Đối với thị trường Châu Âu: đây là thị trường đặc biệt quan trọng với tỷ lệ tương đối cao trong cơ cấu khách quốc tế và đang có xu hương tăng lên, đây là thị trường tiềm năng không chỉ của tỉnh Vĩnh Long mà còn cả khu vực ĐBSCL. Các thị trường Châu Âu truyền thống và quan trọng: Pháp, Anh, Đức, Thụy Sỹ, Hà Lan, Đan Mạch, đối tượng này có khả năng chi trả cao, đòi hỏi được phục vụ những sản phẩm du lịch hoàn hảo, chất lượng cao. Với lợi thế về tiềm năng của du lịch tỉnh và kết nối với các khu, điểm du lịch ở Trà Vinh, Cần Thơ, .... và các địa bàn khác trong khu vực ĐBSCL cùng với những lễ hội, các món ăn đặc sản của vùng thì du lịch Vĩnh Long hoàn toàn có khả năng thu hút mạnh thị trường khách này.
Thị trường Đông Á - Thái Bình Dương: bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Australia, Hàn Quốc,... nhóm đối tượng khách này yêu cầu rất cao về chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm du lịch yêu thích thường là tham quan thắng cảnh, tìm hiểu di tích văn hóa lịch sử, lễ hội, ẩm thực và mua sắm hàng lưu niệm. Để đáp ứng nhu cầu, cần phải đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ nhân viên phục vụ cần được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Thị trường khách ASEAN: phần lớn các nước ASEAN đông dân, có mức sống không cao, có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về lịch sử, văn hóa và cách sống, điều kiện đi lại trong khu vực ngày một dễ dàng hơn vì đây là thị trường tiềm năng của Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng. Tuy nhiên, nhóm này đòi hỏi giá cả hợp lý, phù hợp với thu nhập của họ, dịch vụ chất lượng, hiệu quả, mặt hàng mua sắm phải phong phú, sản phẩm khác biệt với họ, tránh nhàm chán, lặp lại giữa các nước trong khu vực. Đặc biệt Vĩnh Long cần quan tâm nhiều tới các nước Campuchia, Thái Lan là thị trường có khả năng phát triển mạnh khi hành lang ven biển phía Nam của các nước tiểu vùng Mekong mở rộng hình thành.
Đối với thị trường khách nội địa, cùng với điều kiện giao thông vận tải ngày càng thuận lợi, lượng khách đến Vĩnh Long sẽ ngày càng đông, đa dạng về lứa tuổi, thành phần, nghề nghiệp, đến từ nhiều địa phương khác nhau, họ thường đi theo đoàn, theo nhóm, vì vậy trong thời gian tới đối tượng thị trường chính như sau:
Khách du lịch thương mại, du lịch công vụ: chủ yếu đến từ các TP lớn như Hà Nội, TP HCM, TP Cần Thơ,.... đối tượng chính là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, thường kết hợp công tác và du lịch. Khả năng chi tiêu của các đối tượng du lịch này khá cao, nên họ thường sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn.
Khách đi tour trên tuyến du lịch Bắc - Nam: đối tượng khách này cũng chiếm một phần đáng kể, họ sẽ dừng chân ở Vĩnh Long để tham quan một số điểm du lịch quan trọng của tỉnh nếu ngành du lịch đẩy mạnh chất lượng phục vụ và quảng bá xúc tiến du lịch có thể kéo dài thời gian lưu trú của họ.
3.3.4. Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Công an tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Đặc biệt tại các địa phương trong tỉnh có khách du lịch quốc tế tập trung đông, nhất là tại các cơ sở homestay.
Có thể bạn quan tâm!
- Thời Gian Kéo Dài Của Chuyến Tham Quan Homestay Vĩnh Long
- Giải Pháp Khai Thác Du Lịch Homestay Tỉnh Vĩnh Long
- Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Homestay Vĩnh Long
- Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long - 15
- Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long - 16
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Trong thực tế hiện nay, vấn đề trật tự an ninh đảm bảo an toàn cho du khách tại các cơ sở homestay luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở hoạt động theo dạng nhà dân, sử dụng lao động tại chỗ, nên không có sự phân công rõ ràng, cụ thể khi có khách đến tham quan, ăn uống, đặc biệt là lưu trú qua đêm. Vì thế, các cơ sở nên xây dựng mô hình đảm bảo an ninh trật tự tại đơn vị mình, tác giả mạnh dạnh đề xuất mô hình xây dựng phương án an ninh trật tự cho các hộ kinh doanh du lịch homestay, cụ thể tại phụ lục B
Việc xây dựng mô hình này dựa trên tổng quan cách bố trí nhà từ hàng rào đến bên trong, xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra, thông báo đến tổ nhân dân tự quản, công an gần nhất và các đơn vị chức năng để được hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời. Từ đó, tạo sự yên tâm cho khách du lịch khi lưu trú trú tại các cơ sở. Mô hình này sẽ được các cơ sở dán nơi dễ nhìn thấy để các thành viên thấy và nắm lịch phân công trực, để công tác chuẩn bị và đảm bảo an toàn cho khách du lịch.
3.4. Kiến nghị
3.4.1 UBND Vĩnh Long
UBND tỉnh cần ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và CSVC kỹ thuật du lịch cho nhân dân địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia phát triển mô hình du lịch homestay có điều kiện xây dựng cơ sở của mình đạt yêu cầu. Sự cấp thiết trong thời gian tới là có biện pháp nạo vét tuyến kênh Mương Lộ và sông Cái Muối, tuyến chính trong việc đưa khách du lịch về các điểm homestay trên cù lao. Đồng thời nên cho xây dựng các công trình vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn chất lượng tại các bến xe khách, bến xe buýt, bến tàu, bến phà. Phát triển và khai thác hiệu quả du lịch homestay gắn với bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường luôn là một trong những các tiêu chí hàng đầu. Cần ban hành những quy định về nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về tài nguyên du lịch và môi trường thông qua chương trình giáo dục và tổ chức các buổi họp cộng đồng.
Cần có chương trình phát triển đồng bộ, quy hoạch tổng thể về quản lý, phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch homestay. Tuyên truyền rộng rãi đến người dân địa phương về các lợi ích kinh tế cũng như văn hóa xã hội mà du lịch homestay mang lại, trùng tu các di tích lịch sử, các nét văn hóa truyền thống tại địa phương. Thêm vào đó, nên có các chính sách hỗ trợ các hộ tham gia cung ứng dịch vụ du lịch bằng các chính sách, giảm thuế, chậm thu thuế đất, thuế dịch vụ… mở thêm các chương trình giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với những hộ thành công trong lĩnh vực homestay, trao đổi nghiệp vụ với các nhân viên du lịch chuyên nghiệp.
3.4.2 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long
Cần tiến hành liên kết các homestay với nhau để tạo một chất lượng dịch vụ đồng bộ nhằm tránh hiện tượng sao chép, trùng lắp loại hình homestay với các địa phương khác. Phối hợp cùng Hiệp hội du lịch đóng vai trò là cầu nối để kết nối để các homestay cùng nhau phát triển. Thường xuyên tổ chức Hội thảo, Hội nghị bàn về loại hình du lịch homestay trong tỉnh có so sánh với các địa phương khác, tạo cho các nhà quản lý homestay hiểu biết nhau hơn, cùng nhau hoạch định, tổ chức hoạt động mô hình homestay tại tỉnh nhà được đồng bộ và đảm bảo chất lượng.
Cần kiến nghị về cấp Bộ ngành Trung ương trong việc điều chỉnh tiêu chuẩn về du lịch homestay cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của các vùng miền trong phạm vi cả nước.
3.4.3 UBND cấp xã
Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng những lợi ích của hoạt động du lịch nói chung, những lợi ích trực tiếp mang lại cho cộng đồng khi tham gia hoạt động du lịch homestay tại địa phương. Tư vấn, hỗ trợ cho cộng đồng về mặt pháp lý, hướng dẫn phương pháp tổ chức hoạt động du lịch tại khu, điểm du lịch. Đồng thời, quản lý, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khách du lịch khi đến địa phương tham quan. Đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an toàn cho du khách trong quá trình lưu lại
3.4.4 Đối với các doanh nghiệp lữ hành
Các doanh nghiệp lữ hành nên tranh thủ tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch trong và ngoài nước nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch homestay tại Vĩnh Long, thu hút nhiều du khách ngoài nước. Đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch, chiến lược marketing hợp lý, hiệu quả, đúng thời điểm giúp cho sản phẩm mới dễ dàng tiếp cận với du khách tại các vùng, miền lân cận và cả du khách quốc tế. Đầu tư vào việc nghiên cứu, thiết kế sản phẩm du lịch homestay theo hướng liên kết vùng dựa trên đặc thù của từng địa phương, tạo nên lợi thế so sánh của khu vực. Trong đó, việc chủ động kết nối với cộng đồng phát triển du lịch và chính quyền địa phương là mấu chốt cho sự phát triển.
3.4.5 Đối với cộng đồng địa phương
Đối với các hộ cung cấp dịch vụ ăn uống cần lưu ý đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho du khách, trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Riêng các nhà vườn, cần quan tâm đến đặc điểm trồng trọt của vườn, để hấp dẫn du khách thì các nhà vườn nên trồng xen canh nhiều loại cây ăn quả, có như thế mới có khả năng thu hút khách thường xuyên, chứ không chỉ theo mùa vụ. Các hộ nên chủ động liên kết với các doanh nghiệp lữ hành để được hỗ trợ nhiều hơn về nghiệp vụ, lượng khách, và các chi phí trong kinh doanh du lịch. Tích cực quan tâm đến các chương
trình tập huấn của địa phương cũng như của các doanh nghiệp hợp tác để nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn kinh doanh hiệu quả.
PHẦN KẾT LUẬN
Du lịch homestay tại Vĩnh Long đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Trong thời gian qua, việc phát triển loại hình du lịch homestay tại Vĩnh Long đã đóng góp vào việc phát triển kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ, kiến thức cho người dân, phát triển văn hóa truyền thống… Tuy nhiên, mức độ còn nhỏ lẻ chưa đồng bộ và thiếu tập trung, tình hình cung ứng dịch vụ du lịch của các hộ dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc điểm về địa hình và điều kiện tự nhiên là ưu thế nhưng trở nên bất lợi trong việc khai thác homestay vì làm cho các sản phẩm gần giống nhau. Thông qua kết quả nghiên cứu, tỷ lệ hộ tham gia phát triển homestay tại Vĩnh Long vẫn còn hạn chế, trình độ học vấn tương đối khá, trình độ ngoại ngữ của các hộ tham gia cung ứng còn rất kém.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ba nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với homestay Vĩnh Long là: “Mức chi phí”, “Dịch vụ du lịch homestay” “Tài nguyên du lịch”. Trong đó, “Dịch vụ du lịch homestay” là nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự hài lòng của du khách đối với sự phát triển của du lịch homestay tại Vĩnh Long. Cuối cùng, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp khai thác như sau: thiết kế chương trình đào tạo riêng cho các hộ cung ứng nhằm giúp họ có kiến thức nghiệp vụ bài bản để tham gia phát triển homestay theo hướng thống nhất; chú trọng đến việc tạo mối liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa các homestay với chính quyền địa phương và các công ty lữ hành, để giảm bớt các trở ngại khó khăn trong quá trình hoạt động; công tác đào tạo nhân lực, mở các lớp bồi dưỡng, giáo dục về du lịch homestay cho cộng đồng địa phương như phương thức làm du lịch, thái độ với khách du lịch, nghiệp vụ tiếp đón khách du lịch,…; công tác quảng bá xúc tiến du lịch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá tiềm năng, sản phẩm, tài nguyên du lịch nhằm thu hút lượng khách ngày càng đông góp phần phát triển kinh tế - xã hội
nâng cao hình ảnh du lịch homestay trong và ngoài nước. Điều này giúp hình ảnh du lịch địa phương tiếp cận được du khách mọi miền, thu hút lượng khách ngày càng đông và cũng là động cơ thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh theo hướng chuyên nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), “Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng Việt Nam, dự án tổ chức phát triển du lịch Hà Lan”, Trường Đại học Hà Nội.
2. Bùi Thị Hải Yến (2007), Tài Nguyên du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Chính phủ (2011), Tóm tắt nội dung Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội.
4. Cục Công tác phía Nam (2016), Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng, TP HCM.
5. Đinh Công Thành và cộng sự (2011),“Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng”, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, trang 2.
6. Đỗ Thị Thanh Vinh (2013), “Ảnh hưởng văn hóa cộng đồng đến việc phát triển mô hình du lịch Homestay”, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp bộ môn, khoa Kinh tế, trường Đại học Nha Trang
7. Đỗ Văn Xê và Lê Hoàng Ân (2010), “Giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang”, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số 12, trang 336 - 345.
8. Hiệp hội du lịch tỉnh Vĩnh Long (2013), Hội nghị chuyên đề “Tìm giải pháp liên kết khai thác phát huy du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn”, Vĩnh Long.
9. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008),“Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức.
10. Hồ Lê Thu Trang và Phạm Thị Kim Loan (2012), “Các yếu tố quyết định sự hài lòng và sự sẵn lòng quay lại của khách nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng”, Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ, trang 212 - 213.
11. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế (2015), “Phát triển nguồn lực du lịch tiểu vùng sông Mê Kong”, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông.
12. Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014), “Đánh giá sự hài lòng của khách nội địa về chất lượng dịch vụ du lịch tại làng cổ Đường Lâm”, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trang 23.
13. Lê Thị Hiền Thanh (2008), “Phát triển du lịch homestay ở Sa Pa”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
14. Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011)“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang”, Đại học Cần Thơ, trang 13.
15. Luật Du lịch Việt Nam (2005), Hà Nội.
16. Mai Văn Nam (2008), Giáo trình Kinh tế lượng, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.
17. Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thị Bích Huệ, Chu Mạnh Trinh (2011), “Nghiên cứu homestay, mô hình lưu trú phù hợp công tác bảo tồn thiên nhiên tại cụm đảo cù lao Chàm, tỉnh Quảng Nam”, Ban quản lý khu bảo tồn cù lao Chàm.
18. Nguyễn Diễm Phúc (2013), “Bảo vệ Môi trường Du lịch cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long” Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.
19. Nguyễn Đình Thọ (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
20. Nguyễn Kiều Nga (2013) “Nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch tại Cù lao An Bình - tỉnh Vĩnh Long” Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Cửu Long.
21. Nguyễn Thị Quỳnh (2015) “Phát triển du lịch homestay tỉnh Ninh Bình”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
22. Nguyễn Quyết Thắng (2015), giáo trình lưu hành nội bộ, Khoa Quản trị - Nhà hàng - Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TP HCM.
23. Nguyễn Quốc Nghi và Phạm Lê Hồng Nhung (2011), “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng Tiền Giang”, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh, số 1.