Ứng Dụng Cntt Phục Vụ Người Dân Và Doanh Nghiệp


3.2.3.2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

Thuế điện tử là một hệ thống thông tin về thuế cung cấp dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài ngành thuế. Các dịch vụ thuế điện tử sẽ bao gồm: cung cấp qua mạng các thông tin tham khảo liên quan đến lĩnh vực thuế, đối thoại hỏi đáp trực tiếp, đăng ký thuế, nộp tờ khai, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo của NNT… nhằm tạo thuận lợi cho NNT, giảm thiểu chi phí, thời gian và thủ tục giấy tờ. Sau đây là các mốc triển khai thực hiện.


- Giai đoạn 1: Triển khai mở rộng hệ thống kê khai thuế qua mạng cho

30.000 doanh nghiệp, thí điểm ứng dụng cung ứng dịch vụ thuế điện tử (e- Tax services), kết hợp hỗ trợ phát triển hình thức để doanh nghiệp tham gia cung cấp ứng dịch vụ về thuế.


Bên cạnh đó, ngành thuế triển khai nâng cấp Website và tích hợp Cổng thông tin điện tử ngành thuế, triển khai kết nối thông tin đăng ký thuế với đăng ký kinh doanh và thí điểm kết nối thông tin với ngân hàng về nộp thuế qua mạng.


- Giai đoạn 2: Triển khai mở rộng ứng dụng nộp thuế qua mạng cho

50.000 doanh nghiệp, mở rộng triển khai nộp thuế qua mạng và dịch vụ thuế điện tử trên Cổng thông tin điện tử cung cấp các thủ tục thuế tới NNT, duy trì hệ thống ứng dụng phục vụ nộp thuế và nộp tờ khai qua mạng (mô hình nộp thuế qua mạng Internet dưới đây).


T- VAN

Trung tâm xử lý dữ liệu thuế - TDC


Hình 3.5: Mô hình nộp thuế qua mạng Internet


Hình 3.5: Mô hình nộp thuế qua mạng Internet được đề xuất dưới dạng hai phương án để NNT có thể tự lựa chọn: hoặc trực tiếp nộp tại ngân hàng thương mại, hoặc nộp chuyển khoản bằng ứng dụng tích hợp trên Internet được ngành thuế phối hợp với ngân hàng cung cấp cung cấp.


- Giai đoạn 3: Mở rộng hệ thống ứng dụng cung cấp dịch vụ thuế điện tử đảm bảo 50% doanh nghiệp kê khai qua mạng và 30% nộp thuế qua mạng.


- Giai đoạn 4: Tiếp tục triển khai hệ thống ứng dụng thuế điện tử, mở rộng các dịch vụ cung cấp qua Cổng thông tin điện tử ngành thuế để mở rộng cung cấp các dịch vụ thuế.

3.2.3.3. Xây dựng hệ thống CSDL người nộp thuế tập trung

Xây dựng CSDL tập trung thông tin chi tiết về NNT và tình hình thu, nộp thuế hình thành môi trường sử dụng hệ thống thông tin quản lý, chỉ đạo điều hành, từ đó ngành thuế có điều kiện chuyển sang mô hình “quản lý rủi ro”. Hình 3.6: Mô hình thiết kế hệ thống CSDL NNT tập trung cho thấy tổng quan mối liên kết và cách trao đổi dữ liệu NNT.


Hình 3 6 Mô hình thiết kế hệ thống CSDL người nộp thuế tập trung CSDL tập 1


Hình 3.6: Mô hình thiết kế hệ thống CSDL người nộp thuế tập trung


CSDL tập trung này có 2 thành phần chính: Phần thứ nhất là phần lõi chứa các thông tin cơ bản về NNT và các công cụ phân tích dữ liệu; Phần thứ hai là hệ thống thu thập dữ liệu từ các hệ thống nghiệp vụ và hệ thống quản lý thông tin khác. Bảng 3.1: Thông tin cơ bản về NNT cần quản lý mô tả các yeue cầu về nguồn thông tin NNT cần quản lý.

Bảng 3.1: Thông tin cơ bản về NNT cần quản lý

STT

Yêu cầu

Mô tả chi tiết

1

Tìm kiếm thông tin NNT

Tìm kiếm tất cả thông tin liên quan đến NNT khi cung cấp thông tin đầu vào như

tên, địa chỉ, mã số thuế, tham số khác

2

Truy cập, tạo, cập nhật

thông tin cơ bản của NNT

Thông tin nhân khẩu học của NNT bao gồm

tên, ngày tháng năm sinh chủ sở hữu

3

Truy cập, tạo, cập nhật địa

chỉ của NNT

Thông tin về địa chỉ bao gồm địa chỉ nhà,

địa chỉ công ty, địa chỉ gửi thông báo thuế

4

Truy cập, tạo, cập nhật

thông tin liên lạc của NNT

Thông tin liên lạc của NNT bao gồm số điện

thoại, fax, email,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.


STT

Yêu cầu

Mô tả chi tiết

5

Truy cập, tạo, cập nhật thông tin về danh mục

ngành nghề kinh doanh của NNT

Thông tin tổng quát về các lĩnh vực kinh doanh của NNT

6

Truy cập, tạo, cập nhật thông tin tình hình khai,

nộp thuế

Thông tin về tình hình kê khai, nộp thuế

8

Truy cập, tạo, cập nhật

thông tin về yêu cầu bảo mật

Giữ bí mật và không được cung cấp ra ngoài cơ quan thuế.

9

Truy cập, tạo, cập nhật

thông tin cảnh báo của NNT

Những thông tin cảnh báo bao gồm các sự

kiện có liên quan đến NNT như thời điểm kê khai thuế, thời hạn nộp thuế,...

11

Truy cập, tạo, cập nhật

thông tin về các mối quan hệ của NNT

Thông tin về các mối quan hệ của NNT bao

gồm quan hệ chủ doanh nghiệp/người lao động, công ty mẹ/công ty thành viên…

12

Truy cập, tạo, cập nhật thông tin về cơ cấu tổ chức của NNT

Thông tin về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp như danh sách các phòng ban, chi nhánh… Yêu cầu không có giới hạn trong

việc tạo ra các cơ cấu tổ chức

13

Truy cập, tạo, cập nhật thông tin nhóm NNT

Thông tin nhóm NNT theo các tiêu chí như nhóm cá nhân có thu nhập cao, nhóm đối tượng có khả năng gian lận thuế, nhóm công

ty kinh doanh trong cùng một lĩnh vực

14

Truy cập, tạo, cập nhật

thông tin về các đợt tuyên truyền liên quan đến NNT

Mục đích là liệt kê các đợt tuyên truyền của cơ quan thuế có liên quan đến NNT

15

Truy cập, tạo, cập nhật các

thông tin trao đổi với NNT

Bao gồm các thông tin trao đổi giữa cơ quan

thuế và NNT qua các kênh giao tiếp khác nhau

16

Truy cập, tạo, cập nhật mã số thuế và các khóa khác

của NNT

Mã số thuế của NNT, số chứng minh thư nhân dân của chủ sở hữu


Dựa trên chu trình phát triển ứng dụng, thu thập dữ liệu tập trung ban đầu và triển khai sử dụng, ngành thuế xem xét các bước thực hiện sau đây:

- Mở rộng CSDL tập trung tại Tổng cục Thuế để lưu giữ dữ liệu doanh nghiệp toàn quốc (bao gồm dữ liệu từ các Chi cục Thuế quản lý).


- Xây dựng thí điểm kho CSDL người nộp thuế.

- Triển khai thực hiện thí điểm kho CSDL.

- Nâng cấp chức năng ứng dụng phân tích, dự báo từ thông tin kho CSDL người nộp thuế.


3.2.3.4. Ứng dụng CNTT trong nội bộ ngành thuế

Ngành thuế xem xét kế hoạch triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản trị nội bộ, cụ thể là:

- Giai đoạn 1: Xây dựng hệ thống ứng dụng văn phòng điện tử để quản lý công văn, lưu trữ tài liệu điện tử. Xây dựng và triển khai ứng dụng quản lý hoá đơn tự in, ứng dụng Quản lý đại lý thuế.


- Giai đoạn 2: triển khai ứng dụng hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ ra quyết định và làm việc từ xa, đáp ứng quản trị công việc theo chuẩn ISO. Triển khai hệ thống e-learning.

- Giai đoạn 3: Triển khai rộng các ứng dụng quản lý nội bộ ngành và duy trì vận hành hệ thống ứng dụng.


3.2.3.5. Phần mềm hệ thống, thiết bị phần cứng, thuê đường truyền kết nối mạng diện rộng

Đối với một hệ thống có phạm vi rộng lớn toàn quốc như ngành thuế thì khi ứng dụng CNTT ngoài yêu cầu về phần mềm hệ thống để đảm bảo sử dụng phần mềm có bản quyền thì đòi hỏi phải đặc biệt chú trọng xây dựng, phát triển mở rộng, kiểm tra, giám sát, bảo trì, bổ sung, thay thế thiết bị phần cứng, thiết bị bảo mật, thiết bị sao lưu, thuê đường truyền kết nối mạng diện rộng và các chi phí vật tư bổ sung thay thế. Lộ trình thực hiện công việc cụ thể như sau:


- Giai đoạn 1: Xây dựng dự án và các chính sách an toàn, bảo mật phù hợp với sự chuyển đổi hệ thống sang tập trung của ngành thuế. Tăng cường hệ thống thiết bị và phần mềm hệ thống.


- Giai đoạn 2: Triển khai hệ thống an toàn, bảo mật đối với hệ thống CNTT ngành thuế, tăng cường giải pháp dự phòng thảm họa.

- Giai đoạn 3: Triển khai thực hiện tích hợp với hệ thống ITAIS và duy trì quản lý hoạt động hệ thống an toàn, bảo mật.


3.2.3.6. Phát triển nguồn nhân lực CNTT

Phối hợp với các tổ chức tư vấn về nguồn nhân lực để đưa ra được các tiêu chí, cơ sở kiến thức để đào tạo cán bộ CNTT ngành thuế. Từ đó, xây dựng môi trường đào tạo điện tử hoặc phối hợp với các tổ chức đào tạo về CNTT thực hiện đào tạo cho nguồn lực CNTT. Kết hợp với việc xây dựng chính sách phân công công việc rõ ràng gắn quyền lợi với trách nhiệm, đẩy mạnh công tác kiểm soát tiến độ, hiệu quả của công tác CNTT. Ngành thuế xem xét xây dựng chính sách thu hút nhân tài, tạo môi trường làm việc hiệu quả để có thể phát huy tối đa thế mạnh của từng cán bộ CNTT, có thể nghiên cứu thực hiện các bước công việc sau đây:

- Giai đoạn 1: Xây dựng và chuẩn hoá chức năng, nhiệm vụ từng vị trí công tác trong lĩnh vực CNTT ngành thuế. Chuẩn hoá các quy trình, quy định quản lý CNTT ngành thuế.

- Giai đoạn 2: Triển khai thực hiện ổn định tổ chức bộ máy và cán bộ CNTT ngành thuế. Thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn CNTT theo kế hoạch.


3.2.4. Nhu cầu về nguồn lực: vốn đầu tư, công nghệ, nhân lực

(i). Nhu cầu về vốn đầu tư:

Ứng dụng CNTT phục vụ quản lý thuế hiện nay được phát triển từ những năm 1998 với công nghệ đã trở nên lạc hậu cả về phần mềm, phần cứng và có thể phát sinh nhiều hạn chế, khó khăn trong quá trình nâng cấp theo chính sách, thủ tục về thuế mới được ban hành hoặc bổ sung, thay thế. Để xử lý, ngành thuế xem xét xây dựng thay thế hệ thống ứng dụng quan trọng này.


Dựa trên thông tin khảo sát từ hệ thống quản lý thuế của một số nước trên thế giới mới xây dựng lại (tương tự như phương án đề xuất đối với ngành thuế Việt nam đã nêu ở trên) thì khoản kinh phí đầu tư ban đầu ước khoảng

1.200 tỷ đồng. Ngoài ra, kinh phí duy trì, bổ sung, nâng cấp hàng năm ước khoảng 100 tỷ đồng (tham khảo phụ lục 05 - dự toán đầu tư về CNTT). Ứng dụng CNTT cung cấp dịch vụ thuế điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp ước kinh phí đầu tư ban đầu khoảng 120 tỷ đồng và kinh phí duy trì, nâng cấp hàng năm ước khoảng 5 tỷ đồng. Ứng dụng xây dựng kho dữ liệu NNT tập trung ước kinh phí đầu tư ban đầu khoảng 100 tỷ đồng và kinh phí duy trì, phát triển cập nhật hàng năm ước khoảng 5 tỷ đồng.


Ứng dụng CNTT trong nội bộ ngành thuế ước kinh phí ban đầu khoảng 30 tỷ đồng và kinh phí nâng cấp trung bình hàng năm khoảng 2 tỷ đồng.


Phần mềm hệ thống, thiết bị phần cứng, thiết bị bảo mật, thiết bị sao lưu, thuê đường truyền kết nối mạng diện rộng và các chi phí vật tư bổ sung thay thế trung bình hàng năm khoảng 300 tỷ đồng.


Phát triển nguồn nhân lực CNTT trung bình hàng năm khoảng 5 tỷ đồng.


(ii). Nhu cầu về công nghệ:

Căn cứ xu hướng phát triển của CNTT và nhu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, trong thời gian tới ngành thuế Việt Nam có các nhu cầu cơ bản sau đây về công nghệ:


- Công nghệ phần cứng, phần mềm hệ thống tương ứng có khả năng xử lý dữ liệu tập trung theo cách thức xử lý tính phân tán hoặc xử lý đồng bộ tức thời và đồng thời đáp ứng yêu cầu xử lý khối lượng dữ liệu lớn với số lượng truy cập đồng thời (concurrent user) tùy theo từng yêu cầu nghiệp vụ - có khả năng lên đến 10.000 concurrent user.


- Hệ thống đường truyền phải được giám sát liên tục và có phương án dự phòng sự cố ở mức độ cao.


- Các ứng dụng có thể chạy trên các loại thiết bị phần cứng khác nhau từ máy tính PC, thiết bị cầm tay PDA cho đến điện thoại di động thông minh (smart-phone).


Kiến trúc ứng dụng có khả năng xử lý nghẽn mạch do số lượng truy cập gia tăng, đặc biệt là các ứng dụng cung cấp ra ngoài xã hội thông qua mạng Internet hoặc nhắn tin.


- Phát triển các công nghệ xử lý trực tuyến có tương tác giao tiếp trực quan để tăng cường chất lượng dịch vụ hỗ trợ NNT.


Xây dựng Cổng thông tin điện tử ngành thuế để cung cấp các dịch vụ thuế điện tử với công nghệ xử lý trực tuyến (online) thông qua mạng Internet (mô hình thiết kế tổng quan Cổng thông tin điện tử ngành thuế dưới đây).

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 28/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí