Tầm Quan Trọng Của Việc Hoàn Thiện Hoạt Động Tín Dụng


thay đổi bất ngờ, chẳng hạn như khi lạm phát cao, lãi suất thực tế sẽ giảm xuống và nếu như ngân hàng không cân đối giữa các khoản mục bên nguồn vốn và tài sản nhạy cảm với lãi suất thì có thể các khoản tín dụng đó có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi. Cũng có những biến động về thị trường làm cho chủ đầu tư bị bất ngờ dẫn đến tình trạng đồng tiền vào không như kế hoạch làm suy giảm khả năng trả nợ vay. Như vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế nó đang hoạt động. Vấn đề với các ngân hàng là phải làm tốt công tác dự báo và khả năng thích ứng nhanh khi có sự biến động nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động tín dụng.

+ Môi trường chính trị xã hội : Môi trường chính trị xã hội ổn định sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư và mạnh dạn mở rộng hoạt động huy động nguồn lực. Tác động của môi trường chính trị xã hội tới hoạt động tín dụng là không thường xuyên, nhưng khi có những biến động về chính trị tác động của nó tới các ngân hàng là vô cùng lớn. Một sự thay đổi hệ thống chính trị có thể làm cho các ngân hàng mất toàn bộ các khoản tín dụng của mình. Điều này sẽ đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản.

* Khách hàng vay vốn

Có thể nói đây là nhân tố chính ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu đối với ngân hàng. Đối với khách hàng của ngân hàng thì rủi ro tín dụng có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan của khách hàng.

Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân rủi ro phát sinh liên quan đến hành vi và ý chí chủ quan của khách hàng, có thể do trình độ quản lý yếu kém của khách hàng dẫn tới sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát ảnh hưởng tới khả năng trả nợ. Cũng có thể do khách hàng thiếu thiện chí trả nợ, sử dụng vốn sai mục đích, có ý đồ lừa đảo …

Nguyên nhân khách quan có thể là do khách hàng gặp phải những thay đổi môi trường kinh doanh không thể lường trước được, chẳng hạn như sự thay đổi về giá cả hay nhu cầu thị trường, sự thay đổi về môi trường pháp lý hay chính sách của Chính phủ, thiên tai, bão lũ, chiến tranh, hỏa hoạn, khủng hoảng kinh tế … khiến


khách hàng lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính không thể khắc phục được. Từ đó, khách hàng dù có thiện chí nhưng vẫn không thể trả được nợ.

1.2.1.2. Nhân tố chủ quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

* Chính sách tín dụng của ngân hàng

Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của NHTM, với tầm quan trọng và quy mô lớn, hoạt động đã được thực hiện theo một chính sách rõ ràng, được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm.

Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định - 5

Chính sách tín dụng là hệ thống các quan điểm và công cụ do ngân hàng đề ra và thực thi khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng nhằm mục tiêu quản lý tốt dư nợ và rủi ro tín dụng”.

Chính sách tín dụng nói chung có hai trạng thái hay hai kiểu chính sách: Mở rộng và thắt chặt và được thực hiện thông qua các công cụ như lãi suất, tỷ lệ tham gia vốn của ngân hàng và tiêu chuẩn xét cấp tín dụng. Chính sách tín dụng phù hợp là chính sách tín dụng linh hoạt chuyển đổi qua lại giữa hai trạng thái mở rộng và thắt chặt, tùy theo tình hình của nền kinh tế cũng như tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng. Mặt khác, chính sách tín dụng của ngân hàng cần gắn bó chặt chẽ với chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là gắn với chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như lãi suất, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP”.

Chính sách tín dụng quyết định to lớn đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ kích thích đựơc việc tiết kiệm và đầu tư thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của ngân hàng. Bất cứ một ngân hàng nào muốn có hoạt động tín dụng tốt đều phải có một chính sách tín dụng rõ ràng, phù hợp với hoạt động của mình.

* Bộ máy tổ chức quản lý và trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng

Nói lên sự đồng bộ về kỷ cương điều hành và quản trị bộ máy ngân hàng trong hoạt động tín dụng, cùng với việc cập nhật thông tin, trình độ, sự tinh thông,… của đội ngũ cán bộ ngân hàng liên quan trong qui trình cấp tín dụng.


* Những điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật

Ngày nay, hoạt động tín dụng đòi hỏi phải đổi mới công nghệ mới đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cũng như, đảm bảo kịp thời nhạy bén về thông tin kinh tế, thông tin khách hàng… để có quyết sách cho vay, thu nợ và giải ngân kịp thời, nhanh chóng.

1.2.2. Tầm quan trọng của việc hoàn thiện hoạt động tín dụng

1.2.2.1. Hoạt động tín dụng là khâu then chốt bảo đảm cho các hoạt động ngân

hàng được triển khai thông suốt

Khi nghiên cứu chức năng của NHTM: Chức năng trung gian tín dụng, chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền, ta thấy: Chức năng trung gian tín dụng là cơ bản nhất, quan trọng nhất, việc thực hiện tốt chức năng này sẽ tạo điều kiện phát triển và mở rộng hoạt động các dịch vụ ngân hàng khác.

Thực hiện chức năng tín dụng, NHTM đóng vai trò là “cầu nối” giữa người dư thừa vốn và người cần vốn. Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, NHTM hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay. NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia, bao gồm: Người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.


Người dư thừa vốn

Ngân hàng thương mại

Người

cần vốn

Gửi tiền Cho vay



Ủy thác đầu tư Đầu tư


Hình 1.5: Vai trò “cầu nối” của ngân hàng thương mại

Từ hoạt động cho vay mà ngân hàng thương mại có mối quan hệ đa dạng với khách hàng và phong phú về nghiệp vụ giao dịch như: Mua bán ngoại tệ, nhận tiền gửi, bảo quản vật có giá, cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán, quản lý ngân quỹ, tài trợ các hoạt động cho Chính phủ, bảo lãnh cho thuê thiết bị


trung và dài hạn, cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn, cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, cung cấp các dịch vụ đại lý…

Song các dịch vụ trên đây chỉ có thể phát triển và mở rộng một cách bền vững trên cơ sở của sự phát triển và mở rộng quan hệ tín dụng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.

1.2.2.2. Hoạt động tín dụng là công cụ quan trọng hàng đầu để nâng cao sức cạnh

tranh của ngân hàng

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thì có nhiều, có thể đưa ra các chỉ tiêu chủ yếu đó là tiềm lực tài chính, năng lực về công nghệ, nguồn nhân lực, năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức, hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp.... Nhưng tiêu chí cơ bản, quan trọng và có tính chi phối nhất là tiềm lực tài chính. Tiềm lực tài chính là thước đo sức mạnh của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Tiềm lực tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu:

Mức độ an toàn vốn và khả năng huy động vốn. Cụ thể như quy mô vốn chủ sở hữu, hệ số an toàn vốn. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh tài chính của một ngân hàng và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng đó. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, quyết định khả năng cạnh tranh của một ngân hàng mà nguồn lực này chịu sự tác động, quyết định bởi quy mô sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của hoạt động tín dụng.

Chất lượng tài sản có. Phản ánh “sức khỏe” của một ngân hàng. Chất lượng tài sản có được thể hiện thông qua chỉ tiêu như: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản có; khả năng lập dự phòng và khả năng thu hồi các khoản nợ xấu, mức độ tập trung và đa dạng hóa các danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn…

Mức sinh lời. Hoạt động của NHTM thì tín dụng chiếm tỷ phần cao nhất - ở

Việt Nam hiện đang chiếm từ 70% - 90% từ hoạt động tín dụng.

Khả năng thanh toán: Thể hiện thông qua các chỉ tiêu như khả năng thanh toán tức thì, khả năng thanh toán nhanh… đặc biệt là khả năng quản lý rủi ro thanh toán của NHTM.


Tóm lại, để có được mức độ an toàn vốn cao, nâng cao chất lượng tài sản có, phát triển hoạt động đưa lại mức sinh lời cao và khả năng thanh toán tốt nhất thiết phải nâng cao hoạt động tín dụng.

1.2.2.3. Hoạt động tín dụng cho phép hội nhập với chuẩn mực quốc tế, từ đó thúc đẩy hội nhập của ngành ngân hàng vào hệ thống toàn cầu.

Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu, là bước đi không có quyền chọn lựa của

nền kinh tế nói chung và của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng.

Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO vào ngày 7 tháng 11 năm 2006. Đồng thời, với việc hội nhập về dịch vụ trong khuôn khổ WTO, Việt Nam đã cam kết và thực hiện cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ trong một số khuôn khổ hội nhập đa phương khu vực và song phương.

Hiện nay, hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng còn có sự bảo trợ của Nhà nước bằng chính sách hạn chế hoạt động của các ngân hàng nước ngoài, nhưng đến năm 2012 là thời kỳ phải thực hiện cam kết mở cửa cho hoạt động của ngân hàng nước ngoài thì hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam được hưởng quyền đối xử quốc gia. Do vậy, hoạt động ngân hàng nước ta muốn hội nhập và đứng vững trong cạnh tranh thời toàn cầu hóa thì phải chấp nhận thích nghi với những chuẩn mực quốc tế và tôn trọng luật ngân hàng quốc tế; mặt khác phải sử dụng mọi nỗ lực của mình để tăng cả về quy mô và hoạt động tín dụng, như mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các loại hình cho vay, phát triển công nghệ mới nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng, giảm lãi suất hoặc cung cấp các điều kiện ưu đãi, song các ngân hàng cũng phải nghiên cứu và xác lập mối quan hệ giữa các biện pháp tăng quy mô với thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng thông qua chênh lệch lãi suất biên.


TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Như vậy, có thể nói một cách tổng quan NHTM là định chế tài chính mang tính trung gian và thực sự quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ vào hệ thống NHTM mà nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội được tập trung lại với số lượng lớn, đồng thời được đưa vào sử dụng nhằm tái cấp nguồn vốn ấy cho các tổ chức kinh tế (TCKT), cá nhân hiện có nhu cầu về vốn, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Ngày nay, hoạt động của một NHTM còn được phát triển và mở rộng với việc cung cấp các dịch vụ - tiện ích về tài chính khác nhằm mục đích phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Qua nghiên cứu các vấn đề lý thuyết cơ bản về tín dụng, hoạt động tín dụng của NHTM, luận văn đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về vai trò của hoạt động tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập với các chuẩn mực quốc tế, những nhân tố ảnh hưởng và tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với hoạt động NHTM. Bên cạnh đó nhằm nâng cao hoạt động tín dụng giúp ngân hàng tồn tại một cách vững vàng, củng cố các mối quan hệ với đối tác, tăng khả năng hoạt động và đặc biệt là khả năng cạnh tranh. Đối với nền kinh tế, việc nâng cao hoạt động tín dụng sẽ giúp việc đầu tư vốn, quản lý vốn có hiệu quả, từ đó có thể khuyến khích tiết kiệm, đầu tư, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm lượng tiền trong lưu thông, ổn định thị trường tiền tệ…phát triển kinh.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH


2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH

2.1.1. Hình thành và phát triển của Hệ thống BIDV và Chi nhánh Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đã từng bước lớn lên cùng với đất nước, thực hiện cuộc hành trình qua các thời kỳ cách mạng và những biến động của lịch sử dân tộc. Từ tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (26/04/1957- 26/04/1981) đến Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (26/04/1981 – 14/11/1990), từ 1990 – 05/2012 là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, đến nay được mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Vị thế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đang là những nhân tố tích cực và sống động trong công cuộc đổi mới hiện nay, xứng đáng với danh hiệu được Đảng, Nhà nước phong tặng “ Đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”.

Về mô hình tổ chức, BIDV được tổ chức theo 4 khối: Khối ngân hàng với 109 chi nhánh cấp 1 và 3 sở giao dịch tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước; Khối công ty gồm 5 công ty độc lập (Công ty Chứng khoán, Công ty Cho thuê tài chính 1, Công ty cho thuê tài chính 2, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản và Công ty bảo hiểm); khối liên doanh (Ngân hàng liên doanh VID-Public, Ngân hàng liên doanh Lào - Việt, Công ty liên doanh tháp BIDV, Công ty liên doanh quản lý đầu tư, Ngân hàng liên doanh Việt - Nga); khối đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm đào tạo).


KHỐI LIÊN DOANH

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

KHỐI NGÂN

HÀNG


3 SỞ GIAO DỊCH

109 CHI NHÁNH

SỞ GIAO DỊCH

CHI NHÁNH

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (BITC)

KHỐI ĐƠN VỊ

SỰ NGHIỆP

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO (BTC)

NGÂN HÀNG LIÊN DOANH: LAO-VIET BANK, VRB, BIDC

CÔNG TY LIÊN DOANH THÁP BIDV; CÔNGTYLIÊNDOANH QUẢN LÝĐẦUTƯBIDV-VP; VALC

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV




CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN (BAMC)



CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV (BIC)

KHỐI CÔNG TY


CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH (BLC)


CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II (BLC II)


CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (BSC)

Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Nam định, tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định, cũng ra đời cùng với một số chi nhánh ở các tỉnh lớn phía Bắc vào ngày 26/04/1957, với nhiệm vụ : Quản lý và cấp phát vốn do NSNN cấp vào công tác kiến thiết cơ bản và số vốn tự có dùng vào công tác kiến thiết cơ bản; theo dõi thực hiện sử dụng vốn và hoạt động tài vụ tính giá thành công

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 14/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí