sự hỗ trợ của các cá nhân và tổ chức quốc tế, Tổng cục Du lịch cho các chương trình quảng bá xúc tiến du lịch Cần Thơ đạt hiệu quả tốt hơn và xa hơn.
- Xây dựng hệ thống các trạm thông tin du lịch (truyền hình cảm ứng) cho du khách tại các khu vực đông người như: Sân bay Trà Nóc, bến Ninh Kiều, đại lộ Hoà Bình, đường Phan Đình Phùng tại các nhà hàng khách sạn, siêu thị lớn. Tiến tới mở Văn phòng đại diện của du lịch Cần Thơ tại các thị trường trọng điểm, các trung tâm du lịch lớn trong và ngoài nước.
- Sở Du lịch Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Cần Thơ, các đơn vị kinh doanh du lịch phối hợp chặt chẽ với các Tạp chí du lịch Việt Nam, các báo để có bài đăng giới thiệu quảng cáo cho du lịch sinh thái Cần Thơ. Đồng thời, phát triển công tác quảng bá xúc tiến trên các đài phát thanh truyền hình địa phương và khu vực, xây dựng tạp chí truyền hình chuyên đề về du lịch sinh thái, nên phát sóng định kỳ hàng tháng để giới thiệu về du lịch Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng bá (phát hành nhiều ấn phẩm du lịch chất lượng cao), thực hiện nhiều chiến dịch lớn để xúc tiến du lịch như: tham gia hội chợ triển lãm, hội thảo trong nước và quốc tế để giới thiệu cho du lịch sinh thái Cần Thơ nhằm thu hút khách và đầu tư cho du lịch, xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, lành mạnh.
- Đưa nội dung giáo dục, nâng cao nhận thức xã hội về du lịch sinh thái vào các chương trình học tập, đào tạo ở các trường dạy nghề của thành phố và các đợt sinh hoạt của tổ chức đoàn thể xã hội dân cư địa phương.
- Xúc tiến và làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch sinh thái để các nhà quản lý kinh doanh du lịch và khách du lịch hiểu biết thêm về tiềm năng, thế mạnh du lịch sinh thái và con người của vùng đất có truyền thống về lịch sử - văn hoá, làm tăng khả năng thu hút khách du lịch và hấp dẫn đầu tư phát triển du lịch theo các bước:
+ Biên soạn và phát hành ấn phẩm với những thông tin chính thức về du lịch sinh thái và những thứ tự ưu tiên đầu tư phát triển du lịch tại các điểm, cụm.
+ Xây dựng các phim ảnh, tư liệu về lịch sử, văn hoá, di tích danh thắng, làng nghề, lễ hội, sản phẩm du lịch đặc thù làm tư liệu cho du khách.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tuyến Du Lịch Sinh Thái Điển Hình Của Cần Thơ
- Dự Báo Khách Du Lịch Đến Cần Thơ Thời Kỳ 2015 – 2020
- Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Thành Phố Cần Thơ
- Danh Mục Di Tích Xếp Hạng Cấp Quốc Gia Trên Địa Bàn Thành Phố Cần Thơ (Tính Đến Tháng 05/2011)
- Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp - 19
- Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp - 20
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
+ Tham gia hội nghị - hội thảo - hội chợ du lịch để tiếp thị sản phẩm du lịch với thị trường trong và ngoài nước.
+ Đặt văn phòng chi nhánh du lịch của thành phố tại các thị trường du lịch có tiềm năng trong và ngoài nước.
+ Xây dựng kế hoạch đăng cai tổ chức các hội nghị, sự kiện, hội chợ, triển lãm nhằm kết hợp tốt với nhiệm vụ quảng bá du lịch Cần Thơ.
- Thiết lập mối quan hệ giữa du lịch của Cần Thơ với du lịch của các địa phương trong khu vực và thành phố Hồ Chí Minh, cũng như với các nước trong khu vực nhằm tạo ra sự tương trợ, giúp đỡ nhau bằng những sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn đối với khách trên địa bàn cũng như các địa phương trong vùng.
- Xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo Phát triển du lịch.
3.2.3. Đầu tư và thu hút đầu tư du lịch sinh thái
- Đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng du lịch theo quy hoạch.
- Phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và các dịch vụ du lịch, đặc biệt là các công trình dịch vụ gắn với thương mại, hội nghị, triển lãm…
- Phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí và các khu du lịch sinh thái trên các cồn dọc theo sông Hậu, đồng thời xây dựng một số mô hình resort, nghỉ dưỡng để tạo điểm nhấn cho thành phố.
- Đầu tư tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử - cách mạng và phát triển các sự kiện du lịch, nâng cấp lễ hội, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch sinh thái.
- Đầu tư phát triển du lịch vườn, chú trọng tới các sản phẩm gắn với sông nước, ruộng vườn đặc thù của đồng bằng sông Cửu Long.
- Đào tạo nâng cao nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lao động ngành du lịch, đặc biệt là kiến thức về du lịch sinh thái, môi trường tự nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
- Áp dụng công nghệ mới để phát triển và đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch, cung cấp thông tin cần thiết cho du khách.
- Cải cách và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố phù hợp với luật pháp hiện hành và thực tế của địa phương, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư. Trước mắt đối với các dự án đầu tư xây dựng khu du lịch tùy theo điều kiện cụ thể của từng dự án mà UBND sẽ xem xét để quyết định tỷ lệ hỗ trợ đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của dự án, ngoài ra cần có một số cơ chế ưu đãi đối với nhà đầu tư vào các lĩnh vực: du lịch văn hóa cộng đồng, làng nghề truyền thống và các dự án phát triển du lịch lớn như khu du lịch quốc gia “Hệ thống cồn dọc sông Hậu” bao gồm các khu du lịch: cồn Cái Khế, cồn Ấu, cồn Khương, cồn Sơn, cồn Tân Lộc và một số khách sạn có qui mô từ 4 đến 5 sao, có các phòng họp hiện đại để tổ chức các cuộc hội nghị lớn khu vực, quốc gia, quốc tế. Khuyến khích đầu tư 1 đến 2 khu resort để tạo sức hấp dẫn và phát huy vai trò trung chuyển khách của vùng. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng chính sách huy động vốn đầu tư, đảm bảo sự công bằng và điều hòa hợp lý lợi ích kinh tế trong quá trình đầu tư và khai thác kinh doanh giữa chủ đầu tư, chủ thể quản lý và cộng đồng dân cư địa phương.
3.2.4. Tổ chức quản lí của Nhà nước về du lịch sinh thái
- Kiện toàn công tác tổ chức của ngành, sắp xếp luân chuyển cán bộ công chức của Sở và của các doanh nghiệp theo phân cấp quản lý chuyên ngành đủ mạnh để phát huy sức mạnh toàn ngành đưa hoạt động du lịch sinh thái Cần Thơ phát triển.
- Phát huy vai trò quản lý Nhà nước về lĩnh vực du lịch sinh thái đối với tất cả đối tượng, thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố, ngành du lịch tăng cường phối hợp các cấp, các ngành để tạo sự chuyển biến đồng bộ trong hoạt động du lịch. Tiếp tục cải cách hành chính tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch theo cơ chế một cửa. Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường phòng chống tệ nạn xã
hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách và bảo vệ môi trường du lịch trên địa bàn. Sắp xếp ổn định tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, đẩy mạnh tin học hóa trong hoạt động quản lý nhà nước theo đề án 112, giải quyết kịp thời khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp du lịch, tạo sự gắn bó, hợp tác vì mục tiêu phát triển du lịch. Phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch và Hiệp hội du lịch thành phố Cần Thơ.
- Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố, cần thành lập các cơ quan chuyên trách phát triển du lịch sinh thái tại các địa bàn trọng điểm du lịch như khu vực nội ô, Thốt Nốt, Cái Răng, Phong Điền. Đối với các dự án phát triển các khu du lịch, công trình quan trọng cần thành lập bộ phận kêu gọi xúc tiến đầu tư, để khi dự án đi vào hoạt động trở thành các ban quản lý sau này.
- Tổ chức lấy ý kiến đông đảo công chức trong ngành và nhân dân để xây dựng hình ảnh biểu trưng của du lịch sinh thái Cần Thơ, phối hợp với các ngành liên quan đề xuất, xây dựng biểu tượng thành phố.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thành một số qui hoạch chi tiết ở các khu du lịch sinh thái trọng điểm để làm cơ sở cho việc đầu tư và kêu gọi vốn đầu tư của các thành phấn kinh tế trong và ngoài nước.
- Tăng cường phối hợp liên ngành và liên vùng (đặc biệt với Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang và TP. Hồ Chí Minh) trong việc thực hiện qui hoạch, quản lý ngành, xúc tiến quảng bá du lịch và bảo vệ môi trường.
3.2.5. Liên kết hợp tác phát triển du lịch sinh thái trong vùng
- Tăng cường mối quan hệ liên ngành trong phát triển du lịch:
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành cao, họat động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, ăn nghỉ, tham quan giải trí, mua sắm... của du khách, đều có liên quan đến ngành Văn hóa Thông tin, Giao thông Vận tải, Bưu chính Viễn thông, Thể dục Thể thao, Công an, Y tế, Thương mại, dịch vụ và các ngành khác. Nhận thức đầy đủ đến đặc điểm tổng hợp của sản phẩm du lịch sẽ có ý
nghĩa vô cùng quan trọng để xác định mối quan hệ liên ngành và đa ngành. Mối quan hệ phối hợp họat động giữa du lịch và các ngành liên quan phải được xem là một chiến lược cơ bản và lâu dài, và chỉ có tăng cường mối quan hệ liên ngành thì mới làm hoạt động du lịch phát triển.
Mục tiêu của họat động du lịch là: thỏa mãn nhu cầu của du khách, do vậy nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành với nhau đều dẫn đến sự đánh giá không tốt của du khách, từ đó họat động du lịch sẽ khó có cơ hội phát triển.
- Đẩy mạnh liên kết hợp tác với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long:
Sự phát triển của du lịch sinh thái Cần thơ phải đặt trong mối quan hệ tương tác giữa thành phố Cần Thơ – thành phố Hồ Chí Minh – và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thì mới có thể phát triển tương xứng với vị trí trung tâm vùng. Mặc dù, tiềm năng du lịch sinh thái của Cần Thơ hạn chế hơn so với các tỉnh phụ cận, nhưng Cần Thơ có cơ sở hạ tầng du lịch tương đối đồng bộ và khá phát triển, lại ở vị trí trung tâm của vùng. Đây là điểm thuận lợi cơ bản để thiết lập mối quan hệ liên kết giữa du lịch sinh thái Cần Thơ với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực để phát huy thế mạnh thể hiện vai trò trung tâm của vùng. Mặt khác, Cần Thơ cần đẩy mạnh mối quan hệ liên kết, hợp tác với các địa phương phụ cận để thu hút nguồn khách, coi tài nguyên du lịch của các tỉnh khác là tài nguyên du lịch của mình để cùng nhau hợp tác và khai thác, xoá bỏ tư tưởng lấy địa giới hành chính làm địa giới kinh tế, đẩy mạnh quan hệ liên kết hợp tác với thành phố Hồ Chi Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, sau này là Nômphênh – Campuchia phải được xem là yêu cầu tất yếu và cần thiết để phát triển du lịch Cần thơ và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Bước đầu, du lịch Cần Thơ đã ký kết chương trình hợp tác toàn diện với du lịch thành phố Hồ Chí Minh, du lịch An Giang, Kiên Giang và Sóc Trăng, tiếp theo sẽ tiến hành hợp tác liên kết với các tỉnh còn lại. Ngay bây giờ cần đẩy nhanh tiến độ thành lập Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long, vận động thành lập công ty lữ hành du lịch Mekong (các tỉnh cùng nhau góp vốn, khai thác sản phẩm du lịch
sinh thái của các tỉnh đồng bằng, cùng phân chia lợi nhuận và chịu rủi ro), sự gắn kết này sẽ phát huy tối đa thế mạnh của từng tỉnh và như thế hoạt động khai thác du lịch sinh thái cả vùng sẽ hiệu quả hơn.
Ngành du lịch cần chủ động tăng cường hợp tác với các ngành, địa phương trong vùng và thành phố Hồ Chi Minh để thực các chương trình sự kiện, lễ hội rải đều trong năm. Vận động và phối hợp các tỉnh trong vùng và thành phố Hồ Chí Minh hưởng ứng tổ chức cho được một sự kiện hoặc một lễ hội du lịch tại địa phương mình, cùng với các hoạt động trọng tâm tổ chức tại thành phố Cần Thơ để làm phong phú ngành du lịch và tạo không khí lễ hội tưng bừng ở thành phố Cần Thơ và cả đồng bằng sông Cửu Long.
- Phát triển “tam giác du lịch” Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang:
Phát triển “tam giác du lịch” Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang: Sở du lịch thành phố Cần Thơ cùng với An Giang, Kiên Giang đã ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch vào tháng 07/2006, trên cơ sở đó thành phố Cần Thơ có thuận lợi để phát triển loại hình du lịch MICE (cuộc gặp gỡ, khen thưởng, triển lãm) và loại hình du lịch sinh thái vườn, du lịch chợ nổi trên sông. Kiên Giang có rừng - núi - biển - đảo, đặc biệt là Trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng khu vực và quốc tế đảo Phú Quốc đang là điểm “nóng” về du lịch. An Giang vừa có đặc trưng của vùng miền Tây sông nước lại vừa có núi, và nhiều chùa chiền thuận lợi phát triển loại hình du lịch tâm linh, dã ngoại kết hợp với du lịch sinh thái, leo núi. Mục tiêu của việc hợp tác này là nhằm từng bước tạo mối liên kết phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long với mô hình “Tam giác du lịch” thí điểm. Nội dung hợp tác bao gồm: phối hợp quy hoạch kế hoạch phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch căn cứ trên thế mạnh và đặc thù của mỗi nơi, tránh trùng lấp để tạo sự hấp dẫn của các điểm và cùng nhau hỗ trợ, xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án du lịch, xây dựng các chương trình tour du lịch kết nối các tuyến điểm du lịch để quảng bá thu hút khách, hợp tác tạo ra sự kiện du lịch như lễ hội văn hóa, festival...diễn ra hàng năm phối hợp đào tạo, bồi dưỡng các cấp về nghiệp vụ du lịch.
Khởi động chương trình, Sở Du lịch thành phố Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang thành lập Trung tâm tư vấn cung cấp thông tin về các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn của mỗi tỉnh, thành phố, chọn ra những điểm hấp dẫn giới thiệu khách tham quan. Nếu như việc hợp tác này phát triển tốt không chỉ tạo nên mối liên kết chặt chẽ trong vùng mà còn đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho mỗi tỉnh tham gia vào quá trình hợp tác.
3.2.6. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái
- Cần đưa ra những quy hoạch chi tiết, cụ thể để phát triển du lịch sinh thái ở các vườn du lịch sinh thái, khu bảo tồn tự nhiên…làm cơ sở cho các dự án đầu tư, thu hút đầu tư du lịch sinh thái từ nước ngoài. Đảm bảo cho sự phát triển bền vững cho các khu du lịch sinh thái đó.
- Quy hoạch du lịch sinh thái bao gồm: việc khoanh vùng sử dụng đất thích hợp, việc chỉ định các vùng dành cho du lịch sinh thái, đồng thời soạn thảo một quy tắc đạo đức du lịch sinh thái. Những địa phương được chỉ định dành cho phát triển du lịch sinh thái đòi hỏi phải có kế hoạch quản lý và có sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển các kế hoạch là quan trọng.
- Cần có những đầu tư, khai thác đúng hướng, dự đoán tình hình phát triển du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ ở tương lai trong bối cảnh cả nước và thế giới. Phải có nghiên cứu, có chiến lược lâu dài trước khi đầu tư để tránh tình trạng lỗ vốn, chẳng hạn như trường hợp của khu du lịch sinh thái Ba Láng, bởi vì trong đầu tư du lịch (nhất là du lịch sinh thái) thì không nên đầu tư theo kiểu thương mại (muốn thu hồi vốn nhanh) là rất dễ dẫn đến thất bại.
- Cần liên kết với các nhà khoa học, các nhà môi trường học trong việc bảo tồn và phát triển bền vững tại các khu du lịch sinh thái, góp phần bảo tồn và cân bằng hệ sinh thái tự nhiên (đặc biệt là ở vườn cò Bằng Lăng). Căn cứ vào quy hoạch chỉ đạo các cấp chính quyền phối hợp với các ngành chức năng bảo vệ tốt tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên là những nguồn lực vô giá để phát triển bền vững du lịch của địa phương.
- Cần đẩy mạnh hơn nữa tiến độ thực hiện các dự án tại các khu du lịch sinh thái và đầu tư vốn cho các khu du lịch sinh thái, có kế hoạch khai thác tốt nguồn tài nguyên du lịch sinh thái hiện có, đồng thời tạo cơ chế quản lý thông thoáng hơn để các khu du lịch sinh thái phát huy tiềm năng và hoạt động hiệu quả hơn.
- UBND thành phố chỉ đạo Sở du lịch phối hợp với các cấp các ngành có liên quan lập kế hoạch xúc tiến các dự án quy hoạch chi tiết ở những điểm, cụm du lịch theo thứ tự ưu tiên đầu tư để tạo tiền đề cho phát triển du lịch sinh thái các khu vực tiếp theo.
- Kiến nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa các dự án phát triển du lịch sinh thái của Cần Thơ vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước trong đó coi thu hút vốn và kinh nghiệm đầu tư trong nước là ưu tiên hàng đầu.