Biểu Đồ Tốc Độ Tăng Trưởng Cpi Bình Quân Của Quý I Qua Các Năm


2017 doanh thu của doanh nghiệp là 324.258.000.000 đồng, sang năm 2018 đã lên đến 362.829.000.000 đồng. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với doanh nghiệp vì doanh nghiệp đã giữ vững tốc độ phát triển hàng năm của mình.

Tình hình tài chính

Bảng 2.5. Bảng cân đối kế toán trong 3 năm 2018 – 2020

ĐVT: triệu đồng



2019

2018

2017

2019/2017

2019/2018

GT

TT

GT

TT

GT

TT

Tài sản

ngắn hạn

294.682

100

284.630

100

222.826

100

1.28

1.04

Tài sản

dài hạn

521.936

100

360.394

100

214.025

100

1.68

1.45

Tổng tài

sản

816.618

100

644.979

100

436.851

100

1.48

1.27

Nợ phải

trả

464.686

100

321.443

100

314.243

100

1.02

1.45

Vốn chủ

sở hữu

350.355

100

322.529

100

121.608

100

2.65

1.09

Lợi ích

cổ đông thiểu số


1.577


100


997


100


1.000


100


0.98


1.58

Tổn

nguồn vốn


816.618


100


644.979


100


436.851


100


1.48


1.27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nhìn chung, mặc dù ngành Du lịch phải bị trì hoãn nhiều bởi dịch covid – 19 nhưng tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty tăng đáng kể từ năm 2018 đến năm 2020. Cụ thể, từ năm 2018 đến năm 2019 tăng 1,48 lần còn từ năm 2019 đến năm 2020 tốc độ tăng giảm xuống tuy nhiên vẫn tăng được 27%. Điều này, cho thấy công ty mặc dù tốc độ pát triển chưa đều nhưng đang có xu hướng mở rộng và phát triển qui mô hoạt động kinh doanh của công ty.


2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING

2.2.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế

Việt nam là nước có tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực và trên Thế Giới. GDP Việt Nam năm 2019 được tổng kết tăng 7,02% vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6% đến 6,8%, CPI bình quân năm 2019 được kiểm soát, tăng ở mức thấp. Bình quân năm 2019, CPI chỉ tăng 2,79% so với bình quân năm 2018, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra. Đây cũng là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 3 năm qua. Những năm gần đây lạm phát của việt nam đã giảm và mức thu nhập tăng lên. Và nhu cầu cũng như đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Hoạt động thương mại, dịch vụ của cả nước năm 2019 tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 tăng cao 11,8% so với năm trước, mức tăng cao nhất giai đoạn 2016 – 2019. Riêng ở Đà Nẵng vào giai đoạn 2015-2019, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) tăng 8%/năm. Năm 2019 đạt 62.150 tỷ đồng, gấp 43 1,2 lần so với năm 2016, bằng 1,4% so với cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên cả nước nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng khiến đời sống của người dân được cải thiện, thu nhập của người dân tăng lên dẫn tới cầu về du lịch tăng cao. Điều này là một điều kiện thuận lợi cho việc mua bán tour du lịch phát triển của công ty. Thu nhập của người dân tăng mạnh làm mức sống của người dân tăng cao. Mức sống của đại bộ phận người dân trong xã hội tăng cao, khả năng chi tiêu cho các dịch vụ chăm sóc bản thân ngày càng được chú trọng.

Tuy nhiên năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 làm cho tăng trưởng kinh tế quý 1 năm 2020 của nước ta đạt 3,82%, đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 10 năm 2011-2020 với sự sụt giảm tăng trưởng ở cả ba khu vực. Cụ thể, khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất đạt 5,15%, đóng góp 2,14 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ tăng 3,27%, đóng góp 1,51 điểm phần trăm; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng 0,08%, giảm 2,73 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019. Đây được xem là thời kì khủng hoảng kinh tế, dịch Covid 19 tàn phá nặng nề nền kinh tế, chỉ số tăng trưởng giảm mạnh, tác động tiêu cực đến toàn bộ thị trường Việt Nam và đặc biệt là ngành du lịch. Các công ty lữ


hành, du lịch, khách sạn... đều chịu tác động tiêu cực khi nền kinh tế giảm mạnh này, ảnh hưởng của dịch bệnh bắt buộc phải đóng cửa khách sạn, nhà hàng... Trong thời điểm dịch bệnh cộng thêm kinh tế khó khăn nên đời sống của người dân khó khăn, chi tiêu eo hẹp và dịch bệnh hoành hành thì du lịch là điều không thể.

Để giữ mức CPI bình quân năm 2020 dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra là khó khăn vì ba tháng đầu năm 2020, chỉ số CPI đã ở mức gần 5,6%. CPI tháng 2/2020 so với tháng 12/2019 và bình quân 2 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước (tăng 5,4% và 5,91%) đều ở mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây. Đây là giai đoạn khó khăn cho ngành dịch vụ, du lịch.

Hình 2 1 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng CPI bình quân của quý I qua các năm 1

Hình 2.1. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng CPI bình quân của quý I qua các năm

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2020 ước tính tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý I các năm trong giai đoạn 2011-2020. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Hình 2 2 Tốc độ tăng trưởng GDP của quý I của các năm từ 2016 2020 Tốc độ 2

Hình 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP của quý I của các năm từ 2016-2020


Tốc độ kinh tế của các ngành đều giảm mạnh, chỉ số tiêu dùng của các ngành cũng giảm. Có thể thấy khi dịch Covid bùng phát tại Việt Nam thì việc phát triển kinh tế ở các ngành đều bị suy giảm mạnh. Khiến đời sống của người dân bị giảm xuống thu nhập của người dân giảm dẫn tới nhu cầu về du lịch cũng giảm và việc chi tiêu của người dân bị thắt chặt nhiều hơn, mọi người họ đều hạn chế đi du lịch, nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí. Đây cũng là khó khăn mà ngành du lịch gặp phải trong năm 2020 trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Điều này được xem là một khó khăn cho việc mua bán tour du lịch phát triển của công ty. Và là mối đe dọa lớn đối với ngành du lịch tại Việt Nam trong thời gian khủng hoảng này.

Môi trường nhân khẩu

Dân số hiện tại của Việt Nam là 97.581.634 người vào ngày 22/10/2020 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,25% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Với 35,92% dân số sống ở thành thị (34.658.961 người vào năm 2019).

Tỷ lệ dân số trẻ và trung niên đang có nhu cầu du lịch, tạo ra nhu cầu lớn và một thị trường rộng lớn sẽ là cơ hội cho các công ty trong ngành mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường giàu tiềm năng này, cũng như cơ hội về nguồn nhân lực và phát triển thêm nhiều loại hình du lịch đối với các đối tượng này… Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp đa số tập trung trung ở những thành phố lớn, với việc dân số ngày càng gia tăng ở các khu vực thành thị sẽ là dấu hiệu khả quan cho các hoạt động digital marketing ở khu vực này, khi mà ở thành thị mức độ am hiểu về công nghệ và sử dụng Internet là rất cao, nguồn nhân lực khổng lồ sẽ là những hứa hẹn cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cũng là dấu hiệu khả quan cho công ty cổ phần dịch vụ du lịch Việt Nam Vitours sẽ có nguồn nhân lực khá dồi dào và phát triển các hoạt động marketing tập trung ở khu vực thành thị đông dân cư để tăng hiệu quả.

Môi trường tự nhiên

Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều phong cảnh đẹp và độc đáo. Với bờ biển dài từ Bắc đến Nam đã hình thành hàng trăm bãi tắm, vịnh và quần đảo tuyệt đẹp, trong đó có những vịnh đẹp nhất thế giới như vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang. Việt Nam với 7 di sản thế giới được UNESCO công nhận, hơn 2.741 di tích quốc gia


và 8 khu dự trữ sinh quyển, 30 vườn quốc gia…Cùng với sự phong phú đa dạng về lịch sử và văn hóa, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành du lịch. Trên thực tế ngành du lịch Việt Nam chưa phát triển xứng tầm với các nguồn tài nguyên này. Thêm vào đó, nó đang đối mặt với nhiều vấn đề về sự yếu kém của cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch, tình trạng chèo kéo, bắt chẹt khách, tăng giá phòng tùy tiện, trong khi đó công tác quản lý chưa đạt hiệu quả. Những yếu tố này đã tạo ra thách thức rất lớn cho sự phát triển của Ngành Du lịch Việt Nam nói chung và Công ty VITOURS nói riêng.

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên Việt Nam thường chịu nhiều rủi ro thiên tai (bão lũ, sóng thần.). Việt Nam cũng được cảnh báo về nguy cơ sóng thần và ngập lụt nặng nề do hiệu ứng nhà kính của sự ấm lên toàn cầu làm nước biển dâng cao. Tuy nhiên, công tác dự báo, cứu trợ vàkhắc phục thiên tai của Việt Nam còn yếu kém. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý lựa chọn điểm đến an toàn của khách du lịch.

Ngoài ra, dịch bệnh cũng tác động trực tiếp và nặng nề đến ngành Du lịch. Thông tin về dịch cúm vừa tung ra, ngành Du lịch của thế giới lập tức bị ảnh hưởng, đặc biệt là ngay tại các quốc gia có người nhiễm bệnh. Dịch SARS năm 2003, các hãng du lịch VN mất khách từ 30 - 40%. Với dịch cúm A/H1N1, khách du lịch nước ngoài đến VN cũng đã giảm đáng kể. Việt Nam đã làm rất tốt trong công tác phòng chống bệnh dịch lây lan. Tuy nhiên, tâm lý lo ngại chung vẫn có tác động lớn đến tâm lý khách du lịch.

Môi trường công nghệ

Theo nghiên cứu của Criteo, Việt Nam là một trong các quốc gia có tính kết nối cao nhất thế giới. Trong số hơn 96 triệu dân thì có đến 42% dân số sử dụng điện thoại thông minh. Dự kiến đến năm 2022, sẽ có 34% dân số có hai thiết bị kết nối Internet trở lên và 89% tổng ngân sách tiếp thị sẽ được đầu tư vào mảng trực tuyến. Lượng người dùng các thiết bị điện tử để mua sắm trực tuyến tại thành thị và nông thôn cũng không quá chênh lệch. Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới do đó hệ thống kỹ thuật - công nghệ của ngành du lịch ngày càng được nâng cấp và trang bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Website của các công ty lữ hành ngày càng phát huy được thế mạnh của mình trong việc đẩy mạnh kinh doanh, giao dịch qua mạng Internet, chào bán các sản phẩm dịch vụ của mình, cung cấp thông tin. Hệ thống phần mềm quản lý ngày càng hoàn thiện


hơn đáp ứng với sự phát triển ngày càng cao trong kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả trong công tác quản lý các giao dịch với khách hàng, tính toán xử lý thông tin. Ngày nay du khách có thể dễ dàng đặt tour online thông qua các trang website của các công ty thay vì phải đến trực tiếp văn phòng của công ty du lịch, cùng với đó là công nghệ hiện đại giúp du khách có thể đặt phòng một cách dễ dàng thông qua một số app như Agoda, Trivago, booking... Hệ thống công nghệ ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng với sự phát triển ngày càng cao trong môi trường kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả trong công tác quản lý các giao dịch với khách hàng, tính toán xửa lý thông tin. Ảnh hưởng của môi trường này đến các công ty lữ hành chủ yếu thông qua hệ thống cơ sở vật chất như là các phương tiện di chuyển, hệ thống âm thanh, phương tiện liên lạc, phương tiện truyền thông... Điều này giúp cho công ty lữ hành phát triển các loại hình du lịch, các tour du lịch một cách có chất lượng đảm bảo bảo an toàn tuyệt đối cao hơn, sản phẩm dịch vụ được cải thiện hơn.

Yếu tố chính trị - pháp luật

Sự ổn định chính trị giúp cho công ty thu hút được lượng lớn khách quốc tế đến với Việt Nam. Hoạt động du lịch trong nước ngày càng phát triển hơn và Việt Nam được xem là nơi an toàn để khách quốc tế đến đi du lịch.

Đối với luật pháp như các thủ tục cấp giấy phép đi ra nước ngoài như visa hay nhập cảnh, hải quan đã được giảm bớt, thời gian cấp phép nhanh hơn. Ngày càng có nhiều nước miễn thị thực hoặc giảm bớt thủ tục xin visa du lịch cho công dân Việt Nam giúp cho việc xuất ngoại trở nên dễ dàng hơn, kích thích người dân đi du lịch nước ngoài. Ngoài ra Việt Nam đã ký Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực với 83 nước nhằm thu hút nhiều hơn khách quốc tế từ những khu vực trọng điểm. Chính Phủ còn tạo điều kiện thuận lợi cho thủ tục xuất nhập cảnh, khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân vào các lĩnh vực, ngành nghề du lịch, đặc biệt là cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất du lịch. Với việc Nhà nước miễn thị thực cho các nước quốc tế trong vòng từ 14 - 30 ngày, sẽ giúp việc tổ chức các tour du lịch của công ty dễ thực hiện hơn, kéo dài được tour du lịch. Bên cạnh đó, Đà Nẵng là một trong những nơi đi đầu trong việc mở rộng các chính sách phát triển du lịch thành phố, nhiều ưu tiên cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Vì vậy, đây là điểm thuận lợi để chi nhánh đẩy mạnh kinh doanh của mình.


Ngoài ra trong tình hình dịch bệnh có chính sách cách ly 14 ngày ngay khi nhập cảnh vào Việt Nam, và tiếp đến là Việt Nam tạm ngừng cấp thị thực (visa) cho người nước ngoài nhập cảnh, bắt đầu từ 0h ngày 18/3. Đây là một đòn đánh mạnh vào ngành du lịch nói riêng và các ngành khác nói chung. Hoạt động du lịch của Việt Nam ngừng trệ và dừng hẳn trong giai đoạn dịch bệnh này.

Yếu tố văn hóa - xã hội

Văn hóa Việt Nam đã tồn tại hàng ngàn năm nay với phong tục tập quán, nghi thức giao tiếp, các lễ hội, cùng với hơn 54 dân tộc anh em đã tạo nên một nền văn hóa Việt Nam hết sức đa dạng. Nền ẩm thực phong phú với những món ăn rất ngon và được nhiều du khách ưa chuộng như phở Hà Nội, bún bò Huế, bánh xèo, bột lọc, bánh nậm, mỗi nơi trên đất nước ta đều mang một màu sắc riêng biệt và đặc trưng ở nơi đó. Việt Nam có nhiều khu kiến trúc tôn giáo, thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan và thưởng thức như các đền, chùa, nhà thờ nổi tiếng và linh thiêng. Có nhiều phong tục lâu đời, và đặc trưng của mỗi vùng miền đặc biệt là Tết, tết vừa là một phong tục đồng thời cũng là một tín ngưỡng và cũng là một lễ hội của người Việt cùng một số dân tộc khác. Vào dịp Tết mọi người thường hay tổ chức đi chơi, du lịch, đặc biệt là du lịch đến các khu đền hay di tích tôn giáo. Bên cạnh đó con người việt nam cũng luôn mang trong mình những đức tính tốt, rất hiếu khách, cởi mở, nhân hậu và hiền lành. Đây cũng được xem là yếu tố thu hút khách du lịch đến với Việt Nam.

Ngày nay khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, trình độ của người dân cũng được tăng lên, con người không chỉ lo ăn no mặc ấm, mà họ còn muốn vui chơi, giải trí, học hỏi, mở mang kiến thức, do đó nhu cầu du lịch của con người ngày càng tăng và nó đã trở thành một phần của chất lượng cuộc sống. Và con người tích cực làm việc nên tạo cho họ những áp lực. Qua đó họ cần có thời gian để thư giãn, giảm stress bằng cách đi du lịch để cho bản thân thoải mái, tái tạo nguồn năng lượng mới và gắn kết tình yêu thương của mỗi người. Bên cạnh đó giới trẻ ngày càng năng động, thích khám phá, thích thể hiện cá tính của mình nên sự quan tâm hàng đầu của họ là những sự phiêu lưu mạo hiểm để khám phá thế giới bên ngoài. Các sản phẩm du lịch, các hoạt động của công ty luôn được thực hiện trên cơ sở theo thuần phong mỹ tục Việt Nam, thân thiện với môi trường thiên nhiên và tạo nên mối quan hệ tích cực với cộng đồng. Du lịch văn hóa là xu hướng đang phát triển mạnh tại các nước, nhất là


Việt Nam, vì nó đem lại giá trị rất lớn co cộng đồng xã hội. Ở công ty lữ hành thì các chuyến hành trình di sản, lễ hội được rất nhiều khách du lịch yêu thích lựa chọn. Có thể thấy, yếu tố văn hóa ảnh hưởng lớn đến hành vi người tiêu dùng. Mặc dù trong những năm gần đây, lòng tin của người tiêu dùng đã tăng. Tuy nhiên, vẫn cần rất nhiều nỗ lực của các doanh nghiệp để có thể tồn tại trong thị trưởng đầy khắc nghiệt này.

2.2.2. Môi trường vi mô

Đối thủ cạnh tranh

Việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, AFTA đã mang lại những tiềm năng to lớn cũng như đưa đến nhiều thách thức cho các Công ty hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, du lịch. VITOURS đã tận dụng cơ hội này mở rộng hoạt động quảng bá du lịch đến với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Bên cạnh mặt thuận lợi này, Công ty gặp phải sự cạnh tranh với các đối thủ kinh doanh du lịch và khách sạn trong nước. Công ty không những phải cạnh tranh quyết liệt giành thị phần với các Công ty Du lịch trên cùng địa bàn, trong cả nước, còn với cả những đối thủ hùng mạnh là các tập đoàn, Công ty nước ngoài với những thế mạnh vượt trội về tài chính, chiến lược marketing và năng lực quản lý.

Bảng 2.6. Bảng so sánh 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty Vitours.



So sánh


Vitours

Công ty du lịch TP.

HCM tại Đà Nẵng (Saigontourist)

Công ty du lịch TP. Đà Nẵng (Danatours)


Điểm mạnh

Là doanh nghiệp lữ hành hàng đầu có uy tín và kinh nghiệm trong điều hành, khả năng tự khai thác và chất lượng phuc vụ khách hàng.

Vitours là một thương hiệu lớn thuộc Tổng Cục du lịch Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên chất

lượng cao cùng với

Uy tín của Saigontourist trên thị thường quốc tế cao.

Công ty ra đời sớm trên thị trường nên có nhiều mối quan hệ trong kinh doanh với khách hàng.

Có quan hệ với nhiều

hang lữ hành trên quốc tế.

Có chi nhánh tại Hà Nội và Tp.HCM tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn khách.

Có các cơ sở lưu trú và nhà hàng trên địa bàn như: khách sạn Đà Nẵng, Thanh Nhã…

Là một đơn vị trực

thuộc UBND TP Đà Nẵng nên Danatours

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 12/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí