Doanh Thu Du Lịch Và Đầu Tư Phát Triển Du Lịch


2.3.3. Doanh thu du lịch và đầu tư phát triển du lịch‌

2.3.3.1. Doanh thu du lịch

Doanh thu du lịch bao gồm các khoản do du khách chi trả, đó là nguồn thu từ lưu trú, ăn uống, bán hàng, vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ khác. Giai đoạn 2006-2010 mức tăng trưởng khách du lịch cao nên doanh thu xã hội từ du lịch của Cần Thơ cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản thu này không chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác có tham gia các hoạt động du lịch thu hoặc do người dân địa phương phục vụ khách du lịch thu. Số liệu thống kê được đánh giá sau đây chỉ mang tính tương đối, chưa phản ảnh đầy đủ doanh thu của ngành du lịch ở địa phương.

Tính từ đầu năm đến nay, tổng doanh thu của ngành du lịch thành phố đạt 313,6 tỉ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, doanh thu phục vụ khách quốc tế trên 53,4 tỉ đồng.

Bảng 2.8: Tổng hợp doanh thu du lịch của Cần Thơ từ năm 2006 – 2010


Chỉ tiêu

ĐVT

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng doanh thu

Triệu

đồng


270.980

365.090

455.198

507.938

649.527

Doanh thu phục vụ

khách QT

//

69.089

70.271

91.840

93.634

90.761

Doanh thu buồng

//

95.842

140.175

160.855

176.317

225.628

Ăn uống

//

104.862

118.560

177.450

187.199

232.499

Hàng hóa

//

232.499

27.253

27.253

32.335

46.054

Lữ hành

//

23.390

42.060

51.300

74.098

96.318

Vui chơi giải trí

//

3.481

5.245

8.634

2.618

3.063

DT hoạt động khác

//

23.776

31.797

48.130

35.371

45.965

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp - 11

(Nguồn: Sở VH-TT-DL TP Cần Thơ)


ĐVT: Triệu đồng

Tổng doanh thu

Biểu đồ tổng doanh thu du lịch của Cần Thơ

từ 2006-2010

800000

600000

400000

200000

0

2006

2007

2008

2009

2010


Biểu đồ 2.4: Biểu đồ tổng doanh thu du lịch của Cần Thơ từ năm 2006 – 2010

2.3.3.2. Đầu tư phát triển du lịch

Thu hút đầu tư là một trong nhữnng phương thức kích thích ngành du lịch phát triển nhanh. Các dự án đầu tư du lịch không những là yếu tố mới để thu hút khách du lịch mà còn tạo công ăn việc làm cho người lao động.

- Đầu tư trong nước: Trước năm 2000, nguồn vốn đầu tư trong nước không đáng kể do luật khuyến khích đầu tư trong nước chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư, nguồn vốn Ngân sách Nhà nước không nhiều lại phải chia sẻ cho nhiều nhu cầu cấp thiết, đầu tư tư nhân ít và manh mún, chưa tạo nên những thay đổi tích cực cho hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành. Thành phố Cần Thơ cũng ở tình trạng chung của cả nước, vốn đầu tư cho phát triển ngành, thực hiện các dự án theo qui hoạch trên địa bàn thành phố Cần Thơ còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến việc đầu tư nâng cấp, mở rộng các cơ sở vật chất phục vụ du khách, nhất là các điểm vui chơi giải trí.

+ Đầu tư phát triển cơ sở lưu trú: nguồn vốn các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố chú trọng đầu tư là phát triển cơ sở lưu trú nhằm tăng năng lực phục vụ của hệ thống khách sạn, nâng thu nhập từ dịch vụ lưu trú chiếm 60 - 70% tổng


thu nhập du lịch toàn thành phố. Các nội dung đầu tư bao gồm: xây dựng mới, thay thế, bổ sung trang thiết bị mới, phát triển dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác trong khách sạn đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho du khách. Nguồn vốn đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch giai đoạn đến năm 2010 là 466,5 tỷ đồng (96 dự án) đã đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ của khách du lịch.

+ Đầu tư vào các khu du lịch, vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng ăn uống: Trong năm 2003 khu công viên nước Cần Thơ đã chính thức đi vào hoạt động góp phần tăng thêm điểm vui chơi giải trí cho dân cư trong thành phố và du khách mỗi khi đến Cần Thơ. Đây là một trong những công viên nước có qui mô lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các doanh nghiệp du lịch đã đầu tư mở rộng các khu du lịch vườn Thủy Tiên, Xuân Mai, khôi phục nhà lồng chợ cổ Cần Thơ, xây dựng bến tàu du lịch,… với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đồng.

+ Đầu tư cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch: Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch đã được các ngành du lịch quan tâm. Trong những năm trở lại đây, du lịch Cần Thơ đã phối hợp với các đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài thành phố nghiên cứu, khảo sát để xây dựng các chương trình quảng bá cho du lịch Cần Thơ. Sở Du lịch cũng đã cùng Tổng cục Du lịch khảo sát xây dựng tuyến du lịch chuyên đề sinh thái, khảo sát tuyến du lịch đến các thành phố miền Trung – Tây Nguyên. Năm 2003 đã phối hợp với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh tổ chức thành công “Liên hoan du lịch Đồng bằng sông Cửu long, Mekong festival” để lại dấu ấn tốt đẹp, du khách gần xa biết và đến Cần Thơ ngày càng nhiều hơn.

+ Phát hành các ấn phẩm về Du lịch: năm 2003, phối hợp với báo Sài Gòn Giải Phóng xuất bản cuốn sách: “Du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long”; năm 2004 xuất bản được 02 đĩa CD-ROM giới thiệu tiềm năng Du lịch Cần Thơ, in

5.000 tập gấp “Cần Thơ - vùng đất của sự khám phám mới”, một cuốn sách hướng dẫn về Du lịch Cần Thơ,... bên cạnh đó đã tổ chức cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ tham dự Hội chợ kinh tế thương mại ASEM, Liên hoan Văn hoá – Du lịch Việt Nhật, Liên hoan Du lịch Cà Mau, Liên hoan du lịch quốc tế Hà


Nội 2005, giao lưu học hỏi kinh nghiệm kêu gọi đầu tư phát triển du lịch tại An Giang, Kiên Giang, kinh nghiệm tổ chức các loại hình du lịch sinh thái và xúc tiến đầu tư ở Thái Lan, Trung Quốc. Năm 2008 tổ chức thành công năm du lịch quốc gia với chủ đề: “Miệt vườn sông nước Cửu Long”.

+ Thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch, Sở Du lịch đã cho lắp đặt các biển quảng cáo tấm lớn về du lịch Việt Nam, hỗ trợ và nâng cấp 5 đội đờn ca tài tử của các doanh nghiệp để sẵn sàng phục vụ khách. Liên kết nối các tour du lịch đến các địa phương trong vùng, trong đó đáng chú ý là việc phối hợp với du lịch tỉnh Trà Vinh trong việc liên kết khai thác Khu du lịch biển Ba Động…

Xúc tiến các hoạt động nhằm tăng cường hợp tác kinh doanh du lịch trong và ngoài nước như : tham dự Hội nghị cấp Bộ trưởng Du lịch châu Á tại Hà Nội, phối hợp với Hiệp hội Du lịch và Bộ Du lịch Campuchia về hợp tác du lịch và khai thác tuyến du lịch sông Mekong, tổ chức các buổi tiếp xúc với đại diện các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự các nước trong khu vực Tây Âu, Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi,…để giới thiệu tiềm năng và phương hướng hợp tác du lịch trong giai đoạn 2010-2015.

Năm 2010 tiếp tục phối hợp với Đài phát thanh truyền hình Cần Thơ và báo Cần thơ để nâng cao chất lượng chuyên trang du lịch. Tiếp tục hoàn thiện và cho xuất bản các ấn phẩm về du lịch Cần Thơ như xây dựng đĩa VCD giới thiệu các danh lam thắng cảnh, làng nghề, ấn phẩm về thông tin địa danh, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, tiếp tục cập nhật và nâng cấp website về thành phố Cần Thơ, trong đó có tăng cường tỷ trọng các thông tin về du lịch, ẩm thực.

- Đầu tư nước ngoài:

Trong tổng số 32 dự án còn hiệu lực đầu tư vào thành phố Cần Thơ thì chỉ có 1 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với số vốn đầu tư là 5,235 triệu USD (khách sạn Victoria Cần Thơ) chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số vốn đầu tư trên địa bàn thành phố cũng như trong cả nước. Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2010 đã xác định phát triển du lịch theo hướng khai thác sinh thái


đặc thù của thành phố để từng bước đưa du lịch thành một ngành dịch vụ quan trọng, mang lại thu nhập lớn cho kinh tế của thành phố.


2.3.4. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch sinh thái Cần Thơ‌

Đối với hệ sinh thái sông nước được tận dụng để khai thác du lịch một cách triệt để, loại hình này mang lại nguồn thu lớn cho du lịch sinh thái Cần Thơ. Bên cạnh việc đầu tư cho các hoạt động trên sông nước thì du lịch sinh thái gặp không ít những khó khăn. Điển hình là các loại hình chợ nổi trên sông, như chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền. Hình thức chợ nổi là sự diễn ra của các hoạt động mua bán tấp nập và dựa vào nét sinh hoạt thường ngày này để thu hút khách du lịch, tận dụng tiềm năng cho khai thác du lịch. Thực tế cho thấy chợ nổi Cái Răng là nơi mua bán sầm uất nhất trong số các chợ tại thành phố, chợ bán các mặt hàng đa dạng từ các sản vật của nhà vườn chở đến, tuy nhiên hiện nay lượng sản vật cũng như các loại rau củ của các nhà vườn chở đến ngày càng thưa dần, trên dòng sông khu chợ toàn là những tàu thuyền lớn và người dân sống trên sông thường xuyên xả rác bừa bãi, rác đó là những trái cây bị hư, những vật dụng không còn sử dụng được người dân ngang nhiên vứt xuống sông như một bãi rác công cộng, điều này đã gây ảnh hưởng không tốt đến bộ mặt du lịch của chợ nổi, hơn nữa với tốc độ đô thị hóa như hiện nay thì các khu chợ nổi của Cần Thơ sẽ mất dần đi vẻ đẹp mộc mạc, chất phát vốn có. Điều đáng nói ở đây là chưa có sự quản lí chặt chẽ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, hầu như mọi hoạt động mua bán đều mang tính chất tự phát, không có trật tự dẫn đến tình trạng mất ổn định, thiếu văn minh của chợ, an toàn giao thông trên sông không được đảm bảo, làm mất lòng tin của du khách khi đến tham quan.

Hệ sinh thái vườn: đây là điểm thu hút du khách của Cần Thơ, bởi sự hấp dẫn của những vườn trái cây với nhiều loại, tiêu biểu có thể kể đến như vườn trái cây Giáo Dương ở Phong Điền, vườn trái cây Mỹ Khánh, vườn Cái Sơn (rạch Cái Sơn), vườn cây ông Mười (rạch Cái Sơn), vườn Út Trung. Tuy nhiên, các khu vườn trái cây ở Cần Thơ chưa tạo được nét đặc trưng về chủng loại trái cây, trồng khá nhiều


giống nhưng năng suất không cao, chủ yếu là cây chứ không có nhiều trái, còn những loại trái thông thường thì trùng với những khu vườn ở các tỉnh lân cận trong vùng. Mặt hạn chế khác của các vườn trái cây ở Cần Thơ là ít hoạt động cho du khách, chẳng hạn các vườn ở Vĩnh Long có thêm phần giới thiệu quá trình ươm cây giống cho du khách hiểu, có vườn thì giải thích về tên gọi hay ý nghĩa kiểu dáng của các loại trái cây, hầu hết các vườn ở Cần Thơ đang bị cuốn theo xu hướng đô thị hóa, “bê tông hóa” là chủ yếu, nên các nhà vườn cũng như những nhà làm du lịch cần phải tham khảo để vận dụng vào khai thác nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn.

Hệ sinh thái vườn cò mà tiêu biểu là vườn cò Bằng Lăng, trong vòng 3 năm trở lại đây số lượng cò trong vườn ngày càng ít dần, một phần các loại cây trong vườn để cò sinh sống và cư trú đã mất dần mà chưa có sự khôi phục hay trồng mới lại, một phần do lợi nhuận nên chủ vườn kinh doanh thịt cò phục vụ du khách, đây là một thực tế đáng buồn, cho nên ngay cả khi chúng ta đến vườn cò vào giờ cò bay về tổ thì cảnh tượng đàn cò bay ngợp cả trời cũng hiếm khi được nhìn thấy. Do đó, cần phải có chính sách thiết thực để bảo vệ vườn cò nhằm duy trì hệ sinh thái tự nhiên này lâu dài hơn nửa.

Làng nghề truyền thống ở Cần Thơ hiện nay tập trung phần lớn ở 2 quận: Ô Môn và Thốt Nốt, trước đây do tốc độ phát triển kinh tế chưa cao nên làng nghề truyền thống thu hút đông đảo lực lượng lao động, sản phẩm đa dạng và trình độ tay nghề cao. Tuy nhiên, hiện nay khi mà xã hội ngày càng phát triển, nghề nghiệp ngày càng đa dạng hơn thì những làng nghề truyền thống đã thiếu đi sự quan tâm của xã hội, chủ yếu là những người lớn tuổi còn tâm huyết với nghề, những người trẻ tuổi hơn lại tìm kiếm cho mình những công việc có thu nhập cao và năng động, cho nên làng nghề truyền thống nếu không khéo giữ gìn và bảo tồn thì sẽ mai một dần.

Di tích văn hóa lịch sử: các công trình kiến trúc này là một nét tiêu biểu của Cần Thơ, bên cạnh việc đầu tư trùng tu cho các di tích thì việc giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là rất quan trọng. Thực tế hiện nay khi tham quan các di tích lịch sử, bảo tàng, các chùa, đình, chợ cổ ở Cần Thơ đều có một nét chung là sự quản lí chặt chẽ của các cơ quan chức năng, thấy được sự đầu tư kỹ lưỡng vào từng


công trình, và bên cạnh đó vẫn còn tồn đọng một số mặt hạn chế đáng ghi nhận. Chẳng hạn như xung quanh các đình, chùa vẫn còn tình trạng người ăn xin, bán vé số, tình trạng móc túi, trộm cướp hay việc mua bán bát nháo, chèo kéo khách du lịch làm mất đi vẻ tôn nghiêm và linh thiêng. Tình trạng vứt rác bừa bãi là một vấn nạn khó có thể khắc phục do ý thức của người dân còn hạn chế cũng như các quy định xử phạt đối với các hành động này còn chưa nghiêm và thực thi.

Tài nguyên du lịch sinh thái Cần Thơ đã và đang được các nhà đầu tư, cơ quan chức năng khai thác theo hướng tốt nhất nhằm đảm bảo tính bền vững và phát triển có hiệu quả, bên cạnh những mặt tích cực thì song song đó vẫn tồn tại những hạn chế trong quá trình khai thác, điều này đang được khắc phục và giảm thiểu đến mức tối đa, nhằm phục vụ tốt cho du khách, để khách du lịch không chỉ trong nước mà khách du lịch quốc tế biết đến Cần Thơ với nhiều loại hình sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt, tạo được sản phẩm du lịch đặc trưng không trùng lấp với các địa phương trong vùng, tạo cảm giác cho khách du lịch muốn quay trở lại lần nửa.


2.3.5. Tình hình hoạt động của các hãng lữ hành‌

Đến tháng 3/2011 Cần Thơ có 17 doanh nghiệp lữ hành (có 6 doanh nghiệp lữ hành quốc tế) trong đó có:

- 12 doanh nghiệp lữ hành (1 đơn vị lữ hành quốc tế).

- 5 chi nhánh công ty lữ hành (có 5 đơn vị lữ hành quốc tế).

2.3.5.1. Công ty cổ phần du lịch Cần Thơ (Canthotourist)

Công ty Cổ phần Du lịch Cần Thơ nguyên là Công ty Du lịch Cung ứng tàu biển Hậu Giang, được thành lập theo Quyết định số 109/QĐ.UBT ngày 11-5-1979 của UBND tỉnh Hậu Giang cũ, là Công ty Du lịch Cần Thơ theo quyết định số: 1373/QĐ.UBT.92 ngày 28-11-1992.

Đến ngày 30/12/2005, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Du lịch Cần Thơ thành Công ty Cổ phần Du lịch Cần Thơ


theo Quyểt định số 4468/QĐ-UBND và Đại hội đồng cổ đông sáng lập ngày 15/04/2006 đã thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.

Sau gần 30 năm hoạt động Công ty đã trải qua nhiều thử thách, hoạt động của Công ty từng bước phát triển, hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ nền kinh tế tập trung và có bước phát triển lớn mạnh trong thời kỳ đổi mới với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Thương hiệu Canthotourist ngày càng được nâng cao trên thị trường trong và ngoài nước.

Các lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm: khách sạn và khu du lịch, nhà hàng, dịch vụ lữ hành quốc tế, vận chuyển khách du lịch đường bộ - đường thủy, xuất nhập khẩu, thương mại, bách hóa, xây dựng, văn phòng cho thuê, đại lý vé máy bay, tàu hỏa, tàu cao tốc, dịch vụ hướng dẫn, phiên dịch.

Nguồn nhân lực: Công ty Cổ phần du lịch Cần Thơ (CP DL Cần Thơ) tự hào với đội ngũ nhân viên có trình độ hiểu biết cao, nhiều kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành du lịch, sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất với các dịch vụ hoàn hảo nhất. Đội ngũ nhân viên hiện nay của Công ty có 312 người trong đó trình độ Đại học và trên Đại học có 50 người, Trung cấp có 49 người, Sơ cấp 36 người, lao động phổ thông có 177 người. Đội ngũ hướng dẫn viên 10 người giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hoá phong cảnh Việt Nam và thế giới, có thể sử dụng tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nhật, Để tạo thế mạnh cho Công ty CP DL Cần Thơ trên bước đường hội nhập cam go và đầy cạnh tranh, Trong năm 2007, Công ty đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ nhân viên về nghiệp vụ lẫn ngoại ngữ.

Các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ chính của công ty:

- Tổ chức các tour du lịch trong nước và nước ngoài.

- Du lịch chuyên đề: học tập, dã ngoại, thể thao, hội nghị, du lịch sinh thái.

- Các chương trình du lịch được thiết kế theo yêu cầu.

- Có đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa, dịch vụ vận chuyển, có hướng dẫn viên du lịch và thông dịch viên kinh nghiệm.

- Dịch vụ khách sạn:

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 28/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí