2.3.3.3 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh
Sau khi tiến hành đánh giá bằng thang đo hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA thì ta loại 1 biến và mô hình nghiên cứu được điều chỉnh lại bao gồm 20 biến như sau:
Nhóm nhân tố F1 “Mức chi phí”: Có 8 biến tương quan chặt chẽ với nhau, bao gồm (vệ sinh môi trường, An toàn trong vận chuyển, Chi phí mua tour, Chi phí vận chuyển, Chi phí ăn uống, Chi phí lưu trú, Chi phí mua quà lưu niệm, Chi phí khác).
Nhóm nhân tố F2 “Dịch vụ du lịch homestay”: Có 8 biến tương quan chặt chẽ với nhau, bao gồm (Dịch vụ lưu trú, Dịch vụ ăn uống, Thái độ phục vụ của chủ nhà, Thái độ phục vụ của nhân viên, Thái độ của cư dân địa phương, Trình độ ngoại ngữ của chủ nhà và hướng dẫn viên địa phương, An ninh trật tự, Vệ sinh an toàn thực phẩm).
Nhóm nhân tố F3 “Tài nguyên du lịch”: có 4 biến tương quan chặt chẽ vơi nhau, bao gồm (Sự đa dạng của sản phẩm tham quan, Di tích lịch sử, làng nghề, lệ hội, Phong tục tập quán, Ẩm thực).
Mức chi phí
Dịch vụ du lịch
Sự hài lòng của du
khách về DL homestay
Tài nguyên du lịch
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả năm 2017
2.3.3.4. Hồi quy tuyến tính đa biến
Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến nhằm kiểm định biến phụ thuộc là sự hài lòng và các biến độc lập cảnh quan địa phương; cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch; chi phí hàng hoá, dịch vụ du lịch; con người và an ninh, an toàn có cùng chiều với nhau không.
Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến:
Y = α0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + e
Trong đó: Y: Sự hài lòng của khách hàng; α0 hằng số
X1, X2, X3, X4, X5 : Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách lần lượt là: cảnh quan địa phương; cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch; chi phí hàng hoá, dịch vụ du lịch; con người và an ninh, an toàn.
β1, β 2, β 3, β 4, β 5: Các tham số hồi quy e: sai số mô hình
Hệ số tương quan bội R (Muitiple of determination): hệ số R thể hiện mức độ quan hệ phụ thuộc Y và các biến độc lập X. Khi R càng lớn thì mối quan hệ càng chặt chẽ ( -1 ≤ R ≤ 1).
Hệ số xác định R2 (Multiple coefficier of determination): tỷ lệ phần trăm biến động của Y được giải thích bởi các biến Xi.
Hệ số xác định đã hiệu chỉnh (Adjusted R square): dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì ta quyết định đưa biến đó vào phương trình hồi quy. Hệ số này phản ánh sát mức độ phù hợp của mô hình.
P value (Probablity value): giá trị P là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó bác bỏ giả thuyết H0: β1 = β2 = β3 =…= βk.
Trong đề tài sử dụng thang đo Lirket 5 mức độ để đo lường mức độ đánh giá mức độ hài lòng của du khách.
Bảng 2.11: Kết quả hồi quy tuyến tính
Hệ số (B) | Sig. | VIF | |
Hằng số | 4,198 | 0,000 | |
F1: Mức chi phí | 0,331 | 0,000 | 1,000 |
F2: Dịch vụ du lịch homestay | 0,412 | 0,000 | 1,000 |
F3: Tài nguyên du lịch | 0,225 | 0,000 | 1,000 |
Sig.F | 0,000 | ||
Hệ số R2 hiệu chỉnh | 0,671 | ||
Hệ số Durbin-Watson | 1,761 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lượt Khách Và Doanh Thu Du Lịch Tỉnh Vĩnh Long
- Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Đối Với Du Lịch Homestay Tỉnh Vĩnh Long
- Thời Gian Kéo Dài Của Chuyến Tham Quan Homestay Vĩnh Long
- Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Homestay Vĩnh Long
- Công Tác Đảm Bảo An Ninh Chính Trị, Trật Tự An Toàn Xã Hội
- Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long - 15
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả năm 2017
Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 2.11 ta thấy, hệ số Sig.F của mô hình = 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 1% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê,
phù hợp với tập dự liệu và có thể sử dụng được, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y (biến phụ thuộc). Hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình là 61,1%, tức là sự biến thiên sự hài lòng của du khách được giải thích bởi các yếu tố được đưa vào mô hình là 67,1%. Hệ số Durbin-Watson của mô hình là 1,761 nằm trong khoản từ 1,5 đến 2,5 chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Bên cạnh đó, độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 10 nên ta kết luận rằng các biến đưa vào mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 2.11, tác giả xây dựng phương trình hồi quy cho mô hình được viết lại như sau:
Y = 4,198 + 0,331*MUCCHIPHI + 0,412* DICHVUDULICHHOMESTAY + 0,225*TAINGUYENDULICH
Qua kết quả phân tích còn cho thấy, tất cả 3 nhân tố đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê ở các mức ý nghĩa 1% bao gồm: Mức chi phí; Dịch vụ du lịch homestay; Tài nguyên du lịch. Vậy các yếu tố: Mức chi phí; Dịch vụ du lịch homestay; Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với các dịch vụ du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long. Như vậy, các hệ số hồi quy tìm được có ý nghĩa và mô hình được sử dụng tốt.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 luận văn đã tập trung phân tích thực trạng quản lý, khai thác du lịch homestay tại cù lao An Bình nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng đồng thời sử dụng phần mềm SPSS để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long. Tại chương 2, tác giả đã đưa ra những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong quá trình khai thác, có so sánh cụ thể với các tỉnh trong cụm phía Đông ĐBSCL. Công tác quảng bá xúc tiến, đào tạo nguồn nhân lực và sự liên kết giữa các điểm homestay cũng như công tác báo cáo, thanh kiểm tra, đăng ký hạng đạt chuẩn và mô hình đăng ký,
Chương 3. GIẢI PHÁP KHAI THÁC DU LỊCH HOMESTAY TỈNH VĨNH LONG
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã đánh giá, nhận định nhiều vấn đề rất sâu sắc, chuẩn xác, là cơ sở khoa học rất quan trọng để tác giả đưa ra những giải pháp cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch homestay Vĩnh Long.
Chiến lược cũng đã xác định những mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu kinh tế: năm 2020 thu hút 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế với mức tăng trưởng là 7,2%/năm, phục vụ 47 - 48 triệu lượt khách nội địa với mức tăng trưởng 5,3%/năm; thu nhập du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, giai đoạn này tăng trung bình 12,5%/năm; tỷ trọng GDP du lịch chiếm 6,5 - 7% tổng GDP cả nước, tăng trung bình 12,8%/năm…
Mục tiêu xã hội: góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo, phấn đấu đạt 870 ngàn lao động trực tiếp trong du lịch trong tổng số 3 triệu lao động đến năm 2020…
Mục tiêu môi trường: phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đảm bảo môi trường là yếu tố hấp dẫn du lịch, đảm bảo chất lượng và giá trị thụ hưởng du lịch, thương hiệu du lịch.
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Long
Một trong những thách thức lớn trong phát triển du lịch Vĩnh Long là thiếu sản phẩm đặc thù để tạo ra sự khác biệt so với du lịch vùng. Phần lớn phương pháp làm
du lịch của các tỉnh ĐBSCL gần như giống nhau, đa phần dựa vào năng lực tự nhiên để phát triển du lịch, trong khi năng lực này lại quá tương đồng, dễ gây nhàm chán cho du khách. Thực tế, địa phương nào cũng lấy mô hình tát ao bắt cá, nghe đờn ca tài tử, một ngày làm nông dân, đêm nghỉ tại nhà dân, .... lâu dần tạo sự nhàm chán cho khách du lịch.
Từ thực trạng trên, ngày 06/11/2015 TU Vĩnh Long đã ban hành Nghị quyết 01- NQ/TU về phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn 2030 và ngày 06/9/2016 UBND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Quyết định số 1976/QĐ- UBND về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01/NQ-TU. Đây được xem là sự đột phá của ngành du lịch Vĩnh Long, cơ quan quản lý nhà nước đã có sự quan tâm đến sự phát triển du lịch tỉnh nhà. Việc ban hành nghị quyết và kế hoạch thực hiện nghị quyết nhằm nâng cao nhận thức và hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp và nhân dân trong quá trình khai thác du lịch tỉnh, phấn đấu đưa ngành du lịch tỉnh nhà từ ngành kinh tế quan trọng thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
3.1.3. Một số chỉ tiêu dự báo
Dự báo số lượng du khách quốc tế và nội địa : Phấn đấu tốc độ tăng lượng khách trong và ngoài nước giai đoạn 2016 - 2020 đạt từ 10 % - 15 %/năm, tương ứng mỗi năm tăng từ 100 nghìn đến 140 nghìn khách. Sau khi nâng cấp, chấn chỉnh dịch vụ du lịch dự kiến giai đoạn 2021 - 2030 tốc độ tăng lượng khách trong và ngoài nước đạt từ 25% - 30%, tương ứng mỗi năm tăng từ 480 nghìn đến 580 nghìn khách du lịch.
Phấn đấu ngày lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế sẽ tăng lên 1,5 ngày năm 2020, 1,8 ngày năm 2025 và 2 ngày năm 2030. Về chi tiêu đối với khách quốc tế năm 2020 dự kiến khoảng 320.000 đ/ngày khách, năm 2025 khoảng 400.000đ/ngày khách và năm 2030 khoảng 450.000đ/ngày khách.
Dự báo doanh thu du lịch: Phấn đấu doanh thu du lịch tăng trung bình giai đoạn 2016 - 2020 là 18 %/năm, giai đoạn 2021 - 2025 là 25%/năm, giai đoạn 2026 -
2030 là 30%/năm.
3.1.4. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu
Căn cứ vào những lý luận cơ bản về du lịch homestay, về sự hài lòng của du khách (chương 1), tác giả làm cơ sở khoa học cơ bản để đưa ra những giải pháp mang tính ứng dụng trên lý thuyết được kế thừa từ những nhà nghiên cứu, từ các chuyên gia, các nhà học thuật chuyên ngành, ngành liên đới, các bài báo, các tài liệu được công nhận.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực tiễn từ thực trạng phát triển du lịch homestay Vĩnh Long (chương 2), tác giả rút ra những đánh giá, nhận định về hạn chế, khó khăn du lịch Vĩnh Long đang gặp phải để đưa ra các giải pháp mang tính cấp thiết, thực tế phù hợp với năng lực và nhu cầu phát triển của du lịch homestay Vĩnh Long.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu khảo sát 200 mẫu từ khách du lịch trong nước và quốc tế (chương 3), kết quả tham khảo ý kiến các chuyên gia, tác giả thu nhận được những phản hồi rất xác thực về nhu cầu của du khách, hiểu được họ cần gì, muốn gì, hy vọng gì, từ đó làm cơ sở thực tiễn để đưa ra các giải pháp mang tính khả thi cao giúp các homestay trong việc làm thỏa mãn nhu cầu khách du lịch và phát triển du lịch địa phương.
3.2. Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
3.2.1. Mức hợp lý của chi phí
Mức hợp lý chi phí ảnh hưởng đến việc khai thác du lịch homestay của tỉnh Vĩnh Long, đối với chi phí khách du lịch mua tour đòi hỏi các đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế cần có chính sách khuyến mãi, giảm chi phí khi thuê tàu du lịch, phí tham quan vườn cây ăn trái vào những dịp lễ, tết hay dịp sinh nhật của khách du lịch,
... cho các đối tượng khách đặc biệt là khách quốc tế. Từ đó tạo ấn tượng tốt cho khách du lịch và tăng thời gian lưu trú, tăng nguồn thu cho du lịch địa phương.
Sử dụng phương tiện vận chuyển phù hợp và đặc biệt các tàu du lịch phải trang bị cứu sinh đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo luôn đẹp, tạo sức hấp dẫn cho khách du lịch khi sử dụng phương tiện.
Đối với chi phí ăn uống, đòi hỏi các chủ cơ sở homestay cần sáng tạo thêm nhiều món ăn ngon và độc đáo để đãi khách, các món ăn đó phải đặc sắc để tạo ấn tượng tốt cho du khách và nó có thể trở thành đặc sản của riêng du lịch Vĩnh Long. Hướng dẫn khách du lịch tham gia vào một vài công đoạn làm món ăn như: câu cá, bắt cá, bắt ốc, hái rau, gói bánh, nấu nướng,… khi tham gia vào những công việc trên, giúp khách có cảm giác hào hứng và ấn tượng sâu sắc về món ăn hơn, vì khách được hướng dẫn, được làm và được thưởng thức, cảm giác như khách là một người thân thật sự trong gia đình.
Để có thể nâng cao chất lượng tạo sức hấp dẫn đối với khách du lịch, tăng kéo dài thời gian lưu lại ở địa phương, tăng nguồn thu từ khách du lịch, trước hết các cơ sở homestay cần thực hiện việc nâng cao thêm về nghiệp vụ và kỹ năng tương tác với khách du lịch, chỉnh trang tôn tạo lại nhà cửa, tạo không khí thoáng mát, tạo nét hài hòa và đảm bảo vệ sinh môi trường. Tăng thêm thời gian trao đổi và tiếp xúc giữa chủ nhà và khách du lịch góp phần tạo thêm tính gần gũi thân mật. Nên sử dụng các trang phục truyền thống như áo bà ba, khăn rằn, guốc mộc trong việc đón tiếp và phục vụ khách du lịch. Dụng cụ đựng trái cây, thức ăn hạn chế sử dụng dụng cụ làm từ nhựa, inox mà thay vào đó sử dụng những vật liệu làm từ gỗ, mây, tre, lát, lá chuối, sản phẩm lục bình.... để tăng thêm sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Ví dụ: những chiếc rổ tre để đựng rau quả, đựng cá, lá chuối gói bánh và lót bánh xèo; các sản phẩm từ lục bình như kệ đựng báo, hộp đựng khăn giấy, rổ đựng trái cây,...
Việc phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo nguồn thu cho người dân địa phương nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Do vậy, duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đã có, cần sáng tạo tìm ra nhiều sản phẩm du lịch mới lạ để thu hút khách du lịch.
Nâng cao chất lượng sản phẩm tại các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, vừa sản xuất những sản phẩm hấp dẫn để bán cho khách du lịch mua về làm quà cho bạn bè người thân, vừa phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu quy trình sản xuất. Hướng dẫn khách tự tay hoàn thành một sản phẩm, hay làm một vài công đoạn đơn giản để giúp
khách du lịch có được ấn tượng sâu sắc hơn. Khuyến khích các cơ sở tự tạo ra sản phẩm lưu niệm cho khách, hạn chế tình trạng mua sản phẩm từ nơi khác rồi bán lại, điều này làm cho khách không có ấn tượng riêng về du lịch homestay Vĩnh Long. Có thể kết hợp hoạt động du lịch homestay với việc đưa khách đi tham quan các làng nghề truyền thống như: làng nghề làm bánh tráng, làng nghề nuôi ong mật, làng nghề đan đát,...
3.2.2. Giải pháp khai thác dịch vụ du lịch homestay
Dịch vụ lưu trú:Gắn kết các dịch vụ với việc cho khách lưu trú tại các cơ sở homestay nhằm tạo sức hấp dẫn cho khách du lịch, các dịch vụ có thể kết hợp như:
Chữa bệnh kết hợp nghỉ dưỡng tại homestay: Với đặc trưng du lịch homestay gần gũi với thiên nhiên sẽ dễ dàng mang lại sức khỏe cho người bệnh, có nhiều loại lá cây, dây leo có thể làm thuốc uống (thuốc nam) rất hiệu quả. Để khai thác được loại hình du lịch này cần đầu tư dịch vụ y tế và phối hợp đông y trong điều trị và chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp... qua các dịch vụ như chữa bệnh không bằng thuốc mà bằng massage, bấm huyệt, dùng thực phẩm điều trị... Loại hình du lịch này có thể phục vụ cho cả hai đối tượng khách du lịch quốc tế và trong nước.
Sản phẩm quà lưu niệm tại homestay: đây là dịch vụ thật sự rất cần thiết, hiện nay dịch vụ này đang bị bỏ rơi hoàn toàn tại Cù lao An Bình nói riêng và Vĩnh Long nói chung, trong khi đó doanh thu du lịch phần này chiếm tỷ trọng rất lớn tại các nước du lịch phát triển. Để thực hiện được dịch vụ này, cần có sự can thiệp của Nhà nước trong công tác quy hoạch và khai thác các làng nghề đưa vào hoạt động trong du lịch, đặc biệt lưu ý đến sản phẩm mang tính đặc trưng của vùng và sự tiện dụng đối với sản phẩm. Trên thực tế, nghề gốm Cổ Chiên có thể đưa vào xây dựng và phát triển thành sản phẩm quà lưu niệm đặc trưng du lịch Vĩnh Long. Các sản phẩm gốm nên có kích thước nhỏ, gọn, hình dáng và kiểu mẫu nên hiện thực hóa những con vật thú cưng hay những hình ảnh đặc trưng của Cù lao An Bình như nhà cổ, thuyền, ghe, xuồng, nhạc cụ trong đờn ca tài tử; con cờ trong bộ cờ vua, cờ tướng; bình hoa nhỏ; tranh bằng đất nung ... Cũng có thể phát triển các nghề như đan thảm lục bình, đan lát, tranh thêu, tranh sáng tạo từ các nguyên liệu tái chế như vỏ cây,