chậm (ví dụ các dự án ở vườn cò Bằng Lăng hiện đang chờ được thực thi). Vấn đề ở đây là Cần Thơ hoàn toàn có tiềm năng để khai thác loại hình du lịch sinh thái nhưng phải biết cách đầu tư, khai thác, có cái nhìn chiến lược, tổng quan so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, để từ đó mới có sản phẩm vừa đặc trưng của Cần Thơ vừa đặc trưng của miền Tây Nam Bộ.
2.3. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ
2.3.1. Khái quát về du lịch sinh thái Cần Thơ
Bản đồ 2.2: Bản đồ du lịch thành phố Cần Thơ (Nguồn: Tác giả luận văn) Thành phố Cần Thơ đang dẫn đầu các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về doanh thu du lịch sông nước miệt vườn với 649.527 triệu đồng năm 2010, đây là một thế mạnh rất lớn cho Cần Thơ, cũng như có nhiều cơ hội hợp tác và đầu tư phát
triển du lịch.
Cần Thơ đang tăng cường xúc tiến du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn, du lịch văn hóa, du lịch kết hợp hội nghị, đẩy mạnh
việc khai thác vị trí trung tâm trung chuyển của địa phương đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thành khác trong nước, mở thêm các tour, tuyến du lịch sinh thái tại Cần Thơ và từ Cần Thơ đến các tỉnh khác trong và ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố còn hợp tác với các tỉnh An Giang, Kiên Giang hình thành “tam giác du lịch” mạnh nhất khu vực với các loại hình du lịch sông nước, biển đảo, núi. Đặc biệt, Cần Thơ hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng trên 20 khu du lịch sinh thái vườn rộng gần 300ha, trong đó nhiều khu có tiện nghi đạt chuẩn quốc gia, quốc tế. Các yếu tố mỹ quan, văn minh, vệ sinh môi trường, an toàn trên các tuyến du lịch chợ nổi Cái Răng, Phong Điền và trên các tuyến du lịch cồn Khương, cồn Ấu, cồn Cái Khế được cải tiến và bước đầu thu được hiệu quả.
Cần Thơ huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhiều khách sạn, nhà hàng, tăng số phòng, số giường lên để phục vụ khách du lịch, giữ vững vị trí dẫn đầu Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời còn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng xây dựng các khu du lịch cồn trên sông Hậu.
Thành phố tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên có tác phong phục vụ chuyên nghiệp, hình thành các chương trình, tour du lịch sông nước, sinh thái vườn đồng bộ, chất lượng cao.
Năm 2010, Cần Thơ đẩy mạnh liên kết với các tỉnh An Giang, Kiên Giang mở rộng mô hình “tam giác du lịch”, hình thành thêm các tour, tuyến du lịch sinh thái tại Cần Thơ và từ Cần Thơ đến các tỉnh khác trong và ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mở rộng các tuyến du lịch quốc tế thu hút khách thuộc khối ASEAN, Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á – Thái Bình Dương gắn phát triển du lịch với 3 đợt hội chợ quốc tế tại đây trong năm 2010 vừa qua, đặc biệt là “Festival Thủy sản Việt Nam lần thứ nhất (tháng 4/2010).
Thành phố đang tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch, triển khai đề án xây dựng khu du lịch quốc gia tại hệ thống cồn dọc sông Hậu, nâng cấp các tuyến du lịch Cần Thơ đến các tỉnh Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn chung du lịch sinh thái Cần Thơ đang trên đà phát triển, ngày càng được chú trọng đầu tư nhiều hơn, tuy nhiên điểm còn hạn chế của Cần Thơ là chưa tạo được sản phẩm du lịch đặc trưng, còn nhiều nét trùng lập với các địa phương trong khu vực, đây cũng là một bài toán khó cho những nơi phát triển du lịch sinh thái không riêng gì Cần Thơ. Hiện nay, ngoài việc phát huy những thế mạnh sẵn có, du lịch Cần Thơ còn có sự kết hợp nhiều loại hình với nhau như du lịch tham quan, mua sắm, giải trí, hội nghị, du lịch nghỉ dưỡng,… tạo nên sự đa dạng phong phú cho sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch và tăng doanh thu du lịch.
2.3.2. Thực trạng khách du lịch
Khái niệm khách du lịch: Ở nước ta, theo luật du lịch Việt Nam (2005), tại điều 4, chương 1 thì “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Khách du lịch đến Cần Thơ gồm có:
- Khách du lịch quốc tế đến Cần Thơ có mức tăng trưởng hàng năm khá cao. Nếu năm 2006 chỉ đón được 543.650 lượt khách thì đến năm 2010 đã đón được
880.252 lượt khách, mức tăng trưởng khách quốc tế giai đoạn này cũng tăng từ
121.221 lượt khách lên đến 163.835 lượt khách.
- Khách nội địa đến Cần Thơ lớn hơn nhiều so với khách quốc tế do tài nguyên du lịch phù hợp cho việc phục vụ khách nội địa và xu hướng đi du lịch trong nước tăng. Nếu năm 2006 mới đón được 422.429 lượt khách thì đến năm 2010 đã tăng lên 716.417 lượt, tăng gần gấp đôi so với năm 2006.
- Tuy số lượng khách đến Cần Thơ có mức tăng trưởng khá nhưng ngày khách lưu trú tại Cần Thơ còn ở mức thấp (trung bình đối với khách quốc tế và khách nội địa là 1,33 ngày/khách). Điều này cho thấy các sản phẩm du lịch của Cần Thơ còn đơn điệu, các dịch vụ chưa phong phú và đa dạng nên chưa hấp dẫn du khách lưu lại lâu hơn.
Bảng 2.3: Tổng hợp số khách du lịch đến Cần Thơ từ năm 2006 – 2010
ĐVT | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
1.Tổng số khách đến | Lượt khách | 543.650 | 693.055 | 817.250 | 723.528 | 880.252 |
Khách quốc tế | 121.221 | 155.735 | 175.094 | 150.300 | 163.835 | |
Khách trong nước | 422.429 | 537.320 | 642.156 | 573.228 | 716.417 | |
2. Ngày khách | Ngày khách | 628.996 | 850.210 | 1.073.085 | 934.054 | 1.171.138 |
Ngày khách QT | // | 150.242 | 198.271 | 224.577 | 192.405 | 217.387 |
Ngày khách nội địa | // | 478.754 | 651.939 | 848.508 | 741.649 | 953.751 |
3.Bình quân ngày khách | Ngày | |||||
Ngày khách lưu trú bình quân | // | 1,16 | 1,23 | 1,31 | 1,29 | 1,33 |
Ngày khách QT lưu trú bình quân | // | 1,24 | 1,27 | 1,28 | 1,28 | 1,33 |
Ngày khách nộiđịa lưu trú bình quân | // | 1,13 | 1,21 | 1,32 | 1,29 | 1,33 |
4. Lữ hành | Khách | 45.093 | 53.997 | 76.591 | 63.648 | 72.134 |
Đón khách vào | // | 3.482 | 7.516 | 5.494 | 6.114 | 9.537 |
Đưa khách ra | // | 3.511 | 4.424 | 6.004 | 7.109 | 7.539 |
Khách du lịch trong nước | // | 38.100 | 42.057 | 65.093 | 50.425 | 55.058 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kaypa Trên Sông Hậu (Nguồn: Www.sovhttdltpct.vn)
- Sự Phân Bố Tài Nguyên Du Lịch Sinh Thái Ở Cần Thơ
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Du Lịch Sinh Thái Cần Thơ
- Doanh Thu Du Lịch Và Đầu Tư Phát Triển Du Lịch
- Hoạt Động Của Chính Quyền Và Cộng Đồng Địa Phương
- Giá Chương Trình Du Lịch “Tham Quan Đất Tây Đô”
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở VH-TT-DL TP Cần Thơ)
Tuy nhiên Cần Thơ với vị trí là trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã thu hút được khá nhiều du khách trong những năm qua và doanh thu không ngừng tăng nhanh. Thống kê trong 5 năm 2006-2010, lượng khách du lịch đến thành phố Cần Thơ tăng như sau:
Bảng 2.4: Lượng khách du lịch đến Cần Thơ từ năm 2006 – 2010
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Tổng số khách đến (lượt khách) | 543.650 | 693.055 | 817.250 | 723.528 | 880.252 |
(Nguồn: Sở VH-TT-DL TP Cần Thơ)
lượt khách
Biểu đồ lượng khách du lịch đến Cần Thơ từ 2006-2010
1000000
ĐV: Người
900000
800000
700000
600000
500000
400000
300000
200000
100000
0
2006
2007
2008
2009
2010
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ lượng khách du lịch đến Cần Thơ từ năm 2006 – 2010
Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ, 5 tháng đầu năm 2011, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã đón 6.906 khách, tăng 69% so với cùng kỳ
năm trước. Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Cần Thơ nhiều nhất là các nước Pháp, Mỹ, Hà Lan, Đức, Anh… Riêng khách nội địa, các doanh nghiệp lữ hành thành phố đón 23.458 lượt khách, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.
Tính riêng lượng khách lưu trú hàng năm từ 2006 – 2010 toàn thành phố có:
Bảng 2.5: Lượng khách lưu trú tại Cần Thơ từ năm 2006 – 2010
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Lượng khách lưu trú tại Cần Thơ | 628.996 | 850.210 | 1.073.085 | 934.054 | 1.171.138 |
(Nguồn: Sở VH-TT-DL TP Cần Thơ)
Biểu đồ lượng khách du lịch lưu trú tại Cần Thơ | |||
ĐV: Người từ 2006 - 2010 | |||
1000000 | |||
800000 | |||
600000 | |||
400000 | |||
200000 | |||
0 | |||
2006 2007 2008 2009 | 2010 | ||
Lượng khách |
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ lượng khách lưu trú tại Cần Thơ từ 2006 – 2010
Trong tổng số lượng khách du lịch đến với Cần Thơ thông qua biểu đồ thấy được trong những năm gần đây lượng khách đến với Cần Thơ còn khiêm tốn, chưa thể hiện rõ được tiềm năng du lịch của miền đất Tây Đô và tổng lượng khách du lịch lưu trú lại thành phố cũng có bước phát tiển nhưng vẫn còn trong tiềm năng, một vấn đề được thấy rõ ở đây là Thành Phố Cần Thơ có những điều kiện vượt bậc
so với các tỉnh khác nhưng chưa có sức hấp dẫn thu hút được khách du lịch trong những năm gần đây.
Bảng 2.6: Số khách đến Cần Thơ năm 2010 so với một số tỉnh lân cận
Số khách đến | |
Cần Thơ | 880.252 |
An Giang | 5.230.000 |
Tiền Giang | 985.000 |
Kiên Giang | 4.400.000 |
(Nguồn: Cục thống kê Cần Thơ)
Số khách đến
Biểu đồ so sánh lượng khách du lịch đến Cần Thơ và
một số tỉnh lân cận năm 2010
6000000
5000000
4000000
3000000
2000000
1000000
0
Cần Thơ
An Giang
Tiền Giang
Kiên Giang
Biểu đồ 2.3: So sánh lượng khách du lịch đến Cần Thơ và một số tỉnh lân
cận năm 2010
Với Tiền Giang do có nét tương đồng về các loại hình du lịch và tiềm năng du lịch nên lượng khách đến thăm quan giữa Tiền Giang và Cần Thơ trong năm 2010 chênh lệch không đáng kể.
Với Kiên Giang và An Giang do đặc điểm địa lí khác nhau nên tại Kiên Giang và An Giang được thiên nhiên ưu đãi có nhiều điểm tham quan có sức thu hút mạnh mẽ đối với khách du lịch. Lượng khách du lịch đến với An Giang và Kiên Giang chênh lệch rất lớn đối với Cần Thơ trong năm 2010, tuy nhiên Cần Thơ với những điều kiện sẵn có nếu được khai thác hiệu quả thì vẫn có khả năng thu hút lượng khách du lịch như các tỉnh trên.
Bảng 2.7: Số lượng khách đầu tuần và cuối tuần tại 4 khu du lịch sinh thái tiêu biểu ở thành phố Cần Thơ
Mùa cao điểm ( vào dịp Lễ và Tết) | Mùa thấp điểm (vào những tháng mưa và một tháng trước Tết) | |||
Ngày đầu tuần (khách) | Ngày cuối tuần (khách) | Ngày đầu tuần (khách) | Ngày cuối tuần (khách) | |
Mỹ Khánh | 400 | 1000 | 100 | 200 |
Phù Sa | 1200 | 2200 | 400 | 800 |
Thuỷ Tiên | 170 | 450 | 80 | 100 |
Vườn cò Bằng Lăng | 700 | 900 | 70 | 100 |
(Nguồn: Số liệu thu thập từ các khu du lịch sinh thái Cần Thơ vào tháng 1/2011)
Nhìn chung, năm 2010 du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ có những khởi sắc mới, lượng khách đến tham quan ngày càng tăng, đặc biệt là vào những dịp Lễ, Tết và cuối tuần (lượng khách đến tham quan các khu du lịch sinh thái với số lượng lớn hơn ngày thường 3 – 4 lần). Tuy nhiên, vào những ngày đầu tuần do mọi người bận rộn với công việc nên ít có dịp tham quan, vui chơi, giải trí và vào những tháng mưa (từ tháng 05 đến tháng 10) thì lượng khách đến các khu du lịch sinh thái ít hơn dịp nghỉ cuối tuần và Lễ, Tết.