Biến Chứng Sau Phẫu Thuật Và Thời Gian Nằm Viện


Trong nghiên cứu, chúng tôi không ghi nhận trường hợp có tác dụng phụ hoặc phản vệ trên các bệnh nhân khi tiêm ICG để đo độ thanh lọc.

3.1.4 Can thiệp trước phẫu thuật cắt gan

3.1.4.1 TACE trước phẫu thuật cắt gan

Bảng 3.5. Can thiệp TACE trước phẫu thuật cắt gan


TACE

Số lượng

%

Không

273

80,3

1 lần

50

14,7

2 lần

7

2,1

≥ 3 lần

10

2,9

Tổng

340

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.


3.1.4.2 Làm phì đại gan trước phẫu thuật cắt gan

Bảng 3.6. Làm phì đại gan trước phẫu thuật cắt gan


TACE

Số lượng

%

Không

300

88,2

PVE (26 ca có TACE trước đó)

32

9,4

ALPPS thì một (1 ca có TACE trước đó)

8

2,4

Tổng

340

100


3.1.5 Phẫu thuật cắt gan

3.1.5.1 Loại phẫu thuật cắt gan

Bảng 3.7. Loại phẫu thuật cắt gan


Loại phẫu thuật cắt gan

Số lượng

%

Cắt hạ phân thùy 1

1

0,3

Cắt hạ phân thùy 2

2

0,6

Cắt hạ phân thùy 3

3

0,9


Loại phẫu thuật cắt gan

Số lượng

%

Cắt hạ phân thùy 4

7

2,1

Cắt hạ phân thùy 5

6

1,8

Cắt hạ phân thùy 6

13

3,8

Cắt hạ phân thùy 7

4

1,2

Cắt hạ phân thùy 8

8

2,4

Cắt phân thùy sau

49

14,4

Cắt phân thùy trước

15

4,4

Cắt phân thùy bên

24

7,0

Cắt hạ phân thùy 5-6

7

2,1

Cắt hạ phân thùy 7-8

2

0,6

Cắt gan trái

25

7,3

Cắt gan trung tâm (hạ phân thùy 4-5-8)

24

7,0

Cắt phân thùy trước và hạ phân thùy 6

1

0,3

Cắt phân thùy bên và hạ phân thùy 6

1

0,3

Cắt gan phải không điển hình

3

0,9

Cắt gan phải

126

37,0

Cắt gan phải và u gan phân thùy bên

2

0,6

Cắt gan thùy phải

9

2,6

Cắt u gan

8

2,4

Tổng

340

100


3.1.5.2 Các đặc điểm phẫu thuật cắt gan

Tỉ lệ cắt gan lớn (từ 4 hạ phân thùy trở lên) trong nghiên cứu khá cao 40,3% (137/340).

Phẫu thuật mở cắt gan chiếm nhiều nhất 59,7% (203/340), còn lại là phẫu


thuật nội soi, trong đó có một trường hợp phải chuyển mổ mở, chiếm 0,3%.

Thời gian mổ có phân phối không chuẩn, trung vị là 150 phút, Q1 là 120 phút, Q3 là 180 phút, nhỏ nhất là 30 phút, lớn nhất là 480 phút.

Lượng máu mất có phân phối không chuẩn, trung vị là 150mL, Q1 là 100, Q3 là 200mL, nhỏ nhất là 0mL, lớn nhất là 2500mL.

3.1.6 Biến chứng sau phẫu thuật và thời gian nằm viện

3.1.6.1 Biến chứng sau phẫu thuật

Bảng 3.8. Biến chứng sau phẫu thuật cắt gan


Tai biến, biến chứng

Số lượng

%

Không

268

78,7

Rò mật

8

2,4

Suy gan

42

12,4

Báng bụng

2

0,6

Tụ dịch

2

0,6

Hẹp đường mật sau mổ

2

0,6

Tổn thương đường mật trong mổ

1

0,3

Viêm phổi

11

3,2

Tổn thương thận cấp

3

0,9

Nhồi máu cơ tim, nhồi máu não

1

0,3

Tổng

340

100


3.1.6.2 Thời gian nằm viện

Thời gian nằm viện phân phối lệch phải, trung vị là là 8 ngày, Q1 là 7 ngày, Q3 là 10 ngày, nhỏ nhất là 4 ngày, lớn nhất là 31 ngày.

3.1.6.3 Tử vong sau mổ

Trong nghiên cứu, có 3 trường hợp tử vong sau mổ bao gồm:


- Một trường hợp suy gan độ C sau phẫu thuật cắt gan phải trên bệnh nhân đã TACE và PVE bên phải do UTTBG.

- Một trường hợp sau cắt gan trái do UTTBG, chức năng gan tốt ở ngày hậu phẫu 5 và 7, nhưng diễn tiến suy gan độ C do viêm gan B bùng phát.

- Một trường hợp tử vong vào ngày hậu phẫu 5 sau phẫu thuật nội soi cắt gan hạ phân thùy 3 do viêm phổi hít, sốc nhiễm trùng.

3.1.7 Biến chứng suy gan sau phẫu thuật cắt gan

3.1.7.1 Tỉ lệ suy gan sau phẫu thuật cắt gan

Tỉ lệ suy gan sau phẫu thuật cắt gan là 12,4% (42/340), trong đó tỉ lệ suy gan sau phẫu thuật cắt gan lớn là 16,8% (23/137).

Bảng 3.9. Phân độ suy gan sau phẫu thuật cắt gan


Phân độ suy gan

Số lượng

%

Không suy gan

298

87,6

Độ A

30

8,8

Độ B

10

2,9

Độ C

2

0,6

Tổng

340

100


Bảng 3.10. Phân độ suy gan sau phẫu thuật cắt gan lớn


Phân độ suy gan

Số lượng

%

Không suy gan

114

83,2

Độ A

15

11,0

Độ B

7

5,1

Độ C

1

0,7

Tổng

137

100


Bảng 3.11. So sánh tỉ lệ suy gan giữa hai nhóm cắt gan nhỏ và cắt gan lớn


Suy gan

Mức độ cắt gan

Không

Tổng

p

Cắt gan nhỏ

184

19

203

0,041

(Chi-Square test)

Cắt gan lớn

114

23

137

Tổng

298

42

340


Tỉ lệ suy gan sau phẫu thuật cắt gan nhỏ là 9,4%, thấp hơn ở nhóm cắt gan lớn là 16,8%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

3.1.7.2 Mức độ suy gan sau phẫu thuật cắt gan

Bảng 3.12. So sánh mức độ suy gan giữa hai nhóm cắt gan nhỏ và cắt gan lớn


Suy gan

Mức độ

Không

Độ A

Độ B-C

Tổng

p

Cắt gan nhỏ

184

15

4

203

0,076

(Chi-Square test)

Cắt gan lớn

114

15

8

137

Tổng

298

30

12

340


Vậy, mức độ suy gan ở nhóm cắt gan lớn có xu hướng nặng hơn nhóm cắt gan nhỏ. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

3.1.8 Bản chất u gan trên giải phẫu bệnh

Bảng 3.13. Bản chất u gan trên giải phẫu bệnh


Giải phẫu bệnh

Số lượng

%

Ung thư tế bào gan

270

79,4

Mô gan hoại tử (sau can thiệp TACE do UTTBG trước phẫu thuật)

2

0,6

Ung thư đường mật trong gan

29

8,5

Ung thư thể hỗn hợp tế bào gan và đường mật trong gan

1

0,3


Ung thư di căn gan

14

4,0

U thần kinh nội tiết

1

0,3

Tăng sản khu trú dạng nốt

4

1,2

U mạch máu

2

0,6

U cơ mỡ mạch máu

1

0,3

U cơ trơn lành tính

1

0,3

Nốt xơ

5

1,5

Viêm giả u

1

0,3

Mô gan bình thường (người hiến gan)

9

2,6

Tổng

340

100


Vậy, ung thư tế bào gan chiếm tỉ lệ cao nhất (79,4%) trong các trường hợp phẫu thuật cắt gan

3.1.9 Mức độ xơ gan trên giải phẫu bệnh

Nghiên cứu có đủ tất cả các mức độ xơ gan trên giải phẫu bệnh theo thang điểm Ishak (điểm số Ishak), trong đó 0/6 chiếm tỉ lệ cao nhất 32,9%.

Bảng 3.14. Mức độ xơ gan theo thang điểm số Ishak


Mức độ xơ gan

Số lượng

%

0/6

112

32,9

1/6

53

15,6

2/6

33

9,7

3/6

54

15,9

4/6

46

13,5

5/6

36

10,6

6/6

6

1,8

Tổng

340

100


3.2 Tương quan giữa độ thanh lọc ICG và mức độ xơ gan trên giải phẫu bệnh theo thang điểm Ishak

3.2.1 Liên quan giữa giới tính và mức độ xơ gan


Biểu đồ 3 1 Liên quan giữa giới tính và điểm số Ishak Không có bằng chứng 1

Biểu đồ 3.1. Liên quan giữa giới tính và điểm số Ishak

Không có bằng chứng cho thấy điểm số Ishak có sự khác biệt giữa nam và nữ (p = 0,148, Fisher’s Exact test).

3.2.2 Tương quan giữa tuổi và mức độ xơ gan


Biểu đồ 3 2 Tương quan giữa tuổi và điểm số Ishak Tuổi có tương quan yếu 2

Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa tuổi và điểm số Ishak


Tuổi có tương quan yếu với điểm số Ishak với hệ số tương quan Spearman 0,167. Giá trị này khác 0 có ý nghĩa thống kê (p = 0,002).

3.2.3 Tương quan giữa độ thanh lọc ICG và mức độ xơ gan

Phân tích mối tương quan giữa ICG-R15 và mức độ xơ gan trên giải phẫu bệnh theo thang điểm Ishak (điểm số Ishak) cho thấy ICG-R15 có tương quan thuận ở mức độ yếu với điểm số Ishak: ICG-R15 trước phẫu thuật càng cao thì điểm số Ishak càng cao với hệ số tương quan Spearman 0,232, giá trị này khác 0 có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Biểu đồ 3 3 Tương quan giữa ICG R15 trước phẫu thuật và điểm số Ishak 3 3 So 3

Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa ICG-R15 trước phẫu thuật và điểm số Ishak


3.3 So sánh độ thanh lọc ICG và thang điểm Child-Pugh trong đánh giá chức năng gan trước phẫu thuật cắt gan

3.3.1 Trong đánh giá mức độ xơ gan trên giải phẫu bệnh

Phân tích mối liên quan giữa điểm số Child-Pugh và mức độ xơ gan trên giải phẫu bệnh theo điểm số Ishak cho thấy không có mối liên quan giữa điểm số Ishak và điểm số Child-Pugh (p = 0,257, Fisher’s Exact test).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2024