- Mục đích thoả mãn các nhu cầu cụ thể và đa dạng của mọi người tham gia hoạt động trong doanh nghiệp.
3.2 Mục tiêu của doanh nghiệp
Mục tiêu là biểu hiện mục đích của doanh nghiệp, là những mốc cụ thể được phát triển từng bước. Một mục tiêu là một câu hỏi cần có lời giải đáp trong một khoảng thời gian nhất định Yêu cầu đặt ra với mục tiêu là: Mục tiêu đạt được cần thoả mãn cả về số lượng và chất lượng, đồng thời với việc xác định được các phương tiện thực hiện. Mục tiêu của doanh nghiệp phải luôn bám sát từng giai đoạn phát triển của nó.
II – CÁC HÌNH THỨC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp được thành lập thường có 4 dạng: doanh nghiệp mới, doanh nghiệp được mua lại, đại lý đặc quyền và thừa hưởng doanh nghiệp gia đình. [1]
Có thể bạn quan tâm!
- Dự án khởi sự doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại thị trường Việt Nam - 1
- Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Theo Trực Tuyến – Chức Năng
- Đồ Thị Dự Đoán Doanh Thu Và Lợi Nhuận Trong 3 Năm Đầu
- Tổng Quan Về Thị Trường Nhạc Cụ Thế Giới Và Việt Nam
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
1. Tạo lập doanh nghiệp mới
Thông thường, việc tạo lập một doanh nghiệp mới xuất phát từ ba lý do sau:
- Nhà kinh doanh đã xác định được dạng sản phẩm (dịch vụ) có thể thu được lãi.
- Nhà kinh doanh có những điều kiện lý tưởng trong việc lựa chọn địa điểm kinh doanh, phương tiện sản xuất kinh doanh, nhân viên, nhà cung ứng, ngân hàng...
- Lựa chọn hình thức doanh nghiệp mới có thể tránh được các hạn chế nếu mua lại một doanh nghiệp có sẵn hoặc làm đại lý đặc quyền.
- Để tạo lập một doanh nghiệp mới, điều vô cùng quan trọng là tìm được một cơ hội, tạo được một ưu điểm kinh doanh có khả năng cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác – đó chính là cơ hội kinh doanh thực sự.
Nguồn gốc của ý tưởng dẫn đến việc tạo lập doanh nghiệp thường là:
- Từ kinh nghiệm nghề nghiệp tích luỹ được ở doanh nghiệp khác.
- Sáng chế hoặc mua được bằng sáng chế để sản xuất sản phẩm mới
- Từ những ý tưởng bất ngờ xuất hiện trong khi làm việc khác hoặc đang vui chơi giải trí.
- Từ các tìm tòi nghiên cứu.
Sau khi đã có ý tưởng, sáng kiến trên, việc hoàn thiện một ý tưởng kinh doanh sẽ có ý nghĩa quyết định thành công. Việc hoàn thiện một ý tưởng kinh doanh, đó chính là đi đến một dự án kinh doanh. [1, tr25]
2. Mua lại một doanh nghiệp sẵn có.
Việc mua lại một doanh nghiệp sẵn có xuất phát từ 3 lý do:
- Muốn giảm bớt rủi ro của việc tạo lập một doanh nghiệp mới
- Tránh được việc phải xây dựng mới trong mua bán, giao dịch với ngân hàng, đào tạo nhân viên mới
- Ít tốn kém hơn so với lập ra một doanh nghiệp mới (đa số trường hợp)
Các bước tiến hành để mua một doanh nghiệp sẵn có:
- Điều tra: Việc điều tra doanh nghiệp định mua này có thể thực hiện bằng cách trực tiếp tìm hiểu và trao đổi với chủ doanh nghiệp đó. Cũng có thể bằng cách qua trao đổi với khách hàng, các nhà cung ứng của doanh nghiệp, ngân hàng, đặc biệt thông qua nhân viên kế toán, luật sư của doanh nghiệp đó.
- Kiểm tra: Việc kiểm tra sổ sách của doanh nghiệp định mua cần giao cho một kiểm toán viên độc lập để đảm bảo tính chính xác.
- Đánh giá: Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp định mua có thể căn cứ vào những điều sau:
Căn cứ vào mức lãi trong quá khứ để tính mức lãi trong tương lai
Mức rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh
Sự tín nhiệm của khách hàng
Tình trạng cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp định mua này có bị ràng buộc nào về các hợp đồng đã ký kết và các vụ tố tụng (đang xử và đã xử) hay không ?
Điều đình và ký kết: Việc điều đình giá cả, điều kiện thanh toán và ký kết văn bản mua doanh nghiệp này nên thực hiện với sự tư vấn của luật sư, theo đúng pháp luật. [1, tr26]
3. Đại lý đặc quyền.
Đại lý đặc quyền được quyền kinh doanh như một chủ sở hữu, song phải tuân theo một số phương pháp và điều kiện do người nhượng quyền quy định. Các quyền kinh doanh được ghi trong hợp đồng giữa người nhượng đặc quyền và đại lý đặc quyền. Giá trị của hợp đồng là ở chỗ: người làm đại lý đặc quyền có được nhiều hay ít đặc quyền.
Những đặc quyền này có thể là được dùng tên hiệu, hoặc biển hiệu của người nhượng đặc quyền, cũng có thể được sử dụng cả hệ thống tiếp thị của người này... .Tuy nhiên, đại lý đặc quyền cũng vẫn được coi là doanh nghiệp độc lập, trong đó có quyền tự thuê mướn nhân công, tự điều khiển hoạt động kinh doanh. Thông thường có 3 loại hệ thống đại lý đặc quyền:
- Người nhượng quyền là nhà sản xuất - sáng lập trao quyền bán sản phẩm cho người đại lý là nhà buôn sỉ.
- Người nhượng quyền là nhà buôn sỉ và đại lý nhà bán lẻ
- Người nhượng quyền là nhà sản xuất, sáng lập và đại lý là nhà bán lẻ, hệ thống này rất thông dụng hiện nay, như đại lý bán ô tô, trạm xăng, đại lý mỹ phẩm.
Đại lý đặc quyền có những lợi thế sau:
- Được quyền dùng những nhãn hiệu đã nổi tiếng
- Được người nhượng quyền huấn luyện kinh doanh
- Được người nhượng quyền làm công việc quảng cáo
- Được người nhượng quyền bảo đảm cung cấp hàng hoá và có thể cung cấp tài chính
Những lợi thế trên đây của đại lý đặc quyền chính là những điều mà việc tạo lập một doanh nghiệp mới hay mua lại một doanh nghiệp có sẵn thường gặp khó khăn. Tuy nhiên, đại lý đặc quyền cũng thường chịu 3 giới hạn như sau:
- Để có đặc quyền, người đại lý phải trả cho người nhượng quyền các khoản tiền gồm: lệ phí đại lý và tiền sử dụng đặc quyền.
- Chịu giới hạn về sự phát triển doanh nghiệp: các hợp đồng đại lý đặc quyền thường buộc đại lý chỉ được kinh doanh trong một khu vực nhất định.
- Mất tính tự chủ hoàn toàn trong kinh doanh
Trước khi tạo lập một đại lý đặc quyền, nhà kinh doanh phải lượng giá được cơ hội mua đại lý đặc quyền. Việc lượng giá này bao gồm: Tìm đúng cơ hội, điều tra, khảo sát và nghiên cứu kỹ hợp đồng đặc quyền. [1, tr27]
4. Thừa hưởng doanh nghiệp gia đình
Đây là cách khởi sự doanh nghiệp theo truyền thống gia đình. Khi ông bà cha mẹ hoặc người thân trong gia đình về già hoặc mất đi thường để lại doanh nghiệp cho con cháu. Cách thành lập doanh nghiệp này không phức tạp vì người kế thừa được thừa hưởng cả một cơ ngơi to lớn về vốn, cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, nhân lực v.v… Yêu cầu là người kế thừa phải làm sao thực hiện tốt “công nghệ quản trị doanh nghiệp” mà gia đình đã chuyển giao để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Muốn vậy người chủ thừa kế cần thực hiện tốt các vấn đề:
- Phát huy truyền thống kinh doanh của gia đình, kết hợp giữa kinh nghiệm với thực tiễn và với môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi.
- Phải năng động, sáng tạo và có đổi mới, cải tiến về điều hành doanh nghiệp, về công nghệ, về chất lượng sản phẩm, phải có những sản phẩm mới v.v…
- Luôn có tinh thần cầu thị, học hỏi bạn, đánh giá đúng mình, đúng đối thủ. Chú ý tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt trên thị trường trong thời buổi kiếm được một đồng lợi nhuận vô cùng khó khăn. [1]
III- CÁC KIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục đích chung đã xác định của doanh nghiệp. [10]
1. Cơ cấu quản trị trực tuyến
Đây là cơ cấu tổ chức đơn giản nhất, trong đó có một cấp trên và một số cấp dưới. Toàn bộ vấn đề được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng. Cấp lãnh đạo trực tiếp điều hành và chịu toàn bộ trách nhiệm về sự hoạt động của tổ chức (xem hình 1).
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến [10]
Cơ cấu tổ chức trực tuyến khá phổ biến ở cuối thế kỷ XIX và chủ yếu được áp dụng ở những doanh nghiệp nhỏ, sản phẩm không phức tạp, tính chất sản phẩm liên tục, hoặc các tổ chức bộ môn của trường đại học v.v... Ngày nay, kiểu cơ cấu này vẫn còn được áp dụng, đặc biệt đối với các tổ chức có quy mô nhỏ: tổ, nhóm, băng tổ chức nhỏ v.v...
Đặc điểm cơ bản của cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến là người lãnh đạo tổ chức thực hiện tất cả các chức năng quản trị, các mối liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức được thực hiện theo đường thẳng, người thừa hành mệnh lệnh chỉ làm theo mệnh lệnh của một cấp trên trực tiếp. Với những đặc điểm đó, cơ cấu này tạo thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng, người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của người dưới quyền.
Tuy nhiên, kiểu cơ cấu tổ chức này cũng có những nhược điểm. Nó đòi hỏi người lãnh đạo cần phải có kiến thức toàn diện, tổng hợp hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ cao về từng mặt quản trị; khi cần phối hợp, hợp tác công việc giữa hai đơn vị, hoặc cá nhân ngang quyền thuộc các tuyến khác nhau thì việc báo cáo, thông tin, thỉnh thị phải đi đường vòng theo kênh liên hệ đã quy định.
2. Cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng
Khi công ty phát triển lớn dần lên đồng nghĩa với việc khối lượng công tác quản trị ngày càng lớn thì lúc đó cần phải có sự thay đổi cơ cấu quản trị chi phù hợp. Cơ cấu chức năng do đó được ra đời và lần đầu tiên được áp dụng với chế độ đốc công (xem hình 2).
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản trị chức năng [10]
Trong cơ cấu chức năng những nhiệm vụ quản trị được phân chia cho các đơn vị riêng biệt theo các chức năng quản trị và hình thành nên những người lãnh đạo được chuyên môn hoá chỉ đảm nhận thực hiện một chức năng nhất định. Mối liên hệ giữa các nhân viên trong tổ chức rất phức tạp. Những người thừa hành nhiệm vụ ở cấp dưới nhận mệnh lệnh chẳng những từ người lãnh đạo của doanh nghiệp mà cả từ những người lãnh đạo các chức năng khác nhau.
Ưu điểm của cơ cấu theo chức năng:
- Phản ánh lôgic các chức năng
- Nhiệm vụ được phân định rõ ràng
- Tuân theo nguyên tắc chuyên môn hóa ngành nghề
- Phát huy được sức mạnh và khả năng của đội ngũ cán bộ theo từng chức năng