Dự Báo Khách Du Lịch Đến Cần Thơ Thời Kỳ 2015 – 2020


- Đa dạng hoá các loại hình du lịch, phát triển du lịch Cần Thơ trên quan điểm bảo vệ cảnh quan, sinh thái, môi trường bền vững, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội kết hợp với bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa phẩm độc hại...

- Nhận thức đúng mức vị trí, tầm quan trọng của du lịch trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của một thành phố trực thuộc Trung ương và trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đó, tăng cường đầu tư cả nhân lực, tài lực và cơ chế chính sách để thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Phát triển du lịch bền vững, theo đúng quy hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển theo hướng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch hội nghị hội thảo, đi đôi với phát triển nhanh chóng các sản phẩm và dịch vụ du lịch hiện đại hấp dẫn để thu hút du khách. Không ngừng phấn đấu để thành phố Cần Thơ sớm trở thành trung tâm du lịch của đồng bằng sông Cửu Long.

- Phát triển du lịch phải dựa trên mối liên hệ tương hỗ khăng khít, chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển.

- Thành phố Cần Thơ cần mở rộng các tuyến du lịch quốc tế thu hút khách thuộc khối ASEAN, Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á – Thái Bình Dương, xúc tiến du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch bao gồm du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn, du lịch văn hóa, du lịch kết hợp hội nghị,....

- Đồng thời, thành phố Cần Thơ đang huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án du lịch tầm cỡ như khu du lịch cồn Khương, cồn Ấu, cồn Cái Khế. Sở Thương mại - Du lịch thành phố tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên lành nghề, tác phong phục vụ chuyên nghiệp; tạo ra sản phẩm, chương trình du lịch, dịch vụ phục vụ đồng bộ, chất lượng cao. Cần Thơ còn đề ra chiến lược hợp tác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, trong ba năm tới nhằm xây dựng hoàn chỉnh cơ sở du lịch hiện đại, chất lượng cao.

- Với vị trí quan trọng về mặt địa lí cũng như vị trí trong nền kinh tế khu vực,


tài nguyên du lịch phong phú, Cần Thơ cần tổ chức các loại hình du lịch chủ yếu như sau:

- Du lịch công vụ, thương mại, hội nghị, hội thảo, triển lãm

- Du lịch tham quan, nghiên cứu sông nước đồng bằng sông Cửu Long.

- Du lịch văn hóa lễ hội và tâm linh.

- Du lịch nghỉ dưỡng thể thao, vui chơi giải trí nước.

- Du lịch mua sắm

- Du lịch sinh thái, cắm trại.

- Du lịch cuối tuần.

- Bên cạnh đó Cần Thơ cũng đưa ra những dự báo về khách du lịch và doanh thu du lịch của thành phố thời kỳ 2015 – 2020 như sau:

Bảng 3.1: Dự báo khách du lịch đến Cần Thơ thời kỳ 2015 – 2020


Đối tượng khách

Hạng mục

2015

2020

Khách Quốc tế

Tổng số lượt khách (ngàn)

440,0

800,0

Ngày lưu trú trung bình

2,8

3,5

Tổng số ngày khách (ngàn)

1.232,0

2.800,0


Khách nội địa

Tổng số lượt khách (ngàn)

1.500,0

2.600,0

Ngày lưu trú trung bình

2,2

2,5

Tổng số ngày khách (ngàn)

3.300,0

6.500,0

Khách không lưu trú

Cả quốc tế và nội địa (ngàn người)

1.200,0

1.400,0

Tổng lượng khách (ngàn)

3.140,0

4.800,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp - 15

(Nguồn: http://cantho.gov.vn - Viện NCPT Du lịch)


Bảng 3.2: Dự báo thu nhập du lịch của Cần Thơ thời kỳ 2015 – 2020



Nguồn thu

2015

2020

Triệu

USD

Tỷ VND

Triệu USD

Tỷ VND

Từ khách quốc tế

123,200

1.355,200

336,000

3.696,0

Từ khách nội địa

92,400

1.016,400

195,000

2.145,0

Từ khách không lưu trú

10,800

118,800

14,000

154,0

Tổng cộng

226,400

2.490,400

545,000

5.995,0

(Nguồn: http://cantho.gov.vn - Viện NCPT Du lịch)


3.1.2. Định hướng phát triển du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ‌

3.1.2.1. Cơ chế chính sách

Đầu tư phát triển du lịch sinh thái, đưa du lịch sinh thái trở thành ngành có tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của thành phố, phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững, du lịch xanh.

Đẩy mạnh xã hội hóa du lịch, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia dịch vụ du lịch, tập trung đầu tư vào các khu du lịch sinh thái có quy mô lớn, các khu vui chơi giải trí tổng hợp.

Xây dựng hoàn chỉnh khu du lịch quốc gia (hệ thống cồn Cái Khế, khu du lịch sinh thái cồn Ấu, cồn Khương, cồn Sơn, cù lao Tân Lộc), vườn cò Bằng Lăng. Hình thành các tuyến du lịch sinh thái – du khảo Làng cổ Bình Thủy – Lộ Vòng Cung – Chợ nổi Cái Răng – Phong Điền, đầu tư mở rộng bến Ninh Kiều, chợ đêm Tây Đô, phố đi bộ tham quan nhà lồng cổ chợ Cần Thơ và bến tàu du lịch.

Tổ chức xây dựng các sự kiện du lịch, tăng cường quảng bá du lịch, tổ chức các lễ hội, dịch vụ vui chơi giải trí cho cả vùng cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa miền Tây Nam Bộ, để đạt mục tiêu “Cần Thơ, điểm đến lý tưởng, an toàn và thân thiện”, nơi hội tụ văn minh sông nước Mê Kông.

Khu vực nội thị sẽ tập trung nâng cấp và xây dựng một số khách sạn có qui mô lớn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 4 – 5 sao, nhiều nhà hàng có khả năng phục vụ


cùng lúc 500 khách trở lên và một vài nhà hàng có qui mô phục vụ cùng lúc 1.000 đến 2.000 khách. Trang bị đầy đủ các phương tiện vận chuyển chuyên dùng cả đường sông và đường bộ, phương tiện thông tin hiện đại, các cửa hàng bán vật phẩm lưu niệm, đặc sản của Cần Thơ và đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng nhu cầu tham quan thành phố và du lịch sông nước. Khu vực ngoại thành xây dựng các nhà nghỉ, các nhà hàng khách sạn đạt chuẩn tiện nghi, an toàn, vệ sinh phục vụ khách kể cả khách quốc tế để đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ tại chổ. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ nhân viên lành nghề, tác phong và phong cách phục vụ chuẩn mực, văn minh lịch sự, hài lòng khách. Phối hợp với Tổng cục Du lịch tiến hành xây dựng Trường trung cấp du lịch tại Cần Thơ để đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng.

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Vì thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm, với quốc lộ 1A , quốc lộ 91, đi các tỉnh Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, là điều kiện thuận lợi để nối các tuyến, điểm du lịch sinh thái giữa các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long và vùng lân cận. Cho nên, Cần Thơ cần có sự đầu tư kịp thời và nhanh chóng về giao thông bộ lẫn giao thông thuỷ và hàng không để khai thác tiềm năng của các khu du lịch sinh thái một cách hiệu quả, cụ thể là đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, nâng cấp tuyến đường bộ vào các khu du lịch sinh thái như Mỹ Khánh, vườn cò Bằng Lăng, cù lao Tân Lộc,…

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật: Xây dựng mới hoặc nâng cấp các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, khu thương mại, mua sắm, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ Internet, khu triển lãm, văn phòng cho thuê, trung tâm hội nghị, hội thảo,…bằng cách thu hút đầu tư, cũng như ưu tiên vốn đầu tư của Nhà nước để phát triển cho du lịch sinh thái của thành phố Cần Thơ vốn còn nhiều tiềm năng.

- Cần quan tâm và đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch: nhất là các tuyến đường giao thông ở các khu du lịch sinh thái, mạng


lưới thông tin liên lạc, nâng cấp các khách sạn hiện có và xây dựng nhiều khách sạn đạt chuẩn quốc tế, các resort để phục vụ cho khách du lịch quốc tế.

- Do việc phát triển mạnh du lịch sông nước nên vấn đề an toàn giao thông thủy là rất quan trọng, cần đầu tư nâng cấp hệ thống tàu thuyền, đảm bảo độ an toàn cao cho du khách, phải có đội ngũ cán bộ quản lí trật tự an toàn giao thông trên các sông chính, chợ nổi, tạo bộ mặt văn minh, lịch sự cho du lịch sông nước.

- Dự án xây dựng đường cao tốc Cần Thơ – Phnom Penh: Ngày 13/12/2007, đồng chí Võ Thanh Tòng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã có buổi làm việc với lãnh đạo các Sở, Ban ngành thành phố Cần Thơ về kế hoạch dự án xây dựng đường cao tốc Cần Thơ - An Giang - Phnom Penh. Theo kế hoạch, dự án đường cao tốc với chiều dài 250km dự kiến đi từ quốc lộ 1 đến quốc lộ 80 và qua địa phận tỉnh An Giang và kết thúc tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, đoạn tuyến còn lại đi qua địa phận Campuchia đến Phnom Penh. Kinh phí thực hiện (đối với phía Việt Nam) dự kiến khoảng 1,8 tỉ USD với phương thức đầu tư BOT. Dự kiến sau khi trình Bộ Giao thông - Vận tải, Chính phủ xem xét, lãnh đạo thành phố sẽ bàn bạc với đối tác của Hoa Kỳ và sẽ triển khai thực hiện dự án vào đầu năm 2008. Nếu dự án này hoàn thành chắc chắn sẽ giúp ngành du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng của thành phố Cần Thơ phát triển theo hướng mới, khi đó Cần Thơ sẽ là thị trường đón khách và nhận khách chính của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

3.1.2.3. Thị trường và sản phẩm tiêu thụ

Cần có định hướng và chính sách phù hợp cho từng thị trường, chủ động tìm kiếm phát triển hợp tác và mở rộng thị trường.

Thị trường khách nội địa

Mãng du lịch nội địa trước đây chưa được chú ý nghiên cứu nhiều để thoả mãn nhu cầu của khách thì nay sẽ là điểm nhấn quan trọng cho sự phát triển của du lịch Cần thơ, tập trung khai thác:

- Khách du lịch tham quan miệt vườn sông nước theo các chương trình tour của các hãng lữ hành.


- Khách du lịch thương mại hội nghị, triển lãm, hội thảo,…

- Khách du lịch lễ hội tín ngưỡng.

- Khách nghỉ dưỡng cuối tuần và quá cảnh.

Thị trường khách quốc tế

- Thị trường inbound (đón khách nước ngoài vào): Cần quan tâm đến nhu cầu đa dạng của du khách để tập trung quảng bá phù hợp từng thị trường:

+ Thị trường Asean (Thái Lan, Campuchia, Singapore, Malaysia,…).

+ Thị trường Tây Âu (Pháp, Anh, Hà Lan, Đức,…).

+ Thị trường Bắc Mỹ (Mỹ, Canada,…).

+ Thị trường Đông Á, Thái Bình Dương (Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Đài Loan,…).

Trên cơ sở nhu cầu của khách, phát triển các loại hình lưu trú và dịch vụ phù hợp, ngoài ra cần có chính sách về các dịch vụ: ngân hàng, bảo hiểm, y tế, siêu thị, hàng lưu niệm và các chương trình khuyến mãi… nhằm tạo môi trường du lịch thân thiện, thu hút khách.

- Thị trường outbound (đưa khách ra nước ngoài):

+ Thị trường ASEAN: Thái Lan, Malaysia, Singapore…

+ Thị trường Đông Á – Thái Bình Dương: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc…

Có thể thấy ngay là sản phẩm du lịch Cần Thơ với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khá trùng lấp, thiếu cái mới, chủ yếu vẫn là du lịch vườn và một số chợ nổi. Các sản phẩm du lịch này đang khai thác dưới dạng “thô” chưa đầu tư nhiều “chất xám”. Trong khi đó nhiều cái có sẵn nhưng chưa khai thác được như: phát triển du lịch cộng đồng, đầu tư nâng cấp các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khơmer phục vụ du lịch. Để du lịch Cần Thơ mang khuôn mặt mới, hấp dẫn hơn cần nâng cao tính chuyên nghiệp, dựa trên thế mạnh tiềm năng, cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm đã có, cần đa dạng hoá sản phẩm du lịch Cần Thơ thông qua các hình thức sau đây:


- Đẩy mạnh khai thác các sản phẩm du lịch truyền thống của Cần Thơ như du lịch sông nước, du lịch vườn, du lịch văn hoá truyền thống, kết hợp lợi thế vị trí trung tâm khu vực cần tập trung đầu tư phát triển loại hình du lịch hội nghị, hội thảo, khen thưởng…(MICE), đây là một hình thức du lịch nhiều triển vọng của Cần Thơ trong thời gian tới, xúc tiến đầu tư Trung tâm hội nghị quốc tế đủ chuẩn và đa dạng các dịch vụ để phát triển loại hình du lịch này.

- Tổ chức lại để khai thác có hiệu quả hơn các dịch vụ tham quan, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí trên các cồn Ấu, Cái Khế, Tân Lộc, chợ nổi Cái Răng, Phong Điền, hệ thống các điểm khu du lịch vườn, khu vui chơi giải trí.

- Kết hợp với chính quyền và đoàn thể ở huyện Phong Điền để có chính sách khuyến khích đầu tư khôi phục nghề làm bánh tráng, hủ tíu, xây nhà nghỉ trong dân. Hỗ trợ làng nghề đan lưới, đan lọp, đóng ghe xuồng ở quận Ô Môn, Thốt Nốt, xây dựng các nơi này trở thành các điểm tham quan du lịch.

- Xúc tiến đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng khu du lịch cồn Cái Khế, cồn Khương, khu du lịch sinh thái cồn Ấu, vườn cò Bằng Lăng, tuyến du lịch làng cổ Bình Thủy – Lộ Vòng cung và tổ chức khai thác có hiệu quả Bảo tàng Cần Thơ phục vụ khách du lịch.

- Hình thành phố đi bộ dọc bến Ninh Kiều (đường Hai Bà Trưng), chợ đêm Tây Đô (đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, từ đại lộ Hoà Bình đến bến Ninh Kiều). Với phố ẩm thực và bán các sản phẩm hàng hoá lưu niệm, trái cây, món ngon đặc sản Cần Thơ và các tỉnh đồng bằng, xây dựng làng ẩm thực 3 dân tộc mang tính văn hoá nghệ thuật cao tạo sức hấp dẫn khách.

- Đầu tư phát triển nhiều dịch vụ hỗ trợ và không ngừng đổi mới, nâng cao nhằm thoả mãn tốt nhất và đầy đủ nhất các nhu cầu của du khách. Sở Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Thành phố Cần Thơ định kỳ tổ chức bình chọn 10 nhà hàng khách sạn – khu du lịch – du lịch lữ hành đạt tiêu chuẩn, công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo sự tranh đua nâng cao “Chất lượng du lịch thành phố Cần Thơ”.


- Nghiên cứu đầu tư phát triển dịch vụ xe xích lô chất lượng cao phục vụ khách du lịch tham quan vòng quanh thành phố (city tour).

- Đầu tư và nâng cấp các di tích văn hoá lịch sử và các hoạt động du lịch sông nước miệt vườn của thành phố như: ngồi du thuyền ngắm sông nước – nghe đờn ca tài tử – tham quan chợ nổi trên sông – vườn cây ăn trái,… thành những sản phẩm du lịch văn hoá đặc trưng của thành phố để thu hút khách.

3.1.2.4. Nguồn nhân lực và giáo dục xã hội

Phát triển nguồn nhân lực du lịch một cách đồng bộ (cả về số lượng, chất lượng và có hệ thống) là động lực để thúc đẩy phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Từ yêu cầu thực tế đó đặt ra mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các cấp quản lý, xây dựng lực lượng lao động trực tiếp của ngành du lịch thành phố Cần Thơ đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo (từ trình độ cơ bản trở lên), đảm bảo chất lượng về nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới và hội nhập quốc tế thông qua đổi mới cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực, tăng cường năng lực cho hệ thống cơ sở đào tạo du lịch. Nội dung chương trình phát triển nguồn nhân lực tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Đầu tư, tăng cường năng lực cho Trường trung cấp du lịch Cần Thơ, đủ sức đảm nhận công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn cho thành phố Cần Thơ cũng như các địa phương khác trong khu vực.

- Phát triển đội ngũ giáo viên tại chỗ, nâng cao trình độ ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu khi hội nhập.

- Chương trình, giáo trình và áp dụng tiêu chuẩn nghề du lịch do Tổng cục Du lịch ban hành.

- Đào tạo lại, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và lao động trong ngành về kỹ năng nghề nghiệp và thái độ ứng xử, thái độ phục vụ.

- Tăng cường năng lực hệ thống quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Ứng dụng công nghệ mới với phát triển nguồn nhân lực du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023