Ý Nghĩa Khoa Học Và Đóng Góp Mới Của Luận Văn


thu nhập.

Tình hình tiếp cận thị trường.

Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của các trang trại.

+ Về không gian: Hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên

+ Về thời gian:

* Số liệu thứ cấp: Luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu thu thập số liệu từ năm 2016 đến năm 2018.

* Số liệu sơ cấp: Sử dụng số liệu điều tra khảo sát trang trại năm 2019

4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn

- Về lý luận: Hệ thống hóa lý luận về các điều kiện để hình thành và phát triển kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường, trang trại và sản phẩm hàng hóa. Vai trò kinh tế, xã hội và môi trường của trang trại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Về thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng kinh tế trang trại của tỉnh đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên.

5. Bố cục của Luận văn

Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 3

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại..

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

- Chương 3: Kết quả và thảo luận.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI


1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại

1.1.1. Khái niệm về trang trại, kinh tế trang trại

* Khái niệm về trang trại

Theo tác giả Nguyễn Thế Nhã “Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập. Sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”.

* Khái niệm về kinh tế trang trại

Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại như sau: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”.

Để thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài, trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu tác giả xin đưa ra cách xác định kinh tế trang trại như sau: Kinh tế trang trại là đơn vị hoạt động kinh doanh độc lập trong nông, lâm, ngư nghiệp, lao động chủ yếu là thành viên trong gia đình, quy mô tương đối lớn, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm tạo ra nhiều hàng hóa nông sản và nâng cao hiệu quả sản xuất. Theo đó, đề tài tập trung nghiên cứu phần lớn vào trang trại thuộc quyền sở hữu tư nhân (trang trại kinh tế gia đình).

1.1.2. Tính tất yếu khách quan của kinh tế trang trại


Quan điểm của các nhà kinh điển về tính tất yếu tồn tại kinh tế hộ gia đình nông dân và kinh tế trang trại.

Tính tất yếu khách quan của tồn tại và phát triển kinh tế hộ nông dân.

Không phải bây giờ các nhà kinh tế mới bàn đến vai trò của kinh tế hộ nông dân đối với sự phát triển nông nghiệp mà ngay từ cuối thế kỷ XIX Mác, Ăng-ghen đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế hộ nông dân. Lúc đầu nghiên cứu con đường công nghiệp hoá đặc thù của nước Anh, Mác đã tiên đoán với quá trình tách người nông dân khỏi ruộng đất một cách ồ ạt thì giai cấp nông dân bị thủ tiêu và nông nghiệp sẽ được tổ chức lại thành nền đại sản xuất như trong công nghiệp. Nghĩa là trong nông nghiệp sẽ hình thành các “Đại điền trang” Tư bản chủ nghĩa sử dụng lao động làm thuê. Quá trình đó sẽ tách người nông dân ra khỏi tư liệu sản xuất, mà trước hết là ruộng đất.

Sau này kinh nghiệm lịch sử của những nước công nghiệp phát triển đã làm chuyển biến nhận thức của Mác và ông phải công nhận là những tiên đoán khái quát ban đầu của mình trước kia về thực tiễn đã không được, không thiết lập ngay cả ở nước Anh siêu công nghiệp. Bất chấp xu hướng ban đầu theo kiểu “dọn sạch mặt đất”. Ở nước Anh công nghiệp phát triển, song nông trại gia đình trên thực tế không sử dụng lao động làm thuê vẫn ngày càng phát triển và càng tỏ rò sức sống cũng như hiệu quả của nó. Chính vì thế khi viết quyển III của bộ Tư bản chủ nghĩa, Mác đã kết luận: “Ngay ở nước Anh với nền công nghiệp phát triển hình thức sản xuất nông nghiệp có lợi nhất không phải là các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn mà là các trang trại gia đình không có lao động làm thuê”.

Ở những nước còn giữ hình thức chia đất thành khoảnh nhỏ giá lúa mì rẻ hơn ở những nước có phương thức sản xuất Tư bản. Mác đã khẳng định do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nên “hệ thống Tư bản chủ nghĩa mâu thuẫn với nghề nông hợp lý hay là nghề nông hợp lý không phù hợp (trái ngược) với hệ thống Tư bản chủ nghĩa (mặc dù hệ thống này có hỗ trợ cho sự


phát triển kỹ thuật của nông nghiệp) và đòi hỏi phải có hoặc là bàn tay của người tiểu nông sống bằng lao động của mình, hoặc là sự kiểm soát của những người sản xuất có liên kết với nhau”.

