Phương pháp cân bằng cạnh tranh
Một số doanh nghiệp xác định ngân sách cổ động của mình theo nguyên tắc đảm bảo ngang bằng với chi phí của đối thủ cạnh tranh. Họ tin chắc rằng bằng cách chi một tỷ lệ phần trăm doanh thu bán hàng cho quảng cáo ngang bằng với các đối thủ cạnh tranh họ sẽ duy trì được thị phần của mình.
Quan điểm này cho rằng, mức chi phí của các đối thủ cạnh tranh thể hiện sự sáng suốt tập thể của ngành, và việc duy trì cân bằng cạnh tranh giúp ngăn chặn các cuộc chiến tranh cổ động. Tuy nhiên, không có cơ sở nào để tin rằng các đối thủ cạnh tranh biết rò hơn cần phải chi bao nhiêu cho cổ động. Bởi vì các doanh nghiệp rất khác nhau về danh tiếng, nguồn lực, cơ hội và mục tiêu Marketing.
Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ
Phương pháp này đòi hỏi những người làm Marketing phải xây dựng ngân sách cổ động của mình trên cơ sở xác định mục tiêu cụ thể và nhiệm vụ cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu rồi ước tính chi phí để thực hiện những nhiệm vụ đó. Tổng các chi phí này là dự toán ngân sách cổ động.
- Xác định chi tiêu thị phần.
- Xác định số phần trăm thị trường mà việc quảng cáo cần đạt tới.
- Xác định số phần trăm khách hàng tiềm năng biết đến cần thuyết phục dùng thử nhãn hiệu.
- Xác định ấn tượng quảng cáo tính trên một phần trăm số người dùng thử.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông cổ động cho Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours - 2
- Các Phương Tiện Ứng Dụng Trong Marketing Trực Tiếp
- Lựa Chọn Phương Tiện Truyền Thông
- Lĩnh Vực Hoạt Động Của Công Ty Cổ Phần Du Lịch Việt Nam Vitours
- Biểu Đồ Tốc Độ Tăng Trưởng Cpi Bình Quân Của Quý I Qua Các Năm
- Hệ Thống Phân Phối Của Công Ty Cổ Phần Du Lịch Việt Nam Vitours
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
- Xác định số điểm chỉ số tổng hợp cần đạt được. Một điểm chỉ số tổng hợp là một lần tiếp xúc trên 1% công chúng mục tiêu. Ví dụ nếu doanh nghiệp muốn đạt được 30 lần tiếp xúc cho 70% công chúng thì nó cần 3500 điểm chỉ số tổng hợp.
- Xác định ngân sách quảng cáo cần thiết căn cứ vào chi phí bình quân cho một điểm số tổng hợp. Ví dụ, để đảm bảo 1% công chúng mục tiêu tiếp xúc với ấn tượng quảng cáo phải chi trung bình là 50.000 đồng thì chi phí để có 3500 điểm chỉ số tổng hợp là 17.500.000 đồng.
Phương pháp này có ưu điểm là đòi hỏi ban lãnh đạo phải trình bày rò những giả thiết của mình về mối quan hệ giữa tổng chi phí, mức độ tiếp xúc, tỷ lệ dùng thử và mức sử dụng thường xuyên.
Vấn đề chủ yếu là cần dành cho cổ động trọng số bằng bao nhiêu cho toàn bộ Marketing Mix (so với cải tiến sản phẩm, hạ giá, tăng dịch vụ, v,v..). Câu trả lời còn
tùy thuộc vào cỗ sản phẩm của doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống của nó, chúng có phải là hàng tiêu dùng thông thường không hay là những sản phẩm khác biệt, chúng có nhu cầu thường xuyên không hay là cần phải “bán” đi, và nhiều vấn đề khác nữa. Về lý thuyết, tổng ngân sách cổ động phải được xác định ở mức đảm bảo lợi nhuận biên tế từ một đồng cổ động phải bằng lợi nhuận biên tế của một đồng dùng vào các mục đích không phải cổ động. Tuy nhiên việc thực hiện nguyên tắc này không hề dễ dàng.
1.4.6. Đánh giá kết quả
Sau khi thực hiện kế hoạch cổ động người truyền thông phải đánh giá tác động của nó đến công chúng mục tiêu. Việc này đòi hỏi phải khảo sát công chúng mục tiêu xem họ có nhận thấy hay ghi nhớ thông điệp đó chưa? Họ đã nhìn thấy nó bao nhiêu lần và ghi nhớ được những đặc điểm nào? Họ cảm thấy như thế nào về thông điệp đó? Thái độ trước kia và trước đây của họ đối với sản phẩm và doanh nghiệp như thế nào? Người truyền thông cũng cần thu thập những số đo hành vi phản ứng đáp lại của công chúng như có bao nhiêu người đã mua sản phẩm, thích nó và nói chuyện với những người khác về nó.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM VITOURS.
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM VITOURS
2.1.1. Lịch sử hình thành và định hướng phát triển của công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours
Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty
Lịch sử hình thành
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours, trước đây là Công ty Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng, Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng gắn liền với chặng đường lịch sử phát triển của ngành Du lịch Việt Nam. Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, để kịp thời phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phục vụ khách du lịch quốc tế, ngày 31 tháng 05 năm 1975, Đặc Khu ủy Quảng Đà đã ký quyết định số 294/QĐ/TV thành lập Công ty Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng.
Tháng 10 năm 1975, Uỷ ban nhân dân cách mạng Khu Trung Trung bộ có quyết định số 133/QĐ ngày 10/10/1975 chuyển Công ty Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng thuộc UBND cách mạng tỉnh Quảng Đà sang trực thuộc UBND cách mạng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Theo Quyết định số 78/QĐ-ĐD ngày 22/01/1976 của VP Đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ tại Khu V, ngày 20/02/1976 Công ty Du lịch Việt Nam có quyết định số 310/QĐ-DL tiếp nhận và sáp nhập Công ty Cung ứng tàu biển Khu Trung Trung bộ vào Công ty Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng lấy tên là Công ty Du lịch - Cung ứng tàu biển Quảng Nam - Đà Nẵng. Tháng 4 năm 1976 Công ty Du lịch Việt Nam có quyết định số 458/DL-TCL.ĐTL ngày 06/4/1976 tiếp nhận Công ty Du lịch - Cung ứng tàu biển Quảng Nam - Đà Nẵng trực thuộc Công ty Du lịch Việt Nam.
Thực hiện Quyết định số 441/TTg ngày 31/11/1977 của Thủ tướng Chính phủ, tháng 01 năm 1978 UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng có quyết định số 103/QĐ-UB ngày 05/01/1978 thành lập Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Nam – Đà Nẵng tách ra từ bộ phận cung ứng tàu biển của Công ty Du lịch - Cung ứng tàu biển Quảng Nam - Đà Nẵng.
Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có Nghị định số 119/HĐBT ngày 09/4/1990 thành lập Tổng Công ty Du lịch Việt Nam và Công ty Du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng là thành viên của Tổng Công ty.
Năm 1991 Tổng Công ty Du lịch Việt Nam Quyết định tách 01 bộ phận kinh doanh lữ hành của Công ty Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng để thành lập Chi nhánh Tổng Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng.
Căn cứ Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước; Chi nhánh Tổng Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng trở thành Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng theo quyết định thành lập số 77/QĐ-TCDL ngày 26/3/1993 của Tổng Cục Du lịch và Công ty Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập lại theo quyết định số 93/QĐ-TCDL ngày 27/3/1993 của Tổng Cục Du lịch. Cả hai Công ty cùng trực thuộc Tổng Cục Du lịch.
Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước. Tháng 7 năm 1999 Tổng cục Du lịch có quyết định số 204A/QĐ-TCDL ngày 24/7/1999 sáT nhập Công ty Du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng vào Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng từ ngày 01/10/1999.
Thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ. Tổng cục Du lịch có quyết định số 107/QĐ-TCDL ngày 07/3/2007 cho phép cổ phần hoá Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng và quyết định số 346/QĐ-TCDL ngày 26/7/2007 phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng thành Công ty Cổ phần.
Ngày 30/12/2007, Đại hội đồng cổ đông Công ty đã thông qua Điều lệ tổ chức, hoạt động và thành lập Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours. Công ty chính thức hoạt động theo loại hình Công ty Cổ phần từ ngày 02/01/2008.
Quá trình phát triển
Trải qua hơn 40 năm hoạt động Công ty đã phát triển lớn mạnh về mọi mặt, từng bước xây dựng và củng cố hệ thống kinh doanh, vươn ra thị trường quốc tế, hợp tác trong và ngoài nước, tạo dựng được thương hiệu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước giao, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, quan tâm và làm tốt công tác xã hội, đền ơn đáp nghĩa và từ thiện,…
Với 18 cán bộ công nhân viên ban đầu mới thành lập, chưa qua đào tạo trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, nhưng với phương châm khắc phục khó khăn “lấy ngắn nuôi dài” xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, coi nhân tố con người là động lực và mục tiêu của sự phát triển vì vậy đi đôi với phát huy nguồn nhân lực hiện có, Công ty tập trung làm tốt công tác tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc thuận lợi để người lao động tâm huyết, gắn bó với doanh nghiệp, đến nay toàn Công ty có 231 lao động, 49% có trình độ đại học và trên đại học, 23,38% có trình độ cao đẳng và trung cấp, số còn lại lao động có kỹ thuật bậc cao.
Ngoài những cơ sở vật chất ban đầu khi thành lập, trong quá trình hoạt động kinh doanh Công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng nhiều cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh ngày càng phát triển trong đó có hệ thống các khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển khách, trụ sở làm việc và nhiều trang thiết bị khác.
Với nền tảng đã tạo dựng, Công ty tổ chức triển khai nhiều hoạt động kinh doanh từ phạm vi hẹp, trên một địa bàn ít phát triển đến phạm vi rộng, trên nhiều địa bàn, không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài bằng hệ thống các Chi nhánh, Đại lý, Văn phòng Đại diện. Công tác khảo sát, nghiên cứu xây dựng, quảng cáo và chào bán sản phẩm được Công ty quan tâm đầu tư thường xuyên, có tính chuyên nghiệp, mối quan hệ và hợp tác với các tổ chức du lịch, các hãng lữ hành, các đơn vị dịch vụ,…ngày càng được mở rộng. Vì vậy, lượng khách du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến với Công ty hàng năm ngày càng nhiều và đã được khẳng định và ngày càng có uy tín, bởi chất lượng dịch vụ tốt. Số lượt khách du lịch do Công ty phục vụ hàng năm đã liên tục tăng, những năm đầu chủ yếu phục vụ khách quốc tế đến từ Liên Xô và các nước Đông Âu và chưa có khách nội địa. Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước có chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại, có luật đầu tư nước ngoài, kinh tế xã hội đất nước ổn định và liên tục phát triển, Công ty tập trung đẩy mạnh khai thác khách du lịch quốc tế, khách thương nhân, khách tìm cơ hội đầu tư, liên doanh, liên kết,... Công ty đã tổ chức tốt các chương trình du lịch trọn gói trong nước cũng như liên quốc gia, thực hiện có hiệu quả việc quảng bá chào bán sản phẩm, liên kết với các Công ty Lữ hành, các hãng hành không để tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
Để tạo thế và uy tín thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước, có cơ hội để
hội nhập và phát triển hoạt động kinh doanh, Công ty tham gia nhiều chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch ở nước ngoài, gia nhập các Hiệp hội Du lịch quốc tế và khu vực trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Du lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội Du lịch Nhật (JATA), Hiệp hội Du lịch Mỹ (ASTA).
Để có được thành quả như ngày hôm nay, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty là nhân tố quyết định cho sự thành đạt của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty luôn luôn quan tâm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trên cơ sở hiệu quả kinh doanh, kết quả công việc của mỗi người, mỗi đơn vị. Có những chính sách, đòn bẩy phù hợp khuyến khích người lao động tăng năng suất, nâng cao chất lượng làm ra nhiều lợi nhuận, do đó thu nhập của người lao động trong những năm qua không ngừng tăng lên, năm 2019 thu nhập bình quân 6,5 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài việc quan tâm đến đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên, Công ty còn quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động tổ chức đi tham quan học tập, các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, tạo sự vui tươi, phấn khởi trong lao động. Bên cạnh đó Công ty đã quan tâm đến các hoạt động xã hội, từ thiện, các quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ phòng chống thiên tai, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, xây dựng nhà tình nghĩa,... với số tiền hàng tỷ đồng và phụng dưỡng 7 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
Thông tin chung về Công ty
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM VITOURS
Tên tiếng Anh: VIETNAMTOURISM – VITOURS JOINT – STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VITOURS
Logo công ty:
Slogan: “All for adventurous aspiration”
Tạm dịch “Tất cả cho niềm đam mê phiêu lưu” – câu khẩu hiệu ngắn gọn nhưng mang mô tả thuyết phục về hình ảnh của công ty trong tâm trí khách hàng.
Trụ sở chính: 83 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng
Điện thoại: (0236) 3822213, 3896807
Fax: (0236) 3821560
Website: www.vitours.com.vn
Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours.
Tầm nhìn: Đưa Vitours trở thành một phần giá trị cốt lòi trong cuộc sống của khách hàng.
Sứ mệnh: “Lợi nhuận mà chúng ta có được là sự tưởng thưởng xứng đáng cho những nỗ lực đạt được trên cơ sở đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng, đảm bảo lợi ích xã hội và đạo đức kinh doanh. Sự phát triển ổn định của công ty chính nhờ vào sự gắn bó lâu dài của cán bộ, nhân viên đối với doanh nghiệp, được đảm bảo bằng chế độ đãi ngộ xứng đáng, môi trường làm việc thuận lợi”
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours
Với mô hình tập trung lữ hành với đầy đủ các chức năng kinh doanh lữ hành, công ty đã sắp xếp lại mô hình tổ chức và phân chia thành các phòng ban, chi nhánh căn cứ vào tính chất công việc và thị trường khách. Công ty Vitours xây dựng cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng chức và phân chia thành các phòng ban, chi nhánh căn cứ vào tính chất công việc và thị trường khách. Công ty Vitours xây dựng cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng
- Ưu điểm: nhân viên chỉ báo cáo với một cấp trên đó là báo cáo trực tiếp không phải báo cáo với nhiều cấp, các thành viên ở các bộ phận có thể giúp đỡ cũng như góp ý kiến với nhau trong công việc để thực hiện công việc được tốt hơn
- Nhược điểm: có quá nhiều người cùng báo cáo với giám đốc làm cho nhiệm vụ của giám đốc càng thêm nặng nề và giám đốc chịu trách nhiệm quá nhiều với các phòng ban vì vậy đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng lực thực sự.
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trong công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours
Chức năng nhiệm vụ của phòng ban:
Ban giám đốc: bao gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc
Quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm của công ty trước pháp luật.
Quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, các dự án kinh doanh.
Đôn đốc chỉ đạo các phòng ban thực hiện các kế hoạch đã đề ra:
- Giám đốc: chịu trách nhiệm phối hợp với Tổng giám đốc đẻ điều hành, quản lý công ty, bàn bạc và đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty