Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định - 2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Sau 27 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986), nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, hệ thống ngân hàng cũng ngày càng phát triển cả về mạng lưới và nội dung hoạt động. Ngân hàng có một vị trí rất quan trọng với nền kinh tế. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng sẽ giúp nền kinh tế phát triển bền vững.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại và giao lưu quốc tế ngày càng phát triển, đặc biệt là sau giai đoạn khủng hoảng tài chính, đang đặt ra những đòi hỏi và thách thức mới đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. Việc tận dụng tối đa các cơ hội, giảm thiểu và vượt qua những thách thức mà hội nhập quốc tế đem lại chính là chìa khóa mang đến sự thành công trong cạnh tranh tới cho ngành ngân hàng nói chung và BIDV Nam Định nói riêng.

Những năm chuyển đổi kinh tế vừa qua, ngành ngân hàng đã có nhiều đổi mới trong tổ chức quản lý cũng như trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Tuy nhiên, trước đòi hỏi của nền kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế, trải qua giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu, hoạt động của các ngân hàng Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ yếu kém trên các lĩnh vực quản trị ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

Trong hoạt động tín dụng, những năm qua mặc dù các ngân hàng nói chung và BIDV Nam Định nói riêng đã có nhiều biện pháp đổi mới về công nghệ cũng như quy trình quản lý do đó chất lượng đã được cải thiện. Tuy nhiên, nhiều vấn đề trong hoạt động tín dụng như quan hệ với khách hàng thuộc các loại hình sở hữu khác nhau, vấn đề quản lý nợ của một khách hàng trong hệ thống ngân hàng, vấn đề hệ thống thông tin tín dụng của ngành ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, vấn đề rủi ro


trong hoạt động tín dụng gia tăng, … vẫn còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.

Hoạt động tín dụng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng nói chung và đối với BIDV Nam Định nói riêng. Đó là một trong những vấn đề then chốt quyết định sự phát triển bền vững của ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Bởi vậy, làm thế nào để hoàn thiện hoạt động tín dụng của ngân hàng để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và phát triển bền vững là vấn đề rất được quan tâm, có ý nghĩa quan trọng và quyết định cho việc đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới.

Xuất phát từ thực tế đó, nghiên cứu vấn đề “Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.

Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định - 2

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Nghiên cứu đề tài này nhằm đạt được các kết quả sau:

- Nghiên cứu khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định trong 3 năm 2010-2012. Từ đó đưa ra những thế mạnh và những vấn đề còn tồn tại về hoạt động tín dụng của ngân hàng,

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng của BIDV Nam

Định trong thời gian tới.

3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn:

Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn; đề xuất những giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn đã sử dụng tổng hợp một số phương pháp: Duy vật biện chứng,


phương pháp tiếp cận hệ thống, khảo nghiệm tổng kết thực tiễn, điều tra, phân tích tổng hợp và thống kê để phân tích, tìm ra giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định.

5. Kết cấu luận văn:

Luận văn gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng của Ngân hàng

thương mại.

Chương 2: Thực trạng về hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định.


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. KHÁI NIỆM VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Khái niệm hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại

1.1.1.1.Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ra đời cùng với sự xuất hiện tiền tệ. Khi một chủ thể kinh tế cần một lượng hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất trong khi chưa có tiền hoặc số tiền hiện có chưa đủ họ có thể sử dụng hình thức vay mượn để đáp ứng nhu cầu. Có hai cách vay mượn: Vay chính loại hàng hóa đang có nhu cầu hoặc vay tiền để mua chính loại hàng hóa đó. Quan hệ vay mượn như vậy gọi là quan hệ tín dụng.

Tín dụng là sự vay mượn, mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó sẽ được hoàn trả vào một ngày xác định trong tương lai. Có thể định nghĩa về tín dụng một cách đầy đủ như sau: “Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ nguời sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”.

1.1.1.2. Phân loại tín dụng của ngân hàng thương mại Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động

vốn trong nước và nước ngoài.

- Cấp tín dụng dưới các hình thức sau:

+ Cho vay;

+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;

+ Bảo lãnh ngân hàng;


+ Phát hành thẻ tín dụng;

+ Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được

phép thực hiện thanh toán quốc tế;

+ Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN chấp thuận

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

- Cung ứng các phương tiện thanh toán

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây: Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn

vốn huy động để cấp tín dụng.

Cấp tín dụng là việc thoả thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nơ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thoả thuận.


Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.

Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.

Cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính và phái có một trong các điều kiện sau:

+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận chuyển quyền

sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thoả thuận của hai bên;

+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại.

Hoạt động cho vay : Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động

quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Thể loại cho vay: Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển:

- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.

- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng

đến 60 tháng.

- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở

lên.

Phương thức cho vay: Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay việc

áp dụng các phương thức cho vay.

- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng

thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.


Quy mô vay


Quy mô và thời gian cho vay


Thời gian


Hình 1.1: Cho vay từng lần

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định

và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

Dư nợ


Hạn mức được duyệt trong kỳ Dư nợ trong kỳ


Thời gian


Hình 1.2: Cho vay theo hạn mức tín dụng

Dư nợ


Hạn mức được duyệt cuối kỳ Dư nợ


Thời gian


Hình 1.3: Cho vay theo hạn mức tín dụng


- Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, một TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác.

- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ trong thời hạn cho vay.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của pháp luật về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các qui định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2022