch cả nước, đóng góp 9% vào tăng trưởng GRDP” (Thành ủy TP.HCM, 2016).
Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển vùng Đông Nam bộ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã xác định phát triển du lịch bền vững (DLBV) gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội
và Cần Giờ được xác định là một trong ba trung tâm không gian du lịch của TP.HCM.
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu đến việc phát triển du lịch về Cần Giờ, tuy nhiên chủ yếu đưa ra các vấn đề về chiến lược, sản phẩm và vấn đề môi trường khi phát triển du lịch, chưa quan tâm đến việc khai thác các tiềm năng để phục vụ phát triển du lịch sinh thái bền vững để thu hút khách du lịch. Hiện nay, Cần Giờ là địa phương có nhiều tiềm năng nhất để phát triển hoạt động phát triển du lịch sinh thái bền vững của TP.HCM.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Cơ Sở Lý Luận Và Kinh Nghiệm Trong Và Ngoài Nước Về Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững
- Vai Trò Của Tài Nguyên Đối Với Sự Phát Triển Du Lịch Sinh Thái:
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Theo Hướng Bền Vững:
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Du lịch sinh thái bền vững mang lại nguồn kinh tế to lớn, tạo cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng đồng người dân địa phương và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cộng đồng.
Tuy nhiên việc khai thác tiềm năng vào phục vụ du lịch tại Cần Giờ chưa đạt hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân như quy mô đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng; quy hoạch chưa đồng bộ; đội ngũ quản lý chưa nhận thức đầy đủ về DLST, công tác tổ chức quản lý tại các điểm tài nguyên còn yếu kém, người dân địa phương chưa nhận thức tầm quan trọng của mình trong hoạt động DLST tại địa phương (UBND huyện Cần Giờ, 2016).
Vấn đề đặt ra là thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại Cần Giờ chưa đi đúng hướng và cần có giải pháp đúng đắn trong việc khai thác tiềm năng để phục vụ phát triển DLSTBV tại đây. Đề tài “Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ” được tác giả nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn trên, nhằm góp phần vào công tác nâng cao và phát triển DLSTBV tại Cần Giờ. Tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn trong việc đánh giá và phân tích thực trạng khai thác du lịch sinh thái tại đây qua đó đưa ra giải pháp thiết thực.
2. Mục tiêu của đề tài:
2.1. Mục tiêu chung:
Đưa ra các giải pháp thiết thực để phát triển DLSTBV tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
-Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững.
-Đánh giá thực trạng khai thác du lịch sinh thái tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
-Đề xuất định hướng và một số giải pháp khai thác tiềm năng phát triển DLSTBV tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu tiềm năng để phát triển hoạt động DLSTBV tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Từ đó đề xuất ra những giải pháp thiết thực để phát triển hoạt động DLSTBV tại địa bàn nghiên cứu.
- Các chủ thể tham gia vào công tác quản lý, khai thác tài nguyên, phát triển hoạt động DLST gồm cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch đến với Cần Giờ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
*Về không gian:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trên địa bàn huyện Cần Giờ thuộc TP.HCM mà cụ thể hơn là Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
*Về thời gian:
Nhóm nghiên cứu thu thập các tài liệu thứ cấp và sơ cấp về tiềm năng và thực trạng phát triển DLST trong giai đoạn 2012 – 2016 và một số tài liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 7 năm 2017.
Các nội dung định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Cần Giờ được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2025.
4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
4.1. Tài liệu nước ngoài:
- Đã có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái theo hướng bền vững trên thế giới. Một số nghiên cứu có thể kể đến như:
Các mục tiêu xã hội
Các mục tiêu kinh tế
- Lợi ích cộng đồng
- Sự tham gia KHH, giáo dục và việc làm
- Lợi ích kinh tế của người dân
- Lợi ích của doanh nghiệp của các ngành
Kết hợp kinh tế
với môi trường
DLST
Bảo tồn một
cách hợp lý
- Không làm cạn kiệt nguồn lực
- Thừa nhận giá trị nguồn tài nguyên
bền vững
Trong nghiên cứu: "Du lịch sinh thái - cân bằng các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội trong khuôn khổ đạo đức" Pamela A. Wight (1997) đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng phát triển DLST bền vững, trong đó 3 nhóm mục tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường được coi là có tầm quan trọng như nhau, phải được giải quyết một cách cân đối để đạt được sự phát triển bền vững, bao gồm: Kinh tế cộng đồng; Bảo tồn hợp lý; Kết hợp kinh tế với môi trường.
Các mục tiêu môi trường
Biểu đồ 1.1. Mô hình của Pamela A. Wight về các nguyên tắc và giá trị du lịch sinh thái bền vững
Trong nghiên cứu của Hill (2011) “Du lịch sinh thái ở khu vực Amazon Peru sự kết hợp giữa du lịch, bảo tồn và phát triển cộng đồng”: đã đề xuất một số nguyên tắc chủ yếu nhằm đạt được thành công trong quá trình phát triển du lịch sinh thái bền vững ở khu vực rừng nhiệt đới. Cụ thể, những nguyên tắc đó là tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái, trao đổi nhận thức giữa cộng đồng và người điều hành tour du lịch, đồng quản lý tài nguyên rừng, kết hợp đào tạo và du lịch, giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt
động du lịch tới môi trường và hệ sinh thái. Nghiên cứu này nhấn mạnh mối quan hệ giữa du lịch sinh thái, bảo tồn hệ sinh thái và phát triển cộng đồng địa phương.
Bhuiyan và đồng sự (2011) “Vai trò của chính phủ trong phát triển du lịch sinh thái”: nghiên cứu điểm ở khu vực kinh tế duyên hải đã khẳng định sự can thiệp của Chính phủ là rất cần thiết đối với các quốc gia đang phát triển trong việc lập kế hoạch và xúc tiến hoạt động du lịch sinh thái. Cụ thể, ở Malaysia, sự can thiệp chủ yếu của Chính phủ trong lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái là phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, thúc đẩy khả năng tiếp cận du lịch, đào tạo, xúc tiến du lịch, phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu cũng đề xuất Chính phủ nên xây dựng một kế hoạch hành động du lịch sinh thái bền vững, xây dựng năng lực thể chế, đầu tư cho các dự án du lịch sinh thái ở các khu rừng đặc dụng, phát triển nguồn nhân lực…Đặc biệt, Chính phủ nên đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội, văn hóa và sinh thái của cộng đồng địa phương thông qua việc tham gia phát triển DLST bền vững.
Chase và đồng sự (1998) cũng áp dụng phương pháp tương tự “Cầu về du lịch sinh thái và nguyên tắc phân biệt giá trong thu phí vào cổng vườn quốc gia ở Costa Rica”. Tuy nhiên, Chase và đồng sự không chỉ đề xuất khung mức bằng lòng chi trả mà còn xây dựng được hàm cầu về du lịch sinh thái đối với vườn quốc gia và đánh giá được độ co giãn của cầu theo thu nhập. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tính toán mức phí nhằm tối đa hóa doanh thu và phân tích ứng dụng của nguyên tắc phân biệt giá đối với quản lý du lịch sinh thái trong vườn quốc gia. Tác giả cũng kết luận mức phí vào cổng hiện hành không phản ánh chính xác mức bằng lòng chi trả của du khách.
Ozcan và đồng sự (2009) “Tiềm năng du lịch sinh thái và quản lý du lịch sinh thái ở hạ lưu sông Kavak (Thổ Nhĩ Kỳ)”: nhận thấy rằng cần phải thực hiện một hệ thống các giải pháp để có thể phát huy tối đa tiềm năng du lịch sinh thái. Các giải pháp đó bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
sinh thái đáp ứng nhu cầu của du khách, thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tác động tiêu cực của hoạt động du lịch sinh thái tới bảo tồn chim hoang dã, đồng thời đặt những biển quảng bá thông tin về tính đặc hữu của loài chim trong khu bảo tồn. Bên cạnh đó, dù có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn nhưng khu vực nghiên cứu cũng chịu sự ảnh hưởng của các hoạt động của người dân sống lân cận như canh tác nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và săn bắn. Chính vì vậy, những hoạt động nông nghiệp có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc phát triển du lịch sinh thái cần phải được loại bỏ.
Samdin và đồng sự (2013) “Sự bền vững của tài nguyên du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Taman Negara: Phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation)” đã đánh giá được giá trị kinh tế của tài nguyên du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Taman Negara. Nghiên cứu cũng đã đưa ra được khung mức bằng lòng chi trả cho dịch vụ du lịch sinh thái ở vườn quốc gia và kết luận rằng du khách bằng lòng chi trả mức phí vào cửa cao hơn so với mức phí hiện hành.
4.2.Tài liệu trong nước:
Ở Việt Nam DLST cũng được sự quan tâm, chú ý từ những năm 90 của thế kỷ 20, các công trình nghiên cứu về DLST cũng từ đó được thực hiện như:
- Trong đề án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (2005) "Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên": đã đánh giá tình hình và đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch miền Trung trong đó có DLST.
- Trong nghiên cứu Đề tài khoa học của Phạm Trung Lương (2002) “Cơ sở khoa học và giải pháp triển du lịch bền vững ở Việt Nam”: công trình nghiên cứu này là cơ sở khoa học để tác giả vận dụng phương pháp nghiên cứu, cơ sở lý luận, tìm hiểu các khái niệm để phục vụ cho luận văn.
- Các tác giả với đề tài luận án tiến sĩ: Nguyễn Tưởng (1999) "Cơ sở khoa học của việc tổ chức không gian du lịch dải ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam"; Trần Tiến Dũng (2007) "Phát triển du lịch bền vững tại Phong Nha – Kẻ Bàng": các tác giả đã trình bày vai trò của việc nghiên cứu tài nguyên trong việc thúc đẩy sự phát triển hoạt động du lịch ở một số địa phương trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
- Trong đề tài nghiên cứu của Nguyễn Quyết Thắng (2012) “Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ”: đã đưa ra định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Bắc Trung Bộ.
- Tác giả Nguyễn Đình Hòa (2006) “Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam”: tác giả đã phân tích điều kiện và giải pháp phát triển du lịch sinh thái của Việt Nam nhưng trong nghiên cứu này tác giả cũng chưa làm nổi bật được hoạt động này của Việt Nam.
- Tác giả Nguyễn Văn Hợp (2014) “Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững”: tác giả đi sâu phân tích phát triển du lịch sinh thái bền vững cho các Vườn Quốc gia, cụ thể là Vườn Quốc gia Cúc Phương.
- Tác giả Nguyễn Thị Tú (2006) “Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập của”: Tác giả đã phân tích khá chi tiết điều kiện phát triển du lịch sinh thái và xu thế phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập. Tuy nhiên tác giả chưa làm rõ được tiềm năng DLST tại các VQG cũng như việc quản lý và khai thác tiềm năng du lịch này.
- Đề tài luận văn thạc sỉ của học viên cao học Trường Đại học Lạc Hồng với đề tài “Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên – Thực trạng và Giải pháp” của Nguyễn Thị Lệ Chi (2013): tác giả đánh giá, nhận xét và đưa ra các giải pháp khá sơ lược về phát triển du lịch sinh thái Phú Yên.
- Báo cáo khoa học của nhóm Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Nguyễn Thanh Hùng, Huỳnh Thị Minh Hằng, Lâm Minh Triết (2008) “Phát triển du lịch Cần Giờ theo hướng thân thiện với môi trường”: đã khái quát được ảnh hưởng của du lịch đối với môi trường sinh thái của rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Đề tài luận văn thạc sỉ của học viên cao học Trường ĐH Kỹ thuật Công Nghệ TP.HCM với đề tài “Chiến lược phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2020” của Nguyễn Văn Chính (2013): đã đưa ra chiến lược và định hướng phát triển du lịch của Cần Giờ.
5. Điều mới của luận văn:
- Về mặt lý luận: luận văn tập hợp các cơ sở lý luận về khai thác và phát triển DLSTBV trên nhiều khía cạnh như phương pháp đánh giá tiềm năng trong DLST, khái niệm và nguyên tắc phát triển DLBV, các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến DLSTBV. Đồng thời, luận văn cũng trình bày nhiều dẫn chứng về kinh nghiệm khai thác tiềm năng phát triển DLSTBV ở một số nước như Thái Lan, Indonesia, Úc…và một số vùng ở Việt Nam. Qua đó, rút kinh nghiệm để vận dụng cho phát triển du lịch sinh thái tại Cần Giờ.
- Về thực tiễn: luận văn khai thác một số tài nguyên (rừng, biển, sông suối, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, thảm thực vật) các khu vực có khả năng khai thác và thu hút khách tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
*Thu thập thông tin:
Thông tin và dữ liệu thứ cấp: nguồn số liệu thứ cấp của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Hiệp Hội Du lịch, Niêm giám thống kê, kỷ yếu hội nghị, hội thảo, tạp chí