Mô Hình Thiết Kế Cổng Thông Tin Điện Tử Ngành Thuế


Hình 3.7: Mô hình thiết kế Cổng thông tin điện tử ngành thuế

Hình 3.7: Mô hình thiết kế Cổng thông tin điện tử ngành thuế cho thấy sự chuẩn bị với 2 hệ thống (nội bộ bên trong và bên ngoài) để đảm bảo tính an toàn, bảo mật khi cung cấp dịch vụ điện tử ra ngoài xã hội.

(iii). Nhu cầu về nhân lực:

Đối với nguồn nhân lực, có hai nội dung ngành thuế cần quan tâm chuẩn bị và thực hiện, đó là:


- Đối với nguồn nhân lực CNTT: Ngành thuế cần điều đặc biệt lưu ý ở Việt Nam đã hình thành cơ chế thị trường đối với nguồn nhân lực có chất lượng cao. Từ đó xác định biện pháp thu hút nhân tài trong lĩnh vực CNTT về công tác lâu dài trong ngành thuế hoặc thực hiện biện pháp thuê ngoài (outsourcing). Các cán bộ, nhân viên CNTT ngành thuế cần được đào tạo kiến


thức cơ bản và kiến thức chuyên sâu phù hợp với hạ tầng cơ sở kỹ thuật của ngành thuế.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

- Đối với nguồn nhân lực là cán bộ nghiệp vụ thuế sử dụng hệ thống ứng dụng CNTT: ngành thuế cần đào tạo kiến thức tin học cơ bản và sử dụng thành thạo các ứng dụng CNTT đã được triển khai.

3.2.5. Dự kiến kết quả của phương án

Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế ở Việt Nam - 23


Trong bối cảnh hội nhập và cải cách của nền kinh tế nói chung và ngành thuế nói riêng như đã nêu ở trên, khi thực hiện phương án, mô hình tổ chức và lộ trình ứng dụng CNTT trong ngành thuế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 sẽ mang lại kết quả rất thiết thực đối với ngành thuế không nhưng trong giai đoạn này mà còn làm tiền đề và mang lại lợi ích to lớn trong các giai đoạn sau. Các kết quả chính có thể kể đến là:


(a). Các lợi ích trong việc đáp ứng các yêu cầu công tác nghiệp vụ và yêu cầu của chiến lược hiện đại hoá công tác quản lý thuế đến 2020:


- Với việc đề xuất xây dựng/nâng cấp và triển khai các hệ thống ứng dụng nêu trên sẽ thiết thực góp phần để ngành thuế thực hiện cung cấp các “dịch vụ quản lý nhà nước”, nâng cao uy tín của ngành, góp phần thiết thực trong việc quản lý nền kinh tế bằng chính sách và pháp luật.


- Việc triển khai các hệ thống quản lý thuế mới, hệ thống hỗ trợ kê khai sẽ giúp cho không những ngành thuế thực hiện tốt công tác nghiệp vụ của mình mà góp phần đáng kể trong việc nâng cao tính tự giác, chủ động của NNT. Tác dụng của việc NNT được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và được sự hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả của ngành thuế là tiền đề quan


trọng để các NNT tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn, chỉ đạo của ngành thuế.


- Với việc xây dựng thành công hệ thống CSDL tập trung về ĐTNT, hoặc xa hơn là hình thành các Trung tâm xử lý dữ liệu thuế tập trung (khi phát triển hệ thống ITAIS) sẽ giúp ngành thuế dễ dàng trong việc chuyển đổi từ phương thức quản lý theo đối tượng sang phương thức quản lý theo chức năng.


- Với kho dữ liệu về thuế được xây dựng sẽ giúp cho công tác điều hành, ra quyết định được dễ dàng hơn, là cơ sở phân tích để phục vụ trong việc xây dựng chế độ chính sách thuế.


Do đó hoạt động ứng dụng CNTT là cơ sở quan trọng để giúp ngành thuế đạt được một số các mục tiêu và yêu cầu chính đặt ra trong chương trình cải cách ngành thuế đến năm 2020.


(b). Các lợi ích khác mà đề án đem lại: Bên cạnh các lợi ích cơ bản nêu trên, có thể kể đến hàng loạt các lợi ích thiết thực khác mà chương trình mục tiêu ứng dụng CNTT ngành thuế giai đoạn 2011 - 2020 đem lại, đó là:


- Xây dựng phong cách quản lý, phục vụ văn minh và hiện đại của ngành thuế tương ứng và theo kịp với sự đi lên của nền kinh tế, xã hội.


- Giảm chi phí văn phòng của ngành thuế và các NNT: Với việc áp dụng triệt để hệ thống ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế góp phần cắt giảm đáng kể nhiều loại chi phí văn phòng như hồ sơ, văn bản, giấy tờ, chứng từ nộp thuế, tờ khai thuế,….


- Nâng cao và tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ: Với việc cơ cấu lại tổ chức và đưa ra các định hướng rõ ràng về tổ chức, chức năng của các bộ phận


CNTT và nhiệm vụ cụ thể sẽ là cơ sở để nâng cao trình độ, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, định hướng tốt hơn cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ để đáp ứng yêu cầu công việc triển khai hệ thống CNTT đến 2020 mà còn chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho dự án ITAIS dự kiến sẽ thực hiện trong thời gian tới.


3.3. Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế Việt Nam

3.3.1. Tăng cường quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT trong ngành thuế


Nhằm đảm bảo hoạt động ứng dụng CNTT một cách toàn diện, áp dụng trong tất cả các hoạt động quản lý thuế, hoạt động quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT trong ngành thuế cần chú trọng các nội dung sau:


- Cùng với việc nghiên cứu thực hiện các Luật giao dịch điện tử, Luật CNTT và các nghị định của Chính phủ, ngành thuế nghiên cứu đề xuất mới các thông tư hướng dẫn thực thi các ứng dụng CNTT trong lĩnh vực thuế (như thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, thông tư hướng dẫn dịch vụ hóa đơn điện tử,…). Bên cạnh việc đảm bảo căn cứ pháp lý cho các hoạt động của cơ quan thuế, cần chú trọng bổ sung các quy định và căn cứ để động viên NNT tham gia, sử dụng các dịch vụ thuế điện tử.


- Ngành thuế nghiên cứu hoàn thiện các chính sách thuế và bổ sung các quy định, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế theo hướng rõ ràng, đầy đủ và chi tiết để có thể ứng dụng được CNTT trong các hoạt động quản lý thuế.


- Đối với nguồn nhân lực, ngành thuế cần quan tâm công tác quy hoạch để có đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn và có khả năng sử dụng, vận hành hệ thống ứng dụng CNTT. Đặc biệt, công tác quy hoạch cần đảm bảo bộ


khung nhân sự chủ chốt ở các vị trí trong bộ máy tổ chức và đáp ứng các thách thức về sự thiếu hụt nguồn nhân lực có thể xảy ra do các tình huống nghỉ hưu theo chế độ hoặc tình trạng “chảy máu chất xám”.


- Đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước (hàng năm ngành thuế được sử dụng 1.9% tổng số thu từ thuế) chi cho hoạt động thường xuyên và chi đầu tư, phát triển (cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin).


- Ngành thuế cần hình thành bộ phận kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý thuế và CNTT theo các tiêu chuẩn được quy định. Hoạt động kiểm tra, giám sát cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và gắn với chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân trong từng đơn vị.


Ngoài ra, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo ngành thuế nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT là một nội dung cần được quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó, sự phối hợp chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cũng góp phần quan trọng để ngành thuế thực hiện nội dung đầu tư ứng dụng CNTT trong lĩnh vực quản lý thuế theo lộ trình và kế hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

3.3.2. Đổi mới mô hình hệ thống tổ chức CNTT ngành thuế


Thay đổi mang tính chiến lược là việc hình thành một hệ thống tổ chức CNTT thống nhất, đồng bộ cả về yêu cầu kỹ thuật và bộ máy quản lý nhằm khắc phục những bất cập sai khác về chỉ đạo điều hành ứng dụng CNTT trong ngành thuế. Theo phương hướng đã nêu ở mục 3.2, ngành thuế nghiên cứu tổ chức lại hệ thống CNTT theo hướng đảm bảo yêu cầu tích hợp xử lý dữ liệu thuế và có khả năng dự phòng thay thế để xử lý sự cố có thể xảy ra.


Với phương hướng đó, ngành thuế tiếp tục duy trì và phát triển Cục CNTT ở cấp Trung ương (trực thuộc cơ Tổng cục Thuế) và xem xét bỏ các phòng Tin học tại cấp Cục Thuế và Tổ tin học tại cấp Chi cục Thuế và thành lập 3 Trung tâm xử lý dữ liệu thuế. Địa điểm đặt các Trung tâm xử lý dữ liệu thuế cần kết hợp yếu tố địa lý, nguồn nhân lực CNTT, có thể đề xuất cụ thể phương án như sau:


- Trung tâm xử lý dữ liệu thuế số 1: đặt tại thành phố Hà Nội, có chức năng xử lý dữ liệu cho nhóm các Cục Thuế và Chi cục Thuế trực thuộc ở các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ở miền Bắc và đóng vai trò hệ thống chính để điều hành, điều phối các trung tâm khác, bao gồm cả trung tâm dự phòng thảm hoạ (sao lưu, khôi phục, dự phòng khi có thảm hoạ xảy ra).


- Trung tâm xử lý dữ liệu thuế số 2: đặt tại thành phố Đà Nẵng, có chức năng xử lý dữ liệu cho nhóm các Cục Thuế và Chi cục Thuế trực thuộc ở các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ở miền Trung.


- Trung tâm xử lý dữ liệu thuế số 3: đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng xử lý dữ liệu cho nhóm các Cục Thuế và Chi cục Thuế trực thuộc ở các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ở miền Nam.


Sơ đồ tổ chức hệ thống CNTT ngành thuế có tính độc lập tương đối với bộ máy quản lý hành chính hiện đang bố trí tại 63 Tỉnh/TP trực thuộc Trung ương và 696 quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc Tỉnh, chi tiết tại hình 3.9 Sơ đồ tổ chức hệ thống CNTT ngành thuế.



Hình 3.9: Sơ đồ tổ chức hệ thống CNTT ngành thuế


Hình 3.9: Sơ đồ tổ chức hệ thống CNTT ngành thuế cho thấy tính liên kết có hệ thống giữa bộ phận kỹ thuật CNTT và các đơn vị theo cấu trúc tổ chức phân cấp ngành thuế, đồng thời có sự thay đổi ở tính chất khu vực khi hình thành 3 trung tâm xử lý dữ liệu thuế.


3.3.3. Giải pháp về kỹ thuật


Căn cứ xu hướng phát triển của CNTT và nhu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, trong thời gian tới ngành thuế Việt Nam có các nhu cầu cơ bản sau đây về công nghệ:


- Công nghệ phần cứng, phần mềm hệ thống tương ứng có khả năng xử lý dữ liệu tập trung theo cách thức xử lý tính phân tán hoặc xử lý đồng bộ tức thời và đồng thời đáp ứng yêu cầu xử lý khối lượng dữ liệu lớn với số lượng người sử dụng truy cập đồng thời (concurrent user) tùy theo từng yêu cầu nghiệp vụ - có khả năng lên đến 10,000 concurrent user.


Ngành thuế nên có bộ phận nghiên cứu tìm hiểu các công nghệ hiện hành và công nghệ trong tương lai để có được các đề xuất tối ưu khi thực hiện mua sắm giải pháp kỹ thuật để hạn chế các công nghệ lạc hậu và không gặp những tình huống trở thành đối tượng thí nghiệm của các hãng.


- Hệ thống đường truyền phải được giám sát liên tục và có giải pháp xử lý sự cố ở mức độ cao. Đối với một tổ chức rộng khắp cả nước như ngành thuế thì cần thiết hình thành bộ phận trực giám sát mạng và các hệ thống thiết bị CNTT cơ bản như máy chủ, Router, Switch và kết nối tại các điểm.


Ngoài việc sử dụng dịch vụ của ít nhất hai nhà cung cấp thì có thể ngành thuế cần sử dụng cả đường truyền dự phòng qua vệ tinh, hiện nay Việt Nam đã bắt đầu triển khai các dịch vụ thông tin giải trí qua vệ tinh và đang có kế hoạch triển khai các dịch vụ truyền dữ liệu qua vệ tinh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2023