Sau Mác, Ăng-ghen, C. Cauxlay là người kế tục và có những cống hiến lớn trong việc truyền bá và phát triển Chủ nghĩa Mác. Trong đó cống hiến xuất sắc của C. Cauxlay là những công trình nghiên cứu của ông về vấn đề nông nghiệp. Theo C. Cauxlay nông nghiệp phát triển không cùng một kiểu với công nghiệp mà theo những đặc thù của nó. C. Cauxlay cho rằng sự khác nhau quan trọng nhất giữa công nghiệp và nông nghiệp là ở chỗ, trong nông nghiệp sản xuất thường gắn liền với kinh tế gia đình, lao động trong nông nghiệp khác với lao động trong công nghiệp. Sản xuất lớn trong nông nghiệp không phải luôn luôn có ưu thế tuyệt đối so với sản xuất nhỏ trong mọi điều kiện. Ông đã rất đúng khi cho rằng một doanh nghiệp lớn của nông dân nếu đem so sánh với một doanh nghiệp nhỏ của nông dân khác trong cùng một khu vực, cùng một loại cây trồng thì rò ràng một doanh nghiệp lớn “ưu việt hơn, nếu không phải về mặt kỹ thuật, thì ít ra cũng về mặt kinh tế”. Cauxlay đã đi sâu vào nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến sức cạnh tranh đủ mạnh của sản xuất nhỏ để chống lại ưu thế của sản xuất lớn trong nông nghiệp. Đó là “sự chuyên cần hơn và sự chăm chỉ cần mẫn hơn của người lao động khi anh làm cho chính bản thân anh ta (đây là điểm khác căn bản với lao động làm thuê) thấp hơn cả nhu cầu của chính bản thân công nhân nông nghiệp nữa”.

A.V. Trai-a-nốp nhà nông học nổi tiếng của thế giới trong nhiều năm nghiên cứu phong trào hợp tác xã ở nhiều nước: Italia, Bỉ, Anh, Đức và cả ở Mỹ la-tinh) để tìm cách vận dụng vào nước Nga Xô -viết đã khẳng định “Hợp tác xã nông nghiệp là sự bổ sung cho kinh tế nông dân, sau đó phục vụ cho nó, và vì thế mà thiếu kinh tế hộ nông dân thì hợp tác xã sẽ không có ý nghĩa gì cả? Ông còn cho rằng: HTX chỉ xã hội hoá một phần sản xuất và quá trình này có thể thực hiện không phá vỡ kinh tế hộ nông dân, nghĩa là các hộ nông


dân chỉ hợp tác với nhau phần sản phẩm sản xuất mà làm ăn tập thể có ưu thế hơn làm ăn của từng hộ riêng lẻ.

V.I. Lê-nin đã kế thừa và phát triển về kinh tế hộ nông dân của C. Mác, Ăng-ghen và tiếp thu những hạt nhân hợp lý của C. Cauxlay và A.V. Trai-a- nốp. Lê-nin cho rằng nhân vật chính trong sản xuất nông nghiệp phải là “một chủ trại tự do trên mảnh đất tự do”, nghĩa là mảnh đất đã dọn sạch khỏi những tàn tích trung cổ. Đó là kiểu Mỹ”.

Các trang trại gia đình được hình thành từ cơ sở của các hộ tiểu nông, sau khi phá vỡ cái vỏ bọc tự túc, tự cấp vươn lên sản xuất hàng hoá. Về bản chất kinh tế trang trại là kinh tế sản xuất hàng hoá khác với nền kinh tế tự cấp tự túc, Mác đã phân biệt người chủ trang trại với người tiểu nông: “Người c hủ trang trại bán ra thị trường toàn bộ sản phẩm làm ra, còn người tiểu nông thì dùng đại bộ phận sản phẩm làm ra và mua bán càng ít càng tốt”.

Trong quá trình phát triển kinh tế hộ sẽ vận động theo quy luật là mở rộng sản xuất hàng hoá, tất yếu sẽ diễn ra quá trình phân hoá giữa các hộ gia đình. Các hộ sản xuất thành công sẽ trở lên giàu có, những hộ sản xuất không thành công hoặc rủi ro trong kinh doanh sẽ trở lên nghèo. Quá trình này thường xuyên lặp đi lặp lại sẽ tạo nên sự ngăn cách ngày càng sâu về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.

Trong nền kinh tế thị trường các hộ nông dân chịu sự chi phối của các quy luật của nền kinh tế thị trường. Những hộ nông dân làm ăn có lãi sẽ mở rộng quy mô sản xuất, mua thêm đất đai, máy móc, tư liệu sản xuất nên quy mô càng lớn hơn và thành các hộ giàu trong nông thôn.

Ngoài ra dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nên lao động thủ công dần dần được thay thế bằng lao động cơ giới, hộ nông dân thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ chuyển thành hộ sản xuất hàng hoá.


Sự điều tiết của nền kinh tế thị trường, sự tác động của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của lực lượng sản xuất làm quá trình phân hoá diễn ra ngày càng nhanh hơn, các hộ giàu sẽ phát triển thành kinh tế trang trại.

Quá trình biến đổi từ hộ nông dân thành kinh tế trang trại là quá trình tự phát hợp quy luật phát triển của xã hội.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế hộ và kinh tế trang trại Ở Việt Nam, từ năm 1986 đến nay nhờ đường lối đổi mới của Đảng và

chính sách khuyến khích của Nhà nước, hộ nông dân được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo ra động lực mới khơi dậy tiềm năng đất đai, lao động, tiền vốn và kinh nghiệm sản xuất, quản lý của hàng chục triệu hộ nông dân. Nhờ đó kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta đã có một bước chuyển biến tương đối toàn diện, mô hình trang trại ra đời và phát triển khá phổ biến ở tất cả các vùng của đất nước.

Từ kinh nghiệm của các nước và thực tế phát triển của mô hình trang trại trong thời gian qua cho thấy, ở nước ta hiện nay và trong tương lai loại hình phổ biến và chủ yếu nhất vẫn là trang trại gia đình của hộ nông dân. Về vấn đề này, Nghị quyết 06 NQ/TƯ ngày 10.11.1998 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rò: “ở nông thôn hiện nay đang phát triển mô hình trang trại nông nghiệp, phổ biến là các trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả...”. Đảng và Nhà nước cũng đã có những chủ trương, chính sách và bước đầu cũng đã tạo dựng được những cơ sở pháp lý cần thiết tạo điều kiện để các trang trại gia đình hình thành và phát triển. Tuy nhiên, khung pháp luật về loại hình này còn ở mức độ rất ban đầu, cần phải được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện. Bên cạnh đó, dưới góc độ pháp lý, còn có nhiều vấn đề lý luận đặt ra, cần được nghiên cứu, lý giải để tạo cơ sở lý luận vững chắc cho các quyết tâm chính trị và pháp lý.


1.1.3. Những đặc trưng của kinh tế trang trại

Trong điều kiện kinh tế thị trường, trang trại là một đơn vị kinh tế tự chủ với những đặc trưng chủ yếu sau:

a. Sản xuất mang tính hàng hóa nông nghiệp: Kinh tế trang trại chủ yếu sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu của thị trường.

b. Trình độ chuyên môn hóa, tập trung hóa: Quy mô sản xuất, vốn đầu tư, trang thiết bị, lao động... lớn hơn nhiều với kinh tế hộ và tạo ra khối lượng hàng hóa. Mặt khác, với mục tiêu chính là lợi nhuận nên phải đi vào chuyên môn hóa, tập trung hóa.

c. Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật: Đầu tư để trang bị và áp dụng những kỹ thuật mới cho việc sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm. Chỉ có như vậy, kinh tế trang trại mới sản xuất ra khối lượng hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường.

d. Mối quan hệ với thị trường: Chủ trang trại phải luôn tìm hiểu, nghiên cứu thị trường trong và ngoài vùng, từ đó tìm ra xu hướng nhu cầu của thị trường để có chiến lược sản xuất kinh doanh và marketing cho sản phẩm hàng hóa của trang trại mình.

e. Chủ trang trại chính là nhà kinh doanh: Chủ trang trại là người có đầu óc tổ chức kinh doanh, biết hạch toán lỗ, lãi, có ý chí, có khao khát và tham vọng làm giàu đồng thời là người có hiểu biết chuyên môn kỹ thuật và có khả năng nhất định về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

(Nguồn Tư liệu về kinh tế trang trại – Nxb TP Hồ Chí Minh)

1.1.4. Tiêu chí xác định trang trại

Để thống nhất tiêu chí xác định một đơn vị sản xuất kinh doanh là loại hình kinh tế trang trại, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 Quy định về tiêu chí và


thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Theo đó, tại Điều 5 Thông tư ghi rò:

Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thoả mãn điều kiện sau:

1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:

a. Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:

- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.

- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.

b. Giá trị sản lượng hàng hoá đạt 700 triệu đồng/năm.

2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hoá từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên;

3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hoá bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.

(Nguồn Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011)

1.1.5. Vai trò của kinh tế trang trại

a. Về mặt kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo nên những vùng chuyên hóa cao. Mặt khác, kinh tế trang trại thúc đẩy phần phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn, Phát triển kinh tế trang trại đi đôi với việc khai thác, sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các loại nguồn lực trong nông nghiệp.

b. Về mặt xã hội: Phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động; góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí