Bối Cảnh Chung Quản Lý Lễ Hội Truyền Thống Gắn Với Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Ở Việt Nam




lạc…) theo điều kiện của địa phương, nhưng cần đảm bảo ở mức tối thiểu theo thông lệ của ngành du lịch.

3.9. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách (các loại phương tiện vận chuyển khách, các cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí, mua sắm... theo thông lệ của ngành du lịch)

3.10. Nhân viên phục vụ và cơ sở vật chất và tiện nghi khác (theo thông lệ của ngành du lịch).

3.11. Hệ thống dịch vụ cung ứng tại chỗ và lân cận (dịch vụ chính (ăn, ngủ, đi lại), dịch vụ đặc trưng (hướng dân du lịch, tổ chức tour), dịch vụ bổ sung (mua sắm hàng lưu niệm, thư giãn giải trí, chăm sóc sức khỏe, thông tin liên lạc…) theo

thông lệ của ngành du lịch).

4

Khả năng kinh doanh du lịch chuyên nghiệp.

4.12. Có khả năng thiết kế và cung ứng tour du lịch lựa chọn (option tour) hoặc tour du lịch trọn gói (package tour) với khách du lịch có lưu trú qua đêm, khuyến khích tiêu thụ và trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm hàng hóa địa phương, sử dụng nhân lực du lịch địa phương.

4.13. Có sự tham gia của các doanh nghiệp lữ hành, các văn phòng/đại lý du lịch (TO&/TA)

4.14. Có khả năng liên kết mở rộng điểm đến, phát triển tour

du lịch liên vùng.

5

Có thương hiệu, được xây dựng hình ảnh, quảng bá, giới thiệu, marketing điểm đến du lịch một cách chuyên nghiệp.

5.15. Có hệ thống nhận diện hình ảnh/ thương hiệu của lễ hội truyền thống.

5.16. Có cổng thông tin chính thức, thông tin được cập nhật liên tục kể cả ngoài mùa lễ hội.

5.17. Thu hút giới truyền thông tham gia giới thiệu, quảng bá, marketing điểm đến.

5.18. Có hiệu ứng truyền miệng từ kết nối cá nhân trực tiếp

hay gián tiếp, qua mạng xã hội góp phần tạo cầu du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 9


c. Hệ tiêu chí về điều kiện, nguồn lực phát triển sản phẩm du lịch gắn với lễ hội truyền

thống

6

Vốn đầu tư cho lễ hội có yếu tố xã hội hóa.

6.19. Vốn đầu tư của Nhà nước thông qua ngân sách cấp qua từng năm.

6.20. Vốn đối ứng của cộng đồng địa phương.

6.21. Vốn góp, tài trợ của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

6.22. Sự đầu tư nâng cao khả năng cung ứng du lịch cho địa

phương từ các bên.

7

Chính sách khuyến khích, ưu tiên phát triển lễ hội truyền thống gắn với phát

triển du lịch.

7.23. Chính sách phát triển của lễ hội truyền thống nằm trong các ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng hoặc tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã và chính sách của ngành du lịch các cấp.

8

Sự tham gia nhiêt tình và thái độ tích cực, chủ động của cộng đồng địa phương vào lễ hội truyền thống và phát triển sản phẩm du lịch gắn với lễ hội

truyền thống.

8.24. Có nhiều vị trí công việc và số lượng việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương,

8.25. Góp phần phát triển sản xuất-kinh doanh tại địa phương, phục dựng được nghề truyền thống hay phát triển nghề đặc trưng.

8.26. Cộng đồng địa phương tự hào, hãnh diện được đón nhận, giới thiệu, phục vụ, bảo vệ và chăm sóc lễ hội truyền thống.


Khi đánh giá cho các chỉ tiêu cụ thể thuộc 8 tiêu chí của 3 hệ tiêu chí, luận án có thể cho thấy rõ nét hơn khả năng khai thác lễ hội truyền thống thành sản phẩm du lịch (1.2.4.2.) và những thế mạnh hay yếu điểm của từng lễ hội đã được nhận diện phù hợp quản lý gắn với phát triển sản phẩm du lịch ở 1.2.4.1. Công việc này sẽ được thực hiện và diễn giải ở nội dung chương 2.


Tiểu kết

Chương 1 tổng quan nghiên cứu về quản lý và quản lý văn hóa; về quản lý lễ hội và lễ hội truyền thống, về phát triển sản phẩm du lịch để tìm ra hướng đi cho luận án này là nghiên cứu quản lý lễ hội gắn với phát triển sản phẩm du lịch. Ở một góc độ khác, việc phát triển sản phẩm du lịch cũng cần dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách. Lễ hội truyền thống là một nguồn tài nguyên mang tới nhiều giá trị cho sự trải nghiệm của khách du lịch. Nhưng không phải lễ hội truyền thống nào cũng có thể trở thành sản phẩm du lịch. Chương 1 đã làm rõ khung tiếp cận nghiên cứu quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch với hai cấp độ lý thuyết cần đạt được, gồm: Nhận diện lễ hội truyền thống phù hợp quản lý gắn với phát triển sản phẩm du lịch (10 nhận diện từ 3 lý thuyết được lựa chọn) và Đề xuất tiêu chí đánh giá khả năng khai thác lễ hội truyền thống thành sản phẩm du lịch (8 tiêu chí và 26 chỉ tiêu thuộc 3 hệ tiêu chí). Đây là cơ sở để đánh giá một số lễ hội truyền thống được chọn khảo sát và đưa ra những kết luận và đề xuất giải pháp phù hợp ở các chương tiếp theo.


Chương 2

QUẢN LÝ LỄ HỘI KIẾP BẠC (HẢI DƯƠNG)

VÀ LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN (HÀ NAM) GẮN VỚI PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH

2.1. Bối cảnh chung quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của các loại hình du lịch văn hóa, từ du lịch văn hoá dân gian đến đương đại, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới gặp không ít khó khăn trong việc xây dựng một mối quan hệ hữu cơ hài hoà giữa quản lý lễ hội truyền thống với phát triển du lịch bền vững. Ngôn ngữ đề cập đến văn hoá hiện nay đang dần thay đổi, không chỉ nhắc đến chúng như những phản ánh của bức tranh xã hội hay sự sáng tạo, mà còn nói về “sản phẩm”. Công chúng/khách hàng không chỉ chia sẻ những giá trị của nghệ thuật mang lại, mà còn “tiêu thụ” giá trị văn hóa. Văn hoá đã và đang trở thành một “sản phẩm thương mại” thực sự. Trong xã hội đương đạị, di sản văn hoá được xem như một món hàng hoá phục vụ cho các mục đích kinh tế, đặc biệt là du lịch. Theo mô hình đã và đang triển khai, việc quản lý các lễ hội truyền thống với mục tiêu bảo tồn các giá trị văn hoá lâu đời của đất nước được vận hành độc lập với hoạt động của các cơ quan phát triển về du lịch vốn chỉ tập trung vào mục tiêu phát triển du lịch. Chính vì vậy, nhiều bất cập đã và đang xảy ra như sự bung nở tự phát trong việc tổ chức lễ hội, thương mại hoá các giá trị của lễ hội truyền thống hay tệ hơn là các giá trị văn hoá không được đánh giá đúng mức ở cả những người làm chuyên môn lẫn du khách, những người hưởng thụ các giá trị ấy. Nguyên nhân dễ thấy là từ góc độ vĩ mô, sự thiếu nhất quán hay thiếu phối họp liên ngành quản lý văn hóa và quản lý du lịch, những hạn chế trong cơ chế quản lý và chính sách, năng lực quản lý của một bộ phận cơ quan quản lý chưa đáp ứng...

Tất cả những sự xung đột và bất hợp tác giữa các nhà quản lý lễ hội truyền thống và kinh doanh du lịch được phản ánh qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng, những kết quả nghiên cứu gần đây và đặc biệt là từ chính những du khách


trong và ngoài nước khi đến tham quan các lễ hội truyền thống tại nhiều vùng miền của Việt Nam. Chính vì vậy, thúc đẩy mối quan hệ của quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch để xây dựng mô hình quản lý các lễ hội truyền thống theo quan điểm bảo tồn - phát triển là một việc làm cấp bách hiện tại, khi mà thực tiễn đã và đang có những nơi, những cộng đồng với lễ hội của họ, đã có những cách quản lý, cách “làm” lễ hội khác đi, nhiều sáng tạo hơn và chứng minh rằng đang có sự biến chuyển về mô hình quản lý cụ thể ứng với từng loại lễ hội truyền thống ở Việt Nam. Mô hình này sẽ không những giúp lưu giữ các giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống, mang đến một không gian lễ hội truyền thống thực thụ cho du khách mà còn nâng cao được doanh thu cho ngành du lịch Việt Nam, trước hết là cho địa phương.

2.2. Lý do chọn khảo sát lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương) và lễ hội Tịch Điền (Hà Nam)

Hai lễ hội mà luận án chọn khảo sát, không phải là những lễ hội truyền thống đã nổi tiếng xưa nay và có quy mô vượt cấp vùng du lịch trong một thời gian dài (như lễ hội chùa Hương, hay Hội Gióng, Hà Nội). Hai lễ hội này, tính ở thời điểm khởi phát, tái dựng hoặc thời điểm mà lễ hội đi vào hoạt động ổn định, thường niên, có một số đặc điểm sau: số lượng khách ngoài địa phương, ngoài vùng chưa có sự phát triển vượt trội so với kỳ vọng; khách tham dự chủ yếu là người địa phương; không có nguồn thu hoặc nguồn thu không rõ rệt, không đáng kể từ du khách. Sau một thời gian áp dụng phương thức quản lý gắn với phát triển du lịch đã có những tín hiệu tích cực như mở rộng quy mô mà không làm mất đi tính văn hóa, tính truyền thống của lễ hội, khách du lịch gia tăng đáng kể, đã có nguồn thu nhập xã hội từ du lịch trong dịp lễ hội diễn ra, thậm chí cả trước và sau lễ hội. Lễ hội Tịch Điền (phục dựng năm 2009), sự kiện cấp tỉnh, đã tạo được sự quan tâm ổn định của công chúng, lượng khách tốt hơn nhưng lại đang đứng trước nhu cầu phải sáng tạo, nguồn thu từ du lịch không rõ ràng, chủ yếu là nguồn thu từ tài trợ sự kiện. Lễ hội Kiếp Bạc (cải thiện từ năm 2006) từng có hiện trạng hoạt động tâm linh “chui” (hầu bóng từ năm 2005 về trước), đang tự tin trở thành một lễ hội văn hóa tâm linh nhiều màu sắc, nhiều hoạt động và thu hút ngày một đông


và ổn định khách du lịch, các nguồn thu cũng hình thành ổn định và được quản lý tốt hơn (từ bán vé, công đức (tại đền), gửi xe, các nhóm hầu đồng biếu lại địa phương như một nghĩa cử tâm linh)…

Như đã trình bày trong nội dung lý thuyết, luận án xem xét các lễ hội đang được quản lý theo quan điểm coi lễ hội truyền thống là “vốn văn hóa” quan trọng để phát triển địa phương về nhiều mặt, tiến hành thử nghiệm một số hoạt động của lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch, kể cả coi lễ hội truyền thống là một sản phẩm văn hóa hoàn chỉnh, một sản phẩm du lịch tiềm năng. Lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương) và lễ hội Tịch Điền (Hà Nam) được lựa chọn để khảo sát bởi tính điển hình của chúng cho xu hướng quản lý theo cách thức này.

Ngoài ra, hai lễ hội này đều có thể trở thành “thương hiệu địa phương”, trong sự kiện và du lịch thì được ví như những sự kiện nổi bật, góp phần tạo thương hiệu điểm đến cho điểm du lịch. Ví dụ nói đến tỉnh Hà Nam thì phải nói tới Lễ hội Tịch Điền và nói đến tỉnh Hải Dương thì phải nói đến lễ hội Kiếp Bạc và ngược lại. Cả hai lễ hội này có khả năng đáp ứng tiêu chuẩn để có thể được quản lý thành sản phẩm du lịch, chẳng hạn tiêu chí USP (unique selling point - lợi thế đặc biệt, điểm hấp dẫn đặc biệt) theo tiêu chí marketing hiện đại cho sản phẩm du lịch. Ví dụ, lễ hội Tịch Điền: tỉnh Hà Nam rất coi trọng lễ hội này vì nó sở hữu một “chi tiết chính trị” đắt giá: vua xuống đồng (lễ hội này phục dựng sáng tạo từ tích cổ vua Lê Đại Hành xuống đồng kết hợp với lễ hội làng Đọi Tam, lễ hội chùa Đọi), nên hàng năm các nguyên thủ quốc gia cũng nhân nghi lễ này thể hiện sự quan tâm đến nền nông nghiệp nước nhà và khích lệ “tam nông” phát triển, nhân đó tỉnh cũng có cơ hội được nhận biết và nâng cao vị thế trong sự quan tâm của công chúng; lễ hội Kiếp Bạc: lễ hội vùng gắn liền với đền thờ đức Trần Hưng Đạo với quan niệm “tháng Tám giỗ cha”, thiêng nhưng nghi thức truyền thống không còn, được phục dựng sáng tạo nghi thức và diễn xướng hội quân trên sông với hàng trăm thuyền dàn trận, tạo sự thu hút đặc biệt đối với khách du lịch.

Tuy nhiên, ở hai lễ hội này, việc áp dụng mô hình quản lý nào, đã thực sự đem lại lợi ích hay phục vụ nhu cầu phát triển của địa phương hay lợi ích nào khác,


đã đi trúng và đúng mô hình quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch hay chưa (?)… sẽ được phân tích và đánh giá dựa trên hệ nhận diện và hệ tiêu chí đánh giá khả năng khai thác lễ hội truyền thống thành sản phẩm du lịch đã được đưa ra ở chương 1.

2.3. Hiện trạng quản lý lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương) và lễ hội Tịch Điền (Hà Nam) với tiếp cận phát triển sản phẩm du lịch

2.3.1. Giá trị của lễ hội Kiếp Bạc và lễ hội Tịch Điền với tư cách tài nguyên du lịch

Lễ hội Kiếp Bạc là một lễ hội độc lập những không tách rời Lễ hội Côn Sơn vì những liên quan của hai cụm di tích này. Trên thực tế, quản lý và tổ chức hai lễ hội này thường gộp chung thành Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc nhằm phát huy tối đa nguồn lực di sản tạo thương hiệu lễ hội truyền thống cho tỉnh Hải Dương. Từ đó có cách đặt tên có tính phân biệt: Lễ hội mùa xuân và Lễ hội mùa thu. Lễ hội Kiếp Bạc chính là lễ hội mùa thu. Hầu hết các phần lễ, phần hội tại các lễ hội mùa thu được tổ chức trong vòng 10 năm trở lại đây đều được phục dựng lại.

(Nội dung chi tiết giới thiệu về di tích Côn Sơn Kiếp Bạc, di sản vật thể gắn với lễ hội Kiếp Bạc, di sản phi vật thể lễ hội Kiếp Bạc được trình bày trong Phụ lục 6)

Lễ hội Tịch Điền được tổ chức hàng năm tại chân núi Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là một lễ hội có gốc văn hóa từ hơn 1.000 năm nay với ý nghĩa khuyến nông rõ nét, đề cao vai trò sản xuất nông nghiệp. Lần đầu tiên nghi thức lễ tịch điền được diễn ra vào thế kỷ X ở Hà Nam, trên quê hương vua Lê Đại Hành và sau nhiều năm thất truyền, được khôi phục từ năm 2009 vào mùng 7 tháng Giêng. Lễ hội liên hoàn các nghi lễ và diễn xướng, kết hợp với văn hóa, nghệ thuật, thể thao, diễn ra trong không gian rộng từ mồng 5-7 tết âm lịch với nhiều hoạt động như: rước chân nhang vua Lê Đại Hành từ đền Lăng, xã Liêm Cần, Thanh Liêm về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, lễ rước nước, lễ sái tịnh… Nghi lễ chính trong toàn bộ lễ hội là lễ tịch điền Đọi Sơn, tái hiện huyền tích từ thời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn khi ông nhận thấy núi Đọi có vị trí chiến lược quan trọng đối với kinh đô Hoa


Lư đến khi lên ngôi vua, Lê Đại Hành về chân núi Đọi cày ruộng để khuyến khích mở mang nông trang.

(Nội dung chi tiết giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển lễ hội Tịch Điền, phục dựng lễ hội Tịch Điền, mô tả lễ hội Tịch Điền hiện tại được trình bày trong Phụ lục 6)

2.3.1.1. Giá trị của lễ hội Kiếp Bạc với tư cách tài nguyên du lịch

Theo Quyết định xếp hạng của Thủ tướng Chính phủ, di tích đền Kiếp Bạc có cả 2 giá trị: lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, bởi giá trị tưởng niệm của nó (đền được xây trên mảnh đất xưa kia là phủ đệ của Trần Hưng Đạo), nhưng lễ hội ở đây lại không giống những lễ hội mang tính chất tưởng niệm thường được tổ chức ở các di tích lịch sử và được hình thành gần đây như Lễ hội gò Đống Đa, Lễ hội Bạch Đằng, mà đã trở thành một lễ hội dân gian, bởi trong lễ hội đã tích hợp khá nhiều các lớp văn hóa, tín ngưỡng, các trò chơi dân gian. Quan trọng hơn, lễ hội đền Kiếp Bạc được tổ chức để thỏa mãn nhu cầu tâm linh cho đông đảo quần chúng nhân dân chứ không chỉ đơn thuần là hoạt động văn hóa nhằm tưởng nhớ một nhân vật lịch sử, một danh tướng hay một sự kiện lịch sử đã diễn ra ở đó.Về quy mô của lễ hội cũng có thể thấy, đây là một lễ hội lớn, bởi không chỉ là lễ hội của 2 làng Vạn Yên và Dược Sơn, nó còn thu hút được sự quan tâm của người dân trong cả nước với câu nói “tháng Tám giỗ Cha” từ lâu đã trở nên quen thuộc với người dân Việt.Hơn 700 năm qua, lễ hội truyền thóng đền Kiếp Bạc vẫn gìn giữ, bảo lưu và phát huy giá trị đặc sắc, thiêng liêng của kỳ ”Quốc lễ”.

Lễ hội Đền Kiếp Bạc mang giá trị lịch sử, văn hoá, tâm linh và nhân văn sâu sắc.

a) Tính truyền thống - lịch sử: Trước hết lễ hội Kiếp Bạc là một trong những lễ hội lớn của đất nước. Tình yêu quê hương đất nước, nhắc nhớ về cội nguồn được gắn với nội dung của lễ hội. Giá trị lịch sử trong lễ hội được bộc lộ rất rõ nét, thông qua các nghi lễ, diễn xướng, trò chơi dân gian đặc sắc như: Lễ rước bộ, bơi chải, đấu vật... là sự tái hiện lại bằng hình thức nghệ thuật cuộc ra quân của Đức Thánh Trần với những chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm. Nghi lễ hội

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí